1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ký sự Sài Thành

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi Doan_Chi_Thuy_new, 05/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Ký sự Sài Thành

    TRANG 1

    Dân nhập cư kiệt lực vì sinh kế
    Ca sĩ Hà Nội "hết thời" ở trời Nam
    Mùa nóng lang thang những quán cà phê Sài Gòn...
    Các nhóm hát ?ođua? nhau bằng CD
    Đêm của cậu ấm cô chiêu
    Họp ở tổ dân phố
    Nhức nhối nạn "xe ôm tặc" ở TP Hồ Chí Minh
    "Cô Duyên" Việt Nam
    Phố Đông Y

    TRANG 2

    Gian nan nghề bắt chó chạy rông
    Sanh đêm
    Loạn tiếp viên!
    Đến Bình Chánh thăm xóm mù
    Ma-ra-tông... "vé dò"
    Đi thang máy ở Sài Gòn
    Ăn đêm Sài Gòn

    Được doan chi thuy sửa chữa / chuyển vào 02/08/2002 ngày 13:11
  2. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Dân nhập cư kiệt lực vì sinh kế

    Ngoan (người Quảng Ngãi), thợ may tại một cơ sở tư nhân ở TP HCM, cho biết sau 18 tháng làm việc với hai bữa cơm hàng ngày và hai bộ quần áo/năm, cô nhận lương 3 triệu đồng. Công việc bắt đầu từ 6h30 sáng, gồm cắt, may, gấp... liên tục tới 22h, chỉ nghỉ đúng 20 phút ăn trưa.
    Vì nghèo khó, những người như Ngoan phải lặng lẽ chấp nhận đồng lương rẻ mạt, bệnh nghề nghiệp và cả những lời thóa mạ. Phần lớn họ làm việc với hợp đồng miệng ở các cơ sở may mặc, in nhuộm, cán sắt, phụ hồ... Có người làm kiệt sức mà không được trả công nếu đụng phải những ??ocứu tinh giả hiệu???. Thành, người Hà Nam, vào Nam làm thuê 2 năm nay. 2 tháng đầu, anh nai lưng khuân gạch, trộn hồ nhưng không được lĩnh lương vì người giới thiệu chỗ làm cho anh đã trừ vào tiền tàu xe và ăn uống hằng tháng. Thành bỏ xuống Cần Giờ làm thợ tôm. Hết 2 vụ, ông chủ bán đầm rồi ??oxù??? thẳng.
    Nhiều em nhỏ ở quê cũng tham gia vào lực lượng lao động nhập cư. Hai chị em Trần Thị Mỹ 14 tuổi và Trần Thị Nga 16 tuổi quê ở Trảng Bàng, Tây Ninh vào học nghề ở một tiệm may với lương khởi điểm 300.000 đ/tháng. Tuy nhiên, gần 2 năm qua, các em vẫn chỉ là thợ ráp hàng gia công, có khi phải làm việc đến 1-2 h sáng. Lương của các em bị ??ocấu véo??? vào phí điện, nước và nghỉ ngơi hết 50.000 đ/tháng/người; thỉnh thoảng lại bị trừ lương vô lý. Hiện ở các quận vùng ven như Tân Bình, Gò Vấp, Bình Chánh có hàng nghìn em nhỏ làm trong các cơ sở in nhuộm, thu mua phế liệu, hàn xì kim loại... với mức lương trung bình 200.000 - 400.000 đồng/tháng.
    Ông Trương Sĩ Ánh, chuyên viên nghiên cứu dân số và các vấn đề xã hội Viện kinh tế TP HCM, nhận xét: ??oVũ khí lợi hại nhất để cạnh tranh của người lao động nhập cư chính là chấp nhận làm việc giá rẻ. Phải nhanh chóng có những biện pháp bảo vệ quyền lợi cho người nhập cư. Chẳng hạn, các cơ sở phải bảo đảm chỗ ở tối thiểu (diện tích, điện, nước, phòng vệ sinh...), giờ làm, chế độ ăn trưa... Phạt thật nặng những đơn vị vi phạm???.
    Ông Nguyễn Hoàng Khánh, Trưởng phòng lao động tiền lương, tiền công, Sở LĐTB&XH TP HCM, khẳng định việc trả lương cho lao động thấp hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu là vi phạm pháp luật. Về phía người lao động, họ phải biết cách tự bảo vệ mình. Nếu bị xử ép hoặc tước đoạt công sức thì phải liên hệ với các cơ quan chức năng để được giúp đỡ. Nếu không có những sự vụ cụ thể thì các cơ quan cũng bó tay.
    Theo ông Trần Danh Vĩnh, chủ một cơ sở may tư nhân ở quận Tân Bình: ??oNên lập một hiệp hội hay liên đoàn của những người lao động nhập cư, gồm những người tư vấn nghề nghiệp, luật pháp, giới thiệu việc làm, chỗ ở. Hiệp hội có nhiệm vụ chuyển các yêu cầu của người lao động đến các cơ quan cần thiết".
    (suu tam)
  3. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Ca sĩ Hà Nội "hết thời" ở trời Nam
    Trong khi ở TP HCM, ca sĩ trẻ nổi lên hàng ngày, thi nhau ra Bắc chinh phục khán giả thì dòng chảy các giọng ca thủ đô vào Nam gần như chững lại. Theo một nhà tổ chức biểu diễn, chuyện này là do các ca sĩ Hà Nội không đổi mới mình, đóng khuôn trong phong cách cũ.
    Xu hướng làm show ca nhạc lớn hoành tráng ở Sài Gòn bây giờ thu lại trong phạm vi các chương trình riêng của ca sĩ ngôi sao và vài chương trình có tính thường niên như Duyên dáng Việt Nam, Làn Sóng Xanh. Chi phí cao khiến nhiều nhà tổ chức ngần ngại khi mời ca sĩ ăn khách từ Bắc vào. Những ca sĩ "Sài Gòn hoá" như Hồng Nhung, Bằng Kiều, Tuấn Hưng thì khán giả đã biết vị cả rồi, còn đặc sản Hà Nội khác thì lâu rồi chưa thêm món nào mới, quanh quẩn vẫn là Thanh Lam, Thuỳ Dung, Thu Phương - Huy MC, Minh Ánh - Minh Anh. Có một người miệt mài thay đổi thì sự đổi mới ấy lại hơi nặng gu đối với dân Sài Gòn. Đó là trường hợp của ca sĩ Trần Thu Hà và album Nhật thực. Một ca sĩ trẻ từ trong Nam lần đầu ra Hà Nội diễn hồi tháng 4 quả quyết, Nhật Thực sẽ không thành công ở Sài Gòn. Tuy nhiên, cũng có ý kiến lạc quan cho rằng, đôi khi sự tò mò có thể làm nên chiến thắng cho một show diễn và album. Nhưng cách đây chưa lâu, khi Hà Trần hát Dệt tầm gai ở chương trình Những dòng sông tình tự trong TP HCM, nhiều khán giả đã bỏ về.
    Vào những năm 1995, 1996, ca sĩ nào từ thủ đô vào Nam tức khắc thành sao ngay như Mỹ Linh, Thu Phương, Tam ca 3A... Điều đó đã thúc đẩy những giọng ca khác quyết định chọn nơi đây làm đất đóng đô. Sau không khí tưng bừng ban đầu, bây giờ chỉ là sự im ắng. Quang Linh chủ yếu đi diễn tỉnh hoặc đôi khi chạy show hải ngoại, Bằng Kiều gần như mất tăm dù hát vẫn hay nhưng không hiểu sao chẳng thấy chương trình lớn nào mời, Tuấn Hưng chăm chỉ cày trong bar, tụ điểm... Gần đây khi Tấn Minh thổ lộ ý định vào Nam, các nhạc sĩ đàn anh khuyên ngay: ??oỞ lại Hà Nội mà giữ lấy cái tên!???. Minh Quân xem ra có vẻ ăn nhất ở trong đó, mỗi lần vào là các phòng trà, tụ điểm thi nhau mời, nhưng anh không có ý định ở hẳn trong Nam: "Mình không bỏ Hà Nội, không thể mạo hiểm được".
    Nhiều nhà tổ chức biểu diễn cho rằng, sở dĩ các ca sĩ phương Nam ngày càng thắng thế ca sĩ Hà Nội là do họ luôn có chiến dịch tiếp thị rất chu đáo. Trong khi nhiều giọng ca phải tính đến chuyện ra đĩa đơn để cập nhật bài mới thì các đàn chị ngoài Bắc vẫn tà tà làm việc. Tất nhiên, sự chậm trễ ấy có lý ở góc độ kỹ lưỡng, nhưng khó thỏa mãn được công chúng đông đúc như ở TP HCM. Chính khán giả Hà Nội vốn bình lặng cũng đã mệt mỏi khi Mỹ Linh liên tục hát Tóc ngắn, Thu Phương mãi diện áo may ô, Thanh Lam không dứt được áo thổ cẩm và bài Đố tình.
    (Theo Tiền Phong)
  4. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Mùa nóng lang thang những quán cà phê Sài Gòn...
    Có lẽ TPHCM là nơi có nhiều hàng quán nhất. Chỉ riêng các quán cà phê thôi đã không thể thống kê nổi cả thành phố có bao nhiêu quán. Qua một đêm thức dậy, người dân lại thấy ở con đường nọ, con hẻm kia mọc thêm một quán cà phê. Cà phê máy lạnh, cà phê sân vườn, cà phê bờ sông, cà phê nhạc sống, cà phê bar...
    Từ những quán cà phê theo phong cách
