1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỹ thuật: Cú giao banh

Chủ đề trong 'Tennis' bởi xipomos, 08/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    Kỹ thuật: Cú giao banh

    Các bác thân mến! Với lý do xây nhà phải xây từ móng! loạt bài về chiến thuật tớ xin tạm gác lại. Nhường chỗ cho nó sẽ là loạt bài về kỹ thuật! Và để tạo sự hưng phấn cho các bác mới bước vào nghề, tớ xin post tài liệu về Cú giao banh trước!hehe vì nếu không biết giao banh thì có muốn đánh set cũng chịu! Phải ko các bác?? Nào , giao banh xong rồi ta ra sân quờ đại thế nào cũng được! Giao vào cái đã! Tài liệu của Al Secuda, gồm tất cả những kỹ thuật cần thiết để có 2 quả: Giao banh thẳng và giao banh xoáy! Các bác ủng hộ nhá!


    CÚ GIAO BANH​
    Cú giao banh (serve/service) là một cú đánh cực kì quan trọng trong tennis. Đối với nhiều danh thủ, đây là cú đánh quan trọng nhất. Cú giao banh đòi hỏi sự chính xác hơn là sức mạnh. Do đó, sức mạnh không phải là ưu tiên hàng đầu.
    * Tính nhất quán:
    Cú giao banh nhất quán chính là bí quyểt của quần vợt. Tuy nhiên, luật quần vợt lại vô tình làm cho cú giao banh của người chơi trở thành không nhất quán, vì người chơi được cho 2 cơ hội để đưa banh qua lưới vào khu vực giao banh chính xác. Do đó, nhiều người chơi xem nhẹ cú giao banh đầu tiên. Họ dùng quá nhiều sức mạnh và cơ bắp nhưng không đủ chính xác và niềm vui thú. Ở cú giao banh thứ 2, họ lại thường vung vợt quá nhẹ nhàng hay quá căng thẳng. Nguy cơ xảy ra là đường banh đi quá thấp ở cú giao banh đầu và quá cao ở cú giao banh thứ 2.
    Mục đích của bạn là phải giảm bớt tốc độ của cú giao banh đầu tiên và tăng tốc độc của cú giao banh thứ 2. Cả 2 lần giao banh này đều phải đủ tốc đột thích hợp và chứa đựng nhiều chính xác lẫn niềm vui.
    * Tầm quan trọng của cổ tay:
    Cổ tay là phần quan trọng nhất của cơ thể được dùng để tạo ra cú giao banh. Một phản xạ cổ tay chính xác có thể bù đắp cho động tác thảy banh kém, một thế cầm vợt sai, chuyển động vợt tồi hay tư thế thân hình xấu. Nếu cú giao banh của bạn không nhất quán, đường banh lúc dài lúc ngắn, lúc xoáy lúc thẳng không theo ý muốn thì nên tập luyện lại cổ tay của mình.
    Ngay lúc tiếp xúc banh, cổ tay không được gồng cứng hay lên gân mà phải có cảm giác như nó là một cái bản lề trơn dầu, lỏng lẻo. Một cổ tay ?olỏng lẻo? như vậy sẽ giúp cây vợt lia tới trước. Nói cách khách, nếu bạn muốn tăng sự kiểm soát (và sức mạnh) vận dụng cổ tay và ngón tay. Điều này nghe có vẻ nghịch lý nhưng đó chính là bí quyết của một cú giao banh tiêu chuẩn.
    Thực hành một hay tất cả những điều sau đây sẽ giúp bạn có một cổ tay mềm dẻo nhưng chắc chắn:
    Hãy để cho các ngón tay của bàn tay phải thư giãn một chút ngay lúc mặt vợt tiếp xúc banh. (nhưng cần nhớ là các ngón tay không được quá buông lơi, nếu không cây vợt sẽ bay khỏi tay bạn).
    Dịch lùi bàn tay phri về tận đốc cán vợt. Thậm chí bạn có thể thử tập giao banh với ngón tay út duỗi thẳng tách rời khỏi cán vợt. Cán vợt lúc này chỉ còn được cầm giữ bởi bốn ngón tay thôi.
    Tưởng tượng như các ngón tay của bàn tay phải (ngoại trừ ngón cái) đều dính lại với nhau.
    * Giao banh thẳng và giao banh xoáy:
    Về cơ bản thì có 2 kiểu giao banh: thẳng và xoáy. Đường banh của cú giao banh thẳng có độ xoáy tối thiểu khi nó bay thấp qua tấm lưới và vào khu vực giao banh chéo góc, trong khi đó đường banh của cú giao banh xoáy có độ xoáy tối đa khi nó bay cao qua tầm lưới và vào khu vực giao banh chéo góc.
    Vì cú giao banh thẳn là dễ nhất và tự nhiên nhất , nó sẽ được đề cập trước.
    I. GIAO BANH THẲNG:
    Với cú giao banh thẳng này thì ta tập trung chú ý vào việc truyền sức mạnh cho trái banh.
    Đặc điểm:
    a. Trái banh có độ xoáy tối thiểu khi nó bay qua lưới.
    b. Đường banh đi chỉ cách mép lưới một khoảng cách ngắn. ( Một khoảng cách lớn hơn sẽ khiến bay đi ra ngoài khu vực giao banh dự trù).
    c. Đường banh đi trong như là một đường thẳng, nhưng thực tế đó là một đường hơi cong.
    Mục đích:
    Mục đích của cú giao banh thẳng biến đổi tùy theo trình độ người chơi:
    a. Mục đích của người mới tập quần vợt khi dùng cú giao banh thẳng là để bắt đầu tính điểm.
    b. Mục đích của tuyển thủ thi đấu là để bắt đầu tính điểm sao cho đối phương buộc phải lui về thế thủ khi đánh trả đường banh này, hoặc là không đánh trả được.

