1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỷ niệm 88 năm Cách mạng tháng 10 Vĩ đại!

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi quangtri72, 06/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. langtudien

    langtudien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Sao cái gì các bác cũng quy về chính trị như thế nhỉ ? Thực chất chả như các bác nghĩ là do tuyên truyền gì ráo. Em là người Quảng, cũng tự cho mình là dân Nam, vì ở phía bên này đèo hải Vân, nên hiểu cái này hơn ai hết. Thực chất chỉ là vấn đề văn hoá thôi. Người Nam thì cởi mở, phóng khoáng hơn Bắc, Ngưòi Bắc thì có tài ăn nói, nên thường bị chê là ngọt ngào quá, lại kỹ tính và thường thì cần kiệm, ngược lại với người Nam thường vừa làm vừa ăn chơi. Nói chung những vấn đề nhạy cảm hơn thì tớ chả nói ra được. Nhưng tớ đưa ví dụ là dân Quảng khá ghét dân Huế, ghét nhất đấy, Nhưng Huế có thuộc miền Bắc CS đâu ?
    Lại nói đến việc người Nam do bị thua nên có tâm lý mặc cảm. Đây rõ ràng là xuyêntạc vấn đề nhằm cho rằng chiến tranh chống Mỹ là nội chiến, thực chất chỉ có các chú nguỵ lưu vong là có tâm lý này, chứ dân miền Nam chả ai có tâm lý thua dân Bắc trong chiến tranh cả, chỉ có tâm lý tự hào vì thắng Mỹ thôi. Thời chiến tranh, trừ bộ phận nhỏ hưởng lợi ích của Nguỵ quyền, thì toàn thể dân chúng đều hướng về phía những ngưòi CS.
    Trích từ TMKIEN Lạc đề tí.
    Cái này đúng là do tuyên truyền thôi. Từ năm 45, để phục vụ cho công cuộc đánh Pháp và đánh Mỹ thì chính quyền miền Bắc luôn tuyên truyền về sự thống nhất của dân tộc VN nên dân tình ít để ý tới sự phân biệt Nam-Bắc. Ngược lại, cũng vì lý do chính trị mà người Pháp luôn nhấn mạnh sự khác biệt tương đối của miền Nam so với miền Bắc từ khi mới vào VN. Từ năm 54 thì VNCH suốt ngày tuyên truyền chống sự xâm lược của "Cộng sản Bắc Việt". Thế là danh xưng "Bắc Việt" đã gắn với "cộng sản", "xâm lược"... tức là mang nghĩa xấu dù tầng lớp chóp bu của VNCH cũng do người Bắc di cư vào rất nhiều. Sau năm 75 thì không tránh khỏi việc người Bắc có sự kiêu hãnh của người thắng trận, người Nam mang mặc cảm của kẻ thua nên hố sâu ngăn cách khó lòng xóa bỏ được.
    Thực ra khoảng từ sau năm 90, khi kinh tế mở cửa, có sự giao lưu rộng rãi hơn giữa 2 miền, đặc biệt khi Tivi của VTV phủ sóng rộng rãi và dày đặc hơn thì hố ngăn cách này ngày càng giảm bớt do giao lưu văn hóa và kinh tế. Hồi tớ mới từ Hà Nội vào Sài gòn năm 90 thì đúng là có nhiều đứa ghét dân Bắc lắm, đặc biệt là dân miền Tây. Tuy nhiên, kể từ đó thì tớ cũng ít gặp tâm lý đó nữa. Có chăng chỉ là lớp già thôi chứ còn lớp trẻ cũng không để ý cái đó lắm. Tất nhiên sự phân biệt vùng miền thì vẫn có nhưng để nói rằng ghét theo kiểu không muốn chơi hay làm ăn chung thì không đến nỗi. Tớ đây cũng có khối em dân miền Tây thích.
    Tuy nhiên đúng là dân miền Tây mang tâm lý cục bộ địa phương lắm. Xuống miền Tây có thể thấy rất ít dân gốc Bắc có thể leo lên ghế lãnh đạo, mà có leo lên được thì cũng hay bị đánh cho te tua. Khi mà đã động đến quyền lợi thì bất cứ cái gì cũng có thể mang ra để lợi dụng mà chèn ép nhau. Nói chung ở SG là tớ thấy hay nhất. Thằng nào có tài, có tiền (nếu đẹp trai thì càng tốt) là lập tức được khối em thích, chả cần biết là Bắc, Trung, Nam, Việt, Hoa, Muờng... gì sất. Thế mới sướng, mới thoải mái
  2. PeterI

