1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỷ niệm tuần lễ Thế Giới với Vũ Trụ 2009. Kế hoạch tổ chức tại các địa phương (Trang 15)

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi spaceweek, 25/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    tên lửa được phóng bằng hệ thống khởi động điện kích trực tiếp vào khối thuốc nổ rắn dùng để khai hoả.
    Cái này không phải ai làm ra cả mà do anh Thư mua trong chuyến công tác bên Mĩ về và chỉ lắp ghép để phóng thôi. Ở Việt nam đương nhiên chúng ta không chế tạo thuốc nổ được, như thế là trái phép và man đi phóng công khai có thể gặp rắc rối. Mà không có chất nổ thì không thể tạo được lức đẩy lớn đến mức bay cao 200m và máy quay không đuổi kịp được
  2. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Vào đây xem video cảnh phóng tên lửa của VACA hôm trước
    nếu cài real media player thì có thể down từ youtube trực tiếp, xem sẽ rõ hơn
    http://thienvanvietnam.org/Joomla/index.php?option=com_content&task=view&id=139&Itemid=52
  3. hdoraemonk

    hdoraemonk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2007
    Bài viết:
    4.180
    Đã được thích:
    0
    Link down na?y:
    http://sjc-v90.sjc.youtube.com/get_video?video_id=hbtS7GungYw
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ngày hội thiên văn vũ trụ tại TP.HCM
    Nếu các bạn chưa biết địa điểm có thể xem sơ đồ.
    Buổi sáng : từ 8h - 11h30
    Các hoạt động hội thảo tại Viện Khoa Học và Công Nghệ
    Số 1 Mạc Đĩnh Chi Quận 1 TP.HCM
    [​IMG]

    Buổi chiều tối : từ 4h đến 20h

    Các hoạt động ngoài trời
    Tại CLB Bơi Lặn Phú Thọ
    Số 215A Lý Thường Kiệt
    [​IMG]
  5. cong_chua_ech

    cong_chua_ech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ là đi từ đường Hai Bà Trưng => Điện Biên Phủ => Mạc ĐĨnh Chi thì tốt hơn vì hình như đường Lê Duẫn là đường 1 chiều mà
  6. vuilyvat

    vuilyvat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Nói chung là đi đường nào cũng được, ra đến Lê Duẩn, đi tới ngãy tư Tổng Lãnh Sự Mỹ + Hội Đồng Anh quẹo là Ok.!
    Nếu anh Tuấn đi thì em đề nghị đi bờ kênh -> Bà Huyện - > Nguyễn Thị Minh Khai -> quẹo phải Nam Kỳ Khởi Nghĩa -> Lê Duẩn -> quẹo phải Mạc Đỉnh Chi..... Bảo đảm không kẹt xe.
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Trong TP.HCM Ngày Hội TV-VT đã diễn ra thành công vượt quá mong đợi. Đến bây giờ mình vẫn còn chưa "thoát" khỏi cái không khí ngày hôm qua.Hình chụp chưa tập trung được  để làm tường thuật, xin mượn tạm bài báo của báo Tuổi Trẻ Online . (Chỉ nói về hoạt động buổi sáng)
    ---------------
    Ngày hội thiên văn vũ trụ

    [​IMG]

    Các kính thiên văn được giới thiệu tại ngày hội.
    TTO - Hôm nay, 7-10, Viện Vật lý TP.HCM phối hợp với CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM tổ chức Ngày hội thiên văn vũ trụ dành cho SV-HS.
    Có gần 200 bạn trẻ đến từ các trường ĐH, THPT trong thành phố đã tham dự buổi nói chuyện về thiên văn, vũ trụ và những hiểu biết mới nhất của con người về lĩnh vực đó.
    Tại ngày hội các bạn trẻ còn được phóng tên lửa nước, được xem và nghe giới thiệu về các loại kính thiên văn, quan sát bầu trời bằng kính thiên văn?
    Hoạt động này nằm trong tuần lễ  ?oThế giới với vũ trụ?  (từ ngày 4 đến 11-10) hằng năm của Liên Hiệp Quốc.
    Bạn Nguyễn Anh Tuấn, chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM, cho biết: ?oHằng tháng, chúng tôi thường tổ chức nhiều hoạt động dành cho các bạn trẻ yêu thích khoa học vũ trụ, các bạn trẻ quan tâm có thể xem thông tin tại www.vietastro.org?.
    Một số hình ảnh về ngày hội thiên văn, các bạn trẻ tham gia ngắm bầu trời qua kính thiên văn:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    M.KHÔI
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ngày hội thiên văn vũ trụ thu hút học sinh tham gia

    00:38'' 08/10/2007 (GMT+7)


    (VietNamNet) - Ngày 7/10, Ngày hội thiên văn vũ trụ đã được Viện Vật lý TP.HCM và Câu lạc bộ  (CLB) Thiên văn nghiệp dư TP.HCM tổ chức. "Ngày hội..." đã thu hút hàng trăm bạn trẻ ở  TP.HCM và một số tỉnh thành lân cận tới tham gia.

