1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KỸ THUẬT: Cú đánh trái tay - HAI TAY

Chủ đề trong 'Tennis' bởi xipomos, 10/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    KỸ THUẬT: Cú đánh trái tay - HAI TAY

    Để thay đổi không khí, xin được bắt đầu bằng loạt ảnh cú đánh ngược 2 tay kinh điển của Andre Agassi, một trong những cú đánh hoàn hảo nhất trong làng quần vợt thế giới...










    ...
  2. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    CÚ ĐÁNH NGƯỢC
    Sự giống nhau chính yếu giữa cú đánh thuận và cú đánh ngược là cả hai đều có một phương chuyển động thẳng kéo dài. Điểm khác biệt chính yếu giữa hai cú đánh này là đường vợt của cú đánh thuận cong tròn hơn và đường vợt của cú đánh ngược thẳng hơn.
    Về mặt cơ thể học thì cú đánh ngược dễ hơn là cú đánh thuận vì cánh tay có khuynh hướng tạo ra sự chuyển động theo đường thẳng về phía nghịch nhiều hơn là về phía thuận. Thế nhưng phần lớn người chơi quần vợt lại có cú đánh ngược yếu hơn cú đánh thuận bởi các lý do sau đây:
    Thói quen: Người thuận tay phải đương nhiên thấy thoải mái khi khởi động đường vợt từ phía bên phải (cú đánh thuận) hơn là từ phía bên trái (cú đánh ngược)
    Sự thăng bằng: Với cú đánh ngược, khi đã mất thăng bằng thì khó tạo đường vợt chuyển động thẳng hơn là với cú đánh thuận.
    Thế cầm vợt: Nhiều người cầm sai thế vợt khi sử dụng cú đánh ngược cho nên cánh tay và cổ tay của họ ở vào tư thế khó chịu và yếu ớt ngay lúc tiếp xúc banh. Thế cầm vợt sai có thể ngăn cản không cho bạn phát triển được những cú đánh ngược tinh vi.
    Đường cong triệt tiêu đường thẳng: Nhiều người tạo ra đường vợt xoay tròn khi sử dụng cú đánh ngược, do đó làm hỏng nhiều cơ hội tiếp xúc banh của họ.
    Về cơ bản thì cú đánh ngược có hai kiểu: kiểu dùng một tay và kiểu dùng hai tay. Dù cú đánh ngược bằng hai tay đối với nhiều người là dễ hơn, nhưng cú đánh ngược bằng một tay lại được sử dụng thường xuyên hơn. Vì lí do đó, kiểu đánh này sẽ được đề cập trước và khảo sát chi tiết.
    ...
  3. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    CÚ ĐÁNH NGƯỢC
    Sự giống nhau chính yếu giữa cú đánh thuận và cú đánh ngược là cả hai đều có một phương chuyển động thẳng kéo dài. Điểm khác biệt chính yếu giữa hai cú đánh này là đường vợt của cú đánh thuận cong tròn hơn và đường vợt của cú đánh ngược thẳng hơn.
    Về mặt cơ thể học thì cú đánh ngược dễ hơn là cú đánh thuận vì cánh tay có khuynh hướng tạo ra sự chuyển động theo đường thẳng về phía nghịch nhiều hơn là về phía thuận. Thế nhưng phần lớn người chơi quần vợt lại có cú đánh ngược yếu hơn cú đánh thuận bởi các lý do sau đây:
    Thói quen: Người thuận tay phải đương nhiên thấy thoải mái khi khởi động đường vợt từ phía bên phải (cú đánh thuận) hơn là từ phía bên trái (cú đánh ngược)
    Sự thăng bằng: Với cú đánh ngược, khi đã mất thăng bằng thì khó tạo đường vợt chuyển động thẳng hơn là với cú đánh thuận.
    Thế cầm vợt: Nhiều người cầm sai thế vợt khi sử dụng cú đánh ngược cho nên cánh tay và cổ tay của họ ở vào tư thế khó chịu và yếu ớt ngay lúc tiếp xúc banh. Thế cầm vợt sai có thể ngăn cản không cho bạn phát triển được những cú đánh ngược tinh vi.
