1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ký sự, tâm sự, bình luận sự kiện,,,,,Nơi trao đổi, tâm tình của các thành viên Box HD

Chủ đề trong 'Hải Dương' bởi Silent_knight, 30/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Silent_knight

    Silent_knight Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    1.753
    Đã được thích:
    0
    Ký sự, tâm sự, bình luận sự kiện,,,,,Nơi trao đổi, tâm tình của các thành viên Box HD

    Ký sự một vùng quê
    Kỳ I: Đất hoang
    Con đường đê nằm ưỡn ẹo trong cái nắng hanh vàng, tôi trở về vùng đất quê hương vào một chiều cuối thu. Quang cảnh bây giờ đã khác xưa nhiều, đã lâu lắm không có dịp nhìn ngắm quê hương kỹ càng đến thế này. Những nếp nhà lặn ngụp hai bên triền đê, đã có vẻ như là một xóm rồi đấy - xóm bờ đê. Mới cách đây vài năm người ta còn lưu truyền câu nói " Đánh đề ra đê mà ở..." , con người ở cái làng quê này hẳn vẫn chưa thoát khỏi cái ảm ảnh của một thời mới có thể thốt lên như thế. Mẹ cười nói " Giờ người ta mới biết, không ra đê là dại, làm nên chuyện lớn từ đây đấy con ạ". Thì chuyện lớn thế này đây:
    Cả một dải ven đê bây giờ nhà đã mọc lên san sát, nơi mà ngày xưa bùn lầy chưa đến vài thước giờ đây đã là những ngôi nhà xây tạm trên nền đất đắp vội rộng thênh thang. Từng khoảnh, từng khoảnh một được nhốt trong hàng vây của một lũ cọc tre đang đứng ngả ngớn, người ta đã nuốt hết nửa già con sông để tạo nên một vùng đất mới này. Con sông đã từng gây bao kinh hoàng cho người dân trong thập niên 60 giờ nằm khép nép như thằng người ở, lặng lẽ uốn lượn qua các khúc quanh co của các khoảnh đất mới đắp. Mô hình kinh tế mới, trong thời kỳ kinh tế bung ra này người ta đổ xô đi tìm cách làm giàu. Cái làng quê yên bình này được dịp cày xới tung lên, những rặng tre đã lùi dần, thay vào đó là những bức tường cao vót, với hàng mảnh chai đầy hăm doạ, trả lại cái nắng rát đầu cho lữ khách trong những buổi trưa hè. Cái mô hình đó thế này, VAC - mô hình cổ điển từ những năm 90 giờ mới đên được với vùng quê. Trong các khoảnh đất mới đắp kia người ta lại khoét thành những cái hố lớn, để có thể đựng được vài tạ loài thuỷ sinh, một không gian mặt nước chừng 20-30m2 giờ là lãnh địa của chúng, ngụp lặn trong đám nước tù đầy chất thải của con người chúng sẽ là một trong những nguồn thu nhập cho người dân ở đây. Thoát ra khỏi triền đê, tiến sâu vào những cánh đồng, từ mấy năm nay đã không còn trồng lúa, trồng khoai nữa, thay vào đó là một cánh đồng vải, không phải thứ vải thiều nổi danh của đất này mà rặt một giống vải lai, cái loại vải có thể cho được vài tạ quả trên một gốc thân khẳng khiu vừa mới được trồng không lâu ấy. Người ta tin chắc sẽ đổi đời bằng thứ quả quê nhà này. Quả thực như vậy, từ 10 năm trước đất này đã sôi sục trong những đoàn xe nối đuôi nhau về thu gom vải, lúc đó quả vải được quý như vàng, nếu có đem ra đãi người thì cũng thực là thuợng khách lắm. Quả vải đã làm cho nhiều người dân đổi đời, khắp dải Cẩm Chế, Thanh Hà, An Lương, Thanh Hải, Phượng Hoàng....những cánh đồng vải mọc lên chi chít, đẩy lùi xa những ruộng lúa ruộng khoai, lũ học trò đã nghĩ đến một khái niệm mới thay cho "Nền văn minh lúa nước" truyền thống của ông cha... Văn minh vải thiều. Nhưng thời kỳ ấy đã lùi xa, bây giờ các vùng khác cũng đua nhau trồng vải để có thể cung cấp cho sức ăn của con người. Cái thời ăn một 2 quả cho vui đã lùi xa, người ta giờ đây có thể ăn một lúc vài cân, không hết thì sấy khô để ăn dần, rồi xuất khẩu rồi..... Rồi khi không xuất khẩu được thì người ta tích trữ trong nhà, để lâu lâu có cái lôi ra mà phơi nắng, quả vải giờ đây đã đắng nghét lại qua bao lần dầm sương, trải nắng. Giá vải cứ tụt dần xuống 180ngàn/1kg vải khô, rồi 120ngàn, 80 ngàn, 40 ngàn.. thậm chí 16ngàn cũng là vải ngon lắm rồi. Người ta bỏ hoang vuờn, bươn đi tìm việc khác: chạy xe, mở quán...., những gốc vải bị chặt bỏ không thương tiếc. Cả một vùng lô nhô những ụ đất với những gốc cắt nham nhở. Chưa biết trồng gì đây, đã xuất hiện một vài luống hoa, hành, mùi nằm sau những ụ đất lô nhô như những nấm mồ vô chủ. Một vài vườn ổi, táo được dựng lên để làm vui lòng những cô cậu học trò nhưng chưa thể làm cho người ta ngơi được gánh nặng cơm áo.
    - Uống nước đi em ,- chị hàng nước đẩy chiếc cốc về phía tôi - H lâu lắm không về nhà nhỉ, công việc thế nào rồi?
    Lại một câu chuyện tầm phào để cám ơn tấm thịnh tình của người quê hương, tôi bây giờ không phải đang ngụp lặn trong đống cơm - áo -gạo- tiền ấy hay sao?
    - Vất vả lắm em ạ, chị đang tính cuối năm cưới vợ cho thằng con lớn, cho nó một khoảnh ngoài đê để vợ chồng nó làm ăn.
    Về đâu cho một vùng quê khi mà người dân tự xoay xoả cuống cuồng trong cái vòng luẩn quẩn, trồng rồi chặt, chặt xong lại trồng... Quê tôi vốn từ lâu vẫn xoay quanh buôn bán chè nhỏ lẻ, người dân đổ đi tứ xứ, lại đến bao giờ người dân nghĩ đến chuyện mang cây chè về đất mình trồng đây. Tôi giật mình đứng dây, sau lưng những ụ đất vẫn trải dài như khu nhà mồ..
    KKH., 30.11.2005

