1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KỸ THUẬT : Các cú đánh đặc biệt

Chủ đề trong 'Tennis' bởi xipomos, 02/07/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    KỸ THUẬT : Các cú đánh đặc biệt

    CÁC CÚ ĐÁNH ĐẶC BIỆT

    Chúng ta đã xem xét bốn cú đánh cơ bản của kỹ thuật quần vợt: cú đánh thuận, cú đánh ngược, cú đánh bổng và cú giao banh. Sử dụng bốn cú đánh này làm nền tảng, ta có thể tạo ra những cú đánh khác, tạm gọi là những cú đánh đặc biệt, bằng cách biến đổi đôi chút. Các cú đánh đặc biệt thường dùng cho những mục đích cụ thể và có thể là những công cụ hiệu quả nếu thực hiện hợp lý. Chương này đề cập đến:
    Cú bỏ nhỏ
    Cú câu banh vòng cung
    Cú bỏ lửng
    Cú đánh banh trên cao
    Cú đánh qua mặt
    Cú đánh tiếp cận
    Cú bỏ nhỏ và cú bỏ lửng được xếp chung với nhau vì cả hai đều là những cú đánh nhẹn nhàng tinh tế. Cú bỏ nhỏ thực hiện sau khi banh nẩy trong khi cú bỏ lửng thực hiện khi banh đang bay bổng.
    *CÚ BỎ NHỎ

    Đặc điểm:
    Trái banh đi qua lưới với tốc độ chậm
    Đường banh có nhiều xoáy (Xoáy đáy)
    Trái banh bay cách lưới một khoảng an toàn (thường là khoảng 7 tấc). Khi banh rời mặt vợt, đường đi xuống của nó hơi thẳng đứng.
    Một khi trái banh đã qua khỏi lưới thì nó hạ xuống theo phương thẳng đứng, cho phép banh rơi gần bên lưới của đối thủ (Xem sơ đồ 16)
    Khi trái banh nẩy lên thì đường banh chuyển động ngược lên cao chứ không tới trước.

    Mục đích
    Để giành điểm ngay.
    Buộc đối thủ phải lên gần lưới và đón banh thấp hơn tầm cao của lưới, điều này khiến đối thủ khó tạo cú đánh tấn công.
    Buộc đối thủ phải lên gần lưới để bạn, khi đánh cú tiếp theo, có thể câu banh vòng cung (?olốp? banh) qua đầu đối thủ hay buộc anh ta phải đón bổng đường banh này (giả sử rằng đối thủ có cú đánh bổng yếu).
    Làm đối thủ mệt vì phải chạy.
    Làm đối thủ bất ngờ.

    Tình huống tạo cú bỏ nhỏ
    Khi bạn đứng phía trong đường vạch cuối sân, bạn càng đứng gần lưới thì càng dễ thực hiện cú đánh này và dễ thành công.
    Khi đường banh của đối thủ tương đối chậm.

    Tình huống tránh tạo cú bỏ nhỏ
    Khi bạn đứng phía sau đường vạch cuối sân.
    Khi gió mạnh thổi từ phía sau bạn tới trước. ( Gió mạnh sẽ tăng thêm quán tính cho trái banh và banh sẽ đến tầm với của đối thủ quá sớm).
    Khi đường banh của đối thủ rất mạnh. (Khó mà hãm cho banh chậm lại để thực hiện cú đánh này)
    Khi đối thủ đang ở gần lưới.