    Đường cong triệt tiêu đường thẳng: Nhiều người tạo ra đường vợt xoay tròn khi sử dụng cú đánh ngược, do đó làm hỏng nhiều cơ hội tiếp xúc banh của họ.
    Về cơ bản thì cú đánh ngược có hai kiểu: kiểu dùng một tay và kiểu dùng hai tay. Dù cú đánh ngược bằng hai tay đối với nhiều người là dễ hơn, nhưng cú đánh ngược bằng một tay lại được sử dụng thường xuyên hơn. Vì lí do đó, kiểu đánh này sẽ được đề cập trước và khảo sát chi tiết.
    ...
  4. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG PHẦN QUAN TRỌNG NHẤT CỦA CƠ THỂ ĐƯỢC DÙNG ĐỂ TẠO RA CÚ ĐÁNH NGƯỢC
    Cú đánh ngược chủ yếu là một động tác của cánh tay. Cũng giống như cú đánh thuận, sử dụng quá lố chuyển động của đôi chân và hông sẽ làm ảnh hưởng đến chính xác của cú đánh.
    Khớp đơt ngón tay
    Không thể nào coi thường tầm quan trọng của khớp đốt ngón tay trong cú đánh ngược. Khớp đốt ngón tay (đặc biệt là của ngón út) chính là điểm hội tụ của ba chức năng trọng yếu nhất:
    a) Điều khiển đường banh. Bàn tay là bộ phận duy nhất của cơ thể chạm vào vợt ngay lúc tiếp xúc banh. Các khớp đốt ngón tay sẽ hướng dẫn câu vợt và cây vợt sẽ điều khiển trái banh. Khớp đốt ngón tay quan trọng nhất mà bạn phải tập trung chú ý chính là khớp ngón tay út. Khớp này phải di chuyển tới trước theo hướng mục tiêu bạn sẽ dự trù ngay trước, trong và ngay sau khi mặt vợt chạm banh. Điều này giúp bạn tạo ra phương chuyển động thẳng của vợt.( Cách điều khiển đường vợt sẽ được trình bày sau.)
    b) Cảm nhận banh. Tuy là mặt vợt chạm banh, những rung động truyền tới bạn phải được cảm nhận như là chính khớp đốt ngón út hay là đốc cán vợt chạm banh vậy.
    c) Tạo động lực cho banh. Phải xem khớp đốt ngón út chính là nguồn tạo động lực. Điều sai lầm là phần đông người chơi quần vợt đều cho mặt vợt là ngưồn tạo động lực. Điều này thường dẫn đến những cú đánh xoay tròn hú họâ và vận dụng cổ tay quá sức. Tuy nhiên, khi khớp đốt ngón út trở thành nguồn tạo động lực thì cú đánh được tạo ra sẽ có phương chuyển động thẳng kéo dài. Khớp đốt ngón út, chứ không phải mặt vợt, sẽ khởi động cho quán tính đi tới của cây vợt.
    Lý do chính phải tập trung chú ý của bạn vào khớp đốt ngón út là để ngăn ngừa khớp đốt ngón trỏ chuyển động trước các khớp ngón khác. Nếu khớp ngón trỏ đi trước khớp ngón út, mặt vợt sẽ đi theo.. vòng tròn định mệnh của bàn ru lét. Cho nên bất cứ khi nào cây vợt di động tới trước (kết quả lúc hoàn tất cú đánh) thì bạn phải cảm nhận như là khớp đốt ngón út đang dẫn đường cho khớp đốt ngón trỏ. Điều này sẽ giúp cho đường vợt có phương chuyển động thẳng kéo dài. Khớp đốt ngón út (hay đốc cán vợt) phải luôn luôn cho bạn cảm giác như thể nó đi trước hoặc song song với khơp đốt ngón trỏ, chứ không bao giờ đi sau.
