1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KỶ NIỆM CHIẾN TRƯỜNG

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi luoihocqua, 18/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Vài lời bán tán quanh 2 bức ảnh
    KingGattuso
    @Bác trungsy1 : ngoài bác ra thì 4 bác còn lại trong ảnh vẫn mạnh khỏe cả chứ ạ ( Ảnh 1 )
    Ảnh 2: đồng đội bác trong bức ảnh này chắc phải có vài ba người nằm lại bên K ?

    skinhead
    Bác trungsy1 làm ơn cho em hỏi, bức ảnh thứ hai là toàn bộ trung đội bác à? Nếu đúng vậy thời kỳ đó quân số của mình cũng hao hụt gớm nhỉ, 13 người nhỉnh hơn tiểu đội bộ binh đủ chút.
    trungsy1
    @ King gattusso: Tất cả trong bức ảnh 1 vẫn sống, khoẻ và nhậu đều đều. Cảm ơn bác đã hỏi thăm!
    Tấm hình này moi được từ album của một người bạn gái cùng trường, sau là phu nhân của bác Đặng Công Hiệp.
    Về bức ảnh thứ 2:
    Phải nói là ở bên K thời đó, chúng tôi không bao giờ được phép chụp ảnh. Thời đánh Mỹ ác liệt như thế mà chúng ta vẫn có được những bức ảnh chiến trường sốt dẻo và hoành tráng như của Đoàn Công Tính chẳng hạn...Bên K thì không! Nhật ký cũng không được khuyến khích viết...
    Bức ảnh này chụp năm 1982, do một thợ nhiếp ảnh người Campuchia chụp ven thị trấn Ponley. Cha này giấu được cái máy ảnh thời PônPốt nhớ nghề mang ra xài. Phim do một tay PV chiến trường hãng AP cung cấp. Sau khi chụp B trưởng Thọ sợ vi phạm quy định nên buổi tối hôm đó kéo đàn em ra đòi thu cả ảnh lẫn phim. Do đó chúng ta mới có cái mà coi.
    Tôi không biết hết những đồng đội có mặt trong tấm hình vì trung đội này thuộc một tiểu đoàn khác. Chỉ biết trong đó rất nhiều anh em ở Bến Tre. Cũng mong họ đều lành lặn trở về. Dù sao ở Tiểu đoàn dân vận thì cũng đỡ hơn...
    @ skinheat: Một trung đội đơn vị tôi ngần ấy người có thể coi là một trung đội cứng rồi bác ạ! Thường thì khoảng 12 người thôi, với 1 cây M.79 (trung đội trưởng), 2 B.40, B41, 1 đến 2 RPD...còn lại là AK.

    Ngoài ra thì có người phát hiện ra là người kế bên trungsy1 thì có vẻ giống "thời trẻ" của 1 trong 4 đ/c Mod box GDQP
  2. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    @thanhlong
    Hồi ký của Bác Trungsỹ1 mà in thành sách chắc đắt hàng lắm đây. Đọc hồi ký của Bác càng đọc càng thấy mê. Hay Bác viết xong để em tập hợp in thành sách nhỉ? Vậy có được không hả Bác trungsy1?