    Làm thế nào để tạo cú bỏ nhỏ có hiệu quả
    1. Giai đoạn vung vợt ngược lấy đà. Phải ngụy trang động tác, chuẩn bị vợt của bạn không cho đối thủ biết bạn sẽ dùng cú bỏ nhỏ. Do đó, giai đoạn chuẩn bị này cũng tương tự như cú đánh thuận hay ngược.
    2. Giai đoạn tiếp xúc banh và nương vợt theo đà.
    a. Cây vợt và bàn tay di chuyển tới trước theo phương nằm ngang ngay trước, trong và sau khi tiếp xúc banh.Sẽ là liều lĩnh nếu tạo cú bỏ nhỏ bằng cách di chuyển cây vợt và bàn tay từ trên cao xuống thấp (chuyển động bổ xuống) vì trái banh sẽ nương theo phương chuyển động này mà lao thẳng vào lưới.
    b. Ngay trước, trong và sau khi tiếp xúc banh, cây vợt phải chuyển động với tốc độ chậm, mặt vợt hướng lên.
    c. Mặt vợt phải tiếp xúc banh ở dưới xích đạo. Hãy tưởng tượng mặt vợt là tờ giấy nhám. Cố ?ochà nhám? cho tróc lớp vải bọc trái banh phía cực Nam. Nếu bạn ?ochà nhám? mà trái banh có quán tính tới trước quá nhiều (tốc độ) và không đủ xoáy thì tiếp xúc banh xa hơn nữa bên dưới xích đạo.
  2. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    *CÚ BỎ LỬNG
    Đặc điểm
    Đặc điểm của cú bỏ lửng tương tự như cú bỏ nhỏ.
    Mục đích
    Mục đích của cú bỏ lửng là để giành điểm ngay.
    Tình huống tạo cú bỏ lửng
    Khi bạn đứng phía trong đường giao banh, bạn càng đứng gần lưới thì càng dễ thực hiện cú đánh này và dễ thành công.
    Khi đường banh của đối thủ tương đối chậm.
    Khi đối thủ đứng phía sau đường vạch cuối sân.

    Tình huống tránh tạo cú bỏ lửng
    Khi bạn đứng phía sau đường giao banh.
    Khi bạn đang đón bổng một đường banh quật mạnh.
    Khi bạn tiếp xúc banh ở tầm cao hơn vai. (Khó mà tạo được cú bỏ lửng từ độ cao này)
    Khi đối thủ đang ở bên trong đường vạch cuối sân.

    Làm thế nào để tạo cú bỏ lửng
    Phải loại trừ động tác vung vợt lấy đà trong giai đoạn chuẩn bị vợt của bạn.
    Tiếp xúc banh phía trước cơ thể.
    Cánh tay và cây vợt chuyển động đi tới rất ít ngay trước, trong và sau khi tiếp xúc banh.
    Mặt vợt tiếp xúc banh xa phía dưới xích đạo với mặt vợt hướng lên. Điều này sẽ tạo xoáy đáy cho trái banh.
    Ngay lúc tiếp xúc banh, bàn tay và mặt vợt phải có cảm giác như thể chúng hoàn toàn hấp thu hết quán tính và sức mạnh của trái banh như một miếng bọt bể (miếng mouse) hấp thu nước.
    Ngay lúc tiếp xúc banh, các ngón tay phải tương đối thư giãn.
    Bàn tay và cây vợt ngay lúc tiếp xúc banh phải tạo được một cảm giác kiểm soát nhẹ nhàng.
    *CÚ ĐÁNH QUA MẶT
    Cú đánh qua mặt được thực hiện khi đối thủ của bạn ở gần lưới. Một cú đánh thành công sẽ phát banh vượt qua đối thủ về bên trái hay bên phải.
    Đặc điểm
    Một cú đánh qua mặt hiệu quả phải bay thấp qua lưới. Cứ cho là đối thủ có thể tiếp xúc banh kịp thời đi nữa thì cú đánh trả của anh ta chỉ tạo ra một đường banh tự vệ vì anh ta phải đón bổng đường banh ở tầm cao thấp hơn lưới. Cho nên, tất cả các cú đánh qua mặt phải được xem là những cú đánh banh thấp qua lưới.
    Cú đánh qua mặt không cần nhanh, mạnh hay tấn công, miễn là nó phải vượt ngoài tầm với của đối thủ. Cú đánh qua mặt có thể nhẹ nhàng nhưng đường banh phải thấp và khéo bố trí.
    Cú đánh qua mặt có xoáy lốc sẽ tạo đường banh hiệu quả nhất. Xoáy lốc sẽ giúp trái banh lao chúi xuống đất một khi đã qua khỏi lưới. Do đó, đối thủ buộc phải đón bổng đường banh này ở tầm thấp hơn lưới.
    Mục đích
    Để phát banh vượt qua đối thủ ( khi anh ta đang ở gần lưới)
    Để buộc đối thủ phải tiếp xúc banh ở tầm cao thấp hơn lưới trong trường hợp cú đánh của bạn không ? qua mặt được anh ta.
    Tình huống tạo cú đánh qua mặt
    Khi đối thủ ở gần lưới và bạn có khả năng tạo một đường banh tấn công hay hóa giải.
    Bạn có thể tạo cú đánh qua mặt từ bất kì vị trí nào trên sân. Tuy nhiên, bạn càng lùi xa khỏi đường vạch cuối sân thì cú đánh này càng kém hiệu quả vì đối thủ có nhiền thời gian hơn để chuẩn bị cho cú đánh bổng của anh ta.
    Tình huống tránh tạo cú đánh qua mặt
    Khi đối thủ đáng chờ đợi rất gần bên lưới. Trong trường hợp này thì cú câu banh vòng cung sẽ hiệu quả hơn cú đánh qua mặt.
    Khi cú đánh qua mặt của bạn chỉ là một cú đánh tự vệ vì bạn đang ở trong một tư thế lúng túng, vướng víu. Trong những trường hợp như vậy, thay vì dùng cú đánh qua mặt, nên câu banh vòng cung qua đầu đối thủ.
    Khi bạn biết rõ đối thủ có cú đánh bổng yếu. Trong trường hợp này thì phát banh thẳng vào anh ta. Nếu đối thủ thuận tay phải thì anh ta phải? chào thua nếu banh bay thẳng tới sườn bên phải của anh ta. (Hoặc sườn bên trái lại nếu đối thủ thuận tay trái.)