    Cảm giác khi tạo cú giao banh thẳng:
    Khi cây búa nện thẳng vào đầu cây đinh, cơ thể ta nhận được những cảm giác đanh chắc và mạnh mẽ. Cảm giác này cũng tương tự như những rung động lan truyền qua bàn tay và cánh tay khi mặt vợt tiếp xúc banh chính xác trong cú giao banh. Để cảm nhận kinh nghiệm này, hãy tưởng tượng cây vợt là một cây búa và trái banh là cây đinh. Ngay lúc tiếp xúc, cây búa phải tạo được một va chạm đanh chắc trên đầu đinh. Chính quán tính của cây vợt, chứ không phải sự vận dụng cơ bắp, sẽ cung cấp nguồn động lực cần thiết.

    Kỳ sau: Khảo sát từng động tác của cú giao banh thẳng
  2. Imnvd81

    Imnvd81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/05/2001
    Bài viết:
    849
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu có nên tập phát đơn giản nhất để lấy cảm giác phát không nhỉ. Chứ mới đầu mà đưa tay như bài thì cực khó.
    Hình như tư thế đứng chân liên quan đến kiểu phát thẳng và phát xoáy cỏ phải không?
    Tôi để ý thấy có người phát trượt đà như kiểu đẩy tạ, có người không trượt cái này đúng không hay chỉ là cảm giác như vậy.
    Các hoả giải các loại giao bóng ra sao. Nhất là những quả giao bóng xoáy(xoáy top và xoáy side) Nên trả lúc nó luc đang nảy hay lúc nó đang rơi xuống?
  3. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ thì cậu không nên tập phát đơn giản! Phải tập đúng kỹ thuật ngay từ đầu, không thì sau này khó sửa lắm! Thà chịu khó giao trăm quả đầu tiên đúng kỹ thuật không vào , còn hơn giao vào mà sai, sau này lên trình độ cao chỉ có đưa bóng cho đối phương đập mà thôi! Bước chân không liên quan đến giao thẳng và giao xoáy, chỉ có cách tung bóng, động tác uốn người và điểm vợt chạm bóng mới ảnh hưởng thôi! Tất nhiên tư thế chân có cho thấy một ít dấu hiệu, nhưng rất ít! Các cao thủ thường giấu quả giao bóng của mình!
    Cách trả giao bóng tùy thuộc vào độ mạnh của quả giao. Nếu đối phương giao thẳng và mạnh thì nên đứng lùi ra xa, nếu đối phương giao xoáy thì phải biết đứng đúng chỗ. Nếu bóng giao xoáy vồng quá cao thì mình nghĩ cũng nên lùi ra xa, chờ bóng xuống hãy đánh, vì trình độ của chúng ta chưa thể có quả trả kiểu Agassi được! Nói chung là tùy tình huống trên sân mà xử lý thôi!
  4. harbinger