    [​IMG]


    Hào hứng theo dõi các nhà khoa học giới thiệu về các vì sao (Ảnh: V. Giang)Tại ngày hội nói trên, đã có hàng trăm bạn trẻ đăng ký làm thành viên CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM.
    Đây là câu lạc bộ đầu tiên ở TP.HCM dành cho các bạn trẻ yêu thích môn thiên văn. CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM mới chính thức hoạt động 4 tháng. Thành viên tham gia CLB có thể trao đổi thông tin, kiến thức cùng các hoạt động thực hành  nhằm mở mang hiểu biết về thiên văn học.
    Hiện CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM có một website tại địa chỉ www.vietastro.org
    Trong khuôn khổ buổi hội thảo của Ngày hội thiên văn vũ trụ , các bạn trẻ đã được nghe và trao đổi cùng các Giáo sư, Tiến sĩ Đoàn Mộng Giao (Viện Vật lý), Thạc sĩ Trần Quốc Hà (ĐH Sư phạm TP.HCM), giáo viên môn thiên văn Đỗ Thành Tương (Trường Lê Hồng Phong, trường THPT duy nhất có dạy bộ môn này) và những khách mời danh dự về lịch sử hàng không vũ trụ, hoạt động của thiên văn nghiệp dư trên thế giới.

    [​IMG]


    Đông đảo bạn trẻ nghe thuyết trình về thiên văn học, môn học dạy cách khám phá bầu trời và các vì sao (Ảnh: V. Giang)Theo Thạc sĩ Trần Quốc Hà (Hội Thiên văn Việt Nam), qua "Ngày hội..." này, có thể thấy một nhu cầu có thật của giới trẻ: nhu cầu khám phá bầu trời, tìm hiểu thiên văn, vũ trụ.
    Tuy nhiên, so với nhiều nước, ở Việt Nam ngay cả những chuyên viên nghiên cứu thiên văn còn gặp nhiều khó khăn. Còn các bạn trẻ lại càng gặp nhiều khó khăn hơn do thiếu phương tiện (kính thiên văn quan sát bầu trời), chưa được học kỹ về thiên văn dưới mái trường phổ thông.
    Trong Ngày hội thiên văn vũ trụ, một chương trình phóng tên lửa nước giới thiệu mô hình và phóng biểu diễn do các bạn trẻ Trường THPT Lê Hồng Phong thực hiện.
    Các bạn trẻ cũng được giới thiệu về các loại kính thiên văn và cách sử dụng.
    Ngày hội thiên văn vũ trụ được tổ chức từ 7 giờ sáng đến hơn 20 giờ nhưng vẫn cuốn hút đông đảo hàng trăm bạn trẻ tham dự từ đầu đến cuối.
    * Trong khi đó, tại Hà Nội, vào chiều 7/10, Viện Vật lý Việt Nam, phối hợp với CLB Thiên văn trẻ cùng với hơn 50 bạn trẻ yêu thích thiên văn cũng đã tổ chức Ngày hội thiên văn vũ trụ Việt Nam.
    [​IMG]


    Các bạn trẻ ở Hà Nội hào hứng với việc chuẩn bị phóng tên lửa mô hình lên bầu trời  (Ảnh: P. Lê)Bàn về vấn đề học tập, nghiên cứu và phát triển thiên văn ở Việt Nam hiện nay, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải chia sẻ: Với một đất nước nhỏ bé, có nền kinh tế kém phát triển, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến ngành thiên văn học. Cần phổ cập thiên văn học ở các trường đại học, cao đẳng!
    Anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch CLB Thiên văn học trẻ cho biết, ước tính, cả nước có khoảng 2.000 người yêu thích thiên văn học, trong đó, có khoảng 100 người thực sự có điều kiện tìm hiểu về lĩnh vực này.
    Trong hai năm gần đây, các trường cao đẳng - đại học đã bắt đầu dạy bộ môn thiên văn.
    Tuy vậy, thiên văn học vẫn chưa được chú trọng và còn nhiều hạn chế do điều kiện kinh tế - kỹ thuật kém phát triển. Công nghệ liên quan tới ngành thiên văn còn rất hạn chế, có thể nói hầu như không có.
    Các thiết bị phần lớn phải mua từ nước ngoài với giá thành cao (thiết bị rẻ nhất khoảng 200-500USD). Do giá thành cao nên các nhà thiên văn nghiệp dư đã tự chế tạo kính thiên văn (với ống kính làm bằng nhựa PVC), có giá từ vài chục ngàn đến 1 triệu đồng) để quan sát bầu trời, do đó hiệu quả không cao?
    Anh Đặng Vũ Tuấn Sơn nêu kiến nghị, ngành thiên văn ở Việt Nam cần được quan tâm hơn nữa để phát triển, đề nghị mọi người cần nỗ lực hơn nữa để đưa ngành thiên văn học nước nhà đi lên.