    Cà phê theo phong cách được chia làm nhiều dạng khác nhau. Dạng thường thấy là nhạc compact disc nhắm vào ?ogu? nhạc của một số đối tượng. Riêng dòng nhạc tiền chiến cũng có tới mấy quán. Bạn muốn thưởng thức giọng ca của các ca sĩ Thái Thanh, Mai Hương, Duy Trác, Sĩ Phú, Tuấn Ngọc? có thể tới các quán cà phê nằm trên đường Lê Văn Sĩ, hẻm Hoàng Văn Thụ, Phạm Văn Hai? Các quán này có ưu thế sân vườn rộng, thoáng đãng. Tuy ở tận trong hẻm sâu nhưng nhiều buổi cuối tuần khách đến trễ không có chỗ ngồi. Một quán khác có cái tên khá trừu tượng ?oHình như là?? nằm trên đường Nguyễn Đình Chính cũng là điểm hẹn của nhiều bạn trẻ. Nghe đâu chủ quán là một kiến trúc sư vì thế mô hình quán được xây dựng khá đặc biệt. Tuy diện tích không lớn, song, người thiết kế đã biết tận dụng không gian nhỏ hẹp bên hông quán tạo thành những góc ngồi rất riêng. Những dây leo, giò hoa, gốc cây, màu sắc, chất liệu những viên gạch lát ở các góc đều tạo cho mỗi vị trí ngồi một nét đặc trưng. Thêm vào đó, quán còn tạo ấn tượng bằng việc đưa ra những cuốn sổ tay để khách ghi lại cảm tưởng, hay viết lại những dòng tâm sự gửi tới bạn bè?
    Chạy xuống vài trăm mét nữa, nằm ngay mặt đường Nguyễn Văn Trỗi là quán với cái tên đậm ấn tượng ?oChợt nhớ?. Ngay từ khâu gửi xe vào quán cũng cho thấy một phong cách phục vụ đầy vẻ chuyên nghiệp. Lối vào quán đậm chất lãng mạn với màu sắc rực rỡ của các giò hoa được đặt mua tại nhà vườn Đà Lạt. Bạn có thể chọn góc ngồi phía ngoài mang tính sân vườn hay trên sân thượng để hưởng khí trời. Buổi tối ở đây lung linh ánh sáng của những ngọn đèn trang trí. Nếu thích không khí sôi nổi thì bạn có thể chọn phòng máy lạnh phía trong quán, ở đó nhạc được mở hết volume? Một quán nữa mới mở được vài tháng nay tại góc đường Trần Cao Vân ?" Mạc Đĩnh Chi cũng khá đông khách. Có lẽ yếu tố thu hút khách chính ở cái tên A.Q. Nhiều khách hàng đã thắc mắc với chủ quán ?oA.Q đây có phải là anh chàng trong tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lỗ Tấn??. Hóa ra chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Với khuôn viên khá đẹp và theo nhiều người cho biết ngôi nhà này là một trong những ngôi nhà cổ nhất của thành phố. A.Q nhanh chóng được xếp vào một trong số những quán tạo được sự chú ý đối với khách hàng. Thêm một quán vừa khai trương chưa lâu nhưng cũng rất đông đó là Window?Ts nằm ngay góc Hồ Con Rùa. Lượng khách đến quán này mỗi tối khiến không ít quán ở xung quanh phải ganh tị. Cái tên Window?Ts khiến nhiều người tưởng đây là quán cà phê sử dụng dịch vụ vi tính. Hóa ra không phải thế, trong cấu trúc xây dựng, điểm nhấn của quán nằm ở những khung cửa sổ, thậm chí phía trên trần quán được trang trí bởi những khuôn cửa sổ góc cạnh vuông vức. Cầu thang lên xuống bằng đá khá rộng cũng tạo cho quán vẻ sang trọng?
    ?cho tới những quán bar ấn tượng
    Dạng thứ hai khá phổ biến của các quán cà phê được xây dựng theo phong cách nhưng ở cấp độ cao hơn đó là các quán bar. Kết hợp với việc tạo ấn tượng trong lối bài trí quán, âm nhạc trong các quán này được chú trọng đặc biệt đó phải là nhạc sống ?olive music?. Bar Gió Bắc ở góc đường Phạm Ngọc Thạch, là một nơi lý tưởng cho những người muốn tìm cho mình giây phút riêng tư. Từ những ô cửa kính trên cao, bạn có thể phóng tầm mắt đến đỉnh chóp của Nhà thờ Đức Bà, hay nhìn bao quát cả khu Hồ Con Rùa với những tia nước phun cao, những cặp tình nhân đứng xung quanh?Và từ một góc nhỏ trong quán, vài ba nhạc công tấu lên những bản Romantic thật êm đềm, da diết.
    Thời gian không trở lại, nhưng cảm giác đó dường như lại không đúng khi đến với ?oYesterday? (Nguyễn Đình Chiểu). Ở đây khoảnh khắc của ngày hôm qua đang được níu giữ. Ngoài những vật dụng bài trí như xe cổ, chiếc cân cổ, đồng hồ cổ quay ngược? cùng với cách bài trí, những bộ bàn ghế lạ mắt. Không biết chủ quán muốn tìm kiếm một phong cách lạ hay sự hoài niệm đối với quá khứ. Âm nhạc cũng là những ca khúc bất hủ của thập niên 60, các nhạc công piano, violon? và cả những ca sĩ với chất giọng không kém gì chuyên nghiệp. Chiếc ròng rọc kéo ca sĩ lên xuống khiến cho sân khấu nhạc ở đây khác hẳn những nơi khác. Ngoài những đêm nhạc thường kỳ, Yesterday còn thường xuyên tổ chức những đêm nhạc theo chủ đề. Đêm ?oValentine?Ts day?, đêm ?oHoài niệm cùng hạc giấy?, đêm tưởng nhớ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?
    Và cuối cùng muốn tìm cho mình một cảm giác hoàn toàn mới lạ khó mà bỏ qua Carmen Bar (Lý Tự Trọng). Carmen lạ ngay từ cái nhìn đầu tiên khi bắt gặp bề ngoài của quán. Lạ từ cái lối đi nhỏ được xếp chồng bằng những viên đá cho tới khung cửa khiến khách phải cúi lom khom để bước vào quán. Chui qua cái cửa ấy cảm giác giống như mình bước vào một hang động ngay trong lòng thành phố. Những mảng tường gạch nham nhở, những sợi rơm rạ như vô tình vương vãi, những tấm lưới giăng ngang và đặc biệt là những chiếc bàn trông như những thùng rượu nằm rải rác trong quán tạo cho quán một nét đặc biệt. Tuy nhiên, phải đến khi âm nhạc tấu lên bạn mới hiểu được tại sao lại có cảm giác vừa quen vừa lạ khi bước chân vào đây. Chất nhạc của Nam Mỹ như một thứ chất kích thích làm bạn như bị cuốn vào nó và thả hồn về một vùng đất xa xôi. Nhạc cụ chính của dàn nhạc đậm chất du mục này là những cây ghita thùng, bên cạnh đó còn có bộ gõ, bonggo? Và những giọng ca thì quả không thể pha trộn vào đâu được. Cô ca sĩ xinh đẹp với chất giọng cao vút và anh chàng ca sĩ người Chăm với chất giọng trầm khiến cho khách khó mà dứt chân ra về?
    Vẫn còn một số hạt sạn
    Khách hàng của các quán cà phê chủ yếu là giới trẻ, tâm lý thích lạ, độc đáo chính là yếu tố thu hút tầng lớp này. Tìm đến các quán cà phê để thư giãn, giải trí đang dần trở thành một nét văn hóa của giới trí thức trẻ thành phố. Tuy khá tốn kém song có thể nói đây là một trong những thú giải trí lành mạnh hiện nay được giới trẻ quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh nét đẹp văn hóa của việc tìm đến các quán cà phê thì hiện nay vẫn còn tồn tại những quán chọn khâu thu hút khách bằng loại hình giải trí thiếu lành mạnh. Thỉnh thoảng tại một số quán cà phê, bar H.T, N.S.T, C.N? khách phát hiện những bản nhạc rap với những lời lẽ thô tục, xuyên tạc được phát ra, những đoạn phim tình cảm trên mức cần thiết, hoặc những pha hành động mang tính bạo lực, và cả những màn trình diễn trang phục tắm quá ?omát mẻ?. Tất cả những hình ảnh này đều lấy từ những băng, đĩa lậu không được kiểm duyệt, hoặc lấy thẳng từ vệ tinh để phát? Những vũ điệu cuồng nhiệt, kích động của những nữ bartender trong những chiếc váy không thể ngắn hơn ở N.T? Vấn đề kiểm tra những CD,VCD nhạc, phim và các hoạt động văn hóa khác tại các quán lâu nay vẫn bị buông lỏng. Không ít nơi phục vụ nhạc sống bị khách phản ánh là ?otreo đầu dê bán thịt chó?, vì quảng cáo sẽ có những ca sĩ tên tuổi biểu diễn nhưng khách chỉ thấy toàn thấy những ca sĩ vô danh. Thậm chí hiện tượng quán dành riêng cho giới ?ogay? với những tối trình diễn thời trang đầy ?oấn tượng? cũng ngang nhiên hoạt động trước mắt các nhà quản lý văn hóa.
    Tất cả những điều này đã và đang là những hạt sạn của làm xấu đi hình ảnh của một thành phố hiện đại với nét đẹp của những quán cà phê trong đời sống văn hóa tinh thần của giới trẻ. Nó tạo nên hai hình ảnh trái ngược về hoạt động của những quán bar, cà phê trong thành phố. Và tất nhiên mặt trái này cần phải được loại bỏ.
    (Hà Giang)
  5. QUICK