    harbinger Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2004
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Bác gì post nốt đoạn giao banh xoáy đi. Thanks.
    Còn đối với beginner thì mới học cứ giao cho bóng qua được lưới vào được sân để tạo cảm giác bóng đã. Chứ nếu tập theo kỹ thuật thì đến bao giờ mới chơi được. Tuy nhiên vẫn luôn phải tập theo kỹ thuật và ứng dụng khi chơi. Tốt nhất là luôn luôn đánh đúng kỹ thuật quả đầu tiên, còn quả thứ 2 thì an toàn làm sao vào được chuồng của họ là Okay.
  5. lionhunters

    lionhunters Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    - Tôi ủng hộ ý tưởng người mới tập thì làm quen với cảm giác cho bóng sang đến sân đã, tất nhiên là các yếu tố cơ bản của động tác vẫn bảo đảm. Có lẽ cần nhất là tư thế chuẩn bị, tung bóng, tiếp bóng (đơn giản, sao cho sang sân) và kết thúc vợt là nên cố gắng gần với kỹ thuật đúng. Lý do là có rất nhiều biến thể của cú giao bóng, gọi là đúng kỹ thuật thì đúng theo kiểu gì đây? hơn nữa học nhiều cái một lúc sẽ phản tác dụng và thời gian để làm quen bóng cho đến lúc làm chủ được quả giao bóng phải vài tháng, bỏ ra ít thời gian làm quen không có vấn đề gì.
    - Điểm mấu chốt của phát thẳng hay phát xoáy là ở chỗ vị trí tung bóng ở đâu. xoáy ngang (slice) tung chếch về bên tay thuận; thẳng (flat) hơi về phía trước và về bên tay thuận; xoáy trên (top spin) bóng ngay trên đầu, xoắn (twist) về phía sau.
    - Tư thế đứng chân hầu như không liên quan gì đến kiểu xoáy, nó đóng vai trò tăng lực cho cú giao bóng do kết hợp việc đẩy chân, xoay hông, xoay va. Trượt đà là bước chuẩn bị cho việc nhún rồi nhẩy lên giao bóng, việc nhún và nhẩy lên sẽ tăng độ cao của điểm tiếp bóng (dễ vào sân hơn) và có lẽ cũng tăng lực cho cú giao bóng vì dồn cả trọng lượng của mình vào bóng.
    - Có hai cách hoá giải xoáy bóng: tiếp ngay khi nó nẩy lên và tiếp khi nó đã giảm xoáy. Tôi thấy đa số mọi người tiếp khi nó đã giảm xoáy vì có nhiều thời gian chuẩn bị hơn, thực ra khi mới đánh thì thấy quả xoáy lạ nhưng đánh quen đi một lúc sẽ thấy quả xoáy cũng có quy luật. Sợ nhất không phải là xoáy mà là những quả có lực hoặc xoáy mà cài vào các điểm khó hoặc trái tay.
    cheers
    Lion
  6. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    * Khảo sát từng động tác của cú giao banh thẳng:
    Trong phần này, cú giao banh được chia là 9 động tác:
    ĐT 1: Tư thế sẵn sàng.
    ĐT 2: Buông thỏng vợt.
    ĐT 3: Giang thẳng 2 tay.
    ĐT4: Thảy banh
    ĐT 5: Hạ mặt vợt xuống.
    ĐT 6: Nâng mặt vợt lên.
    ĐT 7: Tiếp xúc banh.
    ĐT 8: Sau khi tiếp xúc.
    ĐT 9: Hoàn tất.
    ĐT 1: Tư thế sẵn sàng:
    Hãy thong thả trước khi bắt đầu cú giao banh. Phải thư giãn. Nhồi banh trên sân hay hít thở sâu sẽ giúp bạn thoải mái. Nên tận dụng lợi thế là bạn không bắt buộc phải giao banh khi chưa sẵn sang.
    Cổ tay, các ngón tay,cánh tay và bả vai phải hơi duỗi ra và mềm lỏng tự nhiên.
    Mặt trong của các đầu ngón tay trái nâng cao đỡ toàn bộ trọng lượng của cây vợt.
    Hai đầu gối hơi rùn xuống.
    Mũi bàn chân trái đặt ngay phía sau đường vạch cuối sân và hợp với đường vạch thành một góc 45 độ.

