1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỹ thuật chiến đấu bộ binh

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thrall, 17/03/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thrall

    thrall Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    14
    Kỹ thuật chiến đấu bộ binh

    Tui thấy diễn đàn ta vẫn còn thiếu topic về vấn đề này nên mới tạo ra topic mong mọi người đóng góp xây dựng.

    Về nguyên nhân: Tui thấy rất nhiều người thuộc khối dân sự, ngay cả không muốn đi nghĩa vụ quân sự để ở lại đi làm, họ vẫn có một đam mê về những kỹ thuật chiến đấu bộ binh, những chiến thuật của bộ binh nhưng không biết tìm kiếm những thông tin đó ở đâu.

    Về hiệu quả: Tui thấy đưa những kiến thức quân sự căn bản của một chiến sĩ ,của một sĩ quan vào trong từng người dân cũng có nhiều cái lợi cho quốc phòng.

    Về nội dung:Tui thấy có thể chia làm 2 phần.
    1.Về kỹ năng cá nhân của nguời chiến sĩ như bắn súng thế nào,đào hầm thế nào ,hành quân vv
    2.Chiến thuật của bộ binh trong một truờng hợp củ thể thì như thế nào.VD:1 c phòng ngự trong một địa hình cụ thể thì nên bố trí thế nào,nên tránh những diều gì.
    Tui nghĩ những vấn đề đó rất hay và sẽ mang lại sức sống cho diễn đàn.
    Chúng ta cũng có thể chơi trò quân xanh và quân đỏ trong việc bố trí phòng ngư và tấn công trong một địa hình và hoàn cảnh cụ thể.
    Rất mong mọi nguời góp ý.
  2. littlerock

    littlerock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2007
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Đây là bài vở đánh đấm của bộ đội, nếu là tớ thì dù có biết tớ cũng chả đưa lên đây làm gì. Đừng tưởng là chỉ tán láo cho vui nhé, đây thực ra là những kinh nghiệm mà bao thế hệ bộ đội tích lũy mới có được, là ngón tủ để giữ nhà đấy.
  3. kakashivn200

    kakashivn200 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2009
    Bài viết:
    555
    Đã được thích:
    0
    Nếu như các kinh nghiệm về đào hầm, đào hào và nguỵ trang bình thuờng thì các bác CCB cũng kể nhiều rồi. Chỉ có các bài " độc " như đặc công thì không thể công khai thôi.
  4. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Miềng chưa rờ tới khẩu B40, b41 bao giờ!
  5. thrall

