1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KỶ NIỆM CHIẾN TRƯỜNG

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi luoihocqua, 18/02/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. HoangCamTu

    HoangCamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    1
    Hôm may ngày nghỉ các Mod lại đi lễ hết rồi....bác Dienthai đâu về ngay đi để anh em còn thưởng thức hồi ức của bác Trungsy1 vào ngày nghỉ chứ.......quên hết trách nhiệm rồi........
  2. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
  3. HoangCamTu

    HoangCamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    1
    Bác lại lười rồi....anh em bên này đang quí mến bác và đang hào hứng nghe câu chuyện của bác Trungsy1 mà do bác post lại....bác cố lên nhé....
  4. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Ngáy mới tôi ra, mẹ không có sữa vì sinh muộn, thời kỳ bao cấp gia đình còn nghèo. Mẹ phải bán những thứ được coi như kỉ niệm chiến trường : Màn gió & đồng hồ..........(.Mẹ kể nó trị giá có 10 ngàn đồng bây giờ ) để nuôi tôi khôn lớn.3 năm trới mới biết đi, đếm từng con kiến trên tường là niềm hạnh phúc vô bờ của mẹ, của gia đình & những người xung quanh .
    Cô bé ấy giờ đây đã là 1 phóng viên đầy tự tin & bản lĩnh
    Cảm ơn những kỉ niệm chiến trường của Mẹ đã đưa con về với hiện tại & tương lai
  5. Buratinos

    Buratinos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Thường thì trẻ nhẹ cân sẽ biết đi sớm bạn ạ, trẻ béo phì như giờ mới biết đi chậm. Spam tẹo
  6. newformula

