1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KỶ NIỆM CHIẾN TRƯỜNG

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi luoihocqua, 18/02/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Chiều tà tiểu đoàn nhích đội hình lên khỏi đập nước 300m, bố trí đội hình nghỉ đêm tại phum ?orừng thị?. Một cái phum có đúng 3 cái khung nhà. Cạnh phum là một rừng toàn cây thị đang mùa trái. Cây thị trong truyện cổ tích Tấm Cám của bọn trẻ con đó, sinh sôi thành một quần thể xanh thẫm cao vọt lên hẳn so với rừng chồi thấp phía dưới. Cây cao cây thấp chen nhau mọc. Có những cây thị cổ thụ vòng gốc một người ôm mới hết. Trên vòm lá, đủ các loại chim to chim nhỏ chòe choẹt kêu điếc hết cả tai. Kêu chưa tệ hại bằng việc chúng nó oanh tạc vào đầu chúng tôi. Đi gần như chạy qua cái rừng chết tiệt ấy tới phum nhưng thằng nào cũng bị dính vài bãi phân chim vào đầu. Còn dưới gốc, quả thị rụng nhoe nhoét. Muỗi bọ bay vần vụ. Trong phum, trên nền vườn cũ, đậu đen cạnh tranh với các loài cỏ dại, vươn dài thành ra giống như một loại thực vật thân leo khác. Tuy vậy vẫn ra trái như thường. Thằng Căn và tôi chịu khó đi hái một lúc, chà ra cũng được một ca inox để tối nấu chè. Nhưng chuyện đó không có gì đặc biệt bằng những điều tôi thấy buổi đêm trong ca gác của mình. Đêm hôm ấy trăng mờ vì mây vẫn chưa kịp tan sau cơn mưa buổi chiều. Đang ngồi ôm súng ngáp ngắn ngáp dài vì đã gần hết ca của mình, tôi bỗng tỉnh cả ngủ khi thấy trên cây thị gần vọng gác có mấy con chim lạ. Dứt khoát không phải dơi mà là chim đến ăn trái vì tôi nhận ra cái đuôi của chúng rất dài. Sải cánh loài chim này rộng khoảng 0,4m, vẫy rất nhanh và êm ru, hầu như không phát ra tiếng vỗ gió. Ba bốn con quạt cánh mềm mại, gần như bay đứng, lặng phắc giữa không trung. Chỉ thấy những đầu cành cây thị nơi chúng đang rỉa quả (hay hút mật quả) khẽ rung rung. Tôi có đọc trên một số tạp chí nghiên cứu tự nhiên sau này. Trong đó các nhà khoa học khẳng định trên thế giới chỉ có loài chim ruồi Nam Mỹ, với kích thước nhỏ bé mới có khả năng bay đứng và bay giật lùi. Tôi phản đối cái kết luận này vì chính tôi đã chứng kiến kiểu bay và hành tung lạ kỳ của loài chim đêm không biết tên kể trên. Nếu ai không tin, xin mời đến vùng rừng ven biển Hồ kiểm chứng. Sáng hôm sau kể lại câu chuyện hồi đêm. Ông Chính bình luôn một câu :? Đ?lo gác! Lo đi ngắm chim thì có ngày nó vào oánh cho chạy tụt cả chim như hồi tháng tư đó!?. Riêng anh Ky khẳng định đấy là chim bắt muỗi chứ không phải chim ăn trái. Trời đất! Với kích cỡ thân hình như thế, mỗi đêm chắc nó phải xơi đến cả tỷ con muỗi mới tạm lửng diều.
    Hôm sau, đơn vị ra đến thị trấn Ponley. Dân bắt đầu định cư tại thị trấn ven lộ 5 này. Lúa đã xanh đồng nhưng đang kỳ giáp hạt. Dân đói và gạo thóc khan hiếm. Thị trấn bắt đầu họp chợ và vật ngang giá chung không phải là tiền mà là gạo, thuốc chữa bệnh và vàng. Với năm kg gạo người ta có thể đổi lấy một chỉ vàng. Một hộp nhỏ thuốc Sunfamit, Đa-zi-năng cũng có giá trị tương đương. Một hai lon gạo bớt ra trong khẩu phần lính cũng đủ để đổi cá tươi ăn thoải mái. Thậm chí có những em gái trẻ rao bán mình với cái giá ?pi loong? (hai lon). Trong hoàn cảnh như thế, liệu có ai trong chúng ta chấp nhận cuộc mua bán bi thương mà kẻ mua chắc chắn sẽ khốn nạn hơn người bán ấy không? Chiến tranh, với những hệ lụy mà nó mang đến không chỉ là chết chóc hoang tàn. Tệ hại hơn cả cái chết, nó giày xéo không thương tiếc lên nhân phẩm con người. Trong đó, kể cả kẻ chiến thắng cũng phải ngậm ngùi. Đau xót lắm! Một lần khi ra chợ đổi cá cho trung đội thông tin, tôi gặp một bà mẹ cứ xoắn lấy. Bà ấy đòi đổi vàng lấy thuốc kháng sinh péniciline tiêm. Thuốc này chống nhiễm trùng cho các vết thương, chỉ có trạm phẫu tiền phương mới có. Hỏi đổi làm gì thì trả lời ngay là con trai bà ấy sắp chết. Rồi bà ấy khóc lóc gần như ăn vạ ngoài chợ. Quân y tiểu đoàn mang túi thuốc đến túp lều nát sát rạch ?" nơi trú ngụ của hai mẹ con thì đã thấy một mùi khẳn thối xộc lên. Trong lều, đứa con trai đi lính Pôn pốt (bà mẹ nói rõ ràng như thế) đang nằm thiêm thiếp. Nó bị thương vào chân. Cái đùi đang bị hoại thư sinh hơi, phồng lên như bắp chuối tỏa ra mùi xác chết. Vạch mắt ra thấy đồng tử đã giãn đờ như mắt cá, thằng quân y lắc đẩu rồi tiêm cho nó một liều giảm đau chiếu lệ. Chúng tôi để lại lều hai lon gạo rồi trở về.
    Đến ngay cả bọn địch cũng đói, cứ đêm đêm mò vào các phum, sục vào các nhà dân, vét đi những hột thóc cuối cùng. Chiến tranh giải phóng gì cái bọn thổ phỉ ấy! Ngày thì chúng tôi vào phum dân vận. Nhưng đến đêm lại gom về đóng độc lập gần phum như đội hình chiến đấu. Mấy đêm trước, tiếng chó sủa rộ lên trong các phum Chay Rum, Khon Roong. Khả năng lần này sẽ đến lượt phum Cho Long sát đội hình. Thóc ở đâu mà vét mãi! Ngay từ buổi chiều mấy hôm trước, tiểu đoàn đã triển khai mấy tổ phục kích ngoài rìa phum nhưng vẫn chưa thấy chúng nó vào. Đến lần này, tổ phục của trung đội vận tải tiểu đoàn bộ gặp may. Mới có sẩm tối, địch đã mò vào phum. Bảy tên địch nghênh ngang xếp hàng một đi trên đường. Qua suối sát phum, chúng nó dừng lại kỳ cọ chân cẳng rồi chụm