    ĐT 2: Buông thỏng vợt:
    Một khi động tác giao banh đã bắt đầu thì mặt vợt không bao giờ dừng lại mặc dù nó có thể hạ xuống thấp. Phải luôn giữ cho cơ thể thoải mái suốt cú đánh.
    Lòng bàn tay trái với banh bắt đầu đưa lên cao chậm rãi.
    Chân trái gập vào thêm chút nữa khi trọng lượng cơ thể từ từ chuyển sang chân này.
    Toàn bộ cánh tay phải vẫn buông lơi thư giãn và tự do.

    ĐT 3: Giang thẳng 2 tay:
    Đầu mặt vợt hoạt động như đầu một con lắc chuyển động rất chậm trong khi nó vung ngược rồi đưa lên cao.
    Cổ tay, các ngón tay, cánh tay và bả vai phải vẫn buông lỏng.
    Cả cánh tay phải lẫn cánh tay trái đều hơi giang thẳng ra và di chuyển dần lên cao.
    Cây vợt chìa thẳng ra sau.
    Trọng lượng bây giờ chuyển sang chân trái và giữ nguyên tư thế này suốt tòan bộ cú đánh.

    ĐT 4: Thảy banh:
    Trái banh phải rời lòng bàn tay trái khi nó ngang tầm mắt hay cao hơn. Bàn tay trái cần tính toán xem cần phải thảy banh cao chừng nào cây vợt đang chuyển động liên tục cuối cùng sẽ tiếp xúc với banh.(Tiến trình đồng bộ này chỉ xảy ra sau nhiều lần tập luyện.)
    Sau khi buông trái banh ra, cánh tay thảy banh vẫn giữ tư thế cao trên không suốt một thời gian kéo dài. Động tác này sẽ làm cho vai trái cao hơn vai phải và do đó khiến mặt vợt dễ tiếp xúc banh ở phía dưới xích đạo hơn. (Nếu hạ thấp vai trái xuống quá sớm, mặt vợt sẽ có khả năng tiếp xúc banh bên trên xích đạo và đưa banh thẳng vào lưới.)
    Cổ tay và các ngón tay của bàn tay phải vẫn buông lỏng suốt giai đoạn này.
    Lợi dụng quán tính của cây vợt và sự buông lơi của bả vai, từ từ vung ngược cây vợt lên cao.
    Cánh tay phải bắt đầu gập lại trong khi cây vợt đi lên và vòng ra sau lưng.

    ĐT 5: Hạ mặt vợt xuống:
    Hãy để cho cây vợt tự nó chúi thấp xuống theo quán tính.. Không được dùng thể lực hay cơ bắp.
    Cổ tay và các ngón tay của bàn tay phải vẫn tiếp tục buông lỏng.
    Trọng lực và quán tính nhẹ nhàng của cây vợt sẽ giúp mặt vợt hạ thấp xuống từ từ.
    Cánh tay trái vẫn giữ tư thế cao trên không.