    newformula Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    0
    đọc đang máu, bác dienthai lại mải đi lướt sóng, vậy copy lại bài của bác TS về đây cho chọn vẹn. :
    Đoạn tới đây hơi khó kể vì nó chẳng liên quan gì đến Trung đoàn cả. Số là sau khi điều trị, tạm phục hồi sức khoẻ, tôi tự giải quyết cho mình "đi phép" mấy tháng. Lính ta hồi đó gọi là "tuột xích" ấy! Bắt đầu một hành trình hơn 2000km từ Kampong Ch''nang về Hà nội thăm mẹ không một xu dính túi và một hành trình ngược lại để trở về đơn vị.
    Tôi biết có thể nhiều bạn sẽ thất vọng về chuyện này, nhưng nó đã diễn ra như thế, như những câu chuyện khác trong bài viết !
    Vậy theo các bạn tôi có nên kể đoạn này không? Hay là cắt bỏ để kể tiếp chuyện Trung đoàn khi tôi trở về đơn vị?
    Xin "Hội đồng Quân nhân" mười phản hồi. Đa số phục tùng thiểu số!
    Tại vườn hoa cạnh sân vận động thị xã Kampong Ch?Tnang buổi sáng hôm ấy có hai người lính ngồi chờ xe để trở về đơn vị. Chẳng nói thì các bạn cũng biết. Đấy là tôi và thằng Trung. Hai thằng cùng được ra viện một ngày. Chờ suốt từ sáng đến gần trưa mà chỉ thấy xe xuôi Ph?Tnom Penh, không thấy xe ngược. Bụng đã hơi ngon ngót. Tôi quay sang bảo thằng Trung :?Lần này mà lại gặp xe xuôi nữa thì tao với mày đi về nhà!?. Rất tự nhiên, nó đồng ý cái rụp. Cứ như là nếu không ăn cơm thì ăn cháo vậy! Thế đấy! Có những quyết định quan trọng thì tôi lại xử lý rất bản năng và nhanh chóng.
    Và lần này thì lại thấy xe xuôi. Tiếng động cơ rền rền như tấu lên Symphony số 5 của Beethoven. Đúng là Định Mệnh rồi! Vì nếu có xe ngược thì chắc chắn chúng tôi sẽ trở về đơn vị. Có một xúc cảm hồi hương mơ hồ rộn ràng thoảng qua trong trí não. Nào! Bây giờ thì mình đi về nhà! Không một chút lưỡng lự, tôi giơ tay vẫy. Đoàn xe ba chiếc dừng lại ngay. Anh lái xe đứng tuổi chạy xe đầu thò cổ ra hỏi giọng Quảng Ngãi hơi khó nghe :? Các em đi đâu??. ?oVề Việt nam!?. ?oLính sư mấy??. ?oSư 9!?.? Ra viện à? Chơi nhau được không??. Chẳng ai bảo ai, tôi với thằng Trung cùng thè lưỡi ra. Tôi chỉ tay xuống vết sẹo dưới chân. Anh lái xe bật cười, mở ca bin lấy hai khẩu AK đầy nhóc 2 băng đạn, vứt cho bọn tôi rồi chỉ tay lên thùng. Chúng tôi leo lên ngay không khách khí. Các bố này thấy có lính chiến đi nhờ xe thì rất khoái, yên tâm hơn hẳn trong trường hợp bị phục kích. Mấy chiếc xe chạy lòng vòng rồi đỗ lại một quán ăn ba Tàu gần chợ. Anh tài xế nhe răng cười :? Ăn đã chú em!? rồi lôi bọn tôi vào quán. Mấy thằng thương binh chưa ra viện đi chợ thị xã chơi thấy thế xúm vào nhao nhao hỏi :?Phé à??. Tôi gật đầu xác nhận. Thế là thằng Nghĩa Hải Hưng d5 trung đoàn 2, thằng Đực và mấy thằng lính Bến Tre bên trung đoàn 1 (không còn nhớ nổi tên) lộn túi còn bao nhiêu tiền gom vét lại đưa cả cho tôi. Anh Tư tài xế Thấy vậy thương quá kéo tuốt cả bọn vào trong quán chiêu đãi mỗi thằng một đĩa cơm chiên to sụ. Lại thêm hai lit rượu nữa. Cơm rượu xong xuôi lúc anh Tư đứng dậy thanh toán thì bị thằng Đực kéo tay lại. Nó móc ở bụng ra quả da láng loại tức thì đặt cái cốp lên mặt bàn rồi bảo cha chủ quán ba Tàu :?Các anh đây bỏ xương bỏ máu mà chưa có dịp tính tiền. Bây giờ các anh ấy vội về. Tui cứ đặt