1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỹ sư có thể là nhà quản lý?

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi lyenson, 10/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Những cái hay cái giỏi đó từ ở năng khiếu nào mà ra?
  2. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Phẩm chất để làm nhân sự
    Các công ty trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh nhau trên mọi phương diện. Cạnh tranh về nguồn nhân lực là một xu thế mới ở các công ty hiện nay. Các công ty tỏ ra quan tâm về chất lượng hơn là số lượng của nhân viên công ty và sẵn sàng trả các mức lương cao để thu hút nhân tài.
    Thông thường mọi người thường hay nhầm lẫn giữa Quản trị nhân sự (Personnel management) với Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management ).
    Quản trị nhân sự là thực hiện các tác vụ hàng ngày như việc chấm công, tính lương, sàng lọc và tuyển dụng nhân viên mới, thực hiện các công việc hành chính liên quan đến công việc nhân sự như mua bảo hiểm, làm hợp đồng lao động.
    Quản trị nguồn nhân lực bao gồm cả hoạch định và thực hiện các chiến lược phát triển nguồn nhân lực, thu hút các nhân tài về làm việc cho công ty, thường là công việc của các giám đốc nhân sự, quản lý chung.
    Không ít người nghĩ công việc nhân sự là một công việc nhàm chán. Điều này là đúng với đa số các công ty nhưng càng ngày cái nhìn về vai trò của người làm nhân sự đã thay đổi.
    Ở các công ty có tầm cỡ, người làm công tác nhân sự không chỉ làm các công việc thuần tuý như trên mà còn phải có một cái nhìn tổng quát trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Họ đòi hỏi phải có một kiến thức tổng quát không chỉ về lĩnh vực nhân sự mà còn phải có kiến thức tốt về các ngành và lĩnh vực liên quan, vì họ không chỉ thực hiện các tác vụ liên quan đến quản lý nhân sự trong phạm vi thẩm quyền mà còn là sự hỗ trợ mạnh mẽ cho các phòng ban khác và cả công ty.
    Sẽ không có các quyết định đúng, chính xác nếu người ra quyết định không có đủ kiến thức hoặc hiểu biết về vấn đề đó. Họ phải nhận xét nhạy bén về các thay đổi trong cơ cấu công ty để có các kế hoạch hoặc đề xuất phù hợp tối ưu hoá hệ thống. Họ phải có một con mắt nhìn người chính xác để không bỏ sót nhân tài, phải công minh như một quan toà trong quá trình tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực.
    Những người làm nhân sự đều hiểu rõ mức độ quan trọng của nguồn nhân lực trong hoạt động của công ty. Do đó, không thể phát triển một nguồn lực tốt nếu thiếu những người làm công tác nhân sự tốt.
    Không chỉ riêng những người làm công tác nhân sự mới trang bị các kiến thức, kỹ năng quản lý cần thiết, mà những người làm công tác quản lý chung, trưởng bộ phận các phòng ban vẫn phải làm công tác nhân sự trong phạm vi quản lý của họ để thúc đẩy, tạo động lực cho các nhân viên cấp dưới cùng đạt được mục tiêu chung.
    Hơn nữa, một yếu tố quan trọng không kém là kiến thức về tâm lý và động viên của những người làm công tác nhân sự. Họ phải hiểu rõ tất cả các thành viên trong công ty, có các hành động thích hợp cho từng đối tượng. Không thể xếp cho 2 nhân viên có tính khí nóng nảy hay không hợp tính nhau cùng làm việc chung một đội, hay 2 người có tính khí trầm lặng, ít nói làm việc với nhau. Trong cả hai trường hợp đều tiềm tàng các khả năng xung đột hoặc là bùng nổ hoặc là ngầm.
    Người làm nhân sự giỏi là một nhà quản lý giỏi. Họ biết cách khuyến khích động viên, hiểu nhân viên muốn gì và thoả mãn được các yêu cầu của họ. Kết quả là không cần phải đe doạ hoặc dùng biện pháp mạnh, các nhân viên vẫn làm việc cật lực, nâng cao hiệu quả hoạt động.
    Theo tổng hợp kinh nghiệm từ Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân lực L&A, có thể liệt kê các đặc điểm nỗi bật của những người làm công tác quản lý nhân sự như sau:
    - Sáng suốt và bình tĩnh trong việc ra quyết định. Thông thường nếu không có sự cấp bách thì các quyết định của họ được thực hiện dựa trên các dữ kiện được thu thập, các quyết định mang tính lý trí được hạn chế.
    - Linh hoạt, chủ động trong việc dàn xếp các vấn đề, các xung đột mâu thuẫn về tính cách giữa các nhân viên.
    - Kiến thức rộng về chuyên môn và các lĩnh vực có liên quan. Họ luôn cập nhật và tăng cường khả năng hiểu biết của mình.
    - Có tầm nhìn chiến lược về định hướng phát triển của công ty, nhạy bén trong việc phát hiện, đầu tư phát triển tài năng nhân lực.
    - Thưởng phạt đúng lúc với các chế độ, chính sách khen thưởng rõ ràng.
    - Có tư chất thu phục nhân tâm.
    (Theo Lao Động)
  3. Moc_tui