    Nếu bạn thấy khó khăn khi tâp trung chú ý vào khớp đốt ngón út thì cũng đừng lo. Trong trường hợp này bạn chú ý vào tất cả các khớp ngón (ngoại trừ khớp ngón cái) và cho các khớp ngón này cùng điều khiển, cảm nhận và tạo động lực cho trái banh. Suốt toàn bộ giai đoạn tiếp xúc banh theo phương thẳng, tất cả các khớp ngón này phải cùng di chuyển tới trước theo hướng mục tiêu bạn đã trù định. Và một lần nữa, phải bảo đảm sao cho khớp đốt ngón trỏ không đi trước khớp đốt ngón út.
    Để đường vợt được nhất quán, hãy loại trừ hẳn chuyển động của cổ tay trong cú đánh ngược của bạn. Muốn thế hãy thực hiện một hoặc cả hai điều sau đây:
    1. Hãy xiết nhẹ nhàng ba khớp đốt ngón út, áp út và ngón giữa của bàn tay cầm vợt ngay trước, trong và sau khi tiếp xúc banh. Động tác này sẽ tạo cho bạn một cổ tay vững vàng và nhạy cảm. Sauk hi hoàn tất cú đánh thì phải cho bàn tay thư giãn đến khi bạn sẵn sàng tiếp xúc banh lần nữa.
    2. Nếm trải cảm giác là khớp đốt ngón út của bạn luôn dẫn đầu trong suốt toàn bộ chuyển động của đườn vợt. Điều này sẽ giúp cho đường vợt giữ được phương thẳng.
    Cánh tay
    Cú đánh ngược phải là một kinh nghiệm thích thú với cánh tay hoàn toàn không bị căng thẳng và kềm hãm. Khi tạo cú đánh này, bạn phải có cảm giác như cánh tay mình vươn dài, buông lơi và thư giãn. Khi tạo cú đánh, cánh tay không được đẩy, quất hay khều vào banh. Khi cú đánh hoàn tất, cánh tay cũng không hề bị gồng cứng hay căng thẳng.
    Bả vai. Trong khi cánh tay tạo thành chuyển động thì bả vai phải luôn trong trạng thái buôn lơi tự nhiên. Ngay lúc tiếp xúc banh, bả vai cũng không được gồn cứng hay nhô cao gần tai. Không được kiểm soát đường vợt bằng việc vận dụng sức bả vai hay cổ.
    Khuỷu tay. Bạn hãy cố đừng tập trung chú ý vào khuỷu tay khi thực hiện cú đánh ngược. Nếu bạn tập trung chú ý vào đó thì cú đánh ngược sẽ căng thẳng và hấp tấp.Hãy tập trung chú ý vào khớp đốt ngón út.
    ?
  5. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG PHẦN QUAN TRỌNG NHẤT CỦA CƠ THỂ ĐƯỢC DÙNG ĐỂ TẠO RA CÚ ĐÁNH NGƯỢC
    Cú đánh ngược chủ yếu là một động tác của cánh tay. Cũng giống như cú đánh thuận, sử dụng quá lố chuyển động của đôi chân và hông sẽ làm ảnh hưởng đến chính xác của cú đánh.
    Khớp đơt ngón tay
    Không thể nào coi thường tầm quan trọng của khớp đốt ngón tay trong cú đánh ngược. Khớp đốt ngón tay (đặc biệt là của ngón út) chính là điểm hội tụ của ba chức năng trọng yếu nhất:
    a) Điều khiển đường banh. Bàn tay là bộ phận duy nhất của cơ thể chạm vào vợt ngay lúc tiếp xúc banh. Các khớp đốt ngón tay sẽ hướng dẫn câu vợt và cây vợt sẽ điều khiển trái banh. Khớp đốt ngón tay quan trọng nhất mà bạn phải tập trung chú ý chính là khớp ngón tay út. Khớp này phải di chuyển tới trước theo hướng mục tiêu bạn sẽ dự trù ngay trước, trong và ngay sau khi mặt vợt chạm banh. Điều này giúp bạn tạo ra phương chuyển động thẳng của vợt.( Cách điều khiển đường vợt sẽ được trình bày sau.)