    thrall Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    14
    cái này tui chép lại bên vndefence.info
    Chiến thuật đối phó của VNCH với quân giải phóng
    1. CHIẾN THUẬT
    A. CƠ ĐỘNG KẾT HỢP CHỐT.
    (1) Tổ chức.
    Chốt là thành phần của một đơn vị bộ binh được tách ra để thi hành công tác chiến đấu đặc biệt. Mỗi cấp đơn vị bộ binh phải đảm nhiệm tổ chức một số chốt. Cấp Trung đội đảm nhiệm tối đa 1 chốt. Đại đội từ 1 đến 2, Tiểu đoàn từ 3 đến 4 và Trung đoàn từ 8 đến 9 chốt. Trung bình quân số của chốt chiếm khoảng 1/10 quân số của đơn vị đảm nhiệm. Thành phần còn lại của đơn vị gọi là lực lượng cơ động nằm ở phía sau chốt vừa giữ nhiệm vụ bảo đảm công tác chiến đấu, tiếp vận hậu cần vừa đề cơ động phối hợp với các lực lượng khác bao vây diệt lực lượng ta. Tại cấp Trung đoàn phải đảm nhiệm 8 đến 9 chốt và có một Tiểu đoàn ở phía sau là lực lượng cơ động.
    Vì chiến đấu tại tuyến đầu và trong các điều kiện rất khẩn trương nên chốt gồm các thành phần tình nguyện có tinh thần cao, sẵn sàng hy sinh, được huấn luyện thuần phục về kỹ chiến thuật, đặc biệt về điều chỉnh pháo, chống máy bay, thiết giáp.
    Các chốt cũng được luân phiên thay thế để bảo đảm chiến đấu được lâu dài, liên tục bảo đảm vệ sinh, ăn uống.
    -Về hình chức chốt được gọi là chốt bộ binh hay chốt hỏa lực, quân số của một chốt thường từ 1 tổ đến 1 Tiểu đội, trang bị vũ khí cá nhân hay cộng đồng, chốt hỏa lực trang bị cối, pháo hai liên thanh tùy theo nhiệm vụ.
    -Xét về đặc tính chiến thuật, chốt gồm có chốt công kiên và chốt vận động, chốt công kiên lại chia làm 3 loại tùy theo nhiệm vụ:
    Chốt đánh bộ binh - Chốt đánh thiết giáp - Chốt đánh trực thăng. Nếu sử dụng đơn độc gọi là chốt điểm, sử dụng có phối hợp nhiều chốt làm thành một vòng đai gọi là chốt kiềng.
    (2) Địa thế và vị trí.
    Chốt xử dụng lực lượng ít đánh nhiều lại cần phải quan sát, phải tử thủ chiến đấu nên chốt được bố trí trên các địa thế cao và trong các công sự vững chắc.
    - Trên các địa thế như sườn, đỉnh của núi, đồi có thể chế ngự được đường đèo, đường mòn, đường đáy và khu vực thấp dùng làm trục di chuyển.
    - Các điểm trọng yếu gần các trục di chuyển thường xuyên, các đường mòn, các trục có thể làm đường xuất phát; xung quanh một khu vực trống trải có thể làm bãi đáp, chỗ đổ bộ cho phi cơ, trực thăng.
    - Xung quanh một khu vực địch chọn làm trận địa, căn cứ, khu vực trú quân của địch hay bao quanh vị trí tập trung quân của ta.
    - Các xạ trường và tầm quan sát rộng, chốt theo dõi được lực lượng ta từ xa để kêu pháo hoặc diệt dễ dàng.
    (3) Công sự.
    Công sự phòng thủ của chốt rất kiên cố, thường là hầm hố, địa đạo hoặc hang hốc núi, các công sự đều có nắp các và được ngụy trang. Trong lúc không chiến đấu chốt luôn luôn phát triển giao thông hào, chiến hào. Hai loại công sự thường được chốt xử dụng là tuyến đôi và hầm hình chữ A.
    (a) Tuyến đôi.
    Một hệ thống giao thông hào dài từ 40 đến 60 thước, gồm có hai chiến hào song song cách nhau 30 đến 40 thước nối liền bằng những giao thông hào rộng cỡ 0,4m.
    Tuyến trước và sau đều có hầm kháng cự. Tuyến sau có thể bắn phủ lên tuyến trước bằng các vũ khí cộng đồng. Trong lúc chiến đấu tuyến sau có tác
    dụng :
    - Làm vị trí phụ đê chốt rút về khi bị uy hiếp nặng.
    - Cơ động chiến đấu nghụy trang lực lượng, để ta không đánh giá được lực lượng và cách bố trí của địch.