    Làm thế nào để tạo cú đánh qua mặt
    Bạn có hai phương án để tạo cú đánh qua mặt. Việc chợn lựa tùy thuộc vào khả năng bố trí đường banh của bạn và vào khả năng đánh bổng của đối thủ.
    1. Phát banh dọc cạnh sân: Khi tạo cú đánh qua mặt với đường banh đi song song và gần với hai đường vạch cạnh sân thì cần nhớ là tầm lưới ở gần cột căng lưới sẽ cao hơn ở khoảng giữa tấm lưới. Do đó, đường banh qua mặt dọc cạnh sân phải có độ cong nhiều hơn.
    2. Phát banh cắt chéo sân ra góc chết: Bạn có thể đánh qua mặt đối thủ bằng cách dùng một đường banh cắt chéo sân ra hai góc. Thực hiện điều này bằng cách cho mặt vợt tiếp xúc banh ở ngoài cạnh. Khi tạo cú đánh này cần vận dụng sự tinh tế và độ xoáy hơn là dùng sức mạnh.
    Nhớ là đừng cố quật banh qua mặt đối thủ mà hãy ?oném? lòng bàn tay (cú đánh thuận) hay khớp đốt ngón út (cú đánh ngược) qua mặt anh ta.
  3. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    *CÚ CÂU BANH VÒNG CUNG:(lob)
    Cú đánh này tạo một đường banh cao bổng vòng cầu, thường được dùng để như một cú đánh hóa giải hay tự vệ.

    Đặc điểm:
    Trái banh di chuyển theo một vòng cung cao.
    Trái banh nẩy rất cao trên không sau khi chạm sân.
    Trái banh thường có ít hoặc không hề xoáy, trừ khi đó là một cú đánh xoáy lốc.
    Lob tấn công và lob phòng thủ
    Mục đích:
    Khi đối thủ đang ở đường vạch cuối sân:
    1. Buộc đối thủ phải đứng nguyên vị trí ở sau đường vạch cuối sân (Vị trí này sẽ ngăn cản không cho anh ta tạo những đường banh tấn công).
    2. Phá vỡ nhịp độ và dự tính thời điểm của đối thủ, đặc biệt là khi đối thủ đã ăn quen với việc đón đỡ những đường banh nhanh của bạn.
    3. Buộc đối thủ phải tiếp xúc banh ở tầm cao hơn đầu. Nhiều người khó đớn banh ở tầm cao này, nhất là khi banh đến theo hướng không thuận tay.
    4. Làm đối thủ mất bình tĩnh hay căng thẳng.
    5. Cho phép bạn có thêm thời gian chuẩn bị (khi bạn đang ở ngoài vị trí thích hợp).
    6. Cho bạn thêm thời gian để chạy lên gần lưới. (Điều này có phần nào không chính quy nhưng sẽ gây sửng sốt cho đối thủ vì ít ai ngờ rằng bạn sẽ lên gần lưới sau khi câu banh vòng cung)
    Khi đối thủ đang ở gần lưới:
    1. Cho phép bạn giành điểm ngay.
    2. Làm đối thủ kiệt sức vì buộc anh ta phải chạy theo banh.
    3. Buộc đối thủ phải dùng cú đánh trên cao (giả sử là anh ta có cú đánh trên cao yếu).
    Tình huống tạo cú câu banh vòng cung:
    Khi bạn đang đứng trên hay phía sau đường vạch cuối sân.
    Khi không có gió hoặc ít gió.
    Khi mặt trời chiếu sáng vào mắt đối thủ.
    Khi trời không có mây ( đối thủ se gặp trở ngại khi ước tính chiều sâu).