    b) Cảm nhận banh. Tuy là mặt vợt chạm banh, những rung động truyền tới bạn phải được cảm nhận như là chính khớp đốt ngón út hay là đốc cán vợt chạm banh vậy.
    c) Tạo động lực cho banh. Phải xem khớp đốt ngón út chính là nguồn tạo động lực. Điều sai lầm là phần đông người chơi quần vợt đều cho mặt vợt là ngưồn tạo động lực. Điều này thường dẫn đến những cú đánh xoay tròn hú họâ và vận dụng cổ tay quá sức. Tuy nhiên, khi khớp đốt ngón út trở thành nguồn tạo động lực thì cú đánh được tạo ra sẽ có phương chuyển động thẳng kéo dài. Khớp đốt ngón út, chứ không phải mặt vợt, sẽ khởi động cho quán tính đi tới của cây vợt.
    Lý do chính phải tập trung chú ý của bạn vào khớp đốt ngón út là để ngăn ngừa khớp đốt ngón trỏ chuyển động trước các khớp ngón khác. Nếu khớp ngón trỏ đi trước khớp ngón út, mặt vợt sẽ đi theo.. vòng tròn định mệnh của bàn ru lét. Cho nên bất cứ khi nào cây vợt di động tới trước (kết quả lúc hoàn tất cú đánh) thì bạn phải cảm nhận như là khớp đốt ngón út đang dẫn đường cho khớp đốt ngón trỏ. Điều này sẽ giúp cho đường vợt có phương chuyển động thẳng kéo dài. Khớp đốt ngón út (hay đốc cán vợt) phải luôn luôn cho bạn cảm giác như thể nó đi trước hoặc song song với khơp đốt ngón trỏ, chứ không bao giờ đi sau.
    Nếu bạn thấy khó khăn khi tâp trung chú ý vào khớp đốt ngón út thì cũng đừng lo. Trong trường hợp này bạn chú ý vào tất cả các khớp ngón (ngoại trừ khớp ngón cái) và cho các khớp ngón này cùng điều khiển, cảm nhận và tạo động lực cho trái banh. Suốt toàn bộ giai đoạn tiếp xúc banh theo phương thẳng, tất cả các khớp ngón này phải cùng di chuyển tới trước theo hướng mục tiêu bạn đã trù định. Và một lần nữa, phải bảo đảm sao cho khớp đốt ngón trỏ không đi trước khớp đốt ngón út.
    Để đường vợt được nhất quán, hãy loại trừ hẳn chuyển động của cổ tay trong cú đánh ngược của bạn. Muốn thế hãy thực hiện một hoặc cả hai điều sau đây:
    1. Hãy xiết nhẹ nhàng ba khớp đốt ngón út, áp út và ngón giữa của bàn tay cầm vợt ngay trước, trong và sau khi tiếp xúc banh. Động tác này sẽ tạo cho bạn một cổ tay vững vàng và nhạy cảm. Sauk hi hoàn tất cú đánh thì phải cho bàn tay thư giãn đến khi bạn sẵn sàng tiếp xúc banh lần nữa.
    2. Nếm trải cảm giác là khớp đốt ngón út của bạn luôn dẫn đầu trong suốt toàn bộ chuyển động của đườn vợt. Điều này sẽ giúp cho đường vợt giữ được phương thẳng.
    Cánh tay
    Cú đánh ngược phải là một kinh nghiệm thích thú với cánh tay hoàn toàn không bị căng thẳng và kềm hãm. Khi tạo cú đánh này, bạn phải có cảm giác như cánh tay mình vươn dài, buông lơi và thư giãn. Khi tạo cú đánh, cánh tay không được đẩy, quất hay khều vào banh. Khi cú đánh hoàn tất, cánh tay cũng không hề bị gồng cứng hay căng thẳng.
    Bả vai. Trong khi cánh tay tạo thành chuyển động thì bả vai phải luôn trong trạng thái buôn lơi tự nhiên. Ngay lúc tiếp xúc banh, bả vai cũng không được gồn cứng hay nhô cao gần tai. Không được kiểm soát đường vợt bằng việc vận dụng sức bả vai hay cổ.