    QUICK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2001
    Bài viết:
    1.809
    Đã được thích:
    0
    Các nhóm hát
    ??ođua??? nhau bằng CD
    Theo khảo sát của SGTT, hiện có khoảng gần 20 nhóm hát đang biểu diễn ở các sân khấu ca nhạc nhưng chỉ có khoảng 1/3 trong số đó có đủ năng lực để thực hiện album riêng cho mình. Điều đáng mừng là những nhóm như MTV, 1088, Mắt Ngọc, The Bells, Trio 666, Mây Trắng, Go on và D&D hội đủ điều kiện đó.
    Ý đồ tiếp thị giọng hát của mình bằng các chương trình CD được mỗi nhóm hát giải thích mỗi khác. Giọng ca Lê Minh của nhóm MTV nói: "Có những ca khúc MTV thể hiện ở các phòng trà, sân khấu ca nhạc rất ăn, nên việc ghi âm và đưa vào chương trình CD là một trong những biện pháp giúp cho nhóm ghi lại dấu ấn trong lòng người nghe". Ông bầu Thắng của nhóm 1088 giải thích: "Chương trình tiếp theo của nhóm 1088 không nhằm mục đích giới thiệu nhóm nữa mà phải đầu tư để nâng chất lượng của các ca khúc lên. Sẽ rất khó trụ lại ở thị trường khốc liệt này nếu không có những sản phẩm tốt". Cùng với việc đã chi hơn 100 triệu đồng cho chiến dịch sản xuất và phát hành CD mới có tên Nụ hôn đầu tiên, ông bầu này còn tính toán đến việc hợp tác với nhà văn hoá Thanh Niên để tạo cơ hội xuất hiện nhiều lần trong chương trình Câu lạc bộ chiều thứ 7, nơi có rất nhiều fan trẻ tuổi hâm mộ nhóm này.
    Trong tháng 5, tất cả các album sẽ đồng loạt có mặt trên thị trường. Ở thời điểm hiện nay các nhóm đang chạy đua ráo riết để đến lúc CD phát hành là cũng trùng với "điểm rơi??? biểu diễn của họ. Tự thân các nhóm hát đã phải nghĩ ra nhiều cách để tự tiếp thị cho sản phẩm mới của mình. Nhóm The Bells đang cố sắp xếp để có một buổi diễn giao lưu với khán giả sinh viên và đích ngắm của họ là sinh viên các trường mà họ hay biểu diễn phục vụ. Nhóm Mắt Ngọc và TyMyTy kết hợp với nhau để phát hành hành chung một CD theo kiểu "liên kết để tạo sức mạnh" và họ đã thành công khi đã có đến 3-4 album với những ca khúc học trò. Nhóm MTV, The Bells đều khá nhạy bén khi tận dụng trang web riêng của mình để quảng cáo trước cho sản phẩm, một việc làm mới trong kỹ thuật tiếp thị mà nhiều nhóm khác còn chưa để ý. Một thành viên của nhóm MTV nói họ đang đứng trước áp lực của các fans hâm mộ khi đã chat trên mạng rằng sẽ có xuất phẩm trong thời gian ngắn, nên ngay sau kết thúc phần ghi âm, cả nhóm phải mở máy chạy hết ga để đĩa sớm có mặt trên thị trường.
    Một trong những yếu tố cho thấy chính các nhóm hát này cũng điều nghiên kỹ khi quyết định ghi âm bài gì, của nhạc sĩ nào để giới thiệu với người hâm mộ. Các nhạc sĩ đang có nhiều ca khúc ăn khách hiện nay như Lê Quang, Tuấn Khanh, Minh Châu, Võ Thiện Thanh... sẽ là những người đóng góp nhiều ca khúc nhất trong các album sẽ xuất hiện. Điều đó, theo một số chuyên gia của lĩnh vực băng đĩa là các nhóm hát đã biết cân đối giữa sở thích làm CD của mình và nhu cầu của thị trường. Có thể, thời gian trước các ca sĩ chỉ chú trọng việc ghi âm những bài ca sĩ thích (nhưng thị trường lại không ăn khách) đã mang lại bài học trên cho các nhóm hát trong thời điểm hiện nay.
    Đi tìm và thể hiện phong cách vẫn là mục tiêu của các nhóm hát khi giới thiệu album của mình. Nhóm MTV sẽ trình làng một album mà một nửa số bài trong đó được thể hiện theo phong cách nhanh mạnh của boysband, phần còn lại là các bản mang màu sắc của nhạc hiphop, slowrock và latin. Trộn lẫn hai phong cách thể hiện giữa "quậy" và trữ tình mượt mà trong một CD là điều rất khó, nhưng MTV làm được bởi vì trong tay họ có những ca khúc hay như Áo xanh, một bản ballad có phần lời sâu sắc. Ngón tủ của MTV vẫn là khả năng hoà ca với phong cách không cần nhạc đệm, và cũng để tự làm mới mình, các thành viên của MTV cũng chơi nhạc cụ: Anh Tuấn chơi guitar, Hùng Vũ sử dụng bộ gõ... Nhạc sĩ trẻ Quang Huy, người biên tập chương trình cho nhóm Go on nói rằng anh đã rất bất ngờ khi các thành viên của nhóm này đã "can thiệp" đến 40% phần hoà âm cho album mới với nhiều ca khúc có chất hiphop và canto pop. Khả năng tự phối bè, tự canh chỉnh giọng hát trong phòng thu là những điểm mạnh của nhóm hát còn mới này. Ngoài phần audio, Go on còn trau chuốt khá kỹ cho phần hình ảnh trong videoclip này. Các ca khúc như Làm quen, Vì sao trong lòng tôi, Hỡi bé yêu... được dàn dựng phần hình ảnh như một câu chuyện, có lời thoại hấp dẫn.
    Theo ghi nhận của SGTT, phần lớn các nhóm hát trên đều phải tự bỏ tiền ra để làm album. Các hãng băng đĩa như Vafaco, hãng phim Trẻ, Đông Hải Audio... hợp tác với các nhóm hát này trên tinh thần hỗ trợ chi phí về phòng thu, ban nhạc. Điều này vừa cho thấy sự nhạy bén của các nhóm nhạc khi đã biết cách bắt tay với các hãng băng đĩa, nhưng cũng cho thấy mặt hạn chế: các hãng băng đĩa không dám mạo hiểm đầu tư. Ông Trương Quốc Khánh, chủ nhiệm chương trình của Vafaco cho biết: "Với tình hình hiện nay, dù rất thiếu các sản phẩm băng đĩa mới nhưng chúng tôi, và có thể là các hãng băng đĩa khác cũng chỉ có thể hỗ trợ cho các nhóm hát một phần nào đó???.
    Lê Hồng Minh
    [​IMG]
  6. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Đêm của cậu ấm cô chiêu
    Xe máy xịn, đời mới. Quần áo đắt tiền, loè loẹt. Đầu tóc được "trang trí" cầu kỳ. Điện thoại di động nhỏ xíu. Cô bạn gái chịu chơi. Tiền trong túi. Và một ít "máu dân chơi" trong người... Đó là hành trang của những kẻ chơi đêm tuổi chưa đầy 18.