    Tình huống tránh tạo cú câu banh vòng cung:
    Khi cú câu banh vòng cung của bạn yếu và cú đánh trên cao của đối thủ mạnh.
    Khi đối thủ đang ở gần lưới và cú đánh bổng của anh ta yếu. Trong trường hợp này, buộc đối thủ phải đón bổng đường banh của bạn.
    Khi gió rất mạnh.
    Làm thế nào để tạo cú câu banh vòng cung:
    Giai đoạn chuẩn bị vợt cho cú câu banh vòng cung nên tương tự như cú đánh thuận hay ngược bình thường. Nói cách khác, phải làm sao cho đối thủ không biểt tước ý đồ câu banh vòng cung của bạn (nhất là khi anh ta ở gần lưới).
    Cây vợt và bàn tay phải tạo cảm giác như thể chúng đang chuyển động theo một phương thẳng từ thấp lên cao, với mặt vợt tiếp xúc banh bên dưới xích đạo.
    Phải tạo cảm giác như thế cây vợt của bạn đang ?onâng? banh qua lưới chứ không phải đánh banh.
    Cũng phải có cảm giác là bàn tay của bạn (lòng bàn tay hay khớp đốt ngón út) đang rời cơ thể và bay cao qua lưới. Thay vì vụt trái banh bay bổng lên, tưởng tượng như bạn đang thảy bàn tay mình lên không.
    Chuyển động của cánh tay và bả vai phải nhẹ nhàng, trôi chảy và thoải mái.
    Đừng ngại những đường banh dài. Nhiều người câu banh quá ngắn vì họ sợ mất điểm. Nỗi lo sợ này làm bả vai và cánh tay căng thẳng khiến đường banh đi rất cạn.
  4. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    *CÚ ĐÁNH BANH TRÊN CAO (SMASH)
    Cú đánh banh trên cao có những động tác rất giống giao banh. Tuy nhiên, khi giao banh thì chính bạn thảy banh cho mình đánh. Còn trong cú đánh banh trên cao thì đối thủ phát banh về phía bạn bằng một cú câu bổng vòng cung.
    Đặc điểm
    Trái banh được tiếp xúc cao bổng trên đầu.
    Cú đánh này là một phương thức tấn công.
    Có thể thực hiện cú đánh trước hoặc sau khi banh nẩy.
    Mục đích:
    Để giành điểm ngay.
    Buộc đối thủ phải ở trong thế tự vệ.

    Tình huống tạo cú đánh banh trên cao:
    Khi bạn đang ở gần lưới. Bạn càng gần lưới thì cú đánh này càng dễ thành công.
    Khi đối thủ câu banh vòng cung không hiệu quả, đường banh không bay qua đầu bạn khi bạn đứng gần lưới. Đây là tình huống lý tưởng nhất cho cú đánh banh trên cao.
    Tình huống tránh tạo cú đánh trên cao:
    Khi bạn ở xa phía sau đường vạch cuối sân. Càng xa lưới thì cú đánh này càng khó thành công.
    Trong cơn gió mạnh. Khó tạo được những cú đánh trên cao nhất quán khi gió làm chuyển hướng cú câu banh vòng cung của đối thủ.
    Làm thế nào để tạo cú đánh trên cao hữu hiệu:
    Chuẩn bị
    1. Canh đường banh
    Bạn phải tính trước toàn bộ vòng cung và hướng di chuyển của đường banh đối thủ trước khi banh tiến tới. Đây là yếu tố quan trọng nhất của cú đánh trên cao. Để đơn giản hóa việc canh đường banh, hãy giả vờ như bạn muốn chụp trái banh bằng tay trái thay vì dùng vợt đánh trả. Muốn vậy, hãy làm những điều sau đây:
    a) Lập tức xoay hông trái của bạn về phía lưới.
    b) Cùng lúc đó đưa tay trái lên cao khỏi đàu (lòng bàn tay hướng lên trời, lưng bàn tay hướng về phía bạn) Bây giờ bạn đã ở trong tư thế sẵn sàng đón banh.
    Chú ý: nếu bạn cần lùi lại để tăng thêm sức mạnh hay thăng bằng thì luôn luôn di chuyển với hông trái hướng về lưới, không bao giờ chạy lui.
    3. Chuẩn bị vợt.
    Chuẩn bị vợt ngay khi bạn đang vào tư thế sẵng sàng đón banh. Cây vợt phải lập tức đưa vào tư thế giao banh với mặt vợt thấp hơn hai bả vai bạn. Tuy nhiên, đừng đưa cây vợt hạ xuống, xoay tròn rồi ngược lên lại như khi giao banh bình thường. Thay vào đó, để tiết kiệm thời gian, đưa cây vợt qua khỏi đầu và vòng ra sau lưng.