    ĐT 6: Nâng mặt vợt lên:
    Cây vợt không được ngừng lại trong khi nó đã hạ thấp xuống rồi nâng lên cao trở lại.
    Đốc cán vợt dẫn dắt mặt vợt. Cánh tay duỗi thẳng trong khi đốc cán vợt chuyển động lên cao và về phía trước.
    Cổ tay, các ngón tay và bả vai bên phải vẫn trong trạng thái buông lơi và tự do.
    Bả vai tăng thêm động lực hỗ trợ cho quán tính cây vợt. Cẩn thận đừng để các ngón tay xiết cứng cán vợt.
    Cánh tay trai bắt đàu duỗi thẳng ra khi cánh tay phải đưa cây vợt về phía trái banh. Nếu muốn đường banh mạnh hơn thì rùn thấp hai chân hơn để khi chân trái duỗi ra sẽ tạo thêm động lực.

    ĐT 7: Tiếp xúc banh:
    Điều quan trọng là cổ tay và bả vai bên phải vẫn trong trạng thái buông lơi và tự do suốt giai đoạn này. Nếu cổ tay ?olỏng lẻo? đúng cách, bạn sẽ thấy mình mất kiểm soát và sức mạnh. Cứ giữ nguyên cảm giác này để cho một trình độ kỹ thuật mới sẽ phát sinh từ trạng thái thú vị này, chứ không phải từ việc vận dụng cơ bắp hay thể lực.
    Ngay lúc tiếp xúc banh, cánh tay phải duỗi thẳng nhưng không gồng cứng hay lên gân.
    Mặt vợt ban đầu tiếp xúc banh ở ngay hay phía dưới xích đạo một chút. Thực hiện điều này bằng cách để cán vợt dẫn dắt mặt vợt vào cuộc tiếp xúc với banh.
    Khi cổ tay ?oném? tới trước, mặt vợt phải tạo cảm giác như nó đang tiếp xúc banh bên trên xích đạo. Tuy nhiên, điều này phải xảy ra sau khi mặt vợt đã tiếp xúc banh bên dưới xích đạo một chút.
    Thân hình vẫn giữ nguyên vị trí và thăng bằng suốt giai đoạn này.

    ĐT 8: Sau khi tiếp xúc:
    Ở giai đoạn này thì bạn sẽ không biết trái banh sẽ đi về đâu. Một lần nữa, bạn nếm trải cảm giác ?omất điều khiển?.
    Cổ tay và các ngón tay vẫn buông lơi tự do.
    Thân hình vẫn thăng bằng và giữ nguyên vị trí.