    PeterI Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Bác này buồn cười quá. Em Viethuong em ấy yêu nước Nga thì em ấy kể lể ra, bác không thích thì thôi. Em ấy có áp đặt gì đâu. Bác không ưa nước Nga thì kệ bác, em ấy có làm gì bác đâu.
    Mà bác nặng lời với phụ nữ quá. Người ta bảo:
    "Không nên đánh phụ nữ, dù chỉ bằng một cành hoa. Nếu có đánh thì lấy hẳn đòn gánh mà phang". Hì hì, đùa tí.
  3. PeterI

    PeterI Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Có một bài trên BBC viết về vấn đề này. Các bác tham khảo thêm:
    Kinh tế Đông Đức vâfn co?n a?m đạm
    Tim Weber
    Biên tập viên Kinh tế BBC, tươ?ng thuật tư? Jena

    Đã 15 năm kể từ khi hai miền nước Đức thống nhất, và miền đông một thời là nước Đức cộng sản vẫn là một miền kinh tế buồn tẻ.
    Nhưng rất có thể đây chính là nơi mà cuộc tổng tuyền cử sắp tới được quyết định.
    Các con số thống kê cho thấy thực trạng khá ảm đạm.
    Công cuộc ''Aufbau Ost'' của Đức ?" chương trình tái thiết Đông Đức ?" đã tiêu tốn khoảng 1.550 tỉ đô la.
    Mặc dù được tiếp thêm vốn, tỷ lệ thất nghiệp tại miền Đông vẫn ở vào khoảng 18.6% - nhiều vùng còn lên tới 25%. Nền kinh tế tại đây tăng trưởng khoảng 5.5% một năm, nhưng lại bắt nguồn từ một cơ sở rất khiêm tốn, nên trên thực tế tốc độ tăng trưởng đó không đủ để tạo thêm nhiều việc làm.
    Vì vậy miền Đông có thể nói là trống rỗng.
    Kể từ ngày thống nhất, khoảng 1,4 triệu người đã di chuyển sang sống ở miền Tây, hầu hết trong số đó là thanh niên và những người được học hành tử tế.
    Hãy thử nhìn vào Halle ở Saxony-Anhalt.
    Từng là một thị trấn với hơn 315.000 người và được biết đến bởi ngành công nghiệp hóa chất, thị trấn này giờ đã mất gần một phần năm dân số.
    Có thể nói những lời hứa của thủ tướng của sự thống nhất, Helmut Kohl tháng 7 năm 1990 chưa được thực hiện đầy đủ.
    Khi đó, ông nói: ?oCùng nỗ lực, chúng ta sẽ sớm đưa các khu vực Đông Đức như Mecklenburg-Vorpommern và Saxony-Anhalt, Brandenburg, Saxony và Thuringiaa thành những vùng phồn vinh."
    Ông Kohl thất bại, cũng như ông thất bại khi bị Gerhard Schroeder thay thế năm 1998.
    Chẳng bao lâu nữa, chức vụ này có thể sẽ rơi vào tay một người từ Đông Đức, bà Angela Merkel, người kế vị ông Kohl làm lãnh đạo Đảng cánh hữu CDU và được đánh giá là có khả năng thắng trong cuộc bầu cử vào 18 tháng 9 này.
    Đông Đức mới
    Tất nhiên không phải tất cả đều tồi tệ. Ngày nay khó có thể phân biệt được ranh giới giữa miền Đông và miền Tây.
    Mùi chua chua của ô nhiễm công nghiệp hóa chất của miền Đông không còn nữa, những đống đổ nát của công nghiệp nặng khi xưa đã biến mất.
    Đường cao tốc không còn mấp mô như trước. Những ngôi nhà xộc xệch khi xưa mà đến tận năm 1989 vẫn còn vết đạn từ thời Thế chiến II, giờ đã được tu sửa và lấy lại vẻ lộng lẫy.