lại hội ý. Gom quá! Chọn đúng thời điểm đó, thằng Nghĩa - Bạch Đại Nghĩa, trung đội phó trung đội vận tải siết cò khẩu B.41. Quả đạn nổ quét bờ suối thoải, hất ngược lên một vầng lửa da cam hình rẻ quạt. Sau tiếng nổ dữ dội nhưng trầm vọng ấy là sự im lặng hoàn toàn. Chẳng còn gì trên bờ suối ngoài những mảnh thịt người. Khẩu RPD và năm khẩu AK trung đội không có lý do khai hỏa. Chúng nó ào lên thu súng nhưng hầu như cũng chẳng còn khẩu nào nguyên vẹn. Toàn bị cong queo vỡ báng gần hết. Lại còn phải lấy que gợt gợt đi những thứ dính vào rồi mang xuống suối rửa. Hôm sau, trưởng phum Cho Long huy động bà con ra suối, đào một hố lớn rồi gom tất cả những gì còn lại quy tập vào một hố chôn chung. Riêng thằng Nghĩa đi báo cáo thành tích trên Quân đoàn rồi được thưởng phép. Mấy tháng sau nó mới mò vào đơn vị.
    trungsy1 (w3.quansuvn.net)
  2. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Sau trận phục kích kinh hồn táng đởm đó, suốt một dải từ Ponley lên đến K?Tra Ko trên địa bàn hoạt động của trung đoàn 2, địch nín im thin thít. Một số gia đình vào rừng vận động con em họ mang súng ra đầu hàng. Chính quyền phum sóc do dân bầu bắt đầu hoạt động. Tất nhiên làm gì có trụ sở, dấu má với xà cột. Ông trưởng phum hằng ngày vẫn đánh xe bò vào rừng đốn gỗ hay ra ruộng làm cỏ lúa. Thỉnh thoảng tạt qua tiểu đoàn bộ đem cho mấy ống thốt nốt chua. Trung đoàn tách ra một đơn vị giúp dân xây dựng chính quyền, lấy tên là tiểu đoàn 4B do anh Lộc làm chính trị viên. Tiểu đoàn dân vận hỗ trợ dân bạn đủ thứ, từ thuốc chữa bệnh đến lúa giống. Cho đến cả đẻ đái bệnh xá quân y K.23 cũng phải xắn tay vào?Thời gian này, hội Chữ thập đỏ quốc tế, Tổ chức Lương thực thế giới (F.A.O) cũng đã bắt đầu nhảy vào viện trợ cứu đói cho nhân dân Campuchia, bất kể thuộc phe nào. Tiếng là thế nhưng thực ra dân Kh?Tmer X?Trây, Kh?Tmer Đỏ? bên các trại tị nạn vùng biên giới Thailand mới hưởng phần lớn sự hỗ trợ đó chứ còn trong nội địa, chúng tôi vẫn cứ phải san gạo cho dân. Nghĩ thấy tội! Hồi đó nước mình cũng đói bỏ xừ. Trước khi đi bộ đội, tiêu chuẩn học sinh trung học như tôi nhà nước cấp cho 17 kg lương thực cả gạo lẫn mỳ sợi trong sổ. Đấy là còn được ưu tiên vì đang tuổi lớn, là tương lai đất nước đấy! Chứ còn bác sỹ giáo viên như bố mẹ tôi mỗi tháng có 13 ký chẵn. Vào lính chiến mới được ăn gạo không chứ lúc huấn luyện vẫn phải ăn kèm ngô, bo bo rát mồm. Ở đơn vị huấn luyện, tôi đã từng bị phạt đi làm cỏ lúa giữa trưa nắng vì cái tội dám bịa lời bài hát Hạ Trắng của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn :? Tuyệt quá..! Bữa cơm chúng mình, toàn rau muống xanh? bát cơm ngô vàng, đệm cho món canh? mắm khô hôi rình, ngửi sao thấy tanh?.?. Thôi thì con không chê cha mẹ khó, chó chẳng chê chủ nghèo! Đã khổ đến như thế rồi lại phải san sẻ gánh thêm nỗi khổ của người khác nữa mà mấy thằng thối mồm vẫn chõ vào bảo mình là tàn sát, là xâm lược. Nghĩ muốn điên cả ruột! (Ngôn ngữ lính binh nhì bỗ bã tý! Anh em thông cảm! Mai tôi tự sửa bài mà!).
    Nhưng chó cứ sủa, còn đoàn người thì cứ tiến!
    Buổi tối hôm chính quyền phum Chay Rum ra mắt, dân tổ chức múa lăm thôn. Trên khoảng đất rộng giữa phum, từ chập tối, tiếng trống đã vang lên bập bùng. Rìa sân, ba chú nhỏ xếp bằng tròn trên nền đất ngồi vỗ trống. Những chiếc trống dài chừng 40 cm tiện hơi thắt ở đoạn giữa. Một đầu bịt da trăn, một đầu hở để có thể xòe bàn tay bịt hơi vỗ điều chỉnh sắc độ. Tiếng trống lúc đầu còn rời rạc, nhưng càng về sau càng thôi thúc. Nào! Bắt đầu đến tiết tấu :? Tình tinh, tạ, tinh-tinh-tình?. Một đen, một liên ba, lặng đơn?Hây! Lại tiếp một đen- liên ba- lặng đơn? cứ thế mà giật boòng ơi! Như nhịp Chachacha điển hình. Nào! Hai bước tiến, một bước lùi lại. Thế! Đúng rồi?! Các cháu nhỏ hồn nhiên nhất, mình trần đen sạm, xương sườn phơi ra dưới ánh lửa, nhập vòng bằng những bước linh hoạt đầy nhạc cảm. Cứ như thể chúng nó đã biết múa từ trong bụng mẹ vậy! Ngập ngừng đôi chút, các chị, các em cũng bắt đầu bước vào. Những bước vũ thật uyển chuyển, những cử động thật nhịp nhàng. Nhiều em gái với cái áo đen vá và chiếc khăn cà ma duy nhất, còn ướt đẫm vì mới giặt ngoài suối, vừa múa vừa nghiêng đầu làm duyên. ?o Oh! S?Tvai chăn ti, nịa ri on ơi! Bê mêc xa kha?Cùm a jô p?Tđây. Chằm boong thơ thây, boòng tinh lan c?Tbây oi s?Trây bợ liêng?!? ?" Ôh trái điều (đào lộn hột) đã chín kìa em gái!..Da thịt em trắng ngần. Đừng có lấy chồng vội nhé! Chờ anh mua cái xe trâu anh đưa em đi chơi?! Lời bài dân vũ tuyệt hay! Tiếng trống tan trong ánh lửa, trở thành một chất men thôi thúc xóa nhòa mọi khoảng cách. Không hiểu tôi cũng đã vào vòng từ lúc nào. Ông trưởng phum ngồi vỗ trống thay cho mấy cháu, nhe răng cười trắng lóa. Cả phum Chay Rum phần lớn là gái góa (mêmai), gia đình đã tan nát hay thất lạc trong chiến tranh. Nhưng trong đêm ấy, khổ đau, đói khát dường như không tồn tại. Những gương mặt ngời lên trong ánh lửa, những cái lắc hông mềm mại, những đụng chạm cố tình?Phút thăng hoa ấy, đã chắc gì một ông hoàng lưu vong hạnh phúc bằng một thằng bé không áo cởi trần?
    trungsy1 (w3.quansuvn.net)
  3. dongphuong21

