1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỹ thuật chiến đấu nào giúp quân Tướng nhà Trần đại thắng quân Nguyên, Tinh hoa võ học Đại Việt nay

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi traitimrong, 04/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. traitimrong

    traitimrong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    964
    Đã được thích:
    0
    Kỹ thuật chiến đấu nào giúp quân Tướng nhà Trần đại thắng quân Nguyên, Tinh hoa võ học Đại Việt nay còn không. Xin Ch

    Năm xưa Thành Cát Tư Hãn chinh tây phạt bắc , bất khả chiến bại, sử truyền "..nơi nào vó ngựa mông Cổ đi qua , cỏ không thể mọc được........".
    Vậy mà ba lần xâm lược Đại Việt đều thất bại thảm hại. Bởi vì binh tướng Đại Việt có một bài quyền ( theo Dã Sử gọi là Lăn Khiên) huấn luyện cho bộ binh chống lại và đã chiến thắng đoàn kỵ binh thiện chiến của Quân Nguyên....
    Bài quyền đó sau này không còn được truyền bá rộng rãi, vậy nay Ai còn giữ được tuyệt kỹ của Cha Ông,
    Xin chỉ giáo.


    THE HEART OF DRAGON
  2. buitridung

    buitridung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2002
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi, kỹ thuật chiến đấu (mà bạn cụ thể hoá là bài quyền "Lăn khiên" chỉ là một nhân tố rất nhỏ. Song vì đây là forum võ thuật nên tôi cũng chỉ xin bàn đến khía cạnh võ thuật.
    Võ thuật thời Trần rất được chú trọng, đặc biệt trong lĩnh vực tuyển quân. Theo "An Nam chí lược" thì "Việc lấy quân không có số nhất định, chỉ chọn dân đinh nào khoẻ thì lấy, cứ 5 người làm 1 ngũ, 10 ngũ làm 1 đô, lại chọn 2 người nhanh, giỏi dạy tập võ nghệ, khi nào có việc điều động thì gọi ra, khi không có việc thì trở về nhà làm ruộng".
    Vua Trần thường xuống hiếu tuyển người tài, những người giỏi võ được cử làm Thượng đô túc vệ (1241), Tứ thiên, Tứ thánh và Tứ thần (1246), và cử những người trong hoàng tộc tinh thông võ thuật và binh pháp chỉ huy quân đội (1267).
    Quân đội nhà Trần được tập luyện bài bản theo binh pháp, có thao diễn hẳn hoi. Ngoài ra, tại kinh thành Thăng Long còn tổ chức các cuộc thi võ kén người tài.
    Về bài quyền "Lăn khiên" thì tôi không được rõ nhưng tôi nghĩ đây chỉ là một kỹ thuật chiến đấu dùng cho bộ binh chống kỵ binh. Quân ta dùng khiên che kín người lăn xả vào chặt chân ngựa quân Nguyên. Có lẽ thế chăng?
    buitridung
    tridung
    [/black][/size=5]
  3. LyHaiTuyen

    LyHaiTuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2002
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Dòng họ gây dựng nên triều đại nhà Trần phát xuất từ một môn phái võ của người Kinh (mà đến nay đã gần như thất truyền, số người còn biết chỉ đếm trên đầu ngón tay) gọi là phái Đông A.
    Võ thuật của phái Đông A rất uyển chuyển, nhẹ nhàng, thiên về đoản đả (đánh tầm ngắn, cận chiến).
    Phép lăn khiên của phái Đông A gần giống, nhưng có chỗ độc đáo hơn môn địa đường quyền và địa đường đao. Thời đó nhà Trần đem môn lăn khiên dạy cho bộ binh để cản vó ngựa quân Nguyên.
    Môn phái này sử dụng nhiều loại binh khí. Tuy nhiên, võ khí độc đáo mà đến gần đây (cách đây khoảng 10 năm) tôi vẫn chứng kiến thấy ở vùng Thượng Hồng, Hải Dương (hay là Hải Hưng nhỉ - lâu nay tôi đi lang thang nhiều quá, quên mất), là thiết lĩnh, một loại gần giống như côn nhị khúc, nhưng một khúc dài, một khúc ngắn.
    Còn chuyện chỉ có nước ta thắng quân Nguyên thì e rằng không chính xác mấy. Ngày xưa, vương tử Oa Khoát Đài cầm quân đi đánh một cái tiểu vương quốc con con nào đó bên Ấn độ, tôi quên mất tên rồi, bị hoàng tử Djelai cầm quân đánh cho tan tác. Đoàn quân của Kublai Khan cũng bị đánh tan ở Nhật.
    Không có việc gì khó
    Chỉ sợ mình không liều.
  4. TGNN

    TGNN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    1
    Bác LyHaiTuyen phiêu bạt giang hồ sướng nhỉ. Tham quan mọi môn võ của mọi miền đất nước. Còn phái Đông A thì lần đầu tiên tôi nghe nói đấy, bác biết gì thêm về môn võ này không, nói cho tôi nghe đi!
    TGNN
  5. LyHaiTuyen

    LyHaiTuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2002
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Thời xưa, không rõ là từ bao giờ, có thể là vào khoảng thời Hai Bà Trưng, trên các vùng đất phía Bắc có thịnh hành các môn phái võ của người Kinh (hoặc của các bộ lạc Bách Việt ?) cổ, ví dụ như Đông A, Mê Linh, Tản Viên ... Các môn phái này hiện nay tôi không biết còn hay đã thất truyền, có thể trong dân gian vẫn còn. Môn võ mà tôi đã từng chứng kiến ở vùng Thượng Hồng là phái Đông A. Tôi cũng không biết gì nhiều. khi nào có thời gian tôi sẽ cố gắng ghi chép lại rồi đăng sau. Dòng họ Trần đã dựng nên triều đại nhà Trần ở Việt nam phát xuất từ môn phái này, nên khi các bạn đọc lịch sử về thời nhà Trần, thỉnh thoảng có đoạn nói đến hào khí Đông A, chính là tên của môn phái, nhưng đáng tiếc là các sách sử lại không đề cập gì đến cả. Một trong số một vàichuyện tôi đã nhìn thấy ở Hải Dương : Một cụ già dùng thiết lĩnh (tương tự như nhị khúc, nhưng khúc dài, khúc ngắn) đập gãy một khúc mía, mà hai đầu của khúc mía đó được buộc vào hai sợi chỉ, khúc mía gãy, sợi chỉ không làm sao.
    Không có việc gì khó
    Chỉ sợ mình không liều.
  6. traitimrong

    traitimrong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    964
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn hai bạn đã có lời, tôi xin cảm ơn.
    Về bài Lăn Khiên thì tôi chỉ nghe thầy tôi kể lại và đọc được rất ít trên sách . Vậy tôi muốn tìm hiểu xen chiêu thức và cách luyện tập như thế nào, e rằng đã thất truyền .
    Bạn buitridung nói đúng đó, quân Nhà Trần đã lấy khiên che kín thân người và dùng đoản đao chặt chân ngựa. quân mông cổ chỉ giỏi kị binh nên xuống ngựa thì phải bại thôi.
    Bạn Ly hai Tuyen a`, tôi đâu có nói là chỉ Mỗi quân Đại Việt đánh thắng quân Nguyên. tôi cảm ơn bạn đã cho tôi biết thêm lịch sử.
    ở đây đang bàn về bài quyền Lăn khiên, vậy bạn có biết võ sư nào dạy bài này không

    THE HEART OF DRAGON

  7. traitimrong

    traitimrong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    964
    Đã được thích:
    0
    Trong binh khí của Võ Việt xưa tôi cũng biết có binh khí Thiết Lĩnh, đúng là loại binh khí này có một đoạn ngắn và một đoạn dài nối với nhau như nhị khúc, Nhưng cách đánh thì linh hoạt hơn nhiều.
    Còn về khả năng công phá thì do người sử dụng biết dùng lực và tốc độ,
    Cũng như một đầu đạn nhỏ xíu nhưng với vận tốc cao thì vẫn xuyên qua người ta vậy. Để đập gãy khúc mía mà không gây đứt sợi chỉ thì người đánh phải tập trung lực đánh tại điểm cần, và với tốc độ cực nhanh, phải đạt được Tâm Lực - Thần Lực - Khí Lực đồng nhất thì mới làm được như thế.

    THE HEART OF DRAGON

  8. TGNN

    TGNN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    1
    Địa đường quyền và địa đường đao vẫn được truyền dạy. Mình đã từng học bài này ở ĐH Hồng Bàng tp.hcm. bộ môn Thiếu Lâm Bắc Phái, do nữ võ sư Thu Vân dạy, không biết bây giờ còn dạy không. Lần đầu tập bài này cực kỳ đau cơ bụng do toàn tập lăn tròn không à. Nếu ở ĐH Hồng Bàng không dạy nữa thì bạn có thể đến số 2 Hồ Xuân Hương, vô CLB Cascadeur để hỏi thăm võ sư Thu Vân.
    TGNN
  9. traitimrong

    traitimrong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    964
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn TGNN tôi là người Nha trang nên ít có điều kiện được tiếp xúc với nhiều Võ Sư Danh tiếng, còn ở Nha trang thì tôi chưa thấy có Võ Sư napf nói đến bài thảo này...
    Hiennj tại tôi đang luyện tập VOVINAM Nghe nói TGNN là học trò của Võ Sư Trần Tiến phải không,

    THE HEART OF DRAGON

  10. TGNN

    TGNN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    1
    Vâng, mình là đệ tử của thầy Tiến nhưng bây giờ thì đành phải nghỉ rồi để chuẩn bị đi du học, qua nước ngoài thì chỉ còn tập tiếp đuợc nội công của môn phái thôi.
    TGNN

Chia sẻ trang này