    ĐT 9: Hoàn tất:
    Cú giao banh hoàn tất khi chuỗi động tác này kết thúc. Cây vợt chỉ bất động ở đầu và cuối cú giao banh.
    Cổ tay và các ngón tay vẫn buông lơi tự do.
    Quán tính của cây vợt khiến cho cổ tay buông lơi cong gập lại.
    Cánh tay phải rơi xuống và bắt chéo qua phía hông trái của thân hình.
    Thân hình vẫn thăng bằng và giữ nguyên vị trí.
    Kỳ sau:Kỹ thuật thảy banh.
  7. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    *Kỹ thuật thảy banh:
    Tuy kỹ thuật thảy banh chưa chắc đã quyết định sự thành công của cú giao banh nhưng động tác thảy banh đúng cách chắc chắn sẽ có ích. Thảy banh thực tế chỉ là một động tác đơn giản nhưng lại gây khó chịu cho chúng ta bởi vì ta phải thực hiện với cánh tay không thuận (tay trái). Để khắc phục điều này, ta nên tập thảy banh và bắt banh bằng tay trái ở nhà riêng vào bất cứ lúc nào thuận tiện.
    Sau đây là vài điều cần lưu ý:
    Nhiều người dùng các đầu ngón tay để giữ banh trước khi thảy lên không. Đó là điều nên tránh bởi vì các cơ ở cổ tay sẽ bị căng chằng ra khiến cho động tác thảy trở nên thiếu nhất quán. Thay vào đó, ta nên dùng lòng bàn tay để thảy banh.
    Nếu trái banh được thảy đúng cách và cho rơi tự do thì nó sẽ chạm đất ở một điểm nào đó trong khu vực giới hạn cách mũi giày trái hay đường vạch cuối sân từ 20-30cm và ở bên phải của mũi giày-nhìn từ mắt người thảy banh.
    * Điều chỉnh cú giao banh thẳng:
    _ Đường banh đi thẳng vào lưới:
    Nếu trái banh bay thẳng vào lưới thì có nghĩa là mặt vợt đã tiếp xúc banh cao hơn xích đạo. Hãy thực hành các động tác sau đây để tiếp xúc banh đúng ngay xích đạo hoặc thấp hơn:
    Để cho đốc cán vợt đi trước nhiều hơn trước khi tiếp xúc banh.
    Thảy cho banh rơi gần cơ thể hơn (nhưng đừng quá gần)
    Để bàn tay và cánh tay thảy banh trên không lâu hơn sau khi trái banh đã rời khỏi bàn tay. Như thế sẽ giúp cho vai trái nhô cao hơn vai phải và nhờ đó mặt vợt sẽ tiếp xúc banh ngay hoặc bên dưới xích đạo.
    Hãy tưởng tượng là tấm lưới cao gấp đôi chiều cao thực sự
    _ Đường banh đi quá dài:
    Nếu trái banh vượt quá ô giao banh thì có nghĩa là mặt vợt đã tiếp xúc banh quá thấp dưới xích đạo. Hãy thực hành các động tác sau đây để tiếp xúc banh đúng ngay xích đạo hoặc thấp hơn một chút:
    Thư giãn các ngón tay lúc tiếp xúc banh để cho cổ tay có thể lơi lỏng hơn nữa. Điều này sẽ giúp mặt vợt chạm banh đúng hay gần xích đạo hơn.
    Thảy banh thấp hơn một chút.
    Lùi xa hơn đường vạch cuối sân một chút nữa. (Điều này chỉ được áp dụng trong những tình huống cấp bách trong lúc thi đấu chứ không phải là cách giải quyết thường trực).
    II. GIAO BANH XOÁY:
    Với cú giao banh này thì ta không tập trung chú ý vào việc truyền sức mạnh (tốc độ) cho trái banh như cú giao banh thẳng mà là chú ý vào độ xoáy của đường banh đi.
    Đặc điểm:
    a. Trái banh xoay tít nhiều vòng trong một giây khi nó bay qua lưới.
    b. Đường banh xoáy thường đi chậm hơn đường banh thẳng.
    c. Trái banh đi theo một đường cung cao. Một đường banh xoáy tinh vi có thể bay rất cao qua lưới.
    d. Độ xoáy của trái banh kéo đường banh xuống khiến nó rơi bên trong ô giao banh.
    Mục đích:
    Mục đích của cú giao banh xoáy là đưa banh qua lưới và vào khu vực giao banh với tần số chính xác đáng tin cậy.
    Cảm giác khi tạo cú banh xoáy:
    Trái banh quần vợt được làm bằng cao su và vải. Muốn trái banh xoáy thì một chuyển đông tạo ma sát phải diễn ra giữa mặt vợt và lớp vải. Nếu cú giao banh thẳng tập trung vào phần cao su của trái banh (bằng cách nện thẳng mặt vợt vào banh) thì cú giao banh xoáy phải tập trung vào lớp vải bọc ngoài (bằng cách ?ochặt? mặt vợt vào lớp ngoài trái banh).
    * Cách tạo cú giao banh xoáy:
    Về cơ bản, có 2 kiểu là giao banh xoáy cạnh và giao banh xoáy lốc (hay xoáy đỉnh)
    _ Giao banh xoáy cạnh:
    Để giúp bạn hình dung được hướng xoáy của trái banh trong cú giao banh xoáy cạnh, hãy tưởng tượng trái banh là quả địa cầu đang quay tít như con vụ từ tây sang đông.
    Để tạo hướng xoáy này, hãy ném trái banh hơi chệch sang bên phải một chút. Mặt vợt phải tiếp xúc banh đâu đó trong phần tư hình tròn được tô màu xám (cung SE) ở phía dưới mé phải. Muốn chặt banh đúng cách thì mặt vợt phải tiếp xúc banh ở ngay hoặc bên dưới xích đạo. Trái banh xoáy phải tạo cảm giác là nó di chuyển thẳn lên cao sau khi chạm mặt vợt.
    Các động tác thực hiện cú giao banh xoáy cạnh cũng giống như cú giao banh thẳng từ động tác 1 cho đến khởi đầu động tác 6 (nâng mặt vợt lên). Kể từ đó, các động tác biến đổi như sau:
    Khi mặt vợt được nâng lên, đốc cán vợt phải chìa thẳng lên cao và dẫn mặt vợt xuống một khoảng thời gian kéo dài.
    Khi mặt vợt cuối cùng đã lên cao hơn cán vợt thì cạnh vợt phải thẳng hàng với cột lưới bên phải.
    Chặt mặt vợt vào phần tư bên dưới mé phải của trái banh phía dưới xích đạo.
    Kéo dài cảm giác ma sát giữa mặt vợt và vỏ bọc trái banh.
    Mặ vợt tiếp tục di chuyển lên cao và cạnh vợt vẫn thẳng hàng với cột lưới bên phải trước, trong và sau khi tiếp xúc banh.
    Cây vợt và thân hình hoàn tất cú giao banh xoáy cạnh tương tự với cú giao banh thẳng.
    Cách thảy banh cũng không khác gì mấy với cách thảy banh khi giao banh thẳngl Nhưng điểm rơi tự do của trái banh sẽ lệch hơn về bên phải. (Xem lại phần trước và nghiên cứu hình)
    _ Giao banh xoáy lốc:
    phù phù... phê wá... Mai post tiếp
    Được xipomos sửa chữa / chuyển vào 20:22 ngày 11/12/2004
  8. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    _ Giao banh xoáy lốc:
    Để giúp bạn hình dung được hướng xoáy của trái banh trong cú giao banh xoáy lốc, cũng tưởng tượng trái banh là quả địa cầu đang quay tít từ tây nam sang đông bắc.(Xem hình)
    Để tạo hướng xoáy này, mặt vợt phải tiếp xúc banh đâu đó trong phần tư hình tròn ở phía dưới mé trái (cung SE). Muốn ?ochặt? banh đúng cách thì mặt vợt phải tiếp xúc banh ở ngay hoặc bên dưới xích đạo. Trái banh xoáy phải tạo cảm giác là nó di chuyển thẳng lên cao sau khi chạm mặt vợt.
    Do đường banh cao bổng vồng cầu và chuyển động xoay tròn về phía trước, trái banh sau khi chạm vào phần sân đối thủ sẽ nảy lên rất cao.
    Các động tác thực hiện cú giao banh xoáy cạnh cũng giống như của cú giao banh thẳng từ động tác 1 cho đến khởi đầu động tác 6 (nâng mặt vợt lên). Kể từ đó, các động tác biến đổi như sau:
    Khi mặt vợt được nâng lên, đốc cán vợt phải chĩa thẳng lên cao và dẫn dắt mặt vợt suốt một khoảng thời gian kéo dài.
    Trước, trong và sau khi tiếp xúc banh, mặt vợt phải tạo cảm giác nư là nó đang chuyển động theo một đường thẳng tắp. Phương tiếp xúc ?othẳng? tưởng tượng này sẽ giúp trái banh xoay tròn về phía trước.
    ?oChặt?o mặt vợt vào phần tư bên dưới mé trái của trái banh, phía dưới xích đạo.
    Kéo dài cảm giác ma sát giữa vợt và vỏ bọc trái banh.
    Mặt vợt đã hoàn tất phương tiếp xúc ?othẳng? với trái banh thì mặt vợt phải di chuyển về phía bên phải. Chuyển động này phải tạo cảm giác như thể lòng bàn tay cùng với cạnh vợt đang đi theo một đường song song với đường vạch cuối sân và lưới.
    Cây vợt cú giao banh xoáy lốc ở phía bên trái cơ thể tương tự như với cú giao banh thẳng. Cách thảy banh cũng không khác gì mấy với cách thảy banh khi giao banh thẳng. Nhưng điểm rơi tự do của trái banh sẽ gần sát đường vạch cuối sân và thẳng hàng với mũi giày trái.
    Chú ý: Nếu bạn đau lưng thì đừng bao giờ thảy banh qua vai trái hay về phía sau bạn.