tạm trái da láng này ở đây làm tin! Thanh toán sau!?. Mẹ cái thằng Lỗ Trí Đực này uống vào bầy hầy quá! Trò xưa như Trái Đất! Thấy cha chủ quán mặt xanh như đít ếch, nó càng sấn lại làm già. Tay nó rút chốt cái phựt rồi quăng sang bên kia đường. Tay kia bóp cái mỏ vịt cứ dúi vào bụng chủ quán. ?oNày! Cầm lấy!?. Cha này lạy như tế sao. Lúc đó nó mới cười hề hề rồi thò tay vào túi, móc ra một cái chốt khác cắm vào chỗ cũ. Kiểu đùa quá trớn kinh chết mẹ! Đến lúc này, khi anh Tư đưa tiền cha chủ quán cũng dứt khoát không nhận nữa, với lý do ủng hộ bộ đội Việt nam. Thằng này lại trừng mắt lên doạ, cha ấy lại vội vàng cầm lấy tiền.
    Bỡn cợt nhau như thế để làm gì hả mày? Với người này nó chỉ là trò đùa vô thưởng vô phạt. Với kẻ khác nó là sự tổn thương khó mà xoá bỏ. Chiến tranh chẳng phải trò đùa! Chua chát lắm?!
    Và bây gìờ thì lên đường. Đã gần một năm trôi qua, trở lại con đường này với biết bao điều thay đổi. Con đường vẫn thế, đầy những ổ gà ổ trâu nên xe chạy chậm. Hành trình trở về khiến chúng tôi hưng phấn. Hai thằng cứ đứng bám thành xe háo hức ngó quanh. Đây ngã ba lộ 27 rẽ vào ga Rômeas, điểm đầu tiên của một đường khép kín với chu vi hàng trăm km mà tôi đã đi qua và bây giờ gặp lại. Cung đường đó đã thấm biết bao mồ hôi và máu của những người lính cùng đơn vị. Phía xa xanh trong rừng núi kia, trung đoàn tôi đang hành quân về đâu? Đánh địch ở nơi nào? Anh Nhương, anh Ky, thằng Mạnh, thằng Ban trố?đang làm gì? Đeo máy đi với đại đội hai hay đại đội một? Những ai còn và ai đã mất? Một cảm giác ân hận khiến tôi cúi đầu xuống vuốt ve khẩu súng. Mùi thép lạnh, mùi dầu luyn và hơi thuốc súng vẫn còn như phảng phất ở đầu nòng. Bỗng dưng, tôi thấy nhớ đơn vị. Nhớ cái ?ogia đình? của toàn những thằng đực rựa đôi khi chẳng tiếc nhau gì mạng sống. Đôi khi lại lao vào tẩn nhau chí tử chỉ vì một câu bôi bác quá lời?Đến đây chắc sẽ có bạn bảo tôi là thằng nói láo! Nhưng nó thế đấy! Không giải thích được vì tôi không phải chuyên gia tâm lý. ******** thật! Nhớ nốt cả cái mùi ngòn ngọt đăng đắng của liều phóng, mùi thơm hắc của thùng đạn mới khui. Nhớ tuốt?! Nhưng nỗi nhớ mẹ, nhớ em còn lớn hơn. Bây giờ lớn ?onhơ nhỡ? rồi, không biết ?onếu thời gian có quay trở lại? thời đó thì tôi sẽ xử lý như thế nào?
    Đến Ô Đôngk, chiếc xe ngoặt vào một con đường nhỏ rồi dừng lại trước một cái quán. Phụ xe nhảy lên, nhờ chúng tôi giúp một tay lăn xuống phuy dầu. Thùng dầu nhanh chóng mất hút trong gầm sàn quán. Đây là mánh của mấy ông tài xế. Chắc đây là mối ruột của anh Tư nên mọi sự không cần nhiều lời. Chỉ một loáng, đoàn xe lại lên đường. Đến Ph?Tnom Pênh thì trời đã tối. Thủ đô lác đác có những đường phố có điện. Những hàng ăn bơm đèn măng sông sáng trưng. Anh Tư lại kéo cả đoàn đi ăn. Chúng tôi chén xong, mắc màn ngay trên thùng xe đi ngủ ngay. Đội tài xế kéo nhau đi uống cà phê sau khi thảy cho hai thằng tôi gói Samit. Nằm duỗi dài khoan khoái phì phà khói thuốc, tôi thầm tự bằng lòng với cung Di trong bảng tử vi của mình. Đi đâu cũng có quý nhân phù trợ.
