1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỷ Sửu và thế trâu đánh - đánh trâu - đấu tranh - tránh đâu.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi lyhl, 05/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    Kỷ Sửu và thế trâu đánh - đánh trâu - đấu tranh - tránh đâu.


    ---------
    Thuở nhỏ, hình ảnh tưởng tượng khi được nghe kể chuyện về con Trâu đầu đàn có xoáy trán trắng với ánh mắt đỏ lừng anh dũng lao đến tấn công và ghì đè hổ dữ vào vách đá cho đến lúc tàn sức mới ngã qụy. Hình ảnh đó làm cho tôi yêu lắm con Trâu quê nhà.
    Lớn lên tí, được tận mắt xem Trâu chọi nhau ngoài đồng làm cho tôi hứng thú. Lớn hơn tí nữa, thông qua cái truyền hình được xem từng đôi Trâu chọi hùn hục đâm đầu vào nhau bạo tàn ở Đồ Sơn làm cho tôi sợ sức mạnh của loài vật khi cộng thêm vào đó là sự huấn luyện của con người.
    Không biết khi nhìn Trâu đánh nhau con người đã học được gì ? thế nào là thế trâu đánh ? thế nào là thế đánh trâu ?
  2. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    Ra Hải Phòng, tui dẫn đi xem chọi trâu Đồ Sơn. Miếng đó là miếng hổ lao, còn miếng ghì và miếng cáng nữa, xa hơn có miếng...

  3. votma

    votma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/03/2006
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Nghe chị Diệp Lệ Bích nói môn Bình Thái Đạo lấy con trâu làm biểu tượng.
    Còn môn Vovinam lấy cây tre làm biểu tượng.
    Mai mốt tui lập môn võ lấy cây đa và cái giếng làm biểu tượng.
  4. vithuymylove

    vithuymylove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Bài viết:
    1.170
    Đã được thích:
    1
    Đánh trâu thì đơn giản hơn, lấy rơm cuộn vào đầu cây sào, châm lửa rồi châm vào chỗ ấy của nó là nó thua mất mạng luôn!
    Không biết có môn phái nào lấy nốt thằng Bờm với chú Cuội làm biểu tượng không nhỉ! Em mà lập phái thời em vác chị Hằng làm biểu tượng phái em!

  5. tranhai88

    tranhai88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  6. tokyohot1

    tokyohot1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2008
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Sao chọi trâu ở đồ sơn oánh ngắn thế nhỉ. Mới tầm 10 phút mà đã có con chạy có cờ
    Hồi tôi còn bé, tôi xem chọi trâu trong làng, 2 con oánh liên tục cả ngày, oánh từ ruộng nọ sang ruộng kia ,2 chủ trâu sợ hò dân làng kéo 2 con ra mà mãi ko được, cuối cùng phải bắc v thang vài cái thang vào giữa 2 con và đốt lửa rơm thì 2 con mới chịu thôi . Đó là ấn tượng sâu đậm nhất của tôi về chọi trâu.
  7. danhaiphong

    danhaiphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    1.537
    Đã được thích:
    0
    Món chọi trâu ở Đồ Sơn muốn lâu hay chóng còn tuỳ thuộc vào chất lượng và dịch vụ của đối thủ. Có đối thủ vừa nhìn đã chán, chả bùn đánh đấm nữa, 3 phút là xong, giả tiền rồi té. Có đối thủ chiến lâu quá, 30 phút chưa xong, ra phải giả gấp đôi tiền
  8. 25LTK

    25LTK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    2
    Có đối thủ đánh xong, được khuyến mãi thêm cái nữa nhưng chẳng còn sức mà đánh, ra không phải trả tiền.
  9. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1

