1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi sairagon, 21/04/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Nhân chứng lịch sử Nguyễn Đình Đạt và những bức ảnh trong ngày lịch sử 30-4-1975

    Xa lộ,trước nhà máy xi măng Hà tiên
    [​IMG]

    chiếc xe này đang đi từ hướng saigòn ra hướng thủ Đức
    [​IMG]

    Khu vực lăng Bà Chiểu,trước bệnh viện Nguyễn thái Học.đường Chi Lăng,nay là đường Phan Đăng Lưu.
    [​IMG]
  2. Spyder

    Spyder Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/03/2010
    Bài viết:
    1.374
    Đã được thích:
    12
  3. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    Cám ơn bác Vaputin đã có những bài viết tuyệt vời :)>-
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Nhân chứng lịch sử Nguyễn Đình Đạt và những bức ảnh trong ngày lịch sử 30-4-1975

    Cây xăng Võ Di Nguy (Nguyễn Kiệm)Ngã tư Phú Nhuận

    [​IMG]

    Ngã tư Yên Đổ(Lý Chính Thắng)-Hai Bà Trưng-Trần Quang Khãi
    [​IMG]

    Gặp nhóm Phóng Viên Pháp.
    [​IMG]
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Nhân chứng lịch sử Nguyễn Đình Đạt và những bức ảnh trong ngày lịch sử 30-4-1975

    Hình anh Bộ Đội giải phóng và chiéc nón của anh,khi anh đang trực gác bảo vệ cầu Thị Nghè.Làm quen với anh,hỏi thăm tên và quê quán của anh nhưng đả quá lâu nên quên mất rồi.Bây giờ anh ra sao?

    [​IMG]


    Chiếc nón và dòng chử khẩu hiệu của anh
    [​IMG]


    Buổi chiều 30-4-1975 tại ngã tư hàng Xanh
    [​IMG]
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Nhân chứng lịch sử Nguyễn Đình Đạt và những bức ảnh trong ngày lịch sử 30-4-1975

    Ngã tư Trần quốc Thảo-Điện biên Phủ
    [​IMG]

    Những anh lính chế độ củ đả tự trở về nhà sau khi kết thúc chiến tranh,chia cắt đất nước sau 20 năm.
    [​IMG]

    Đường phố dơ bẩn vì các loại rác thải và những gì mà người dân Saigòn thời ấy không muốn lưu lại trong nhà mình.Quần áo,súng đạn,xe oto,thậm chí cả những kỷ vật không hợp thời thì củng vứt ra đường hết.
    [​IMG]

    vài ngày sau thì đường phố vắng bóng người,mua bán chợ búa hầu như tê liệt.người có gạo lương thực thì phải để dành tối đa.Bửa cơm không còn để ăn ngon,mà..ăn để mà sống.
    [​IMG]
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những ngày tiếp theo bác Đạt có một số ảnh, thôi thì post tiếp hỉ? Cho kẻ hậu sinh biết một chút về những ngày tháng ở Sài gòn sau giải phóng

    Sau ngày Miền Nam hoàn toàn Giải Phóng,chúng tôi gặp nhau và kể từ ấy ...biết bao nhiêu thay đổi,mời các bác xem hình cho vui nhé.
    tháng 8-1975,buổi tối trời mưa đứng trên balcon nhà mình tại 181 Đồng Khởi (đối diện K/S Continental) lúc đó đường vẩn còn mang tên Tự Do và xe chạy hai chiều,nay là đường Đồng khởi
    [​IMG]

    Đạt và bà xã ngày ấy.Hôm đó hình như bị cúp điện
    [​IMG]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    khoản 19h thì đường phố sẻ không còn người nào,nếu không được phân công nhiệm vụ của Ban Quân Quảng.
    xăng củng không còn bán tự do nên có xe hơi thì củng vứt bỏ,bán thì rẻ mạc cở hai chiếc xe đạp mà thôi,lúc này xe đạp quý lắm,nằm mơ củng không thấy.
    Góc đường vẩn còn bản đường Tự Do Ks Continental ngày ấy.
    [​IMG]
  8. linhthuydanhbo

    linhthuydanhbo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2006
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    4
    Tiếp đi bác, hay quá!
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    chỉ vài ngày sau giải phóng,người dân đem những đồ coi là không cần thiết ra bán trước cửa nhà mình để lấy tiền mua gạo ăn qua ngày.

    Ảnh: lần đầu tôi thấy thanh niên học sinh tụ họp cầm biểu ngữ theo hướng dẩn của cán bộ phụ trách thanh niên,đi tuần hành trên đường phố kêu gọi thanh niên tham gia học tập theo cách mạng.
    góc trái ảnh là lá cờ giải Phóng nửa xanh nửa đỏ,ở giữa sao vàng.
    bên dưới là người dân đem đồ nhà ra bán lấy tiền.
    [​IMG]

    Cuộc sống của người dân,luôn quan tâm theo dõi tin tức báo chí,rất nhiều người phải ra đường mưu sinh bằng nghề đạp xích lô.nhìn bác này tôi nhận xét :không phải chuyên nghiệp
    ảnh chụp trước cửa nhà KS Continental
    [​IMG]
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Kể từ đó,lệnh giới nghiêm từ 20h đến 6h sáng được thông báo trên radio,ti vi đen trắng phát sóng từ 19h đến 20h sau đó dần dần được tăng lên nhiều giờ hơn.

    cuộc sống bị đảo lộn,không riêng ai mọi người đều lo lắng cho miếng ăn 2 bửa hàng ngày.
    một ngày không có gạo thì sẻ ra sao?một tuần,một tháng thì sẻ như thế nào.có trong hoàng cảnh đó mới thấu hiểu,

    Hôm nay,lục lại hình xưa những ngày tháng đó thì cảm súc của tôi thật khó tả,mùi giấy ảnh mấy chục năm vẩn còn nguyên,đúng cái mùi ngày xưa tôi hửi thường xuyên mỗi ngày khi làm ảnh.

    một thời gian mấy tháng không có gì để làm ngoài ăn 2 bửa cơm,buồn chán,lo sợ cho những ngày tới..

    [​IMG]

    xuốc ngày ở trong nhà,không dám ra xa nhà,tuổi lúc ấy còn quá trẻ nên chỉ biết ngồi nghe nhạc cho đở buồn nhưng không được nghe nhạc VN chế độ củ.

    [​IMG]




    [​IMG] Hình ảnh này : các cảnh sát giao thông chế độ củ được mặt quân phục cảnh sát giao thông màu vàng của chế độ mới để điều hoà giao thông trong thành phố. Có khác biệt là không được trang bị súng,và không có quân hàm cấp bậc
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này