    Đoàn xe vượt cầu Sài gòn (Mô ni vông) lúc mờ sáng. Chú lính kiểm soát quân sự ngái ngủ chống cằm trong trạm nhìn theo chúng tôi. Thế là thóat một trạm! Đây rồi khu vườn sabôchê nơi tiểu đoàn 4 chốt gần Tết năm ngoái. Những ngôi nhà sàn cắm chân trên những đìa nước sâu hoắm không bao giờ cạn nước kể cả mùa khô. Phà Niek Luong dào dạt sóng, Kampong T?Tra Bêch xanh mát và trù phú. Kia là cái nhà sàn buổi trưa chờ xe sư đoàn năm ngoái tôi đã leo lên đánh một giấc?S?Tvây riêng, cầu Prasaut, ngã ba Chi phu?Càng gần về đến Việt nam, chúng tôi càng sốt ruột. Mà xe thì cứ chạy chậm như rùa bò. Cuối cùng thì trạm kiểm soát biên giới cũng hiện ra. Lúc đó đã quá trưa một chút. Tôi hồi hộp quá. Nếu quân cảnh có kiểm tra thì tôi sẽ trình giấy ra viện, giấy cung cấp tài chính. Thời hạn còn những hơn một tháng nữa cơ mà! Cứ bình tĩnh nào! Anh Tư xuống trình giấy tờ gì đó. Người lính gác biên nhìn giấy, nhìn lên hai thằng lính khoác súng đứng trên thùng xe rồi khoát tay cho đi. Ôi trời?! Thoát rồi! Còn mỗi trạm Suối Sâu nữa thôi!
    Đây là thư của đồng đội matkieng gửi cho tôi. Bác ấy chốt ở ngay biên giới Thailand, tỉnh Battambang. Gian khổ và ác liệt hơn đơn vị tôi nhiều. Xin phép matkieng công bố đoạn này để chúng ta có thêm thông tin. Chúc bác cùng gia đình mạnh khoẻ và hạnh phúc!
    "Tôi vào diển đàn thăm bác có đọc mấy mẩu chuyện của các anh trên diển đàn cũng thấy vui vui,suốt thời gian từ năm 78 đến năm 84 tôi chưa từng nghe chuyện ta bị tiêu diệt cả trung đòan như thế,nếu có thì sẽ được phổ biến rộng rải cho tòan chiến trường để học tập bài học xương máu. Chuyện 30 xe tăng bị tiêu diệt trong 1 trận cũng thế chắc là không có, lính ta khi vui quá nói quá lên 1 tí ấy mà. Năm 83 lúc còn tại ngủ tôi có nghe tại mặt trận 479 ở vùng Phnom Melai do sư 5 đảm nhiệm, có 1 tiểu đòan thuộc trung đòan 174 f5 trong quá trình truy quét địch khi đến cửa 1 đập nươc bộ đội ta dừng lại lấy nước, thì bất ngờ bị địch tập kích .Thê thảm hơn là địch dùng bộc phá phá đập nước, quân ta bị nước cuốn chết khá nhiều. Nghe nói tiểu đòan đó sau vài tháng mới phục hồi sức chiến đấu. Mong rằng các anh cựu binh e174 kể lại cho anh em trên diển đàn xem với!"
    Bốn giờ rưỡi chiều hôm đó, chúng tôi chia tay anh Tư ở ngã tư Bảy Hiền. Đã hàng chục năm trôi qua, nhưng tôi vẫn nhớ như in gương mặt và giọng nói của anh. Có những con người chỉ gặp một lần thoáng qua, thậm chí còn chưa hề nói chuyện nhưng đôi khi ta vẫn nhớ mãi cái khoảnh khắc ấy, đôi mắt ấy. Huống chi là đã là ân nhân, đã đi chung với nhau một quãng đường dằng dặc. Chẳng biết bao giờ mới gặp lại nhau!
    Chúng tôi nhảy xe lam về nhà bác thằng Trung ở cư xá Lữ gia quận 11. Hai thằng lính ở rừng về chìm ngỉm trong cái tấp nập nao nức chuẩn bị đón Tết Nguyên đán của một thành phố sầm uất nhất nhì Đông nam Á. Hai bác đón chúng tôi với sự điềm tĩnh và phải phép của dân miền Bắc đặc trưng. Nhà có hai cô con gái trạc tuổi nhưng tôi vẫn gọi bằng chị theo thằng Trung. Các chị ấy vừa đi họp Đoàn phường về. Cứ ríu ra ríu rít hỏi chuyện bọn tôi suốt. Tiếng Bắc pha tiếng Nam nghe hay đáo để. Lâu không nghe tiếng con gái Việt nên tôi mặc kệ thằng Trung thao thao bất tuyệt. Còn tôi thì im lặng nghe các chị ấy nói. Sau khi biết lý do chúng tôi về Sài gòn và dự định ra Bắc, các bà đoàn viên kiểu mới