    Bắt đầu chuyển động cánh tay
    1. Cũng giống như cú giao banh, đốc cán vợt dẫn dắt mặt vợt trong khi cây vợt đi lên đón banh. Động tác này giúp mặt vợt tiếp xúc banh ngay hoặc bên dưới xích đạo.
    2. Cánh tay ?ochụp banh? (tay trái) vẫn đưa cao trên không trong một thời gian kéo dài. Động tác này giúp bả vai trái nho cao hơn bả vai phải và giúp banh bay qua lưới (khi vợt tiếp xúc banh). Cánh tay trái hạ thấp xuống ngay trước khi banh chạm vợt)
    3. Với cú đánh trên cao thì bạn phải khởi đầu cú đánh sớm hơn là cú giao banh, bởi vì trsi banh bây giờ rơi xuống nhanh hơn. Phải tạo cảm giác như thể bạn có lẽ sẽ đón hụt trái banh nên thà tiếp xúc banh ?oquá sớm? còn hơn là chờ banh bay đến.
    Khoảnh khắc tiếp xúc
    1. Cũng giống như cú giao banh, ngay lúc tiếp xúc banh thì các ngón tay và cổ tay phải rất lơi lỏng. Ban đầu bạn có thể tưởng là mình mất kiểm soát và sức mạnh nhưng thực tế lại trái ngược hẳn: bạn đang giành thêm sức mạnh và sự kiểm soát. Ngay lúc tiếp xúc, phải bảo đảm là bạn không ghì chặt các ngón tay khi cầm vợt. Nên lùi bàn tay ra đốc cán vợt cho ngón út nằm ngoài.Giữ vợt bằng bốn ngón tay như vậy sẽ tạo cổ tay lơi lỏng. Sự kiểm soát phải bắt nguồn từ niềm vui và tự do. Ngay lúc tiếp xúc banh, phải có cảm giác là sức mạnh xuất phát từ trọng lượng và quán tính đi tới của cây vợt.
    2. Cho dù đường banh của bạn mạnh đến đâu cũng phải cố kéo dài khoảnh khắc tiếp xúc giữa vợt và banh.
    3. Đừng gấp tấp hạ thấp cánh tay cầm vợt xuống ngay sau khi tiếp xúc banh nếu không mặt vợt sẽ tiếp xúc banh bên trên xích đạo.