    - Tăng cường 2 tên trang bị trung liên làm thành một hỏa điểm bí mật ở cạnh sườn phía trước của chốt. Hai tên này gọi là tiểu chốt, chỉ hoạt động khi chốt bị uy hiếp mạnh hoặc đội hình xung phong của ta bị rối loạn, Tiểu chốt có nhiệm vụ luôn luôn di động làm hỏa điểm bí mật phía bên sườn, hay sau lưng ta xung phong diệt chốt chinh.
    (b) Hầm hình chữ A.
    Hầm hình chữ A có nắp đậy, xử dụng từ hai hầm trở lên và được nối bằng những giao thông hào. Chốt công kiên đánh trực thăng thường ở trong hầm chữ A đôi. Chốt vận động xử dụng nhiều hầm làm thành một tuyến kiên cố, một vòng đai chốt để bao vây lực lượng ta.
    (4) Chốt Bộ-binh.
    Quân số chốt Bộ binh từ 7 đến 9 tên, xử dụng tuyến đôi làm vị trí chiến đấu. Chốt Bộ binh đang bị vũ khí nhẹ như AK. Chốt Bộ-binh đóng xen kẽ với chốt hỏa lực và lập thành một hệ thống nhiều chốt. Chốt chỉ khai hỏa khi lực lượng ta cách từ 10 đến 15 thước, chốt nào gần, chốt đó đánh, các chốt khác theo dõi và chỉ đánh khi chốt đầu bị áp lực manh và khi lực lượng ta điều động gần về phía chốt đó.
    (5) Chốt hỏa lực.
    Quân số tương đương như chốt Bộ binh, trang bị vũ chỉ nặng cối, DKZ được tăng cường một toán từ 2 đến 4 tên (xung lực) trang bị trung liên để yểm trợ cho các tên giữ cối, pháo và để đánh sau lưng hoặc cạnh sườn khi lực lượng ta xung-phong uy hiếp chốt. Trường hợp thiếu quân số, lấy người ngay trong chốt hỏa lực để làm xong lực bảo vệ chốt.
    Chốt hỏa lực có nhiệm vụ bảo đảm cho chốt BB nếu bị tấn công hoặc phối hợp chiến đấu với chốt BB, chốt hỏa lực được bố trí xen kẽ với chốt BB nhưng tráng đóng dầy đặc. Chốt hỏa lực bố trí tùy theo loại vũ khí và lấy chốt BB làm chuẩn, với Đại-liên khoảng cách từ 800 đến 1000 thước, DKZ từ 1100 đến 1500 thước, khoảng cách giới hạn từ 500 đến 2000 thước.
    Chốt hỏa lực khai hỏa khi chốt BB bị uy hiếp nặng, khi lực lượng ta đụng chốt BB phải cụm lại (tập trung), lúc viện binh ta vừa đến hoặc khu vực trực thẳng đang đổ bộ.
    (6) Chốt công kiên.
    Được đóng cố định tại các cao điểm, trong các công sự vững chức hoặc hang hốc núi, những đìa điểm ở gần trục di chuyển mà lực lượng ta như BB, thiết giáp có thể sử dụng hoặc chỗ trống trải dự trù trực thăng đáp được. Chốt này thường do cấp Trung- đội đảm nhận tổ chức lấy. Chốt được hậu cứ
    Trung-đội ở thấp hơn có điểm nước và cho ẩn nấp tốt sẵn sàng chi viện, tản thương, nuôi ăn... Các chốt công kiên phải chiến đấu tử thủ và chia 3 loại:
    - Chốt đánh Bộ binh dã ngoại
    - Chốt đánh thiết giáp dã ngoại
    - Chốt đánh trực thăng.
    Chốt đánh trực thăng quân số khoảng 4 tên, trang bị Trung liên, 1 B40, 2 AK xử dụng hầm hình chữ A đôi, thường đóng chốt xung quanh một khu vực trống có thể làm bãi đáp để đánh trực thăng xuống đổ quân. Chốt đánh Bộ binh trang bị thêm mìn cơ giới (Claymore), chốt đánh thiết giáp có thủ pháo, ngoài ra quân sự và vũ khí như chốt đánh trực thăng. Chốt đánh BB và Thiết giáp xử dụng tuyến đôi.
    (7) Chốt vận động.
    Chốt kết hợp với lực lượng Pháo, cơ động để hỗ tương, liên hoàn chiến đấu. Chốt vận động thường xử dụng một hệ thống hầm chữ A có nắp và nối liền bằng các giao thông hào. Chốt này có nhiệm vụ tiêu hao, đánh lừa lực lượng ta vào trận-địa để cho các loại pháo và lực lượng cơ động tiêu diệt.
    Chốt bố trí trên các cao điểm sườn dốc, hướng tiến quân mà lực lượng ta bắt buộc đi qua. quân số chốt thường từ 1 Trung-đội trang bị cối, B40, AK mìn định hướng .Có khi chốt vận động xử dụng lực lượng đến cấp Tiểu-Đoàn.
  6. thrall

