1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỷ niệm 40 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi terahezt, 18/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Nhiều Chính quá, hóa ra là bác mà viết tắt tên thì nhầm sang bác Chủ tịch, bác mà sang Mẽo chữa bệnh gì đó quên rồi, nhân tiện lập cái đàn gì đó đăng luôn ấy ạ?
    Bác ý thì khủng rồi, nhưng tớ cũng chẳng tin, đọc cho biết vậy thôi chứ ngay đệ của bác Chính ấy còn chửi nhau như mổ bò nhằm thừa hưởng di sản của bác ý cơ mà, eo ơi!
  2. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Nhiều Chính quá, hóa ra là bác mà viết tắt tên thì nhầm sang bác Chủ tịch, bác mà sang Mẽo chữa bệnh gì đó quên rồi, nhân tiện lập cái đàn gì đó đăng luôn ấy ạ?
    Bác ý thì khủng rồi, nhưng tớ cũng chẳng tin, đọc cho biết vậy thôi chứ ngay đệ của bác Chính ấy còn chửi nhau như mổ bò nhằm thừa hưởng di sản của bác ý cơ mà, eo ơi!
  3. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Qua hai đợt tiến công vào Sài Gon, sau này khi có điều kiện tiếp xúc, tôi được biết tình hình ở các phân khu khác cũng tương tự như ở Phân khu 3 và Phân khu 2. Đến nay mỗi khi nhớ lại sự kiện này, tôi vẫn còn những băn khoăn, suy nghĩ. Trước hết là về chủ trương chiến lược, tôi vẫn không hiểu vì sao lúc đó lại tiến công thành phố, khi mà tương quan lực lượng chiến lược còn quá nghiêng về phía địch và sao lại chọn cách đánh như vậy. Thực tế sau này khi Mỹ rút hết chỉ còn quân ngụy, muốn giải phóng một quận lỵ vùng rừng núi, giáp biên giới như Lộc Ninh, ta phải mở chiến dịch của chủ lực, có xe tăng và cơ giới tham gia mới đánh chiếm được. Dến cuối năm 1974 đầu năm 1975, đánh chiếm một tỉnh lỵ như Phước Long ta cũng phải sử dụng lực lượng và vũ khí như vậy. Đến năm 1975, khi đánh vào Sài Gòn trong điều kiện quân địch tan tan rã mà ta phải có lực lượng tương đương nhiều quân đoàn, được tổ chức hùng mạnh, có xe tăng, pháo binh và không quân đánh chiếm thành phố. Vậy tại sao năm 1968 ta chỉ sử dụng các tiểu đoàn địa phương, trang bị rất nhẹ phối hợp với biệt động lại đánh chiếm các mục tiêu chiến lược nằm sâu trong nội thành Sài Gòn?

    Về mặt quân sự, ta có thể dùng lực lượng biệt độgn, đặc công đánh tiêu diệt một mục tiêu nào đó. Nhưng để giữ được mục tiêu đó lại tùy thuộc vào tương quan thực tế; còn đánh tiêu diệt mục tiêu có thể chỉ tùy thuộc vào yếu tố bất ngờ.

    Về mặt quân sự đơn thuần, thì không thể hạ quyết tâm chiếm Sài Gfon bằng các đánh và lực lượng như đã diễn ra mà phải kết hợp với tổng khởi nghĩa. Nhưng vì sao mũi chính trị lại không mở ra được? Tình hình quần chúng Sài Gòn và sinh viên, học sinh như thế nào mà lúc đó lại có nhận định: hàng triều quần chúng đang sục sôi khí thế cách mạng sẵn sàng hy sinh tất cả vì độc lập tự do! Khi chúng tôi vào Sài Gon, thực tế tình hình không phải như thế. Quần chúng ghét chế độ Mỹ - Nguỵ bóp nghẹt dân sinh, dân chủ nhưng chưa đến mức "sục sôi" và chưa "sẵn sàng hy sinh tất cả" để có thể xuống đường đối đầu với súng đạn địch lật đổ nguỵe quyền trung ương Sài Gòn, thiết lập chính quyền cách mạng. Sinh viên, học sinh là lực lượng có tổ chức nhưng lúc đó, không tập hợp được đội ngũ. Sau tiến công đợt một, mọi vấn đề đã bộc lộ rất rõ, tổ chức lực lượng và cách đánh ấy hoàn toàn không phù hợp, không thể tiến đến các mục tiêu, thương vong của ta rất lớn. Không hiểu vì sao khi tiến công đợt hai trong điều kiện khó khăn hơn nhiều so với đợt một, ta vẫn duy trì tổ chức, trang bị và cách đánh như cũ?

    Trong cuộc đời chỉ huy chiến đấu của tôi, Tết Mậu Thân năm 1968 là giai đoạn căng thẳng nhất. Không phải do tính chất ác liệt của các trận đánh, mà chủ yếu là do không giải quyết nổi các mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ với thực lực và biện pháp tiến hành. Ở vào tình trạng ấy, người chỉ huy như bị bó tay, không còn hành động một các tự tin nữa.

    Tết Mậu Thân năm 1968 là những ngày tháng, những kỷ niệm và những kinh nghiệm xương máu không thể nào quên được trong mỗi cán bộ, chiến sĩ Long An chúng tôi. Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Xuân Mậu Tâhn trên toàn miền Nam là hết sức to lớn, góp phần làm cho quân Mỹ và chư hầu phải rút khỏi nước ta. Nhưng tôi cũng nghĩ như một số đồng chí khác, nếu ta biết dừng lại sau đợt một (đợt Tết Mậu Thân), đưa lực lượng về giữ các căn cứ và vùng nông thôn đồng bằng, sẽ tránh được tổn thất lớn và hậu quả nặng nề trong những năm 1969 - 1970.

    Trích "Ở Chiến Trường Long An" - Thiếu Tướng Huỳnh Công Thân, nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân.
  4. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    1968 Người trong phim



  5. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5

Chia sẻ trang này