    Trợ cấp hào hiệp của nhà nước đã thu hút gần 2000 nhà đầu tư nước ngoài trong đó có BMW, Volkswagen, General Motors, AMD và Motorola.
    Nhưng cũng phải kể đến rất nhiều thất bại thảm hại, đặc biệt là tại khu vực Brandenburg quanh thủ đô Berlin.
    Kết quả là một nền kinh tế hỗn độn, những thành phố phát triển nhanh như Jena lại đứng cạnh những thị trấn đìu hiu như Gera, một nơi có thể dễ dàng trở thành điểm quay phim cho một bộ phim thời cộng sản Đông Đức năm 1984.
    Tiến sĩ Stefan Russwwurm, chủ một công ty công nghệ sinh học Sirs-Lab tại Jena kể: ?oTại những nơi như Gera hoặc Altenburg ngay kế đây, tình trạng thất nghiệp tới thăm hầu hết mọi gia đình.?
    Áp dụng lại chủ nghĩa Marx
    Những vùng kinh tế lẹt đẹt này đang trở thành nơi nuôi dưỡng những hằn thù chính trị, nơi các cử tri nghiêng dần về các đảng cực tả hoặc cực hữu.
    Hans-Juergen Schneider, một kỹ sư 49 tuổi đã thất nghiệp từ tháng một năm 2004. Kể từ đó đến nay, ông đã gửi đi 286 đơn xin việc nhưng không thành công.
    Ông nói: ?oNền kinh tế thị trường không giải quyết được những vấn đề của chúng tôi, những doanh nghiệp lớn vẫn chỉ tranh giành lợi nhuận mà không chịu trách nhiệm.?
    Ông không phải là người duy nhất có quan điểm này. Theo một điều tra ý kiến của tạp chí Der Spiegel, 73% người Đông Đức tin rằng những chỉ trích của Karl Marx đối với chủ nghĩa tư bản là chính xác.
    Đảng PDS, đảng nối tiếp của đảng Cộng sản Đông Đức giờ đang vận động cho bản thân là ?oĐảng cánh tả?. Đảng này đang hy vọng chiếm được hơn 30% số phiếu tại đây.
    Xã hội của những ghen tị
    Gerhard Schade, giám đốc công ty ASI tại Jena: ?oNgười dân không nhìn thấy tương lai, không khí rất ảm đạm.?
    Trong 10 năm qua, Schade đã phát triển công ty từ chỗ chỉ có hai nhân viên lên 206 nhân viên chuyên về lắp đặt và bảo trì các hệ thống sưởi ấm và điều hòa không khí, lắp đặt bếp và nhà tắm, v.v...
    Theo Schade, tuy nhiên hầu hết người dân ở miền Đông đều sợ rủi ro
    Tiến sĩ Ute Bergner, người sáng lập Vacom, một công ty chuyên về công nghệ chân không: ?oDoanh nhân được coi là những kẻ bóc lột bẩn thỉu, đặc biệt là tại Đông Đức.?
    Bà nói thêm: ?oXã hội của chúng tôi đã trở thành xã hội của sự ghen tị.?
    Sụp đổ
    Tàn dư từ sự sụp đổ chủa chủ nghĩa xã hội vẫn quanh quẩn đâu đây sau 15 năm.
    Trước khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, ?otam giác hóa chất? Leuna-Halle-Bitterfeld là nơi làm việc của 100.000 người ?" giờ chỉ còn 10.000 việc làm.
    Gera đã từng là một thị trấn của ngành dệt và quốc phòng, cùng một số mỏ Uranium.
    Nhưng tất cả đều không còn.
    Và đa số các ngành công nghiệp quốc doanh đều chung số phận như vậy sau năm 1989.