    Bar - điểm khởi động
    19 giờ 30 phút, trước những quán bar - cafe trên đường Trường Sơn - Q.10 đã đông như hội, đa số là các cô cậu mới lớn đến đây "giải trí". Theo chân mấy chú nhóc chừng 15 - 16 tuổi, chúng tôi bước vào bar Trùng Dương - nơi đông khách nhất khu vực này. Thượng đế trong bar chủ yếu là các cô cậu khoảng 14 đến 18 tuổi, lẫn vào đây còn có cả giới pê-đê, ô-môi và cả ca-ve nữa... Ơ nơi này, quy định cấm trẻ em dưới 18 tuổi vào bar trở thành vô nghĩa.
    Trong không gian chật hẹp, thiết kế cầu kỳ bởi những thanh sắt, đèn laser, đèn điện tử nhiều màu... và hệ thống loa dập nhạc rock, disco liên tục đến tức ngực, những khuôn mặt non choẹt đang phì phà khói thuốc. Ơ đây, con trai con gái đua nhau hút thuốc, cả quán bị bao phủ khói thuốc lá đậm đặc như sương mù đến cay cả mắt. Một khuôn mặt "ngây ngây thơ thơ" rất con gái tuổi chừng 16 tuổi, ngồi đối diện tôi đang phì phà điếu thuốc cùng các cô bạn, trên bàn đầy vỏ bia Heineken, đầu lắc lư, đôi tay khua qua khua lại một cách điệu nghệ. Từ khi bar có quy định cấm đứng xuống sàn nhảy múa, dường như làm các cô cậu cụt hứng. Nhưng đôi lúc, vài ba thằng nhóc canh chừng bảo vệ đi khỏi là nhảy xuống quậy vài cái cho đỡ ngứa tay ngứa chân.
    21 giờ trở đi, ở khu vực Bắc Hải, cũng như trong các bar - cafe dần thưa khách. Những dân chơi là cô chiêu cậu ấm mới bắt đầu cuộc chơi của mình.
    Thả mình vào cuộc chơi...
    Tiếng ống pô gầm rú ầm ĩ, có kẻ nóng máu nhấc cả bánh xe trước chạy khỏi khu vực Bắc Hải, mang theo sau cô bạn gái chịu chơi. Dân chơi bây giờ kéo nhau vào các vũ trường ở quận 1, quận 5... Chúng tôi bám theo sau một tốp vào vũ trường Nghệ Sĩ - Q.5. Ơ đây thực sự là sân chơi của giới trẻ, chiếm đa số vẫn là những thượng đế từ 14 đến 22 tuổi.
    Chúng tôi bước lên một hành lang, rộng khoảng 1,5 mét, đủ đặt hàng ghế để nhìn xuống sàn nhảy và một khoảng trống đủ lắc người. Thấy như mình đã ngồi không đúng chỗ, xung quanh là các đôi trai gái đang nhảy với nhau những điệu gợi tình, có cặp ôm nhau... như nam châm gặp sắt. Trong không gian mờ mờ ảo ảo, tiếng nhạc disco sôi động, tôi cố tình nhìn kỹ để định tuổi những khuôn mặt quanh tôi. Và tôi đoán chắc họ chỉ độ 15 - 16 tuổi.
    Đang loay hoay tìm một chỗ đứng cho mình, một thằng nhóc gầy gò khuôn mặt đờ đẫn, mắt nhắm nghiền, bất ngờ ngã nhào vào người tôi. Thằng bạn đi cạnh chạy đến, vừa đỡ vừa xin lỗi và giải thích "Nó phê quá, anh thông cảm". Tôi hỏi: "Hít à?". Thằng kia làm thinh dìu bạn về chỗ ngồi.
    23 giờ 30 phút, vũ trường thưa dần, cô chiêu cậu ấm bước ra, tìm đến các quán ăn gần đó. Sau khi ăn lót dạ, đường phố bắt đầu lại ồn ào. Dân chơi bắt đầu tụ tập về những đường Điện Biên Phủ, An Dương Vương, Nguyễn Hữu Cảnh... để nhập cuộc cùng các băng nhóm đua xe. Nhưng trong những ngày này cảnh sát giao thông tăng cường tuần tra, ngăn chặn nạn đua xe rất nghiêm ngặt nên các "hung thần xa lộ" không thể chơi trò tốc độ. Có những đôi trai gái dạo mấy vòng thành phố và thuê khách sạn hay phòng karaoke ngủ qua đêm. Chúng tôi đi theo nhóm chọn giải pháp chơi Internet. Bước vào một điểm dịch vụ Internet 24/24 giờ trên đường Trần Quang Khải, lúc này đã gần 2 giờ những không ít khách, chủ yếu là những cô cậu khoảng 16 - 18 đang chat, có cậu đang lén lút xem phim ***...
    7 giờ sáng hôm sau, những khuôn mặt hốc hác, thẫn thờ chia tay nhau sau một đêm thức trắng chỉ để chơi. Tôi đi sau một thằng nhóc và nghe nó than thở: "Ngày nào cũng chơi trắng đêm vậy, chắc tao thăng trước ông bà già tao quá".
    Cần sự phối hợp giữa gia đình và xã hội
    Đây cũng chỉ là một bộ phận trong giới trẻ, chủ yếu là con nhà giàu, đua đòi. Nhưng thực trạng này vẫn dai dẳng lâu nay và chưa có dấu hiệu giảm đi. Chính hiện tượng "cậu ấm cô chiêu" này, nếu không được sự quan tâm và giáo dục kịp thời sẽ là mầm mống của tệ nạn xã hội về sau.
    Trách nhiệm không chỉ dừng lại ở khía cạnh gia đình cưng chiều quá đỗi hay thiếu sự quan tâm đúng mực, dẫn đến việc đua đòi, ăn chơi sa đọa, mà còn ở sự quản lý chưa nghiêm của chính quyền. Mặc dù đã ra quy định cấm trẻ em dưới 18 tuổi vào bar, vũ trường, nhưng thử hỏi có mấy nơi quan tâm tuân theo quy định trên.
    Và nếu gia đình vẫn thờ ơ với con cái, chính quyền vẫn buông lỏng cho các quán bar, vũ trường hoạt động như hiện nay, thì chính chúng ta đang đồng lõa với việc dẫn con em mình vào con đường xấu.
    (Phan Thái Công )
  7. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Họp ở tổ dân phố
    Tôi ở chung cư 8 tầng này đã 10 năm, nhưng chỉ đôi lần ít ỏi dự các buổi họp tổ dân phố. Cho nên lần đầu tiên nhận được thư mời họp có ký tên ấn mộc đỏ chót khiến tôi rất chú ý. Nhưng đặc biệt là nội dung họp "bỏ phiếu tín nhiệm đấu thầu bãi giữ xe chung cư". Vâng, đây là lần đầu tiên tôi được dự cuộc họp bỏ phiếu chọn thầu ở cấp...tổ dân phố.