    Kỳ sau: đất tiền - đất học, nếu các bác hứng thú bàn luận em lại làm một quả về quê nữa. Mọi người buôn ít dưa lê đi
  2. kkh

    kkh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Ô nói đến trà đá vỉa hè, e thấy cũng khá hay đấy chứ?
  3. Silent_knight

    Silent_knight Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    1.753
    Đã được thích:
    0
    Hic, bà xã, chiều mai ra Ngọc Khánh uống nước nhé, để anh còn giới thiệu[​IMG]
  4. Silent_knight

    Silent_knight Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    1.753
    Đã được thích:
    0
    Vư?a đọc xong ba?i na?y, pha?i úp ngay cho ba? con chiêm ngươfng:
    Bị tâm thần vì học
    Theo một thống kê của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, trong năm 2004 và 2005, số người đến khám ở đây vì các triệu chứng "không bình thường" là gần 8.000 người, trong đó 30% là học sinh, sinh viên.
    7h30, phòng khám bệnh Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện C tiếp nhận một bệnh nhân 13 tuổi, tên là Phan Đức D., học sinh lớp 8 của một trường chuyên tại TP HCM. Theo lời mẹ D. kể với bác sĩ, thì: ?oTối qua cháu vẫn học bài rồi đi ngủ bình thường. Nhưng sáng nay, lúc gọi cháu dậy để chuẩn bị đến trường, thì đột nhiên cháu nói năng lảm nhảm, không còn nhận ra cha mẹ, anh chị em mình nữa...?.
    Mất hơn một tiếng, sau khi tiến hành kiểm tra tim, phổi, làm điện não đồ, bác sĩ Dương, người trực tiếp khám cho D. nhận thấy sóng não của em có những dấu hiệu bất thường, biểu hiện của hội chứng rối loạn tâm thần. Hỏi về sinh hoạt hàng ngày của D., mẹ D. cho biết: "Cháu học bán trú từ 7h30 đến 16h30. Về tới nhà, ăn cơm xong cháu đi học thêm tiếng Anh ở một trung tâm ngoại ngữ từ 19 đến 20h30. Sau đó, cháu ôn bài, làm bài đến khoảng 11 giờ khuya rồi đi ngủ?.
    Bác sĩ Dương hỏi tiếp: "Chủ nhật cháu có được nghỉ không?". Mẹ D. ngập ngừng: "Dạ, chủ nhật buổi sáng có thầy đến nhà kèm thêm môn toán, buổi chiều kèm thêm môn hóa, lý?.
    Đột nhiên, ngay lúc đó, D. bỗng hét lớn: "Có một vòi nước chảy vào hồ với tốc độ 10 lít một giờ. Dưới đáy hồ lại có một vòi nước chảy ra với tốc độ 5 lít...?. Mẹ D. lo lắng: "Đấy, bác sĩ ạ. Từ sáng đến giờ cháu chỉ nói toàn những câu như thế này thôi".
    D. có một khuôn mặt có thể nói là thông minh, sáng sủa nhưng đôi mắt lại vô hồn. Suốt cả tiếng đồng hồ, D. ngồi im, không nhúc nhích, chỉ thỉnh thoảng lảm nhảm những công thức toán học, lúc thì thầm nho nhỏ, lúc hét to.
    Trong Khoa tâm thần học, người ta gọi đây là "hội chứng loạn nhớ?, thể "nhớ giả", nghĩa là đối với những sự việc có thật trong cuộc sống của người bệnh, xảy ra vào một thời gian, không gian nào đó, thì người bệnh lại nhớ vào một thời gian, không gian khác.
    Bác sĩ Dương giải thích: "Nguyên nhân của chứng loạn nhớ là do sức ép quá lớn của việc học hành, nhất là những môn học người bệnh chậm tiếp thu, nhưng bị ép phải tiếp thu như mọi học sinh khác. Bệnh này hoàn toàn có thể chữa lành nhưng nếu không thay đổi phương pháp học tập, cũng như không dành thời gian cho nghỉ ngơi, giải trí, thì bệnh sẽ tái phát. Mỗi lần tái phát, bệnh càng nặng hơn và đến một lúc nào đó, sẽ không hồi phục được".
    Tuy nhiên, bác sĩ Dương nói: ?oMặc dù đã chữa lành, đã thay đổi cách sinh hoạt, nhưng hội chứng rối loạn tâm thần khẩn cấp vẫn còn nằm đâu đó trong tiềm thức người bệnh. Sau này, ra đời, khi đi làm và gặp phải những áp lực căng thẳng của công việc, hoặc sinh kế và thậm chí ngay cả chuyện tình cảm gia đình, thì nó có khả năng tái phát?.