    Các ngành công nghiệp Đông Đức có sức cạnh tranh và năng suất thấp hơn nhiều so với người ta đánh giá.
    Và Đông Đức được phép đổi tiền với tỷ giá ngang bằng với đồng mark Đức.
    Hai yếu tố này đã làm hầu hết các ngành công nghiệp quốc doanh không thể tiếp tục tồn tại.
    Một sai lầm nữa là quyết định đưa sự quan liêu rườm rà của Tây Đức vào Đông Đức.
    Tiến sĩ Bergner: ?oKhi một nhà đầu tư nước ngoài tới Đức, họ sẽ lắc đầu khi khi nhìn thấy tệ quan liêu.?
    Bảo hộ cũng là một vấn đề nữa. Rất nhiều công ty đầu tư vào Đông Đức rồi lại rút ra sau khi bảo hộ chấm dứt.
    Theo ông Schade thuộc công ty ASI, một số công ty chỉ có thể cạnh tranh dựa trên bảo hộ, nhưng sau đó nhanh chóng phá sản sau khi đã dùng hết vốn.
    Không có trọng tâm
    Nhưng vấn đề lớn nhất của Đông Đức là thiếu trọng tâm.
    Theo Alexander von Witzleben, giám đốc công ty công nghệ cao Jenoptick tại Thuringia, ?osai lầm lớn nhất là trải đều đầu tư ở Đông Đức.
    Chính phủ đã có những đầu tư vào cơ sở hạ tầng cả ở những nơi không cần thiết.?
    Điều này đã tạo ra quá trình phát triển và phá sản trong ngành xây dựng Đông Đức, đồng thời phí phạm tiền bởi những đầu tư này không tạo ra những ngành công nghiệp tự đứng vững trên đôi chân của mình.
    Ông Russwurm thuộc công ty Sirs-Lab: ?oHãy nhìn vào số người thất nghiệp, Saxony và Thuringia tập trung đầu tư vào một số nhóm ngành và các công ty vừa và nhỏ. Ngày nay hai thành phố này có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất Đông Đức.?
    Tái thiết
    Theo Viện Công nghiệp Đức tại Cologne, ở Tây Đức, trung bình mỗi giờ làm việc tốn 28.14 euro; các công ty Đông Đức chi cho lao động ít hơn một phần ba, tức là chỉ vào khoảng 17.15 euro.
    Kết hợp giá sinh hoạt rẻ và một cơ sở hạ tầng mới toanh, miền Đông đang trở nên hấp dẫn hơn đối với một số nhà đầu tư.
    Đến nay đã có một ngành công nghiệp hóa chất mới phát triển quanh Leuna, ngành ô tô thêm sức sống mới tại Dresden và Eisenach, trong khi đó Jena đang thu hút thêm các công ty và công nghệ trong ngành kỹ thuật chính xác và công nghệ sinh học.
    Nhưng quá trình này sẽ không diễn ra nhanh chóng.
    Ông von Witzleben: ?oSẽ cần một thế hệ để thay thế những ngành đã sụp đổ của Đông Đức và có những khu vực còn chưa có những thay đổi cơ cấu cần thiết.?
    Nhưng quá trình này có thể đòi hỏi nhiều hơn một chính sách công nghiệp tốt, có thể nó còn cần thay đổi về thái độ của người dân nữa.
    Cách đây 13 năm, Ute Bergner của công ty Vacom quyết định lập công ty riêng tại Jena sau khi làm việc cho một công ty Thụy Sĩ trong một năm.
    Bà nói: ?oTôi chọn sản xuất tại Đức vì tôi sinh ra tại đây và tôi tin vào tương lai của quê hương tôi... con cháu của tôi cũng muốn có thể kiếm tiền đủ sống.
    Đông Đức cần thêm nhiều người như Ute Bergners.
  4. PeterI