    thrall Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    14
    B. VẬN ĐỘNG CHIẾN.
    (1) Đối với các mục tiêu cố định.
    Muốn triệt hạ một tập đoàn cứ điểm hoặc một căn cứ lẻ loi của ta, địch thường tung các bộ phận trinh sát len lỏi bám sát để nắm vững tình hình để có thể phác họa kế hoạch tấn công và được thực hiện qua các giai đoạn sau:
    (a) Giai đoạn 1.
    Xử dụng hỏa lực các loại vũ khí hạng nặng tầm xa pháo kích khốc liệt từ nhiều hướng và xử đụng hỏa lực các loại đại bác không giật nhằm triệt hạ từng pháo đài của căn cứ, thời gian pháo kích gần như liên tục cả ngày lẫn đêm khiến cho quân trú phòng lo ẩn nấp chứ không có thể quan sát định vị tri đặt súng của địch để phản pháo. Đồng thời xử dụng hỏa lực hạn chế của địa phương kết hợp với du kích nhằm ngăn chặn, tạo thành một vòng đai chốt bao vây tương đối để quấy rối hoặc đẩy lui các bộ phận an ninh cho căn cứ gởi ra ngoài hoạt động.
    Tình trạng này sẽ kéo dài cho tới khi các đơn vị của căn cứ phải thu ngắn tầm hoạt động lại để chúng có thể xiết chặt thêm vòng vây.
    (b) Giai đoạn 2.
    Qua các hình thức đã áp dụng ở Giai-đoạn 1, địch quân có thể kiểm soát một phần địa thế khi quân trú phòng mất lần quyền kiểm soát, giai đoạn này chúng đến đến gần căn cứ hơn bằng cách đào hầm hố, giao thông hào để lực lượng chính xử đụng khi mở cuộc tấn công vào vị trí đặt súng để có thể pháo kích một cách thường xuyên vào căn cứ cũng như đặt các loại vũ khí có tầm bắn thẳng đe dọa các hoạt động cả ngày lẫn đêm. Các vũ khí phòng không của chúng cũng được bố trí ở kế cận ngăn cản các lại phi cơ đến tản thương, tái tiếp tế cho căn cứ. Ngoài ra còn xen vào hệ thống liên lạc truyền tin của căn cứ để phá rối cũng như dùng loa phóng thanh kêu gọi đầu hàng. Trong khi đó sự thiệt hại mỗi ngày một gia tăng, quân trú phòng hoặc đã ước đoán sai tình hình địch hoặc không đủ khả năng để thực hiện kế-hoạch phản kích nhằm nới rộng khu vực an ninh.
    (c) Giai đoạn 3.
    Sau thời gian bao vây pháo kích quấy rối chỉ gây thiệt hại hạn chế cho đơn vị trú phòng về nhân mạng và vật chất nhưng đã ngăn cản một cách hiệu quả công tác tản thương, tiếp tế nên đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ về mặt tinh thần. Giai đoạn này địch gia tăng mức độ pháo kích bằng đủ loại vũ khí nặng nhằm huỷ diệt hệ thống phòng thủ, đài truyền tin cùng vũ khí yểm trợ của căn cứ. Điều động lực lưọng bám sát để tránh hỏa lực phi pháo và bắt đầu mở các đợt xung phong tấn công dứt điểm.
    (2) Đối với các mục tiêu lưu động.
    Trong các cuộc hành quân càn quét của ta nhằm đánh vào căn cứ địa thì địch thường có ưu thế là đối phó ngay tại khu vực địa thế quen thuộc và đã tổ chức sẵn các vị trí chiến đấu. Tuy nhiên trong những ngày đầu địch chỉ phản ứng với tính cách thăm dò quy luật hành quân hoặc cản trở cường độ tiến quân của ta rồi sau đó mới phản ứng một cách qui mô tùy theo tình hình như bao vây tấn công, tổ chức phục kích tại một địa thế thuận lợi nhằm chặn đánh đường tiến quân hoặc rút lui của ta.
    (a) Bao vây tấn công :
    Sau thời kỳ phản ứng có tính cách thăm dò để ngăn chặn mức độ tiến quân cũng như điều nghiên được qui luật hành quân của ta; địch đã nắm vững được cả yếu tố cần thiết để phác họa kế hoạch đối phó là giai đoạn đuợc các đơn vị, chủ lực từ xa vận động đến trận địa lựa chọn bố trí bao vây và tung hàng loạt các cuộc tấn công từ nhiều hướng vào đội hình của đơn vị hành quân một cách liên tục và thường khai diễn vào thòi gian mà thời tiết bất lợi cho lực lượng hành quân trong việc xử đụng phi cơ yểm trợ. Lực lượng địch xử dụng trong giai đoạn này thường có ưu thế từ 3 đến 5 lần nhiều hơn lực lượng của ta.
    b) Vận động giao thông chiến:
    Sau khi ước đoán được các lộ trình di chuyển, rút lui của lực lượng hành quân là lộ trình duy nhất mà lực lượng ta phải di chuyển qua. Hai bên đường cỏ rừng rậm các phủ, không có đường mòn băng qua hoặc đất trống. Lực lượng Cộng quân được di chuyển từ một vùng xa đến bố trí, trước trên các thế đất cao, các điểm trọng yếu chế ngự được lộ trình di chuyển của lực lượng ta. Cộng quân ẩn núp trong công sự giao thông hào ngụy trang kín đáo, nếu thích hợp hoặc vận động đến chiếm lĩnh trận địa trong khi lực lượng hành quân của ta cũng vừa di chuyển tới để mở cuộc tấn công.
    Bộ-binh địch bố trí trên một tuyến dài từ 800 đến 1000 thước các công sự hay giao thông hào cách đường từ 50 đến 200 thước, xử dụng nhiều vũ khí chống chiến xa như B40 ?" B41. Lực lượng pháo, cối phân tán và bố trí phía sau Bộ binh khoảng 1000 thước đến 200 thước nhưng khi tác xạ thì vẫn tập trung được hoả lực.
    Một đặc điểm trong các trận vận động phục kích của địch trong năm 1971 là tổ chức lực lượng phục kích thành nhiều tuyến, khoảng cánh giữa 2 tuyến từ 200 thước đến 1000 thước, bố trí như vậy lực lượng địch không phải tập trung nhiều tại một khu vực mà vẫn gây tổn thất tốỉ đa và mệt mỏi liên tục cho lực lượng ta.
    Khi lực lượng ta di chuyển vào giữa trận địa, địch cho các thành phần hỏa ở hai đầu khai hỏa buộc lực lượng ta phải dừng lại không tiến thoái được đồng thời các loại pháo tác xạ tối đa để đàn áp tiêu-đỉêt, các toán xung kích địch sử dụng hỏa lực tầm ngắn B40, B41, AK và lựu dạn di chuyển nhanh lên trước, khi pháo ngưng tác xạ, các toán chia nhau xung phong thẳng vào mục tiêu, đánh các loại xe và chia cắt đội hình của ta để tiêu diệt.
    Trường hợp lực lượng ta phản công, ngăn chặn được các toán xung kích và tiếp tục di chuyển tuyến phục kích thứ 2 sẽ chặn đánh. Trong khi đó thì các thành phần cơ động của địch ở phía sau tiếp tục thi hành hình thức hành quân truy kích.
  7. thrall