    [​IMG]


    Tên lửa mô hình đã lắp ráp xong và chuẩn bị phóng lên bầu trời (Ảnh: P. Lê)Cũng vào chiều 7/10, Chủ tịch CLB Thiên văn Đặng Vũ Tuấn Sơn và cố vấn Vũ Trọng Thư đã chia sẻ kinh nghiệm quan sát bầu trời, giới thiệu về kính thiên văn tự chế. Sau đó, những người tham dự Ngày hội thiên văn vũ trụ đã di chuyển đến địa điểm phóng mô hình tên lửa tại sân vận động Mỹ Đình.
    Quả tên lửa này do anh Vũ Trọng Thư, tự mua ở Mỹ bằng tiền túi với giá 50USD.
    Anh Vũ Trọng Thư đã chuẩn bị đầy đủ các thiết bị như: bệ phóng, hệ thống khai hỏa, thước tính vị trí đo góc (dùng thước đo góc xác định vị trí góc nhìn) để biểu diễn phóng tên lửa cho mọi người xem.
    Đây là quả tên lửa đẩy, không phát nổ, không định vị. Khi lên đến độ cao 200?"500m, nó tự bung dù và rơi xuống. Tên lửa đạt độ cao cực đại của nó vào giây thứ 5 sau khi phóng và sau 15-20 giây, nó sẽ chạm đất.



    Vinh Giang - Phan Lê 
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Thông báo cho các bạn ở TP.HCM
    Vào thứ 4 này vào lúc 9h sáng
    Liên Hiệp Các Tổ Chức Hữu Nghị
    Liên Hiệp Các Hội Khoa Học - Kỹ Thuật
    Hội Hữu Nghị Việt Nga - Hội Vật Lý
    Sẽ Tổ Chức
    Buổi Họp Mặt Kỉ Niệm 50 Năm - Ngày Liên Xô Phóng Vệ Tinh Nhân Tạo Đầu Tiên
    Địa Điểm : Hội Trường Lầu 2 , Nhà Hữu Nghị TP, 31 Lê Duẩn, Q1
    Có sự góp mặt của:
    GSTS Nguyễn Ngọc Giao
    GSTSKH Lê Minh Triết .
    .....
    Các bạn nếu có thời gian có thể đến tham gia buổi giao lưu
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    http://www11.dantri.com.vn/nhipsongtre/2007/10/200482.vip
    ---------------------------
    Đọc bài này có thể thấy được sự thành công của Space Week năm nay
    ---------