    PeterI Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Một bài nữa về: Ostalgia
    Quay về cội rễ
    Sự tưởng nhớ về Cộng Hòa Dân Chủ (CHDC) Đức (cộng sản) cứ bám dai dẳng vào nước Đức thống nhất đến mức tạo nên cho nó một tên gọi riêng: ?oOstalgia?. Việc đưa bộ phim ?oGood Bye Lenin? lên màn ảnh Đức và lợi nhuận khổng lồ của nó đã làm cho sự tưởng nhớ này nâng lên một mức độ cao gấp bội. Trong các măët hàng bestseller ?" bán chạy nhất, phải kể đến những cuốn sách nói về thời thơ ấu trải qua trên mảnh đất miền đông nước Đức và tột đỉnh có lẽ là các áo phông có hình quốc huy CHDC Đức.
    Những người dân của CHDC Đức trong những ngày đầu tiên với niềm hân hoan, mãn nguyện đã trả giá cho những trái cấm của chủ nghĩa tư bản, giờ đây đang thất vọng và trở lại cội rễ của mình. Nước Đức thống nhất, chính phủ Đức đã đầu tư cho vùng đất phía đông cả ngàn tỷ Mác, nhưng vẫn có tới 19% thất nghiệp (cao gấp đôi phần phía tây) và một nửa của quốc gia này vẫn chưa hoàn toàn hòa hợp.
    Mùa thu năm nay, Catherina Witt, ngôi sao trượt băng thế giới, niềm tự hào của thể thao phía đông, sẽ dẫn một chương trình ?oCHDC Đức Show?. Chương trình mang nội dung ngợi ca quá khứ của Đông Đức. Catherina Witt vốn là khuôn mặt đẹp của xã hội chủ nghĩa, sẽ thực hiện những cuộc phỏng vấn các tài tử, các nhà đối lập Đông Đức, cũng như các chính khách và các ngôi sao thể thao, những người đã lớn lên và trưởng thành trên phần phía Đông.
    Người da đỏ từ CHDC Đức
    Một trong những vị khách đầu tiên của Catherina Witt là Gojko Mitic. Mitic là một tài tử trẻ từ Serbie (Nam Tư cũ) qua Đức đóng phim và nổi tiếng ngay với vai người da đỏ trong phim ?Những đứa con của gấu mẹ vĩ đại?. Phim được dựng theo thể loại cao bồi (western), kể lại xung đột của người da đỏ thuộc bộ tộc Dukota với những người Mỹ da trắng. Thời cộng sản, các anh hùng da đỏ của loại phim western thường được ?oưu ái?. Những người da đỏ xông xáo, hiên ngang nã đạn. Mỗi một phát là một lính Mỹ da trắng ngã xuống, còn họ lại tiếp tục tung hoành.
    Khi bộ phim trên được chiếu trên màn ảnh, 11 triệu người Đông Đức đã đi xem. Mitic còn tiếp tục thủ vai trong 11 phim western khác.
    Trong không khí của ?oOstalgia? những phim thể loại này lại găët hái lớn, bởi vì ?oOsiss? đã thất vọng với văn hóa Tây phương và nhớ lại những người mình hâm thời xưa. ?"?oThậm chí bây giờ, đã trôi qua bao năm, mọi người vẫn đến với tôi và nói: ?oAnh đã cống hiến cho chúng tôi cả thời tuổi trẻ? ?" Mitic nói ?" ?oMột sự cảm nhận dang sinh sôi, rằng mọt thứ trên đất phía đông đều tệ hại, sự hạn chế tự do du lịch, những lời hứa không giữ trọn. Lúc này chúng ta có thể nắm bắt được những mặt tốt của thể chế kia: an sinh xã hội và một thực tế là mỗi người đều có vị trí của mình. Chả phải tất cả đều xấu?.
    Kho tàng những tuyệt tác
    Nắm bắt cơ hội, công ty Icestorm phổ biến bộ phim ?oNhững đứa con của gấu mẹ vĩ đại? cùng với các phim khác được sản xuất tại Defa CHDC Đức ?oHollyood sau tường chắn?. Trong vòng những năm cuối gần đây, nhu cầu đối với những phim cổ điển của Đông Đức không ngừng tăng. Công ty Icestorm thành lập năm 1997 phát hành hơn 400 băng hình video, đĩa DVD đủ các thể loại kể cả hoạt hình và các chương trình TV. Thu nhập, thông qua các điểm cho thuê, trong năm ngoái lên tới 5 triệu euro. ?"?oHai phần 3 khán giả sống ở Đông Đức, nhưng số khán giả của phá Tây cũng đang tăng. Văn hóa phía đông trở thành mốt, còn một số phim thì mang nội dung sùng bái, trước khi bức tường Berlin bị rung chuyển?- Brigitte Miessen, đại diện công ty đã phát biểu như vậy.
    Cũng klhông phải chỉ có các phim cổ điển, công ty Icestorm lục lọi trong các kho lưu trữ những bộ phim bị cấm thời cộng sản để tung ra. Tiêu biểu là bộ phim ?oDie Schonste? (Người đẹp nhất) nói về câu chuyện của những người trẻ tuổi phía Đông và Tây Đức so sánh cuộc đời của những người mẹ. Bộ phim quá ?ocay? đối với với chính quyền cộng sản nên bị cấm phát hành vào năm 1956.
    Những kẻ vô chính phủ
    Người dân không hững chỉ tưởng nhớ đến phim ảnh. Tại Berlin mọc lên các cửa hàng bán đủ các loại đồ thời xa xưa, từ mỳ sợi đến đồ ngọt. Thanh niên Berlin vốn có nhiều kỷ niệm của chế độ cũ nên khá thích miền đông, dù từ những lý do khác. Jorg Davids có bố mẹ làm việc ở Đông Đức cũ, rất trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Từ vài năm nay, anh mở một cơ xưởng sản xuất áo sơ-mi có in hình quốc huy CHDC Đức. Công việc buôn bán phát triển trên cả nước, ngoài cả ý muốn, doanh thu đạt hơn 100 ngàn euro/năm. ?" ?oĐây không có gì dính đến chính trị, mặc dù những biểu tượng này, trong thực tế có nói lên âm hưởng chính trị? ?" Davids nói ?" ?oVới giới trẻ điều này trở thành một hình thức biểu lộ tình cảm. Họ muốn nổi loạn. Họ muốn được ăn mặc thời trang và sang trọng ?" nói lên phản ứng rằng họ không lệ thuộc nhà nước, thể chế nào hết. Họ có chính kiến riêng của mình?.
    - Giữa Đông và Tây đang căng thẳng ?" Davids nói tiếp ?" Người Đức phía đông chẳng thể nào quay được bộ phim?Good Bye Lenin?, vì những người dân Đông Đức cũ luôn luôn bị chi phối bởi câu hỏi: họ đã làm gì để thay đổi thể chế. Nhũng người dân phương Tây chúng tôi không mang trên mình gánh nặng lỗi lầm. Chúng tôi không có cái văn hóa sợ hãi bẩm sinh trước việc phê phán chế độ, bởi vì chưa không bao giờ là một phần của nó.
    Copyright© by Dan Chim Viet
  5. cuc_culao