    thrall Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    14
    C. TRẬN ĐỊA PHÁO.
    Hình thức chiến thuật trân địa pháo đã được BV áp dụng từ năm 1969 tại chiến trường Tây nguyên để đương đầu với chiến dịch Ben-Het của Biệt khu 24. Tháng 10/1969 lại đưa ra áp dụng để uy hiếp khu vực Đức lập - Buprang đã gây tổn thất đáng kể cho lực lượng hành quân và hiện nay chiến thuật này đã trở thành phổ thông và được BV áp dụng gần như toàn diện. Trận địa pháo thường được địch tổ chức qua hai giai đoạn, trước và sau khi lực lượng ta tiến vào trận địa.
    (1) BV chọn lựa trận địa trên các đỉnh núi, đồi, các khu vực rộng bằng phẳng, gần các đíểm nước, những nơi lực lượng ta có thể đóng quân, tổ chức căn cứ hỏa lực hoặc di chuyển qua. Đối với những vùng kiếm soát được địch nghiên cứu địa thế, điều chỉnh chính xác và tổ chức các chốt để sẵn sàng cầm chân hoặc dụ lực lượng ta vào một trận địa.
    (2) Sau khi lực lương ta đã lọt vào trận địa và bị cầm chân là giai đoạn kế tiếp để các đơn vị cối, DKZ di chuyển đến bao quanh và sẵn sàng phối hợp tác xạ cùng lúc với các loại pháo, hỏa tiễn ở xa hơn.
    Các đơn vị hỏa tiễn dễ dàng vận chuyển, sử dụng mau lẹ và ít đòi hỏi vị trí kiên cố, trái lại pháo binh địch trọng lượng nặng hơn nên phải bố trí trong các hang hốc núí, các hầm ếch đào sâu trên các triền núi, đồi.
    Các vị trí pháo chỉ xử dụng được một khẩu và tổ chức ở rải rác trên các khu vực địch kiểm soát , bên mỗi hầm hoặc hang núi được cất dấu các loại đại pháo để một khi đến lúc là tác xạ được liền.
    (3) Đối với khu vực trận địa, địch phối trí các loại pháo cách xa từ 10 đến 20 cây số, cối và DKZ từ 500 thước đến 4 cây số, hỏa tiễn được sử dụng lưu động vị trí không nhất định. Khả năng tác xạ của các loại pháo, hỏa tiễn, cối trong các trận đánh tại Hạ Lào lên đến hàng ngàn quả đạn trong vài giờ.
    (4) Hệ thống liên lạc và chỉ huy để phối hợp tập trung tác xạ do các toán tiền Sát Viên đi đơn độc, đi cùng với các đơn vị cơ động hay do các chốt báo cáo. Loại máy thường dùng để liên lạc là điện thoại của TQ, máy vô tuyến loại 2 watt.
    Các tiền sát viên đi đơn độc thường đến thật gần căn cứ ta và ở các vị trí có tầm nhìn cao như trên cây để quan sát và điều chỉnh tác xạ. Trong trận địa pháo, BV sử dụng rất nhiều loại vũ khí:
    - Đại bác 103 ly, 122 ly, 130 ly, 152 ly.
    - Hỏa tiễn 107 ly, 122 ly, 140 ly.
    - Súng cối 61 ly, 82 ly, 120 ly.
    - Súng không giật 37 ly, 75 ly.
    (5) Tuy nhiên nói chung số lượng đạn pháo vẫn giới hạn và hầu như súng cối và hỏa tiễn là những loại vũ khí dùng nhiều nhất trong các trận địa pháo.
    (6) Phối hơp với hỏa lực pháo để thanh toán mục tiêu thường gồm các lực lượng cơ động có thể là Bộ binh, Thiết giáp và các đơn vị đặc công, các toán xung kích, các đội phòng không. Thường Pháo kích vào mục tiêu làm nhiều đợt, mỗi đợt từ 100 đến 200 quả đạn từ mọi hướng. Trong lúc địch pháo kích các đơn vị cơ động tiến sát vị trí siết chặt vòng vây đồng thời các đơn vị súng cối, sơn pháo đến theo và khi đến gần trực xạ vào vị trí phòng thủ của lực lượng ta.
    Khi trận địa pháo chấm dứt, mục tiêu tê liệt, địch bắt đầu xử dụng đặc công xung kích rồi Bộ-binh tấn công từ mọi hướng, xung phong và cận chiến để thanh toán mục tiêu.
  8. thrall