    @mytam81

    có lẽ bác nên bán bản quyền.
    Mỗi bài viết trên quansuvn là 300.000 đ (tương đương 1 bài hát của Trịnh Công Sơn)
    @ngocvancu
    300.000VNĐ/bài ,riêng bài của trungsy1 tôi mua hết lúc đó các cậu muốn đọc bài của trungsy1 nhớ kiếm tôi nhá.
    @minhtriettg
    Trên thế giới có những nhà viết tiểu thuyết online cực kỳ thành công. Tại sao mình lại ko PR cho trungsi1 (tiếc là em học ngân hàng) ko thì....hìhì! Bác trungsi1 có lẽ sẽ rất thành công khi nổi lên là 1 nhà viết hồi ký online! Được bạn đọc "săn" từng con chữ!
    Tiếp bác nhé!
    @trungsy1
    Cảm ơn các bạn đã khen!
    Và tôi thấy khoái thực sự! Rất thích!
    Thực ra thì mới đạt mức độ trình bày tương đối thoát những sự kiện đã có, những xúc cảm và suy nghĩ thực của mình thôi. Mong các bạn hiểu đây như là những lời kể lại, những sự bộc bạch, những kinh nghiệm ở chiến trường K đặc thù. Tóm lại ở dạng ghi chép của người lính, không hơn!
    Còn văn chương như tôi hiểu còn phải nâng tầm tư tưởng, có thể hư cấu thêm, mở rộng vấn đề ra,vv... nhằm giáo dục con người, định hướng xã hội...Những điều đó quá sức với tôi. Cứ ngồi gõ phím tỉ tê với anh em mình, với đồng đội mình và với cả bản thân mình nữa có lẽ khoái hơn.
    Cũng có những phản hồi offline khác, kể cả những phản hồi từ ngay chính nội tâm mình rằng viết như thế để làm gì? Có giống như một con sói già chân chậm, nằm liếm láp lại những vết thương cũ và hồi tưởng đến thời oanh? Chất máu vô hình mút mát từ những vết thương ấy liệu có xoa dịu được nỗi đau của chiến tranh, có vực dậy được kiêu hãnh để sống, để phát triển trong thời đại mới? Hoặc như những khẩu đại bác trong ý thơ của nhà thơ lính Vũ Trọng Tạo, ngày xưa đã một thời gầm thét, nay nằm yên lặng trong viện bảo tàng, hiền hậu cho các cháu trèo lên trèo xuống vui chơi..?
    Nếu đã muốn im lặng, hãy trở về để gỉ ra trong vườn cũ. Hoặc tan chảy trong một cái lò luyện Mac-tanh nào đó để lại tái sinh. Khi đã muốn hiện diện, dù là trong viện bảo tàng, hẳn là bạn còn có thông điệp! Chắc chắn thế!
    Sự chia sẻ là nhu cầu có thật! Đến rặng liễu ven sông trong thần thoại Hy lạp dù không biết nói cũng phải rì rào câu chuyện về vua Mi-đát có đôi tai lừa kia mà! Quả thật là tôi chật vật trong việc ứng xử với quá khứ của mình. Chẳng trách bọn trẻ con nhà tôi bây giờ nó sợ môn Lịch sử!
    Chúc anh em khoẻ! Và chia sẻ, kể cả tiền lẻ với những người thân yêu của mình!
  3. moonplayer

    moonplayer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    0

    Đọc hồi ký của bác Trungsy1 ko biết nói gì hơn. Em tặng cho bác một bông hoa dành cho những người lính.
  4. candvn

    candvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2008
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Em ở Kiên Giang,nghe rất nhiều chuyên đánh K,ông nội em cũng từng làm quân báo thời đánh K,đánh tận đất Thái,nghe ông kể nhiều,hôm nay lại nghe bác Trungsi1 kể nữa,thật thương và tự hào quân đội mình,dân tộc mình quá.Em cũng nghe ông kể nhiều lắm co dịp em sẻ kể lại sau!
  5. ahihp