    Chuyện áp lực trong học hành với học sinh, sinh viên không phải là chuyện mới, và báo chí đã rất nhiều lần báo động về sức ép đang ngày đêm đè nặng lên vai các cô, các cậu, ngay cả các cô cậu bậc tiểu học.
    Một học sinh lớp 3, ngoài các môn căn bản, còn phải học tiếng Anh, hoặc tiếng Pháp và 70% phụ huynh đều cho con mình học thêm ở nhà, hoặc tại nhà riêng của thầy, cô giáo.
    Cũng tại phòng khám bệnh Khoa Nội thần kinh của Bệnh viện C sáng hôm ấy, còn chứng kiến một nữ sinh học lớp 12, bị hai ông anh kèm chặt hai tay, ấn ngồi xuống ghế. Nhưng khi vừa buông ra, cô nữ sinh đã bất ngờ nhảy lên, tát tới tấp vào mặt một nam y tá khi người anh trai của cô đang đọc họ, tên, ngày tháng năm sinh của cô cho anh y tá ghi vào bệnh án. Vừa tát cô vừa tuôn ra một tràng tiếng Anh là... bài học về động từ bất quy tắc.
    Anh trai cô kể: "Nó mới phát đến mấy ngày nay thôi, hễ thấy trong nhà nói chuyện với người hàng xóm nào, nó cũng đánh. Gia đình tui từ trước đến giờ đâu ai bị bệnh này?.
    Hỏi ra mới biết, nhà cô có ba anh em, cô là con út. Hai anh cô đều thi đậu đại học nên yêu cầu của gia đình là cô cũng phải đậu đại học. Thế là, cô học ngày học đêm, không đêm nào cô đi ngủ trước 1 giờ sáng. Học ở trường sợ chưa đủ, ba má cô mời thầy về nhà dạy kèm và chẳng ngày nào mà cô lại không nghe câu nói, khi thì của ba cô lúc thì má cô: "Nuôi mày ăn học như vậy, mà mày không đậu thì đừng trách tao".
    Chính những lời ?ohăm dọa" ấy là áp lực đã đẩy cô nữ sinh rơi vào tình trạng tâm thần, thể "hoang tưởng liên hệ". Trong suy nghĩ của cô, khi thấy anh trai cô nói chuyện với y tá, cô cho rằng họ đang nói về mình, nói về việc thi đại học của mình!.
    Cũng bác sĩ Dương cho biết thêm: "Tại Khoa Nội thần kinh của chúng tôi, thời điểm bệnh nhân được người nhà đưa đến khám nhiều nhất là trước và sau mỗi kỳ thi đại học. Trước ngày thi, bệnh nhân rối loạn tâm thần khẩn cấp vì bài vở quá nhiều, vì tâm lý sợ không đậu, vì sức ép của gia đình. Còn sau ngày thi thì mặc cảm với bạn bè vì thi rớt, vì sự khinh rẻ của cha mẹ, vì bi quan, tuyệt vọng khi cho rằng cánh cửa tương lai đã khép kín".
    Cho đến nay, đã có nhiều biện pháp "giảm tải" cho học sinh được các ngành chức năng đưa ra bàn luận và áp dụng. Nhưng đối với từng gia đình, thì việc "giảm tải" cho con em mình trong học tập là việc mà nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa thực sự quan tâm. Hầu hết đều thúc ép con em mình "ráng học? để khỏi thua sút người khác.
    Bệnh tâm thần là bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn gây nên, tạo thành những biến đổi bất thường trong ý nghĩ, cảm xúc, hành vi và tác phong của người bệnh. Mà một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn hoạt động của não bộ, chính là áp lực học hành nhưng lại không có thời gian nghỉ ngơi, giải trí thích hợp.
    Theo ngoisao.net
  5. duyhoang_202

    duyhoang_202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2005
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Bác già dạo này đú gớm nhỉ. Có vẻ bác tâm huyết với ngành giáo dục đất nước, bác phát biểu đi em xin rửa tai nghe đây.
    À, mà ngoài đời bác ít nói lắm cơ mà. Cn qua lo giùm em cái vụ mạng LAN đi

Chia sẻ trang này