    thrall Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    14
    D. TẤN CÔNG BIỂN NGƯỜI.
    Hình thức chiến thuật tấn công biển người là nhằm sử dụng với mức tối đa ưu thế lực lượng nhiều hơn. Đối phương chấp nhận mọi thiệt hại do hỏa lực của quân trú phòng gây cho để đạt bằng được mục tiêu mong muốn là tràn ngập vị trí hoặc buộc đối phương phảí triệt thoái nếu muốn bảo toàn lực lượng và thường được thực hiện qua hai giai đoạn.
    (1) Giai đoạn 1.
    Trong giai đoạn này các đơn vị được chỉ định tham dự trận đánh sẽ phối hợp nghiên cứu kỹ mục tiêu theo như nhiệm vụ đã được áac định. Đồng thời một lực lượng nhỏ sẽ mở các cuộc tấn công thăm dò quấy rối cũng như xử dụng hỏa lực của các loại vũ khí nặng pháo kích để hủy diệt hệ thống phòng thủ đội hình và gây tổn thất cho đối phương, trong khi các lực lượng chính yếu lần lượt được điều động đến trận địa để sửa soạn mở cuộc tấn công.
    (2) Giai đoạn 2.
    Đây là giai đoạn quyết liệt nhất của hình-thức chiến thuật tấn công biển người của BV, như phần trên đã trình bày là địch quân phải dụng ưu thế tuyệt đối về quân số, bất chấp hỏa lực của quân trú phòng, mở các đợt tấn công toàn diện và liên tục từ đợt này tới đợt khác, nếu toán phía trước bị thiệt hại hoặc bị chặn đứng thì các toán kế tiếp sẽ vượt qua cho tới khi tràn ngập được mục tiêu hoặc quân trú phòng tự ý rút lui trước sức tấn công của chúng.
    Tuy nhiên vì không đạt được ưu thế về quân số, nên hình thức biển người ít được các đơn vị BV xử dụng ngoại trừ một vài trận đánh trên các chiến trường ngoại biên.
  9. thrall