    ---------
    Để hạ đạo đóng vai bác ngao sờ cái mu rùa khai trương đầu năm cho hai anh bạn này :
    @Votma: Mai mốt tui lập môn võ lấy cây đa và cái giếng làm biểu tượng
    - Cây và lá đa là một phần biểu tượng của Phật giáo, nhất là Phật giáo Nguyên thủy sử dụng nhiều hình ảnh cây và lá đa. Trong khi đó cây đa đối với người Việt là hình ảnh của sự về nguồn, râu cây đa đâm ra từ cành luôn hướng về đất để ngày một ngày hai nó lớn dần lên trở thành một phần không thể thiếu khi mọi người nhắc đến cội đa già, nhiều bóng mát.
    - Cái giếng là tượng trưng cho lòng tham không đáy, nếu lòng giếng gặp mạch sẽ có nguồn nước mát có ích cho mọi người trong sản xuất cũng như sinh hoạt tại chốn nông thôn, nhưng nếu chẳng may phải đất khô cằn, trật mạch thì đáy giếng không chóng thì chày rất dễ thành hang ổ của bọn ếch cóc hoặc nơi tích tụ nhiều khí độc.
    - Vậy nếu theo tôn giáo thì giếng nước và cây đa không thể ở cùng nhau. Theo dân gian, cây đa cùng giếng nước là chỉnh thể đặc thù không tách rời của nông thôn Việt.
    @Vithuymylove: Em mà lập phái thời em vác chị Hằng làm biểu tượng phái em!
    - Chị Hằng nếu theo trung nguyên thì không thể thiếu chàng Hậu Nghệ tinh thông cung thuật bách phát bách trúng, dù có chàng tận tình phục vụ ngày cũng như đêm hết mình nhưng nàng ta vẫn lượn lờ, diễm tình, khi nàng đã lạc lòng thì làm không ít cả binh lẫn tướng đắm say tương tư, kẻ thi vị văn nho thì chỉ dừng lại ở mức độ chiêm ngưỡng thân thể nàng trong những đêm sáng lung linh, nếu gặp phải kẻ bạo tay bạo chân hơn thì có thể hơn thế nữa ! nhưng coi chừng nếu như việc lén phén này nếu đến tai Ngọc Hoàng thì đến ngọc lưu ly ngài cũng vứt. Điểm đặc biệt sao chẳng bao giờ thấy Hậu Nghệ thể hiện máu ghen của mình với nàng ?
    - Chị Hằng nếu theo dân gian Việt thì hơi bị tồ đấy ! chỉ có việc vun trồng cấy bón tắm tưới mà cũng chẳng đảm trách được chu toàn. Nhưng dù sao nhìn theo một khía cạnh nào đó chị là người giản dị và có thể nói là rất chung tình cũng chẳng ngoa, chị sẵn sàng hiến cái xuân sắc của mình cho chàng Cuội, dứt bỏ chốn phồn hoa, nhốn nháo để cùng Cuội về cái thế giới riêng tư, đơn giản chỉ có hai người, dành cho hai người, hạnh phúc hai người. Nhưng có điều lạ là dù Cuội cùng Hằng có thật sự hạnh phúc bên gốc đa thì cha và mẹ chàng lại tỏ ra lơ đễnh, thờ ơ, người thì bận bịu với việc gánh lúa, kẻ thì tát nước. Biết đâu họ đang lo cho hạnh phúc dài lâu của hai người cũng nên ?
    Nếu thấy đúng thì thí chủ tùy hỉ bao nhiêu hạ đạo cũng nhận.
  10. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    ---------
    1) Có một dạo chị Diệp Lệ Bích thường xuyên ghé vào Box, thơ ứng khẩu của Chị đọc thấy đã lắm !
    2) Giờ mới biết võ Việt mình cũng có môn lấy thần Ngưu làm biểu tượng, nếu bạn nào biết thì giải thích hộ vì sao Bình Thái Đạo lấy thần Ngưu làm biểu tượng cho môn phái này ? trong hệ thống tập luyện của Bình Thái Đạo chiêu thế có liên quan đến thần Ngưu nhiều không vậy ?

Chia sẻ trang này