    (Dân trí) - Môn Vật lý thời trung học phổ thông với một chút xíu kiến thức về thiên văn học đã không làm thỏa mãn niềm say mê bầu trời của nhiều bạn trẻ. Hiếm người theo đến cùng niềm say mê ấy. Nhưng khi có điều kiện, các bạn trẻ lại thổi bùng lên ngọn lửa đam mê không gian trong trái tim mình.
    Ngày hội thiên văn vũ trụ tổ chức vào sáng ngày 7/10 tại TPHCM đã kéo nhiều gương mặt trẻ đầy niềm háo hức đến chật kín hội trường. Đa phần trong số họ là những sinh viên, học sinh THPT. 11 giờ, khi mà ngày hội sắp kết thúc vẫn có vài em nhỏ hớt hải chạy vào hỏi hội trường nằm đâu.
    Đam mê không giới hạn tuổi
    Những nhà nghiên cứu thiên văn hay nói rằng: Thiên văn học khó lắm vì muốn hiểu nó phải có kiến thức cơ bản về vật lý. Nguyễn Nhật Minh có lẽ không cần nhiều khái niệm lắm để có thể thấu hiểu bầu trời. Với em, thiên văn là những ngày ngồi trên sân thượng lầu 5 ngắm những vì sao lung linh. Mặc dù, gần đây mẹ em hay cấm em lên đó vì trời hay mưa và gió thì to lắm.
    [​IMG]
    Nhật Minh nhỏ xíu bên kính thiên văn cùng các anh chị trong câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TPHCM.
    Có lẽ là người nhỏ tuối nhất đến với ngày hội thiên văn nhưng vẻ háo hức của Nhật Minh thì không kém ai cả. Nguyễn Nhật Minh, 12 tuổi, học lớp 7 trường THCS Trần Phú (TP Vũng Tàu). Nhà cách TPHCM 150km vì thế ngày từ 4 giờ sáng, chị Tô Lưu Hiền phải đón xe đưa em lên thành phố cho kịp dự ngày hội. Nhỏ xíu nhưng cặp mắt lanh lẹ và sáng như vì sao, Minh chạy lăng xăng sờ mó và ghé nhòm những ống kính thiên văn.
    Cách đây 2 năm, sau khi xem phim về thiên văn, Nhật Minh bắt đầu thích thú ngắm trăng sao. ?oCứ nhìn thấy cuốn sách nào về thiên văn là cháu vồ lấy?, Minh nói. Mẹ em thì kể có lần không thấy con đâu, kiếm mãi thì thấy Minh ngồi thu lu một mình trong đêm tối mịt trên sân thượng lầu 5 của căn nhà. Nhiều khi lo quá phải trèo lên ngồi chung với con: ?oMinh sinh vào ngày nhật thực 24/10/1995 nên có lẽ cháu nó thích thiên văn?, mẹ Minh nói.
    Minh khoe em quan sát và vô tình thấy được vệ tinh bay trên bầu trời. Lúc đầu em tưởng là sao băng nhưng khi kể cho anh Tuấn, chủ nhiệm CLB thiên văn nghiệp dư TPHCM thì em mới biết. Nhờ mẹ lên TPHCM mua ngay một kính thiên văn 600 ngàn, Minh háo hức nhìn sao nhưng lúc đầu không biết nên phải nhờ anh Tuấn chỉ cho góc độ nhìn.
    Minh cứ háo hức nhìn những kính thiên văn: ?oChú bán kính cứ bảo là kính thiên văn nhưng theo cháu đó chỉ là kính viễn vọng thôi?, Minh nói đầy tự tin. Hỏi mai sau có đi vào nghiên cứu thiên văn không, Minh le lưỡi: ?oTheo thì hơi khó vì nghề này cần nhiều tiền đấy. Cháu chỉ mê kính thiên văn xịn một chút để xem cho đã?.
    Không thi đại học vì không có ngành thiên văn
    Chuyện của Nguyễn Thị Kim Thoa, 21 tuổi nghe cứ như bịa. Năm lớp 11 sau khi xem phim Thiên thạch, Thoa ?ochết? với đam mê quan sát bầu trời. Em nói: ?oCó người thích chế tạo kính thiên văn còn em thì chỉ thích quan sát bầu trời, trăng và sao thôi?. Cũng như Nhật Minh, ra đường thấy cuốn sách về nào về thiên văn là em mua lấy. ?oSách kiến thức phổ thông về thiên văn thì nhiều mà giáo trình thì ít quá?, Kim Thoa cho biết.
    Năm 12, sau khi thi tốt nghiệp trường THPT Lê Thị Hồng Gấm (quận 3, TPHCM), em loay hoay tìm trường nào có ngành thiên văn để đăng kí học. Nhưng cách đây 3 năm và đến bây giờ, chẳng có trường đại học nào đào tạo ngành này. Chán, vậy là không thi đại học nữa. Em đi làm trong một quán bán thức ăn nhanh và làm thêm những công việc thời vụ khác. Niềm đam mê bị lãng quên một thời gian.
    Cách đây 1 năm, Thoa mê thiên văn lại. Kim Thoa nói: ?oNếu bây giờ số người quan tâm đến thiên văn học nhiều như ngày trước thì đỡ quá. Nhưng em quyết định rồi, thiên văn học chỉ là nghề tay trái vì để đeo đuổi nó cần có kiến thức về vật lý tốt. Ngoài niềm đam mê thì phải xét đến khả năng của mình?.
    Năm nay, Thoa đang ôn thi đại học và em sẽ chọn một ngành xã hội nào đó như quan hệ quốc tế, ngữ văn anh hay nhân học. Em bảo không hề hối tiếc vì bỏ lỡ 2 năm học đại học vì thời gian này cho em sự lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn hơn.
    Sáng 7/10, từ nhà ở quận 8, Thoa đi qua quận 1 để tham gia ngày hội thiên văn. Cuối buổi đã thấy em làm thủ tục đăng kí thành viên câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TPHCM.
    Hiếu Hiền

Chia sẻ trang này