    thrall Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    14
    E. ĐẶC CÔNG.
    Đặc công là một chiến thuật lấy ít đánh nhiều, dùng một lực lượng được trang bị đặc biệt để tiêu hao nhiều sinh lực đối phương nhưng vẫn bảo toàn được lực lượng. Các đơn vị đặc-công được BV tổ chức từ 1967 đề chuẩn bị cho cuộc tổng công kích nhằm vào các lực lượng hùng hậu, các căn cứ vững chắc của tại các thành phố, các khu vực an toàn.
    (1) Tổ-chức :
    Lực-lượng đặc công gồm những đơn vị được võ trang đặc biệt, được Huấn-luyện kỹ càng về chiến, kỷ-thuật đánh phá. Đội-viên đặc công là những thành phần khoẻ mạnh được lựa chọn từ các đơn vị, có một lập trường kiên định vô sản và thường xuyên học tập chính-trị, được động viên tinh thần để luôn luôn có quyết tâm đánh thắng.
    Môi trường hoạt động đặc công có thể là một hành động tấn công ngoài tiền tuyến hay các vụ khủng bố, phá hoại tại hậu-phương.
    Các đơn vị đặc công nằm trong cả hai tổ chức lãnh thổ và ở các đơn vị trú đóng. Hệ thống lãnh thổ có các Tiểu đoàn đặc công trực thuộc BTL miền và Quân-khu. Tỉnh đội có đến cấp Đại đội, Huyện đội có cấp Tiểu đội. Nhiệm vụ của các đơn vị đặc công là bảo vệ cơ sở và tấn công đánh phá đồn bót, căn cứ.
    Tại các đơn vị chiến đấu như cấp Sư đoàn có một Tiểu-đoàn Trinh sát đặc công, cấp Tiểu-đoàn có một Trung đội Trinh-sát đặc công.
    Ngoài hệ thống lãnh thổ và thống thuộc các đơn vị chiến đấu, đặc-công còn có những đơn vị được tổ chức riêng biệt tùy theo nhiệm vụ như đặc công biệt động và đặc công chốt có nhiệm vụ bám đánh liên tục các căn cứ quân sự, cầm chân các lực lượng di chuyển của ta. Một loại khác nữa có nhiệm vụ đánh phá đường lộ, giao thông gọi là đặc công đánh giao thông.
    Nếu xét về hình thức và những chiến thuật, đặc công chia 3 loại chánh :
    (a) Đặc công bộ.
    Còn được gọi là đặc công trinh sát, chuyên đánh trên bộ, giữ nhiệm vụ xâm nhập điều nghiên các vị trí quân-sự và báo cáo cho các đơn vị bộ binh thống thuộc để học tập tấn công. Khi diễn ra trận đánh đặc công sẽ giữ nhiệm vụ mở « đột phá khẩu » cho các đơn vị cơ động tiến chiếm mục tiêu, giải quyết chiến trường. Đặc công bộ cũng có những đơn vị giữ nhiệm vu khủng bố, phá hoại, ám sát tại các đô thị.
    (b) Đặc công thủy
    Còn được gọi là "đội nước" hay "công binh thủy" được huấn luyện như người nhái của ta. Đặc công thủy có nhiệm vụ phá hoại các cầu cống, tàu thuyền, các cơ sở quan trọng ơ gần thủy lộ.
    (c) Đặc cơ.
    Là danh từ tắt của đặc công cơ giới. Các đội viên của loại đặc công thường là những chuyên viên thành thạo tất cả kỹ thuật về các loại xe cơ giới của QLVNCH và Đồng Minh, có thể xử dụng khi chiếm được và phá hủy máy móc dễ dàng khi đột nhập căn cứ thiết giáp của ta.
    (2) Tổ chức trận đánh đặc công.
    Để đánh một mục tiêu bằng chiến thuật đặc công, cộng quân thường phảí mất một thời gian dài chuẩn bị bằng các công tác sau:
    - Bí mật nghiên cứu mục tiêu bằng cách lấy tin tức lực lượng đồn trú, vẽ sơ đồ căn cứ xâm nhập để tìm đường tiến sát, quấy rối lẻ tẻ để thăm dò phản ứng đơn vị đồng trú trong căn cứ do trinh sát và chính cấp chỉ huy đảm nhận.
    - Lập sa bàn học tập và phân nhiệm vụ cho các tổ, các mũi.
    - Nếu có thời gian và hoàn cảnh thuận tiện sẽ thực tập tấn công trên một địa thế tương tự mục tiêu.
    Cộng-quân thường tổ chức trận đánh vào những đêm tối trời thời-gian thuận tiện nhất là khoảng từ 0 đến 2 giờ sáng. Lực-lượng sử dụng để tấn công gồm 2 thành phần.
    - Thành phần thứ 1 để yểm trợ thường gồm có các tổ tam-tam được bố trí ở phía ngoài căn cứ. Thành phần này có nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho các toán xâm nhập, ngăn chặn lực-lượng tiền đồn hoặc tuần tiễu bên ngoài của ta, đánh lạc hướng chú ý và thu hút máy bay nếu cần.
    Trong nhiều trận đánh Cộng quân còn sử dụng pháo, cối để yểm trợ cho lực lượng đặc công trước khi xâm nhập mục tiêu.