    cuc_culao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2003
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    6
    Anh họ tôi đi du học ở Đông Âu hồi sinh viên (đi Hung ga ri - khoảng năm 1980). Bây giờ ông ấy thành ông chủ, mở công ty buôn bán, giàu lắm (ông này chắc chắn thích CNTB hơn là CNXH ). Trong một lần nói chuyện, ông ấy bảo tôi, đại loại là:
    CNXH ở Đông Âu sụp đổ vì nó tốt quá. Nó muốn bao hết cho tất cả mọi người từ việc ăn uống, nhà ở, vui chơi, ...
    Ông ấy kể là thời xưa ở Hung, sinh viên ở ký túc xá sướng lắm, được nhà nước bao cấp đủ mọi thứ.
    Được cuc_culao sửa chữa / chuyển vào 14:18 ngày 25/11/2005
  6. FPM

    FPM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Ông giáo sư Từ Chi một trong những người bạn thân thiết của tôi từ một cậu tú tài ở Huế đi nam tiến ngay sau ngày 23 tháng 9 và sau trở thành + sản rồi năm 54 trở về học đại học để trở thành một nhà dân tộc học. Ông đi làm chuyên gia ở Tây Phi, thương một người con gái Hà Nội nhà nghèo vì chiến tranh mà lưu lạc mãi sang tận bờ song Niger. Ông quyết đưa người phụ nữ bất hạnh đó trở về tổ quốc chỉ bằng cách kết hôn với nhau, dù ông biết trước rằng hành động dấn thân ấy ông phải trở về trước thời hạn. Và cho đến 25 năm sau, ông không bao giờ được ra nước ngoài, dù ông không có bất cứ một hành vi nào phạm pháp. Cái án được phán quyết không theo ?oLuật hôn nhân và gia đình? của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ban hành năm 1960, mà là theo đạo lý hủ Nho.
    Về nước năm 1965 qua ngả Moscow, ông dừng chân ở đó 5 ngày, gặp tôi ở quán cà phê Sinh ông rỉ tai tôi:? chế độ Xô Viết không thể nào viable? (nguyên văn có nghĩa: không thể ?othọ? được). Đấy là lời tiên tri đúng trước ¼ thế kỷ! Vì sao Nước và Đảng của những trí thức giỏi đến thế mà bây giờ cả Nước cả Đang lâm vào ?okhủng hoảng toàn diện? ?
    Trích Trong cõi ?" Trần Quốc Vượng
  7. ngodong13