    Khuỷu tay. Bạn hãy cố đừng tập trung chú ý vào khuỷu tay khi thực hiện cú đánh ngược. Nếu bạn tập trung chú ý vào đó thì cú đánh ngược sẽ căng thẳng và hấp tấp.Hãy tập trung chú ý vào khớp đốt ngón út.
    ?
  6. hititlikefederer

    hititlikefederer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    Loạt ảnh này rất hay. Good post, xipomos. Thanks.
  7. hititlikefederer

    hititlikefederer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    Loạt ảnh này rất hay. Good post, xipomos. Thanks.
  8. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    ĐIỀU KHIỂN ĐƯỜNG VỢT
    Bây giờ ta hãy xem làm cách nào để áp dụng vai trò của lòng bàn tay, cácnh tay và bả vai vào niềm vui và sự chính xác của cú đánh ngược.
    Bởi vì mặt vợt chính là khớp đốt ngón út bạn nối dài cho nên nó phải đi theo con đường hướng tới mục tiêu bạn đã hoạch trước, trong và sau khi tiếp xúc banh.

    Tuy thực tế là bạn dùng vợt đánh vào banh bạn phải có cảm giác như mình đang ?oném? khớp đốt ngón út về phía mục tiêu. Bạn phải có cảm giác như khớp đốt ngón út đang rời cơ thể, bay qua lưới và đáp vào khu vực đã định. Hãy tưởng tượng rằng ngay lúc tiếp xúc banh, khớp đốt ngón út bạn biến thành một trái banh quần vợt. Mỗi lần bạn thực hiện một cú đánh ngược tức là bạn tạo ra một trái banh mới từ ngay khớp đốt này.
    Để tăng thêm sự trơn tru cho đường vợt, bạn có thể tưởng tượng là bả vai bên phải của bạn cũng bay qua lưới và đáp vào khu vực đã định.
    NHỮNG ĐỘNG TÁC ĐƠN GIẢN ĐỂ ÁP DỤNG VÀO CÚ ĐÁNH CÓ SẴN CỦA BẠN
    Phần sau đây bao gồm những động tác đơn giản nhưng hữu hiệu để giúp bạn có thể áp dụng tức khắc vào cú đánh ngược hiện thời của bạn. Cũng chính những động tác này sẽ là các yếu tố quan trọng trong toàn bộ chuyển động của đường vợt sẽ được đề cập kế tiếp.
    Giữ vợt bằng mặt trong của các đầu ngón tay trái
    Trong khi chờ đánh trả một đường banh, bạn hãy để cho mặt trong của các đầu ngón tay trái nâng đỡ trọng lượng của cây vợt. Điều này sẽ giúp cho bàn tay, cánh tay và bả vai phải được thư giãn và không bị căng thẳng. Ngón trỏ tay trái nên chạm vào mặt dây căng vợt. Biết chắc vị trí của mặt vợt trước khi cú đánh bắt đầu sẽ tăng cường cơ hội tiếp xúc chính xác giữa vợt và banh.
    Bàn tay trái đồng thời còn giúp bàn tay phải chuyển ngay sang thế cầm vợt của cú đánh ngược. Bạn phải mất một thời gian dài mới tìm được thế cầm vợt đánh ngược thích hợp cho mình và phải luôn dùng thế cầm vợt này trong khi chờ đối thủ trả banh. Nếu trái banh rơi về phía thuận thì bạn lúc nào cũng có thể chuyển sang nhanh sang thế vợt tương ứng.
    Nếu bạn sử dụng cú đánh ngược bằng hai tay thì tay trái phải lập tức trượt dọc theo thân vợt và nhập với bàn tay phải trên cán vợt. Chi tiết của cú đánh ngược kiểu hai tay sẽ được đề cập sau.
    Thu vợt về càng sớm càng tốt.
    Hãy thu vợt về trước khi trái banh chạm sân nẩy về phía bạn (Xem hình). Ngay cả khi bạn không vung vợt ngược: lấy đà, hay khi bạn đang chạy theo banh một khoảng ngắn, thì cũng phải hoàn tất động tác thu vợt về trước khi trái banh nẩy về phía bạn. Chuẩn bị sớm cho cây vợt sẽ giúp bạn sẵn sàng đánh trả cả những đường banh thấp lẫn đường banh cao.