    dongphuong21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Bác DienThai tiếp tục đi! Bác Trungsi viết hay quá!
    Cái hồi tui đi thì sang bên đó chủ yếu là đi truy quét và đi chốt thôi các bác ạ. Tuy không khốc liệt như thời bác Trungsi viết hay như những năm 81-83, nhưng cũng gian khổ lắm. Khổ nhứt là mùa mưa mà đi phục hay đi truy quét, toàn chui rừng ở bụi hết tháng này qua tháng khác. Tui nhớ lần đầu tiên theo Đại đội đi phục mé đường 13 ở Stung Treng, hồi hộp hết biết luôn....thấy mấy ông lính cũ cứ tỉnh queo mà mình thì tim đập loạn xạ. Đến nơi, triển khai đội hình chiến đấu xong thì tui được ở chung với một ông lính cũ nên cũng bớt sợ; nhưng mà thằng chả nóng tính hay cậy ma cũ bắt nạt ma mới không biết, cứ bắt tui nằm phía trước còn chả thì ung dung ngồi phía sau, lâu lâu lại đe " mầy nhớ coi kỹ, tụi Pôl pốt nó mà bò vào được là mầy tiêu đó". Đã sợ, nghe vậy lại càng sợ thêm, không dám cựa mình, muỗi đốt không dám gãi, lắm lúc muốn đi tè mà hổng dám....Mà lạ một cái là hai chân cứ tự nhiên run, nằm cũng thấy run..... Cũng may, đêm đó không thấy tụi P, hay tụi nó thấy mưa quá nên cũng sinh nhác, không thèm đi. Hôm sau hỏi mấy thàng cùng đợt với tui thì đứa nào cũng vậy, hồi hộp và sợ...... Thôi, để hôm nào tui kể tiếp nhen nếu các bác không chê, văn vẻ tui khi đọc lên giống nông dân cày ruộng, có gì các bác thông cảm!
    À, bác luoihocqua phải khoảng hơn tháng nữa mới có thể xuất viện, nhưng tui không chắc là bác ấy có tham gia diễn đàn được nữa hay không, vì "một cánh tay đã lìa xa thân thể, cho đất đai màu mỡ thêm thôi" như lời bác ấy nói.
    Được dongphuong21 sửa chữa / chuyển vào 09:30 ngày 21/03/2008
  4. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Mời bác xem bản đồ Stung Treng với đường 13. Bác có thể nhớ là phục chỗ nào không?
    http://tuaans.110mb.com/Maps/CamMap_files/07-ND-48-11.jpg
    Được dienthai sửa chữa / chuyển vào 10:12 ngày 21/03/2008
  5. dongphuong21