    Giới thiệu qui định
    Họp ở tổ dân phố mà đúng giờ như các hội nghị quốc tế. Đúng 7 giờ rưỡi tối là khai cuộc. Tôi bước lên sân thượng chung cư-nơi được chọn làm địa điểm họp-thì thấy đã khá đông người, ngồi chia làm 2 nhóm tạo nên khoảng trống hình tròn ở giữa: Các ông hoặc một số vị chức sắc của tổ, khu phố cùng cô thư ký cuộc họp là con gái ông bà ở tầng thượng ngồi ở phía "trên" có ghế hẳn hoi; còn "dưới" kia là các bà các cô và bọn trẻ con đã quen ngồi xổm ngồi bệt. Trong không gian tranh tối tranh sáng đủ để tôi thấy rõ mặt mọi người. "Phòng họp" dã chiến thế mà thích, vì đang mùa nóng Sài Gòn 37 độ C, nhưng sân thượng gió mát như ngoài bờ sông.
    Tổ dân phố của tôi gồm 70 hộ sống trong chung cư 8 tầng nằm trong khu phố mà ông già H. làm Phó Ban Điều hành khu phố, thuộc phường Bến Thành. Ông H. râu dài bạc phơ nhưng trông còn tráng kiện, đứng giữa khoảng trống. Ông nói hơi dài, tôi nghe tiếng được tiếng mất. Nhưng cuối cùng thì ông cũng tóm lại "3 tiêu chuẩn": 1- Người tham dự đấu thầu phải có khả năng bồi thường (phòng khi để mất xe của khách). 2-Phải có tinh thần phục vụ bà con. 3-Phải giữ đúng như hợp đồng đã ký với Ban Quản trị chung cư và dân. Ngoài ra, người dự đấu thầu phải thế chân 5 triệu đồng, nếu trúng thầu thì tiến hành ký hợp đồng. Đối với người bỏ phiếu tín nhiệm chọn thầu: "Việc bầu chọn là tùy ở bà con. Chủ trương của phường, của quận là không can thiệp. Về bầu chọn, có 3 người dự thầu thì chỉ chọn 1, loại 2. Nếu vòng 1 có 2 người cao bằng phiếu nhau thì bầu tiếp vòng 2 để chọn 1. Tôi xin lưu ý, bà con không chọn người nào thì gạch ngang đè lên tên người ấy...", ông H. vừa nói vừa thở hổn hển.
    Thắc mắc
    Lúc này dường như mọi người cũng đã...mệt tai. Mấy bà mấy chị mới nói: "Bác nói nhiều quá. Để cho tụi con nói với chớ...". Ông H. đành ngừng lời. Nhưng các bà các chị lại không ai giơ tay để xin phát biểu, mà nhiều người xầm xì với nhau. Bà D-Tổ trưởng Tổ dân phố, kiêm thành viên Ban Quản trị chung cư-đi xuống phía dưới, hỏi han rồi quay lên giải thích: "Mọi người không muốn đánh số thứ tự vào phiếu, vì ngại lộ ra bỏ cho người này mà không ủng hộ người kia thì mất lòng. Xin bà con hiểu cho, đánh số là để kiểm tra, quản lý số lượng phiếu chứ không có nghĩa nhằm đánh dấu phiếu của ai đâu". Phía dưới vẫn những cái lắc đầu nguầy nguậy không đồng tình, buộc lòng thư ký cuộc họp phải phát lại bằng phiếu không có đánh sô.
    Những tưởng tiếp theo đến phần bỏ phiếu, nhưng một cánh tay ở phía dưới đã giơ lên thật dứt khoát "Tôi có ý kiến". Đó là ông S, trước đây từng giữ xe ở chung cư, giờ là một trong ba người có tên trong danh sách dự thầu bãi giữ xe. Ông S. phát biểu: "Anh Nh. Đi khỏi chung cư năm mấy rồi giờ về đây điều hành là không phù hợp. Như vậy làm sao ảnh sâu sát được tình hình chung cư. Xin nói thẳng, tình hình an ninh trật tự ở chung cư hiện nay rất phức tạp. Tội phạm hình sự có lệnh truy nã đang trốn ở chung cư, phường có biết không? Muốn thì tôi chỉ đích danh luôn...". Ông S. nói có phần gay gắt. Có đến vài lần ông giơ tay xin phát biểu nữa: "Tôi hỏi anh Nh., là Phó Ban Quản trị chung cư có biết tình hình an ninh ở chung cư không. Đây mới chính là điều bức xúc cần làm ngay"...Một chị vốn là giáo viên, ngắt lời ông S: "Tôi nghĩ hôm nay họp là để bỏ phiếu chọn thầu và thắc mắc những vấn đề thiết yếu phục vụ đời sống ở chung cư. Chuyện anh S. vì mâu thuẫn cá nhân nên để giải quyết riêng". Trước lời nói thẳng như thế ông S. ngừng bặt.
    Cuộc họp thoắt đã chuyển sang một hướng khác, nói về những vấn đề giá cả giữ xe, điện, nước, vệ sinh, văn minh ở chung cư. Một bà đã lớn tuổi thắc mắc: "Giá giữ xe bao nhiêu?". "Như cũ", bà D. trả lời. "Như cũ là bao nhiêu?". "Đã nói rồi, không chịu nghe cứ hỏi hoài", một người trong nhóm điều hành cuộc họp bực dọc thốt lên: "Xe đạp 15 ngàn đồng/tháng, xe máy 50cc..., dưới 100cc..., từ 100cc trở lên...". "Cho tôi xin ý kiến...". Người phụ nữ vừa thốt lời tôi nhận ra ở dưới tôi mấy tầng, có thói quen hút thuốc lá. Chị ta vừa phát biểu vừa cười rất tươi như đang trò chuyện với hàng xóm: "Tình trạng súc vật trong chung cư thả rong ỉa bậy đái bậy ý kiến hoài không chấm dứt. Theo tui cần phạt nặng. Việc giữ xe cho chung cư và khách vãng lai cần sắp xếp cho trật tự gọn gàng, lỡ chung cư có xảy ra sự cố gì còn thoát kịp. Theo tui xe đạp để dọc cầu thang phải dẹp ngay. Ngay bãi giữ xe, nhiều ông cứ vào đái bừa khai không chịu nổi. Thành phố người ta đang sạch và xanh mà cứ vậy...". Mọi người cười ồ. Bà D. đứng lên "gút": "Những trường hợp vừa nói nếu ai phát hiện báo lại để lập biên bản trình lên phường ra lệnh phạt!".
    Bỏ phiếu
    Bà D. thông báo: "Tổng cộng phát ra 36 phiếu". Ông H. nói thêm: "Hôm nay họp phát huy dân chủ cơ sở, ai vắng mặt, không bỏ phiếu là mất quyền lợi". "Tôi chưa có...". Phiếu được phát ra thêm cho những người lên họp muộn. Ban kiểm phiếu gồm ba người được thành lập. Mọi người phía trên ngồi dạt ra dành khoảng trống cho Ban kiểm phiếu làm việc. Ở phía dưới, các bà các chị đang thì thào to nhỏ với nhau. Rồi là những động tác gạch, gấp phiếu lại và bỏ vào hộp đựng của Ban kiểm phiếu...Phần bỏ phiếu diễn ra chóng vánh chỉ mươi phút trong suốt cuộc họp đã gần một tiếng rưỡi. Ông S. lúc này định phát biểu tiếp thì anh cảnh sát khu vực (CSKV) đã kịp thời lên tiếng: "Những gì anh S. thông tin chúng tôi cảm ơn. Chúng tôi mời anh S. làm việc riêng về vấn đề này". Kết quả kiểm phiếu thông báo lúc nào tôi không rõ, nên quay sang hỏi anh CSKV. Anh cho biết: "Ông X., cái ông râu râu kế phòng ông đó, trúng rồi". A, "ông X" chính là cái gã ở cạnh phòng tôi, thỉnh thoảng "ngứa tay" đang đêm đập vách nhà người khác phá giấc ngủ hàng xóm, không hiểu sao lại được bầu chọn làm Phó Ban an ninh ở chung cư mới lạ?! Rồi không biết tinh thần phục vụ tại bãi giữ xe của gã đến đâu?...
    (Thẩm Hồng Thuỵ)
  8. QUICK

    QUICK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2001
    Bài viết:
    1.809
    Đã được thích:
    0
    Nhức nhối nạn "xe ôm tặc" ở TP Hồ Chí Minh
    (TN /kc -21/05-10:54 )