    ngodong13 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    180
    Đã được thích:
    0
    Chống lại cái gì thì thàng nào chả bảo cái ấy sai, cái ấy thế nào cũng bị xoá bỏ, nhưng lý lẽ cũng chỉ như đám thầy bói xem voi thôi. Đến những bộ óc trong lầu năm góc, CIA còn không dự đoán được LS sẽ sụp đổ nữa là một vài đứa da vàng to mồm.
  8. PeterI

    PeterI Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Tuy rất ngưỡng mộ cụ Vượng nhưng em nghĩ cái này là nói vuốt đuôi thôi. Sự việc xảy ra rồi mới nói thì không có sức thuyết phục lắm. Em cũng có thể nói là em đã rỉ tai thằng bạn là sẽ xảy ra một vụ khủng bố dùng máy bay tấn công nhà chọc trời ở Mỹ.
  9. simbat1080

    simbat1080 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/09/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Thế này các bác ạ!
    Tên của cái topic này là "KỶ NIỆM...", mà đã nhắc đến kỷ niệm thì trước sau cũng lan man sang hoài niệm, nhớ thương... âu cũng là lẽ thường của tâm lý con người.
    Ông bà già, cô gì, chú bác nhà em, trước học ở ĐÂ, bây giờ thỉnh thoảng vẫn ngồi ôn chuyện quá khứ khen chê này nọ (khen nhiều hơn một chút), chỉ tiếc em sinh sau đẻ muộn nên chả còn cơ hội được nhìn thấy LX với CHDC Đức nó ra làm sao
    Hôm qua thấy có cái topic "Đoàn kết dân tộc" chửi bới CNCS rất là hăng máu, em đang định để hôm nay vào học hỏi tác giả thì nó đã "về nơi chín suối" mất rồi .
    Thế nên nhân tiện có các bác đọc nhiều nhớ giỏi ở đây cho em hỏi một chút:
    Em nhớ chắc chắn là năm 2000 có cuộc bình chọn "20 nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất đến thế kỷ XX", trong đó Karl Mark đứng đầu, Einsten đứng thứ hai.
    Nhưng giờ lại em không nhớ bình chọn đó là của tạp chí nào? Hình như là Time hay People?
    Các bác giúp em với!
    - Người ta luôn nói Mark_Angel đã sai, vậy đã có nhà kinh tế học nào phản bác được Lý thuyết về giá trị thặng dư chưa?
    Nói gọn ra là người ta đã chứng minh được rằng CNCSKH của hai ông đã sai từ "gốc rễ" chưa hả các bác?
    Em có ý muốn học hỏi thành thật, mong các bác chỉ giáo giúp!
    Được simbat1080 sửa chữa / chuyển vào 09:17 ngày 09/12/2005
  10. m42

    m42 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2003
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    0
    Có mấy bác CCCB bảo là đã sai đấy. Họ cũng chứng minh theo phương pháp CCCB rồi..

Chia sẻ trang này