    Hình: Thu vợt về trước khi banh nẩy trên phần sân của bạn
    Kéo dài khoảnh khắc tiếp xúc.
    Cố kéo dài khoảnh khắc tiếp xúc giữa vợt và banh bằng cách sử dụng một chuyển động thoải mái và trôi chảy. Điều này giúp bạn:
    1. Tạo được cú đánh tới với cổ tay di động, tối thiểu.
    2. Tạo được phương thẳng cho đường vợt trước, trong và sau khi tiếp xúc banh.
    3. Tạo cho cây vợt chuyển động nương theo đà với phương thẳng hơn.
    ...

    [nick][nick]
    Được xipomos sửa chữa / chuyển vào 02:57 ngày 12/05/2005
  9. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    ĐIỀU KHIỂN ĐƯỜNG VỢT
    Bây giờ ta hãy xem làm cách nào để áp dụng vai trò của lòng bàn tay, cácnh tay và bả vai vào niềm vui và sự chính xác của cú đánh ngược.
    Bởi vì mặt vợt chính là khớp đốt ngón út bạn nối dài cho nên nó phải đi theo con đường hướng tới mục tiêu bạn đã hoạch trước, trong và sau khi tiếp xúc banh.

    Tuy thực tế là bạn dùng vợt đánh vào banh bạn phải có cảm giác như mình đang ?oném? khớp đốt ngón út về phía mục tiêu. Bạn phải có cảm giác như khớp đốt ngón út đang rời cơ thể, bay qua lưới và đáp vào khu vực đã định. Hãy tưởng tượng rằng ngay lúc tiếp xúc banh, khớp đốt ngón út bạn biến thành một trái banh quần vợt. Mỗi lần bạn thực hiện một cú đánh ngược tức là bạn tạo ra một trái banh mới từ ngay khớp đốt này.
    Để tăng thêm sự trơn tru cho đường vợt, bạn có thể tưởng tượng là bả vai bên phải của bạn cũng bay qua lưới và đáp vào khu vực đã định.
    NHỮNG ĐỘNG TÁC ĐƠN GIẢN ĐỂ ÁP DỤNG VÀO CÚ ĐÁNH CÓ SẴN CỦA BẠN
    Phần sau đây bao gồm những động tác đơn giản nhưng hữu hiệu để giúp bạn có thể áp dụng tức khắc vào cú đánh ngược hiện thời của bạn. Cũng chính những động tác này sẽ là các yếu tố quan trọng trong toàn bộ chuyển động của đường vợt sẽ được đề cập kế tiếp.
    Giữ vợt bằng mặt trong của các đầu ngón tay trái
    Trong khi chờ đánh trả một đường banh, bạn hãy để cho mặt trong của các đầu ngón tay trái nâng đỡ trọng lượng của cây vợt. Điều này sẽ giúp cho bàn tay, cánh tay và bả vai phải được thư giãn và không bị căng thẳng. Ngón trỏ tay trái nên chạm vào mặt dây căng vợt. Biết chắc vị trí của mặt vợt trước khi cú đánh bắt đầu sẽ tăng cường cơ hội tiếp xúc chính xác giữa vợt và banh.
    Bàn tay trái đồng thời còn giúp bàn tay phải chuyển ngay sang thế cầm vợt của cú đánh ngược. Bạn phải mất một thời gian dài mới tìm được thế cầm vợt đánh ngược thích hợp cho mình và phải luôn dùng thế cầm vợt này trong khi chờ đối thủ trả banh. Nếu trái banh rơi về phía thuận thì bạn lúc nào cũng có thể chuyển sang nhanh sang thế vợt tương ứng.
    Nếu bạn sử dụng cú đánh ngược bằng hai tay thì tay trái phải lập tức trượt dọc theo thân vợt và nhập với bàn tay phải trên cán vợt. Chi tiết của cú đánh ngược kiểu hai tay sẽ được đề cập sau.