này lập tức lôi bài Tây ra bói. Quẻ hiện ra lồ lộ trên mặt bàn. Con K pích và con 7 pích này không hứa hẹn điều gì tốt lành cả. Còn Q rô đây sót lại một niềm vui nho nhỏ. Thế thôi! Tóm lại là chuyến đi lành ít dữ nhiều. Tốt nhất là chờ đợi đã! Cũng nhanh chóng như khi theo tôi về nước, thằng Trung đồng ý ở lại chơi Saigon vài bữa để đi sau. Đúng là đồ điên! Vừa mới về được vài tiếng đồng hồ đã dở chứng. Quyết định của nó càng củng cố quyết tâm của tôi. Và tôi sẽ lên đường, càng sớm càng tốt. Buổi tối hôm đó ăn cơm xong, tôi lảng ra phố một mình để cho gia đình nó nói chuyện riêng với nhau. Ngồi uống một ly rau má năm hào, tôi vừa nhẩm tính số tiền còn lại trong túi. Có tám mươi đồng tất cả. Nếu chia đôi tôi sẽ chỉ còn bốn mươi đồng. Không đủ tiền mua vé tàu Thống nhất là đương nhiên. Lại còn tiền ăn uống trên tàu ba ngày ba đêm hành trình nữa (hồi đó tàu hỏa Nam Bắc chạy mất bảy hai tiếng). Tôi thở dài?Chỉ có thể khởi hành càng sớm càng tốt. Tình thế không cho phép trì hoãn thêm nữa. Tết đã đến sát sau lưng rồi!
    Nghĩ là làm! Thằng Trung để hết tiền cho tôi rồi hẹn đi sau. Tôi ra chợ mua một cái áo thun dân sự mất hai chục đồng. Mặc luôn để tránh kiểm soát quân sự. Còn lại sáu chục đồng. Nói qua để các bạn dễ hình dung là sáu chục đồng hồi đó tương đương với 120 cái bánh mỳ không người lái (không có nhân) hoặc 45 bát phở. Tối hôm sau, tôi bắt xe lam ra ga Bình Triệu rồi nhảy lên tàu đi lậu vé. Chọn một chỗ trống gần toilet, tôi đặt ba lô lên giá rồi quan sát xung quanh. Dưới gầm ghế, những sọt trái cây, những kiện hàng vải lấp đầy không có chỗ đặt chân. Bên cạnh tôi, chủ nhân của những kiện hàng xuyên Việt là mấy chị tuổi đã sồn sồn chuyện trò như pháo rang. Tàu rùng mình chuyển bánh rồi tăng dần tốc độ. Đường ke, nhà chờ, phố xá lùi lại loang loáng. Đúng là ?ođưa nhau lên tàu về quê em thấy vui hơn? thật! Chỉ còn bảy mươi hai tiếng đồng hồ nữa là tôi sẽ gặp lại Hà nội, gặp lại những người thân yêu của tôi. Rình rình?! Kịch kịch?! Tiếng bánh sắt reo lên ù ù giữa hai làn ray, điểm nhịp đều đều những khi vượt qua những đoạn nối. Lập lách, tà vẹt, bù loong đinh ốc? tất thảy cùng ca lên bài hát hồi hương.
  7. Unknowdevice

    Unknowdevice Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2004
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    0
    Đọc chuyện chiến đấu tôi cũng hồi hộp, giờ đọc chuyện "tuột xích" cũng thấy hồi hộp nữa... Bác trungsy viết hay quá.
    Mod cho spam nhờ tí.
  8. nkksub

    nkksub Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Chuyện "tuột xích" rất con người, không "lên gân", chẳng hô "khẩu hiệu", cảm ơn bác trungsy1
  9. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho cháu hỏi với, kiểm soát quân sự làm gì mà dân tình sợ thế, chống đào ngũ nhưng mà bác Trungsy1 có giấy hẳn hoi mà sao vẫn phải sợ còn hơn gặp cọp thế (hồi ở chiến trường gặp cả cọp mà có sợ đâu)
  10. HoangCamTu

    HoangCamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    1
    Bác TS1 chỉ có giấy xuất viện chứ đâu có giấy về phép....mà giấy xuất viện cấp Trung - Sư đang ở bên K nghĩa là anh phải quay về đơn vị ở bên K chứ đâu phải ở VN

Chia sẻ trang này