    Việc các xe dù bỏ khách dọc dường hoặc mượn các cây x?Zng trên dịa bàn phượng làm bến bãi, nhất là vào ban đêm đã khiến những "xe ôm tặc" có nhiều dịp lợi dụng dể bắt chẹt, hành hung, trấn lột hành khách. Trong khi đó, hành khách đã quá mệt mỏi, bầm dập do đi đường dài và bị nhồi nhét trên xe, làm sao họ chông cự nổi ?
    Gây sự, đánh đập khách hàng
    Trương V?Zn Bù (quê ở Bình Thuận, sinh viên khoa Kinh tế phát triển, K24, Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh) trở lại TP sau khi về quê th?Zm nhà. Đến ngã tư Bình Phước (TP Hồ Chí Minh) đã gần nửa đêm nhưng chủ xe nhất định ép xuống. Một nhóm xe ôm chặn lại. Sinh viên này không đồng ý đi với giá cắt cổ liền bị họ gây sự, đánh đập.
    Chị Trần Thị Thoa cùng hai người em đi chuyến xe khách từ Nam Định vào TP Hồ Chí Minh. Mặc dù thành xe có ghi nơi đến: "Bến xe miền Đông -TP Hồ Chí Minh", song đến cây x?Zng Quốc Phong (trên Quốc lộ 1A, thuộc P. Tam Bình, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh), nhà xe buộc khách xuống đúng vào lúc nửa đêm. Chị Thoa bắt xe ôm của Dũng "đầu bò", còn hai người em đi xe ôm của một người tên Thân. Chở khách được một đoạn, Dũng "đầu bò" ghé đổ x?Zng và buộc chị Thoa phải trả tiền. Chị Thoa không đồng ý, bất ngờ y vung tay tát vào mặt chị.
    Dùng cả...r?Zng khống chế
    Trong lúc đó, xe ôm Thân quay lại bảo chị Thoa lên y chở luôn, song không ai dám đi . Mượn cớ đó, Thân gây sự và hành hung chị Thoa. Lúc này, nữ quái Hoàng Mỹ Chi (ngụ tại xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú, tinh Bình Phước) là đồng bọn với các "xe ôm tặc" nói trên đang nhậu cùng một nhóm thanh niên gần đây vội nhào ra đánh chị Thoa. Sau đó, thị khám xét, rà lục khắp người chị Thoa, lấy tiền và 3 chỉ vàng. Tiền, thị đưa cho Thân đi mua đồ nhậu tiếp, còn vàng thị giữ xài riêng. Cũng chính nữ quái này, trước đó mấy ngày đã dùng... r?Zng khống chế anh Thắng (ngụ lại Hiệp Bình Phước) từ phía sau lưng, để đồng bọn cướp điện thoại di động và tiền của anh Thắng.
    Anh Đoàn V?Zn Nhơn - Phó trưởng công an, phụ trách hình sự trật tự P.Tam Bình cho biết thêm: "Hôm chúng tôi gọi anh Thắng lên nhận dạng "nữ quái", đứng cách xa hơn cả mươi mét, vậy mà nỗi ám ảnh về đêm hôm đó vẫn làm anh run cầm cập".
    Đòi tiền bến bãi
    Vào lúc hơn 23 giờ ngày 18/3/2002, xe ôm Nguyễn Anh Hào (trú tại khu phố 3, P. Hiệp Bình Phước) đến bến xe dù tại ngã tư Bình Phước để phục kích giật đồ của hành khách. Khi thấy một số phụ nữ vừa xuống xe đang ngồi nghỉ bên lề đường, trong đó có một người đeo sợi dây chuyền, Hào cũng đến ngồi cạnh và đòi tiền... bến bãi. Các chị này đang ngơ ngác thì y giật ph?Zng sợi dây chuyền. Người bị nạn tri hô thì bị Hào quay lại tát. Sau khi nghe báo, lực lượng công an đã bắt được Hào và hiện đã chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát để truy tố hình sự.
    Được biết, trong n?Zm 2001, chỉ tính riêng P.Tam Bình đã xảy ra 20 vụ xe ôm vi phạm, bị phạt hành chính và hơn 5 vụ hình sự (trấn lột, đánh hành khách, hoặc đánh nhau...). Riêng quý I n?Zm nay, nơi đây có đến 4 vụ xe ôm vi phạm mang tính chất hình sự.
    Xin việc hộ
    Sáng 12/5, trong vai hành khách từ quê lên TP Hồ Chí Minh kiếm việc làm, đang ngồi chờ người thân đến đón tại một quán cà phê bên hông Bến xe miền Tây, chúng tôi được một xe ôm tên Thắng lân la đến làm quen và rủ rê: "Có cần xin việc không, anh sẽ giới thiệu cô em đến bán cà phê tại quận Gò Vấp, bảo đám vừa an toàn, vừa nhàn hạ mà kiếm bạc triệu. Đây, anh có số điện thoại bà chủ, chỉ cần gọi một tiếng là bả ra đón em liền...".
    Nhưng khi anh ta chạy ra "xí" khách, một bác xích lô già rỉ tai tôi: "Đừng nghe lới thằng này! Nó nghiện ma túy có cỡ đó. Đã có nhiều cô gái chân ướt chân ráo từ quê lên thành phố kiếm việc làm, tới đây bị nó "thuốc" bằng lời đường mật. Thử nghĩ coi nếu chạy xe ôm lương thiện, lấy gì đủ tiền để chích với choác ngày ba bốn cữ!" Tại Bến xe miền Đông - bến xe lớn nhất TP Hồ Chí Minh cũng xảy ra không ít vụ "xe ôm tặc" quấy nhiễu, gây khiếp sợ cho hành khách.
    Ngay cổng sau, có một số xe ôm bị nghiện chạy "quốc tế" (người chạy xe không thuộc một tổ chức của bến bãi nào) luôn đeo bám khách, khi khách chịu đi thì lại "bán cái" khách, lấy tiền hút chích. Vào trong bến xe, chúng tôi thấy vẫn còn một số xe ôm tự quản (thuộc sự quản lý của đội bảo vệ bến xe) lôi kéo, đôi khi mắng chửi khách với những từ thô tục.
    Đặc biệt, cách đây chưa lâu, một xe ôm nằm trong đội xe ôm tự quản của bến xe này đã lừa đảo những người nghèo bằng cách tung tin quen thân ban giám đốc bến xe và các cơ quan chức n?Zng, để giới thiệu cho những ai muốn vào đội xe ôm tự quản phải nộp tiền cho anh ta. Anh ta đã bị công an bắt giam, xử lý.
    Đội ngũ xe ôm ở đây có vẻ "đa chức n?Zng", và các cơ quan chức n?Zng sẽ nói gì về hiện tượng này?
    (Kim Chung, theo Thanh niên
    Mimi xinh đẹp của Susu
  9. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    "Cô Duyên" Việt Nam
    Giờ này, ở bên kia nửa vòng trái đất có lẽ cô đang chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo của mình để có thể tiếp tục làm việc, tiếp tục học lấy học vị tiến sĩ, để quay lại Việt Nam cùng với những người bạn, những sinh viên, những đồng nghiệp của mình đi hết con đường đã và đang đi.