    Thu vợt về càng sớm càng tốt.
    Hãy thu vợt về trước khi trái banh chạm sân nẩy về phía bạn (Xem hình). Ngay cả khi bạn không vung vợt ngược: lấy đà, hay khi bạn đang chạy theo banh một khoảng ngắn, thì cũng phải hoàn tất động tác thu vợt về trước khi trái banh nẩy về phía bạn. Chuẩn bị sớm cho cây vợt sẽ giúp bạn sẵn sàng đánh trả cả những đường banh thấp lẫn đường banh cao.
    Hình: Thu vợt về trước khi banh nẩy trên phần sân của bạn
    Kéo dài khoảnh khắc tiếp xúc.
    Cố kéo dài khoảnh khắc tiếp xúc giữa vợt và banh bằng cách sử dụng một chuyển động thoải mái và trôi chảy. Điều này giúp bạn:
    1. Tạo được cú đánh tới với cổ tay di động, tối thiểu.
    2. Tạo được phương thẳng cho đường vợt trước, trong và sau khi tiếp xúc banh.
    3. Tạo cho cây vợt chuyển động nương theo đà với phương thẳng hơn.
    ...

    [nick][nick]
    Được xipomos sửa chữa / chuyển vào 02:57 ngày 12/05/2005
  10. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    KHẢO SÁT TỪNG ĐỘNG TÁC CỦA MỘT CÚ ĐÁNH NGƯỢC ĐÚNG KỸ THUẬT
    Những trang sau đây là những hình ảnh minh họa kèm theo phân tích chi tiết từng động tác của một cú đánh ngược tiêu biểu. Cú đánh này được chia làm sáu động tác.
    ĐT 1: Tư thế sẵn sàng
    ĐT 2: Đưa vợt ra sau.
    ĐT 3: Bước tới
    ĐT 4: Đưa vợt tới trước
    ĐT 5: Tiếp xúc banh theo phương thẳng
    ĐT 6: Nương vợt theo đà
    ĐT 1: Tư thế sẵn sàng
    Ngay trước khi đối thủ tiếp xúc banh thì cây vợt và cơ thể bạn phải ở trong Tư thế sẵn sàng. (Xem hình)
    Khi ở tư thế này, các công việc sau đây phải được thực hiện:
    1. Cây vợt chìa ra phía trước thân thể và tạo thành một đường thẳng chia đôi thân thể.
    2. Bàn tay trái nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cây vợt.
    3. Mặt trong của các đầu ngón tay trái tiếp nhận những thông tin về vị trí chính xác của mặt vợt, thân vợt và truyền những thông tin ấy lên bộ não.
    4. Bàn tay, cánh tay và bả vai phải hoàn toàn buông lơi và tự nhiên.
    5. Bàn tay trái đồng thời chờ đợi để giúp bàn tay phải chuyển sang bất kì thế cầm vợt nào cần thiết.
    6. Hai chân giang rộng và hơi rùn (chùn) xuống. Các động tác rùn hay co gập chỉ được thực hiện ở hai đầu gối chứ không phải ngang hông.
    7. Trọng lượng thân thể được phân bổ đồng đều trên hai lòng bàn chân.(hai gót chân không chạm đất)
    ĐT 2: Đưa vợt ra sau
    Ngay lúc bắt đầu thu vợt về , bàn tay trái lập tức thực hiện các công việc sau:
    Bắt đầu đưa cây vợt (mặt vợt) vòng quanh phía trái của thân thể trong khi giúp tay phải chuyển sang kiểu đánh ngược.(Xem hình)
    Giữ toàn bộ trọng lượng của cây vợt trong khi đưa vợt ra sau.(cánh tay và bả vai phải buông lơi, thư giãn)
    Như đã nói ở chương trước, mục đích chính của việc vung vợt ngược lấy đà là để tăng thêm trợ lực cho trái banh. Vì vậy, nếu trái banh tiến tới bạn với tốc độ chậm thì cần một đường vợt lấy đà dài. Tuy nhiên, nếu trái banh tiến đến đã có đủ sức mạnh (tốc độ) thì chỉ cần một đường vợt lấy đà ngắn mà thôi. Động tác lấy đà là một điều bất định chứ không phải bất biến.