    dongphuong21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
  6. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    ... bác bấm nút phải vào link rồi save ...
  7. liua

    liua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Chúc anh Luoihocquá mau khoẻ.Chia sẻ nỗi đau cùng với anh.
    Vũ Dương.
  8. smilingmen

    smilingmen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2007
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Bác Trungsy1 viết cứ như văn của bác Chu Lai ý:) Hôm qua e mới đọc Ăn mày dĩ vãng. Chiến tranh khốc liệt quá! Sau chiến tranh, khốc liệt theo 1 nghĩa khác. Đối với em (k biết là fải xưng em hay cháu nữa ạ), cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc, hình ảnh người lính ***** luôn đẹp 1 cãnh hào hùng, lãng mạn. Càng lớn, càng tìm hiểu thì càng thấy được nhiều điều "thật" và bi tráng hơn.
    Bác Dienthai cứ tiếp tục đi nhé. Moi người vẫn dõi theo bước chân của 2 bác:)
  9. manhdung2k5

    manhdung2k5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Bác Trungsy1 sinh năm 1960 ,bạn biết gọi như thế nào rồi chứ.
  10. hatakekakashivn87

    hatakekakashivn87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    ông già em sinh năm 61, đang học cũng bị tổng động viên, may mà Tàu nó rút không thì chắc em còn ra chậm vài năm nữa ( hoặc ra sớm ngay năm 79, biết thế nào được )

Chia sẻ trang này