    - Thành phần thứ 2 là các mũi tấn công, mỗi mũi gồm nhiều tổ tam-tam được chia nhiều nhiệm vụ như gỡ mìn bẫy, cắt rào, tấn công. Các mũi sau khi chọc thủng rào, xâm nhập được vào căn cứ sẽ đồng loạt tấn công các pháo đài, nhà ngủ, sở chỉ huy, hầm truyền tin và vị trí súng máy. Thường địch xử dụng chất nổ mạnh như bộc phá ném vào các pháo đài những cơ sở trọng yếu hoặc những khí tài như phi cơ, xe thiết giáp vừa có tác dụng phá hủy vừa gây được tiếng nổ lớn làm hoang mang quan trú phòng. Thời gian hoạt động tối-đa của đặc công tại một mục tiêu từ 20 đến 30 phút.
    Các trận đánh đặc công thường diễn tiến như sau:
    (a) Khởi diễn cuộc tấn công là giai đoạn pháo kích mãnh liệt bằng súng cối, hỏa tiễn vào mục tiêu. Phản ứng thông thường của lực lượng phòng thủ là ẩn trú trong các hầm hố, pháo đài khi bị phản kích.
    (b) Đồng thời với cuộc pháo kích, các tổ đặc công có nhiệm vụ gỡ mìn, cắt rào kẽm gai để mở đường xâm nhập. Đôi khi trong giai đoạn này, các thành phần yểm trợ ở ngoài vòng rào xử dụng các loại súng phóng hỏa tiễn tác xạ vào đài chỉ huy, truyền tin, vị trí pháo binh, súng cối và các pháo đài để tăng hiệu quả cho cuộc pháo kích mà lực lượng trú phòng không phát hiện được việc bố trí của đơn vị đặc công ở vòng rào căn cứ.
    (c) Sau khi đã mở được các lối xâm nhập, địch ngưng pháo kích để cho các mũi đặc công xâm nhập căn cứ và dùng chất nổ, lựu đạn, súng B40, B41 đến sát các pháo đài, hầm nổ, phá huỷ. Thời gian xâm nhập rất mau lẹ nên khi các tiếng nổ do đặc công gây ra, lực lượng phòng thủ vẫn có cảm tưởng địch còn tiếp tục pháo kích.
    (d) Hoàn thành công tác phá hoại xong, các mũi phân tán và thường rút lui theo các đường xâm nhập trước. Đặc công di chuyển thật nhanh khỏí vùng mục tiêu, mà ít chú trọng đến việc thu dọn chiến trường. Trận đánh đặc công kéo dài tối đa từ 20 đến 30 phút.
    (3) Chiến thuật đặc công :
    Những nguyên tắc chính của chiến thuật đặc công là phải đánh sát, đánh bất ngờ, đánh khẩn trương, đánh nhanh, rút nhanh và bí quyết để chiến thắng là yếu tố bí mật được đặc lên hàng đầu.
    (a) Đánh căn cứ đóng quân :
    Đặc công thường áp dụng 2 chiến thuật là đồng loạt và phát triển.
    - Đánh đồng loạt là một cách đánh diệt điểm cùng một lúc chỉ áp dụng khi tất cả các mũi đã lọt được vào mục tiêu mà không bị phát giác. Các mũi phải luồn vào mục tiêu và nằm chờ. Khi nghe hiệu lệnh bộc phá từ mũi chính (thường là vị trí Trung Ương điện đài) phát nổ, các mũi phải đồng loạt tấn công vào các pháo đài, ổ súng vị trí chỉ huy đã được phân nhiệm từ trước.
    - Đánh phát triển sử dụng khi các mũi luồn vào với sát hàng rào nằm chờ đợi nhưng lại bị quân trú phòng phát hiện trước giờ tấn công. Cách đánh này buộc các mũi phải tự động phá cắt hàng rào thật mau lẹ và tấn công thẳng vào các điểm đã định (như lối đánh xung phong của bộ binh). Tuy nhiên các mũi phải chiếm từ điểm tựa nhỏ rồi phát triển lan dần toàn thể mục tiêu, sau cùng rút về điểm tập trung, thường là điểm tập kết trước khi tấn công.
    (b) Đánh sân bay :
    Đặc công cũng áp dụng 2 chiến thuật là đánh song song và nối tiếp.
    - Đánh song song áp đụng khi các mũi luồn vào sát mục tiêu mà vẫn giữ được bí mật. Được lệnh tấn công các mũi sẽ bắt đầu phá từng phi cơ theo thứ tự từ: trong ra ngoài, mũi chính luôn luôn phá đài kiểm soát không lưu và hệ thống điện đài, đánh xong các mũi rút về vị trí tập trung. Thường thì đường rút lui cũng là đường đã xâm nhập và vị trí tập trung là vị trí tập kết trước khi tấn công.
    - Đánh nối tiếp chỉ áp dụng khi các mũi di chuyển tiếp cận sân bay bị lộ. Các mũi sẽ tự động tấn công thẳng các vị trí phi cơ đã được ghi nhận từ trước.
    Mũi chính đánh vào đài kiểm soát không lưu, các mũi khác chia ra đánh hai bên đường băng. Sau đó rút lui về điềm tập trung.
  10. thrall

    thrall Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    14
    Còn một phần nữa về cách chống các chiến thuật trên của phía VNCH nhưng tui thấy nó khá hời hợt không có gì đặc sắc nên không chép.
    Nếu có bác nào giỏi dồ hoạ có thể chuyển câu chữ thành hình vẽ minh hoạ thì hay quá.

Chia sẻ trang này