    Khi hoàn tất động tác vung vợt ngược lấy đà thì tay trái có thể điều chỉnh chút ít góc độ của mặt vợt (hướng lên, xuống, thẳng) tùy theo kết quả của cú đánh trước đó của bạn.Ví dụ: nếu cú đánh vừa rồi đưa banh quá tầm lưới thì bàn tay trái chính cho mặt vợt hướng xuống một chút.
    Cũng giống như cú đánh thuận, bạn phải hoàn tất động tác vung vợt lấy đà (bất kể động tác dài hay ngắn) trước khi trái banh nẩy trên phần sân của bạn. Chỉ khi nào bạn buộc phải chạy đuổi theo banh thì mới bỏ qua sự chuẩn bị này.
    Khi thu vợt về, tất cả trọng lượng được chuyển sang chân trái. Nếu thời gian cho phép, bạn có thể bước liền mấy bước ngắn để giúp cho hông phải xoay thẳng về phía lưới. Khi động tác xoay hông này kết thúc thì toàn bộ trọng lượng sẽ dồn lên chân trái.
    ĐT 3: Bước tới
    Để giữ thăng bằng và nâng cao sự liên lạc cho đường vợt, chuyển trọng lượng của bạn về phía trước lên chân phải (xem hình)
    Do yếu tố cơ thể học quyết định, khoảnh khắc tiếp xúc banh khi dùng cú đánh ngược xảy ra ở phía trước cơ thể với cự ly xa hơn là khi dùng cú đánh thuận. Do đó, ở giai đoạn này, bạn phải chuyển trọng lượng sớm hơn (Càng sớm càng tốt, nhưng đừng hấp tấp) đặc biệt là khi những đường banh nhanh đanh tiến tới.
    ĐT 4: Đưa vợt tới trước:
    Suốt giai đoạn này, cây vợt được đưa tới trước theo hướng trái banh đang tiến tới.
    Khởi đầu giai đoạn này, bàn tay trái bất động và giữ toàn bộ trọng lượng cây vợt.
    Khi tay phải bắt đầu đưa vợt ra trước thì tay trái không buông ra.Đúng hơn, tay phải nhẹ nhàng lấy cây vợt khỏi tay trái (xem hình)
    ĐT 5: Tiếp xúc banh theo phương thẳng
    Việc tiếp xúc banh sẽ xảy ra ở một điểm nào đó trên phương chuyển động thẳng của đường vợt. Phương thẳng càng dài càng có nhiều cơ hội tiếp xúc banh và càng nhìều khả năng tạo được một cú đánh nhất quán và chính xác.
    Trong khi đường vợt chuyển động thẳng, cánh tay bắt đầu gặp lại rồi duỗi ra phía trước. Cán vợt và mặt vợt phải di dộng cùng một lúc và cùng vận tốc về hướng mục tiêu đã định. Có thể thực vợt và mặt vợt bằng cách cường điệu cái cảm giác là cán vợt (khớp đốt ngón út) đang dẫn dắt mặt vợt suốt toàn bộ giai đoạn chuyển bàn tay trái đi ngược ra sau.
    ĐT 6: Nương vợt theo đà
    Phương chuyển động thẳng của đường vợt dẫn thẳng vào động tác nương theo đà-giai đoạn cuối cùng của cú đánh ngược.
    Cách dễ nhất để thực hiện động tác nương vợt theo đà là loại trừ hẳn chuyển động của cổ tay trong suốt toàn bộ cú đánh (xem hình)
    Nói cách khác là bạn phải tiếp tục kéo dài chuyển động thẳng của đường vợt. Bạn phải có cảm giác là lòng bàn tay tiếp xúc bềnh bồng về phía dưới trong một thời gian kéo dài. Đồng thời cũng có thể thực hiện động tác nương vợt theo đà bằng cách kéo dài cảm giác ?ogiữ banh trên mặt vợt?suốt phương chuyển động thẳng.

Chia sẻ trang này