    Nương vợt theo đà:
    1. Bả vai và cánh tay phải nên buông lơi và thoải mái. Động tác này phải là một kinh nghiệm thú vị chứ không căng thẳng hay gây áp lực.
    2. Cánh tay phải và cây vợt phải hạ thấp và bắt chéo qua cơ thể khi cú đánh hoàn tất.
    3. Khi cú đánh hoàn tất, cơ thể phải thăng bằng và ổn định.
    Được xipomos sửa chữa / chuyển vào 01:59 ngày 06/07/2005
  5. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    *CÚ ĐÁNH TIẾP CẬN
    Khi bạn thực hiện một cú đánh chạm sân với ý đồ giành thêm thời gian để chạy lên gần lưới đón bổng cú đánh trả của đối thủ, thì cú đánh với ý đồ ấy được gọi là cú đánh tiếp cận. Một cú đánh tiếp cận hữu hiệu sẽ ngăn chặn không cho đối thủ tạo được đường banh tấn công.
    Đặc điểm:
    Đặc điểm của một cú đánh tiếp cận không cụ thể như đặc điểm của các cú đánh khác. Cú đánh tiếp cận của bạn thường sẽ thành công miễn là nó đặt đối thủ vào vị trí không thể tấn công hay mất thăng bằng khi anh ta tiếp xúc banh.
    Mục đích:
    Cú đánh tiếp cận cho phép bạn lên gần lưới một cách an tòan và đủ thời gian chuẩn bị cho cú đánh bổng.
    Tình huống tạo cú đánh tiếp cận
    Khi bạn đang đứng phía trong đường vạch cuối sân ít nhất là 1,5 thước. Khi thực hiện cú đánh tiếp cận, bạn càng ở gần lưới thì càng dễ chạy tới vị trí chính xác để chuẩn bị cho cú đánh bổng. Vị trí này cách lưới chừng 3 thước. Trong chương Kỹ thuật đánh đôi, khu vực này được gọi là tuyến thứ hai, hay vị trí đánh bổng tấn công, hay vị trí đánh bổng tấn công.Mục tiêu của bạn khi tạo cú đánh tiếp cận là phải lên được tuyến hai và đủ thời gian chuẩn bị cho cú đánh bổng. Dù mục tiêu của bạn là như thế, điều quan trọng hơn hết là phải dừng lại (bất kể bạn đang ở vị trí nào trên sân) ngay trước khi đối thủ tiếp xúc banh vì rất khó tạo được cú đánh bổng trong khi bạn đang chạy.
    Tình huống tránh tạo cú đánh tiếp cận
    Cho dù cú đánh tiếp cận của bạn mạnh mẽ và gây áp lực cho đối thủ đến đâu đi nữa thì đừng lên gần lưới sau khi bạn tiếp xúc banh từ phía sau hay ngay trên đường vạch cuối sân. Khởi đầu từ vị trí đó thì bạn sẽ không đủ thời gian để chạy lên tuyến hai và chuẩn bị cú đánh bổng kịp thời. Hãy chờ một cơ hội khác tốt hơn.
    Làm thế nào để tạo cú đánh tiếp cận
    Nên dùng cú đánh chạm sân (thuận tay ngược) bình thường của bạn khi thực hiện cú đánh tiếp cận. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là nên thực hiện cú đánh này ở một vị trí cố định trừ phi bạn là tay vợt đã giỏi rồi. Một cú đánh tiếp cận thành công sẽ đặt đối thủ vào vị trí không thể tấn công và/hoặc mất thăng bằng khi anh ta tiếp xúc banh. Sau đây là các lối đánh phổ biến:
    Sơ đồ 18-19: X1=Vị trí của bạn khi đánh tiếp cận. O=Điểm đích của đường banh tiếp cận. X2=Hướng chạy của bạn (lên tuyến hai) để chờ cú đánh qua mặt đối thủ
    1. Tạo một đường banh buộc đối thủ phải đánh trả bằng một cú đánh qua mặt khi anh ta ở ngoài phạm vi giới hạn cho một trận đánh đơn.
    2. Điều khiển đường banh về phía yếu thế của đối thủ (thường là về phía ngược tay).
    3. Buộc đối thủ phải di dộng trong khi tiếp xúc banh.
    4. Buộc đối thủ phải tiếp xúc banh ở tầm cao hơn đầu anh ta hay thấp hơn chiều cao của lưới.
    a) Cao hơn đầu.
    Trừ phi đối thủ của bạn là một tay vợt thượng thừa thì anh ta khó lòng mà đánh trả bằng một đường banh tấn công khi phải tiếp xúc banh cao hơn đầu, nhất là về phía ngược tay.
    Sơ đồ 20-21:
    b) Thấp hơn chiều cao của lưới
    Đối thủ của bạn rất khó mà phản công khi buộc phải tiếp xúc banh ở tầm thấp hơn chiều cao của lưới. Do đó các danh thủ thi đấu thường thực hiện cú đánh tiếp cận bằng một đường banh xoáy ngược bay là là sát mép lưới vì đường banh kiểu này thường nẩy không cao sau khi chạm sân.
    Lưu ý rằng trong sơ đồ 18 và 19, để lên tuyến X2 chỉ cần chạy một khoảng ngắn khi đánh tiếp cận bằng một đường banh chạy dọc cạnh sân. Còn đánh tiếp cận bằng một đường banh cắt chéo sân, như sơ đồ 20 và 21, thì X phải chạy một khoảng dài hơn để lên tuyến hai.
    Được xipomos sửa chữa / chuyển vào 18:21 ngày 11/07/2005
  6. hieuagassi