    Một giảng viên đặc biệt
    "Chúng tôi gọi cô ấy là Duyên không chỉ có nghĩa là duyên dáng mà còn là duyên số để chúng tôi được làm việc chung với nhau", thầy Bạch Việt - giáo viên dạy nhạc của trường Nguyễn Đình Chiểu, và đồng thời cũng là cộng sự đắc lực - nói về cái tên Việt Nam của cô Grace như thế. Với bước đi tự tin, nụ cười khả ái luôn nở trên môi, mái tóc vàng xoăn, chiếc áo dài tím mà cô hay mặc..., và nhất là những giờ giảng thật say sưa, đầy nhiệt huyết, trông cô thật trẻ và thật duyên so với cái tuổi 54 của mình.
    Cô Duyên là một người Mỹ, tên thật của cô là Grace Mishler, một thành viên của tổ chức Tình Nguyện Viên Hải Ngoại chuyên lo về phát triển giáo dục ở các nước trên thế giới. Ban đầu, cô đến Việt Nam là để dạy tiếng Anh chuyên ngành cho Khoa Xã hội học của Trường ĐHKHXH&NV TPHCM. Nhưng khi tham gia vào thảo luận chuyên đề " Cuộc vận động Châu Á Thái Bình Dương" và qua thực tế, cô muốn làm một "cái gì đó" chứ không chỉ đơn thuần là dạy ngoại ngữ. Khoá học " Nâng cao nhận thức về người khuyết tật" ra đời từ đó.
    Cô rất ít nói về mình, cô không muốn để người ta thương hại. 22 năm trước, khi cô còn ở cái tuổi tràn đầy sức trẻ, sức làm việc thì cô bị bệnh viêm sắc tố võng mạc, thị lực bị thu hẹp một cách nhanh chóng. Mặc dù được làm việc trong Tổ chức quốc gia về mắt của Mỹ nhưng mắt cô càng lúc càng kém và cô phải dùng gậy trắng (gậy dành cho người mù). Một điều may mắn là cô vẫn còn có thể đọc và viết được. Không chỉ vậy, đến năm 1993 cô được chẩn đoán là bị ung thư máu, sức khỏe càng lúc càng yếu lại thêm chứng sưng phổi. Cuộc trò chuyện của chúng tôi không ít lần bị ngắt quãng để cô đi ngoài vì cô bị tiêu chảy - hậu quả của một ngày làm việc vất vả vào hôm trước.
    Bạn của người khuyết tật Việt Nam
    Với sức khoẻ như thế nhưng cô như một hoạt náo viên, rất năng động. Từng đề tài, từng chủ đề luôn được cô hướng dẫn và tổ chức thuyết giảng, thảo luận rất sâu. Ngoài những giờ học, cô tổ chức những giờ sinh hoạt, vui chơi cùng người khuyết tật ( NKT) và bao giờ cô cũng là một thành viên tích cực, chơi hết mình. Không chỉ vậy, cô còn dạy thêm Anh văn cho các em khuyết tật ở chùa Kỳ Quang (Q.Gò Vấp).
    Cô cho biết trong thực tế có những điều đáng buồn, nhiều người cho rằng NKT không có khả năng làm việc, họ không được làm việc theo khả năng của mình. Chính vì thế "nên để cho NKT nói về họ, không nên để cho những người không khuyết tật nói quá nhiều, bởi họ không thể nào hiểu NKT bằng chính những NKT", cô Grace nói và chỉ ngừng khi chùi những giọt nước mắt chạy dài trên má. Khi cô sang Việt Nam làm việc, cô một mực từ chối khi anh trai và các con cô đề nghị đưa cô đi " Tôi không muốn mình là gánh nặng của gia đình". Cô luôn ân cần thăm hỏi những cộng sự của mình. Khi nào rãnh một tí là cô đi thăm những người cùng cảnh ngộ với mình, từ TPHCM xuống Cần Thơ, qua Củ Chi,... thăm hỏi từng bệnh, từng người.
    Khi sang Việt Nam cô có rất nhiều những kỷ niệm. Kỷ niệm đáng nhớ nhất là khi cô đi công tác tại Cần Thơ, cô được một người bạn cụt tay vẽ và may tặng một chiếc áo dài. Đi đâu cô cũng mặc nó, có dịp nào trang trọng là cô mặc chiếc áo dài màu tím hoa sim ấy và cô luôn giới thiệu rõ "đó là chiếc áo dài do một người bạn đặc biệt, một người bạn không tay may tặng". Và cũng trong lần công tác ấy cô biết đến chiếc gối ôm, từ trước đến giờ cô chưa bao giờ dùng gối ôm khi ngủ. Lúc đầu cô cười không ngủ được nhưng sau một đêm cô lại đâm ra "khoái" chiếc gối ôm này. Cô bảo, khi nào về Mỹ cô sẽ mang " người đàn ông của mình" theo. Từng kỉ niệm đã qua cứ như sống lại trước mắt chúng tôi. Tôi biết một điều rằng cô rất đỗi hạnh phúc và cô sẽ không quên bao giờ.
    Hơn 22 năm qua cô phải học cách thích nghi với điều kiện sống khác trước. "Tôi không nghĩ tôi là NKT. Ai dám bảo tôi là NKT? Tôi dư sức hoàn thành tốt công việc của một giáo viên. Và tôi biết rằng những NKT khác cũng dư sức hoàn thành công việc của mình", cô Grace nói. Cô có bằng thạc sĩ về công tác xã hội nhưng vẫn muốn tiếp tục học để lấy bằng tiến sĩ, tiếp tục làm việc để phục vụ cho tất cả mọi người, nhất là những người cùng cảnh ngộ với cô.
    Khoá học kết thúc được hai ngày là cô Grace lên đường trở về Mỹ để tiếp tục việc điều trị bệnh. Hành trang cô mang theo là những chiếc áo dài tím, đặc biệt là chiếc gối ôm mà cô gọi là "người đàn ông của tôi", và những kỉ niệm... Bước đi tự tin với nụ cười luôn nở trên môi, những cái siết tay, những lời hỏi thăm, cô vẫy tay chào và nói "Tôi mong còn có dịp đến với các bạn Việt Nam".
    Huỳnh Vi Thảo
  10. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Phố Đông Y
    Tới phố cổ Đông Y tại khu Chợ Lớn - TP.Hồ Chí Minh vừa được trùng tu và khai trương vào trung tuần tháng 5 vừa qua, có một ấn tượng thật khó quên. Đó là hàng ngàn chiếc "đèn ***g đỏ, treo cao cao" giăng dài hơn cây số lung linh trong màn đêm đầy ắp hương thuốc bắc.
    Khôi phục nghề xưa
    Có thể hình dung một cách đơn giản, phố mang hình dáng một con rồng. Trục chính gồm năm đường lớn, xen kẽ là những nhánh đường chân rết. Cuối phố kết thúc bởi khu đèn 5 ngọn, được ví là đầu rồng với giàn đèn điện sáng rực - hình tượng này biểu trưng cho sự thịnh vượng. Chẳng biết khi quy hoạch, các cơ quan chức năng có nghĩ đến chi tiết này không nhưng đây lại là điều mà không ít người dân ở phố đã "nhìn thấy" và họ hy vọng rằng với hình dáng rồng bay, phố cổ Đông Y sẽ là một khu vực ăn nên làm ra.
    Phố được quy hoạch lại từ một khu kinh doanh tự phát. Mọi người, kể cả những nhà thuốc kinh doanh lâu đời nhất ở khu này đều không nhớ chính xác sự hình thành của khu này ra sao. Anh Cam Sáng - đệ tử chân truyền của lương y nổi tiếng Lý Chắc Sen - cho biết: "Chỉ riêng đời thầy tôi là ông Lý Chắc Sen thì đã sống bằng nghề bốc thuốc xấp xỉ 30 năm. Nghe nói, trước đó, các cụ của thầy cũng đã hoạt động trong lĩnh vực này tại đây". Còn lương y Trần Leng - chủ nhân của nhà thuốc nằm trên đường Phùng Hưng - một trong những nhà thuốc thuộc vào hàng "top ten" của khu vực, thì cho rằng: "Để tính tuổi của phố nghề thì nên tính bằng thế hệ, riêng nhà thuốc gia đình tôi thì đã có tới bốn thế hệ nối nghiệp nhau tại đây".
    Theo tài liệu lịch sử y tế Sài Gòn - Gia Định 300 năm hình thành và phát triển của một nhóm tác giả với sự cố vấn của tiến sĩ Nguyễn Duy Cương và Giáo sư Ngô Gia Hy thì có thể biết phố thuốc đông y này được thành lập từ năm 1777. Tạm trích những dòng tư liệu ấy như sau: "Năm 1679 (Kỷ Mùi), Chúa Nguyễn Phúc Tần cho phép các tướng người Hoa trong nhóm "Phản Thanh phục Minh" do Trần Thượng Xuyên đi thuyền mang theo nhiều thầy thuốc và dược liệu (thuốc bắc) vào đất Đồng Nai xây dựng lên Đại Phố ở Biên Hoà, sau đó chuyển về khu vực Chợ Lớn, lập nên làng Minh Hương (nay thuộc khu phố cổ Đông Y)... Khi Chúa Nguyễn cho lập thành Gia Định, khu vực Sài Gòn đã trở nên khá phồn thịnh với việc buôn bán thuốc bắc, dược thảo, dược liệu rất phát triển".