    ahihp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Bài viết:
    228
    Đã được thích:
    0
    đọc hay quá các bác ah
  6. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Sau hơn một tháng nằm viện, tôi trở về đơn vị. Đấy là đã được anh em trạm phẫu ưu tiên nghỉ ngơi thêm một tuần. Tiểu đoàn 4, trong thời gian tôi nằm viện vẫn đứng chân gần thị trấn Ponley. Tôi vừa về được một hôm là có lệnh hành quân ngay. Cứ như là đơn vị chỉ chờ mỗi tôi lành là lên đường. Lại vào ga Bâmnak, nhưng lần này không theo lộ 28, cũng chẳng theo lộ không tên qua phum ?orừng thị?. Nhằm thẳng hướng dãy núi Tuk S?TRa, đơn vị cắt rừng tiến bước. Dãy núi này điểm cao nhất chỉ khoảng 400m, còn toàn bình độ 200,300 nên vượt qua nó chẳng khó khăn gì. Địa bàn hoạt động quen thuộc đây rồi. Qua phum Chùa, phum Th?Tmay, những cái công sự nổi của chúng tôi mấy tháng trước chỉ còn những đống đất. Ván thành, kể cả các vách gỗ trên các nhà sàn trong phum đã biến đi đâu gần hết. Có thể là dân ngoài lộ 5 đánh xe bò vào lấy, cũng có thể là địch lấy. Những lốt xe bò rất mới lăn ngang lăn dọc ven rừng. Vào đến ga Bâmnak, nhìn thấy ngay cây cầu gỗ trên con lộ song song với đường sắt dã bị địch phá hủy hoàn toàn. Chúng nó đốt quãng giữa cho cháy sập xuống. Đại đội công binh 19 phải hì hụi mấy ngày liền mới làm xong một cái cầu tạm tại vị trí cũ. Trong khi khắc phục nối liền giao thông, đại đội công binh này đã phát hiện và gỡ được rất nhiều mìn. Ban Tác chiến phổ biến xuống các đơn vị loại mìn kiểu mới của địch tên gọi là K.58. Mìn này có vỏ cấu tạo bằng chất dẻo để chống máy dò mìn. Hình dạng giống như một hộp nhựa vá ruột xe đạp. Chỉ cần một lực rất nhẹ tác dụng lên bề mặt là mìn phát nổ. Hơi nổ sẽ tuốt đi bàn chân vô tình dẫm phải. Nếu ga rô tốt, cấp cứu kịp thời thì cũng coi như đi đứt một giò. Ý tưởng của kẻ phát minh ra loại mìn này rất thâm độc. Nó làm cho người lính không chết, nhưng đương nhiên bị loại khỏi vòng chiến đấu. Khi trở về hậu phương có thể sẽ gây hoang mang, chán nản cho cộng đồng. Xã hội sẽ phải gánh thêm cái gánh nặng vật chất lẫn tâm lý ấy?Chúng tôi đặt tên cho loại mìn này là mìn ?oxin một chân!?. Bên tiểu đoàn 5 đã có hai trường hợp dính phải loại mìn này. Đã có tư tưởng ngại đi đầu vì sợ dính mìn. Các đại đội thì không có chuyện đó, chứ dưới các trung đội bắt đầu tị nạnh nhau về việc đi đầu đi cuối. Một hai lần được chỉ định đi trước thì không sao chứ đến lần thứ ba thể nào trung đội đó cũng thắc mắc thẳng thừng rằng tại sao đại đội cứ ?gí? trung đội em thế? Biết là quân lệnh như sơn, nhưng dần dần cán bộ đại đội cũng phải sử dụng chính sách xoay vòng. Còn lính ta thằng đi sau cố đặt bàn chân vào vết chân thằng đi trước. ?oSao y bản chính không có đùng rầm!? là một câu nói vui phổ biến thời đó, nhưng nó cũng thể hiện tư tưởng ngại mìn địch trong bộ đội. Để tránh mìn, đơn vị hành quân truy quét thường phải né đường bò, cắt rừng đến mục tiêu quy định. Nhiều thằng đi đầu một lúc, thấy quãng nào nghi nghi liền đứng lại tạt vào bụi mặc dù không mót đái. Thằng đi sau kế bên vượt qua một tẹo rồi cũng dừng lại làm cái công việc y hệt. Dần dần cả tiểu đội, trung đội thực hành bài ?ođái cuốn chiếu?. Tốc độ hành quân chậm, nhiều lần Chính ?otréc? đại đội trưởng phát khùng, cứ băng băng vượt trước đội hình đại đội 1. Mặt mũi cứ hầm hầm không thèm nói câu nào. Các trung đội và anh em thấy thế cũng ngượng nên cố gắng hơn. Quả tình cán bộ nói được làm được thì đơn vị mới mạnh được?
    trungsy1 (w3.quansuvn.net)
    đồ cổ của dongadoan
    [​IMG]
  7. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Hình của DT về kết quả của mìn với quân ta (1982-1984 tại quân y viện 7C - Thủ Đức)
    [​IMG]