    hieuagassi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Một quả vôlê thấp thành công
    Trong trường hợp phải thực hiện một quả vôlê tầm thấp, điều bạn cần tránh là để vợt ở tầm cao hơn bóng. Thay vào đó, giải pháp hiệu quả nhất là đoán trước đường bay của bóng và "chặn" vợt vào nơi phù hợp, ở tầm thấp hơn bóng.
    Tình huống
    [​IMG]
    Với một quả vôlê thấp, chắc chắn bạn sẽ phải đẩy lên, nếu không muốn mắc lỗi. Nhưng có một thực tế là nếu bạn thường xuyên cầm vợt ở tầm cao để xử lý, bạn sẽ giúp cho đối thủ dễ dàng thực hiện một quả đánh chéo sân ngay sau đó, hoặc nếu không, bạn sẽ đưa bóng vào lưới.
    Điều này thường xảy ra khi bạn không có sự chuẩn bị tốt cho vị trí và quá trình vung vợt. Bạn hay cầm vợt cao hơn đường bóng đang bay tới, với mặt vợt vuông góc sân. Khi đó, bạn sẽ phải vung vợt xuống và múc bóng lên, theo như hình chuyển động (Sự chuyển động này giống như một chữ C). Trong trường hợp bạn nghe tiếng vợt kêu "cách" khi chạm mặt sân, tức là bạn đã không thực hiện được quả vôlê thấp thành công.
    Giải pháp
    [​IMG]
    Khi thực hiện những quả vôlê, các thày thường dạy người chơi nên giữ vợt tầm cao trên cổ tay. Nhưng với những quả vôlê thấp, điều đầu tiên bạn cần làm là hướng đầu vợt vào nơi mà bạn phán đoán đường bóng sẽ đi tới. Với sự chuẩn bị như vậy, bạn sẽ có thêm thời gian để giữ thăng bằng, ổn định vợt, trước khi bạn bắt đầu thực hiện cú đánh vôlê của mình.
    Trong trường hợp quả bóng đi thẳng về phía mắt cá chân, bạn vẫn phải hướng vợt ở tầm như trên, nhưng độ mở của vợt lớn hơn để làm sao bạn có thể đón bóng trên đúng đường đi của nó. Điều này sẽ giúp bạn đánh vào phần sau của quả bóng (chứ không phải phần trên) và di chuyển vợt từ thấp lên cao theo đường chéo. Quá trình di chuyển theo đà của bạn khi đánh bóng qua lưới cũng theo hướng đi lên, trên cùng một đường và góc như khi bóng tới. Thay vì đẩy bóng lên sử dụng nhiều độ xoáy dưới (underspin), bạn nên lái bóng qua sân và tấn công. Khi đó, thực hiện một quả vôlê thấp là rất hợp lý.
  7. nhatchithien

    nhatchithien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2004
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Xin các cao thủ cho ý kiến giúp đỡ: Tôi đánh quả phải mạnh và bóng luôn đi sạt lưới rồi ra ngoài sân phia sau. Xin hỏi có phải lỗi tiếp xúc bóng muộn hay còn thiéu độ ép phê? Cảm ơn các bạn nhiều
  8. hieuagassi

    hieuagassi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    theo mình thì thế này:
    1. tiếp xúc bóng sớm quá : dễ bị rúc lưới
    2. tiếp xúc bóng muộn quá : lên trời
    Trường hợp của bạn thì mình khuyên bạn nên đánh líp thêm khi tiếp xúc vào quả bóng thì khi quả bóng qua lưới sẽ không bị bay ra ngoài.
    Không biết có đúng không nữa vì đây chỉ là kiến thức bản thân thôi.Chúc bạn sớm luyện thành quả này nhé
  9. asian

    asian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Cho trái banh một tí topspin la nó nằm o trong san liền
    Lúc vợt tiếp xúc với banh thi đừng có đánh thẳng mà vuốt vợt lên
  10. haitb

    haitb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2001
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Ban noi dung do, vuot cay vot len la no se vao san, nhung ma nho vuot len luc gan cuoi da nhe. chu khong duong bong se yeu xiu.

Chia sẻ trang này