    Moc_tui Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Nói về CEO... tôi thua các bác! Nhưng tự nhìn lại mình....sao thấy giống CEO....có lẽ cũng phần nào do chịu khó quan sát người khác làm CEO , tự mình rút ra bài học và ghi nhớ vậy. cảm giác đầu tiên của mình khi nghĩ về CEO là : CEO phải có thần thái, phải có uy, có tướng mạo, nếu không có nó dường như anh có tài giỏi mấy về chuyên môn thì anh vẫn chỉ là chuyên môn, dưới con mắt mọi người, anh ko có sự nổi bật, không có sự phục tùng một cách kính nể!
    Làm CEO giỏi phải là người quản lý có đầy đủ các yếu tố như các bác đã nêu. Chứ làm CEO để lấy danh hão....nhiều lắm các bác ạ....phá sản như chơi!
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    CEO trông coi đủ mọi việc, cả đối nội và đối ngoại, chứ không
    chỉ nhân lực (đối nội) mà thôi.
    Phòng nhân lực (Human Resource Department -- HRD hay
    chỉ HR mà thôi) chỉ là một phòng trong công ty. Ngoài ra, công
    ty còn có các phòng khác như Bán hàng (Sales Department)
    phòng nghiên cứu sản phẩm mới (Research and Development
    hay R&D), và ở công ty sản xuất còn có các phân xưởng có
    nhiều công nhân nữa, vân vân.
    Chẳng thể nào nói phòng nào bộ môn nào quan trọng hơn bộ
    môn nào được, cũng như trong thân thể chúng ta, nói mắt
    quan trọng hơn tay được chăng? Một công ty các bô, môn khập
    khiễng vẫn làm việc được, như một người tàng tật vẫn sống
    khoẻ mạnh, và làm được việc, nhưng không thể nào so với
    những người có đầy đủ các bộ phận, và các bộ phận lại tốt .
    Nói về CEO, chúng ta nhấn mạnh vào tài năng toàn diện chứ
    không chỉ bàn về tài năng ông hay bà trưởng phòng nhân sự .
    Được CoDep sửa chữa / chuyển vào 20:01 ngày 15/10/2006
  5. TuLa

    TuLa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Nói nhiều mà làm gì các bác,
    cái quan trọng là ở môi trường công tác; Bác có tài cán bằng trời mà cái tài của Bác không hợp gu với cái "lệ" của môi trường ấy thì cũng chỉ là cái gai trong mắt họ thôi.
    u?c tula s?a vo 20:08 ngy 16/10/2006
  6. TuLa

    TuLa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Anh hùng chẳng chết vì đao
    Chết vì ngọn giáo to bằng cái Kim

Chia sẻ trang này