  8. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Đại đội 1 đặt chỉ huy sở ở căn nhà gác ghi đường sắt đầu ga. Ban ngày bung đội hình đi sục từ sáng sớm, ban đêm lại co về. Mé trong núi, đôi lúc nghe tiếng mìn nổ vọng lại. Có thể là thú rừng vướng mìn địch cài. Tôi mới đi viện về nên anh em cũng ưu tiên cho được nghỉ ngơi. Trời đang chuyển mùa. Mưa nhỏ hơn và thường xuất hiện vào nửa đêm về sáng. Gần sớm thức giấc, còn nửa mơ nửa tỉnh, nghe đơn vị lịch kịch súng đạn trở dậy đi càn. Còn mình thì kéo cái tấm đắp trùm qua đầu co mình trên võng. Ngoài trời đang mưa lắc rắc?Cái cảm giác được nghỉ trong khi những người khác vẫn phải làm việc thực thà mà nói cũng dễ chịu. Bảnh mắt ra mới lò dò trở dậy, mấy thằng ốm dở xuống bếp anh nuôi. Nếu còn dầu ăn thì rang cơm cho thật săn. Chén xong rồi tổ chức đi kiếm cá cải thiện cho anh em tối về có cái ăn tươi. Hai thằng anh nuôi ở lại trông cứ. Ba bốn đứa còn lại vác súng đi loanh quanh. Tìm được một đoạn suối nhỏ nước chảy chậm một chút là cả nhóm bắt tay ngay vào việc. Cành cây và đất lấp ngay dòng chảy ở chỗ lòng suối hẹp nhất. Lúc này mé trên ?ođập?, nước không còn chảy nữa. Chúng tôi mang hàng bó cây ?osay?- một loại cây rừng có vỏ nhiều nhựa màu đỏ ra đập vào đá cho xơ ra. Hai thằng đập, một thằng mang xơ vỏ và cả lá loại cây đó vò nát, khỏa đều khắp. Một lát sau, cá bị say bắt đầu ngoi lên mặt nước lờ đờ ngáp. Cá ngựa là yếu nhất, gần như ngoi ngay lập tức. Giống cá này trông như con cá chép. Đuôi cũng đỏ như thế nhưng nhỏ hơn, mình thuôn và tròn hơn và không có đôi râu. Tiếp đến là cá mè vinh đuôi vàng. Những con yếu thì không nói làm gì. Chỉ việc bụm tay hất lên trên bờ. Còn những con to và còn khỏe thì chúng tôi lấy cây nhè đầu mà đập rồi vớt. Cá lăng, cá kết (giống cá thác lác), cá bò bị say luồn ra khỏi hang trú ngụ. Vây ngạnh vây lưng duỗi ra đờ đẫn. cứng đơ rất nguy hiểm. Lúc này phải thật khéo, lội suối bao giờ cũng phải đưa ngón chân xuống trước để thăm dò chỗ đặt bàn chân nếu không muốn ăn cả cái ngạnh trên kỳ lưng nó. Thủng chân vì ngạnh cá này thì sưng và phát sốt ngay. Trơn trơn, mềm mềm, dài dài đây rồi! Nào, từ từ luồn hai bàn tay xuống. Tránh cái vây ra. Và cả bộ râu đẹp của nó nữa! Thật nhẹ nhàng vừa phải tha thiết thôi, đẩy nó dần dần cặp bờ thoải. Đã thấy cái lưng cá bóng nhẫy. A lê hấp! Hất thẳng lên bờ. Có những con cá lăng dài đến nửa mét. Cá bò lên bờ đổi màu vàng ươm hoặc loang lổ trông như bộ ngụy trang của cánh đặc công nhà ta. Lên bờ rồi mà răng vẫn nghiến kèn kẹt èn ẹt nghe rất vui tai. Mỗi chuyến như thế bắt được cả tạ cá là chuyện bình thường. Trên đường khiêng về tiện tay hái nắm lá giang hay lá bứa nữa là kể như đủ vị. Những chuyện bắt cá bên này có thể kể cả ngày không hết. Còn cái loại cây say ấy là cây gì? Tên latinh, tên khoa học là gì anh em nào trên diễn đàn biết nên phổ biến trên trang kinh nghiệm để lính ta cải thiện. Tôi chỉ biết Toàn cồ người Thái gọi nó là cây say thôi!
    trungsy1 (w3.quansuvn.net)
  9. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Tháng 11 năm 1979, không quân trinh sát báo phát hiện địch tại vùng núi phía nam ga Th?TMay . Ga này nằm dưới ga Bâmnak 12 km về hướng Ph?Tnom Penh, nơi con lộ không tên cắt từ đường sắt ra thị trấn Ponley. Vùng núi này cũng thuộc hệ thống Ủrăng S?Tvai nhưng có độ cao thấp hơn. Trên các đỉnh với bình độ tương đối bằng phẳng như một cao nguyên nhỏ, địch phá rừng làm rẫy, xây dựng lán trại. Tham mưu trung đoàn gọi tên khu vực đó là cao điểm 701. Lại lên đường! Thấm thoắt bây giờ đã là những tháng cuối năm. Một năm có lẽ đáng nhớ nhất, gian khổ nhất và cũng vinh quang nhất trong thời gian tác chiến bên K của đơn vị. Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi?! Trong năm đó, không kể hàng trăm trận đánh lớn nhỏ, chỉ tính riêng quãng đường hành quân, những người lính trung đoàn đã vượt quãng đường hàng ngàn cây số, chủ yếu là đi bộ?Đã đi qua biết bao những đồng rộng sông dài, những đỉnh núi mịt mờ mây phủ, những thành phố thị xã hoang tàn lửa khói, những nẻo rừng heo hút không một dấu chân người?Nhưng những con đường vô định của chiến tranh vẫn cứ còn thăm thẳm. Để rồi một chiều cuối năm như chiều nay, ngồi thõng chân bên bờ suối hoang vu? Nghe bản tin đài báo gió mùa đông bắc, lòng lại cồn lên nỗi nhớ nhà. Như con ngựa xứ rợ Hồ, chợt phồng mũi lên ngửi thấy mùi cỏ quê hương cách xa hàng ngàn dặm qua hơi gió Bấc. Ngược lại những hành trình cơ học, hành trình tác chiến trên bản đồ, hành trình của trái tim người lính viễn chinh hoặc còn sống, hoặc đã tử trận, luôn trở về ôm ấp những mái nhà xưa cũ, với mẹ hiền? Ơi Nước Việt thương yêu của chúng tôi ơi!
    trungsy1 (w3.quansuvn.net)
  10. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Lão đứng đầu tiên bên phải à?

Chia sẻ trang này