    [​IMG]
    Phố Đông Y vào đêm​
    Và hiện nay, theo quy hoạch đang được triển khai, phố Đông Y nằm gọn trong hai phường 10 và 14 của quận 5 thuộc khu vực Chợ Lớn, bao gồm 105 nhà thuốc tư nhân lẫn doanh nghiệp nhà nước chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đông y, trong đó có 48 cửa hàng dược liệu kinh doanh thuốc cao đơn hoàn tán, 48 cửa hàng kinh doanh sỉ lẻ dược liệu đông y và số còn lại là những điểm chẩn trị, dịch vụ điều trị theo truyền thống đông y như: Giác lể, mátxa và thực dưỡng... Qua "ba chìm bảy nổi" cùng dòng chảy của lịch sử, đến nay phố Đông Y đã khẳng định được vị trí của mình và được coi là một khu chợ sỉ lớn mạnh nhất, là đầu nguồn để cung cấp thuốc đông y cho tất cả các tỉnh phía nam và cả một số nước lân cận như Lào, Campuchia... Ước tính, mỗi ngày có khoảng vài tấn dược liệu thành phẩm và bán thành phẩm được trao đổi, mua bán tại khu vực này. Ngoài những hợp đồng có giá trị lớn, trung bình mỗi ngày một tiệm thuốc có doanh thu xấp xỉ 3 triệu đồng - BS Lê Trương - Trưởng phòng Y tế quận 5 - người tham mưu chính cho dự án phố cổ Đông Y đã đánh giá về tiềm năng của khu phố.
    Y đức nơi phố cổ
    Do lịch sử hình thành, nên phố Đông Y là sản phẩm của sự giao thoa giữa hai nền văn hoá Việt - Trung. Ơ đây tồn tại cả hai trường phái điều trị cũng như các loại thuốc bắc (có nguồn gốc từ Trung Quốc) lẫn thuốc nam (nguồn gốc từ Việt Nam). Dù theo trường phái tây y hay đông y, dù sử dụng thuốc bắc hay thuốc nam, hai chữ "y đức" vẫn là vấn đề cốt lõi nhất. Đặc biệt hơn, với đông y lại càng phải chú trọng bởi các vị thuốc hầu hết có nguồn gốc từ lá cây, sau khi qua quá trình sấy, phơi thì giống hệt nhau rất khó phân biệt thật - giả. Đây chính là điều phụ thuộc rất nhiều vào sự tự giác của người kinh doanh, của từng thầy thuốc. Lương y Thái Kiệt - chủ nhà thuốc Bá Thảo Linh - đã nhận xét.
    Sau một vài ví dụ cụ thể về những mặt hàng giả đang tràn lan cùng cách ứng phó của người trong nghề, lương y Thái Kiệt đã kể về ông tổ đông y của người Trung Quốc như sau: Lưu truyền rằng, để giúp con người có thể tự giữ gìn sức khoẻ và duy trì cuộc sống từ khi trái đất còn rất hoang sơ, mỗi ngày thần Nông phải nếm tất cả trăm loại cây củ, lá xanh để tìm ra tác dụng của từng loại cây cỏ... thần Nông đã chấp nhận hy sinh cả mạng sống của mình cho cái "nghiệp" mình đã chọn, không ít lần vị thần Nông bị trúng độc, nhưng lần nặng nhất là trong một ngày bị trúng đến hơn 70 vị độc từ các loại cây cỏ... và rồi ông đã qua đời. Để ghi nhớ công ơn, hầu hết những lương y theo trường phái đông y có nguồn gốc từ Trung Quốc (hay còn gọi là thầy thuốc bắc) đều coi ông là ông tổ của đông y. Tuy nhiên, vì là lưu truyền trong dân gian nên hầu như chẳng ai nhớ được ngày cúng tổ chính xác. Lương y Thái Kiệt đã kết thúc câu chuyện và nhận xét: "Suy cho cùng thì cách làm rạng danh tổ nghiệp tốt nhất đó là việc thực hiện y đức trong từng công việc hàng ngày. Người lương y hãy tôn trọng và thành thật với từng con bệnh đến với mình, và điều này thể hiện ở trách nhiệm kê toa, sử dụng từng vị thuốc trong mỗi toa thuốc của mình".
    Câu chuyện giữa tôi và lương y Thái Kiệt bị gián đoạn bởi một bệnh nhân - chị Gia Phụng. Qua chào hỏi, nghĩ rằng tôi cũng là một bệnh nhân, chị Gia Phụng (ngụ ở quận 8) đã tâm sự: "Thầy ở đây mát tay lắm, ông cụ tôi đã chữa ở đây rồi. Cách đây bốn năm, ba tôi bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt, bác sĩ tây y đã chê bảo cụ sống không quá 3 tháng. Gia đình cũng đã nản nhưng nghĩ "còn nước còn tát" nên dẫn cụ đến đây bắt mạch, hốt thuốc mà chẳng dám nói gì, sau gần hai tháng điều trị, cụ nhà tôi khoẻ ra, ba tháng rồi gần một năm cụ đã khoẻ và khỏi hẳn. Lúc đó gia đình mới đến cảm ơn thầy và thú thật trước đây cụ đã được chẩn đoán là bị ung thư. Chẳng biết chẩn đoán này đúng hay sai, nhưng việc cụ nhà tôi khoẻ ra là có thật. Bởi vậy, bây giờ nhà tôi tin thầy lắm". Khi chị Gia Phụng đã được bắt mạch và đi về, tôi đã đem chuyện hỏi lương y Thái Kiệt - ông chỉ đáp: "Chuyện đó là có thật. Thế nhưng, nếu ai hỏi tôi có thể chữa được bệnh ung thư không, thì câu trả lời của tôi sẽ là "không", bởi tôi không thể lý giải được một cách khoa học về những gì mà tôi cũng như nhiều lương y chân chính khác đã làm". Qua câu trả lời của lương y Thái Kiệt, tôi biết mình đang được trao đổi với một lương y có "y đức" - vấn đề được quan tâm hàng đầu. Trao đổi vấn đề này với BS Lê Trương ở tầm rộng hơn, tôi đã được nghe một câu nhận định thẳng thắn của người đứng ở góc độ quản lý: "Tôi hy vọng rằng, khi quy hoạch lại phố Đông Y sẽ là "sân chơi chung" để những nhà kinh doanh thuốc cũng như những lương y có thể cạnh tranh một cách lành mạnh. Khi ấy tệ nạn gian dối, những hành vi thiếu y đức sẽ tự đào thải qua thời gian".
    Và điểm du lịch mới...
    Thấy được tiềm năng của phố Đông Y, Phòng Y tế quận 5 đã mạnh dạn đề xuất lên quận, rồi lên Uỷ ban Nhân dân thành phố để đầu tư, khôi phục lại phố cổ, nghề cổ. Theo dự án, trong giai đoạn đầu, Uỷ ban Nhân dân quận 5 đã cấp kinh phí đầu tư khoảng 20 triệu đồng để tạo nên nét riêng, đó là những chiếc đèn ***g. Còn ở góc độ vi mô hơn, góp phần mang lại những nét đặc sắc riêng cho phố Đông Y, tất cả các lương y tại khu phố này đang trở lại với phong cách truyền thống: Dùng những dụng cụ cổ truyền như thuyền, cối đồng để tán thuốc... và thậm chí khi tính tiền từng toa thuốc cũng dùng bằng bàn tính. Tất cả các hoạt động, sinh hoạt ở đây đều mang sắc thái của văn hoá cổ xưa.
    Bên cạnh dự án quy hoạch, phát triển phố nghề đông y, những chương trình tôn tạo khu phố cổ, gìn giữ các ngôi nhà cổ có tuổi thọ cả trăm năm cùng những di tích cổ đã được xếp hạng, có giá trị lịch sử như chùa Ông, chùa Bà và chùa Minh Hương... cũng đang được đầu tư song song. Với mục đích chung: Hình thành nên một "phố cổ đông y" - khôi phục một nghề cổ có tiềm năng kinh tế và khai thác thêm làm điểm du lịch hấp dẫn, từng ngày từng giờ chính quyền sở tại cùng người dân khu phố đang hợp sức, đồng tâm để hoàn thiện dự án trong năm 2002. Và để mang thêm sắc thái cho điểm du lịch mới, chủ dự án cũng đang kêu gọi sự đầu tư một số nghề đặc trưng, phù hợp với dự án như vẽ tranh thư pháp, viết câu đối... Đặc biệt, tất cả các hoạt động này đang được khuyến cáo nên hoạt động về đêm.
    (Thể Uyên)

Chia sẻ trang này