    *Điều chỉnh cú giao banh xoáy:
    _Đường banh đi thẳng vào lưới:
    Nếu trái banh bay thẳng vào lưới thì có nghĩa là mặt vợt đã ?ochặt? banh cao hơn xích đạo. Hãy thực hành một trong các động tác sau đây để xem cách điểu chỉnh nào thích hợp nhất:
    ?oChặt? banh xa hơn về phía dưới xích đạo. Hãy tưởng tượng là bạn đang chạm vợt vào cực nam Địa Cầu.
    Thảy cho banh rơi gần cơ thể hơn để tăng cường khả năng tiếp xúc banh đúng vị trí.
    Thảy banh và tiếp xúc banh ở tầm cao hơn một chút.
    Để bàn tay và cánh tay thảy banh trên không lâu hơn sau khi trái banh đã rời khỏi bàn tay. Như thế sẽ giúp co vai trái nhô cao hơn vao phải và nhờ đó mặt vợt sẽ tiếp xúc banh bên dưới xích đạo.
    Hãy tưởng tượng là tấm lưới cao gấp 3 chiều cao thực sự để điều chỉnh cho vợt chặt banh dưới xa hơn.
    _Đường banh đi quá dài( vượt qua ô giao banh)
    Giảm tối đa cảm giác ?onện? vào banh và tăng tối đa cảm giác ?ochặt? banh.
    Hãy tạo thêm nhiều ma sát giữa mặt vợt và banh.
    Kéo dài cảm giác ?ochặt? banh.
    Tạo thêm độ xoáy bằng cách dời thế cầm vợt theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Thế cầm vợt bây giờ sẽ gần như thế miền Đông kiểu đánh ngược. Nhưng nếu dời thế cầm vợt quá lố thì khi chặt banh, đường banh sẽ xoáy đến mức nó không đi hết phần sân của chính bạn.
    * Cách giao banh nào quan trọng hơn?
    Mọi người đều có hai cơ hội tốt để bắt đầu tính điểm. Nếu ta không thành công trong lần giao banh thứ nhì thì ta phải mất một điểm. Do đó, cú giao banh thứ nhì phải đáng tin cậy hơn. Cú giao banh xoáy thường được sử dụng trong lần giao banh thứ nhì vì những lý do sau:
    _ Đường banh đi bổng vòng cầu và sẽ không vướng lưới.
    _ Độ xoáy sẽ kéo trái banh xuống rất nhanh sau khi qua khỏi lưới để đáp vào đúng khu vực giao banh chéo góc đã định.
    Với người chơi trình độ cao thì cú giao banh xoáy quan trọng hơn. Nhưng nếu bạn không có cú giao banh xoáy thì cũng đừng lo. Hãy làm sao cho cú giao banh thông thường của bạn trở nên đáng tin cậy hơn (về tốc độ và cự ly). Điều quan trọng nhất là cú giao banh thứ hai - bất kể là thẳng hay xoáy - phải đưa banh vào đúng chỗ.
  9. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Để hạn chế các quả giao bóng hai lỗi
    Các quả giao bóng hai lỗi thường có ảnh hưởng rất lớn tới trận đấu của bất kỳ tay vợt nào. Tự đánh mất điểm thường là lỗi lầm rất đáng tiếc, nhưng mọi chuyện sẽ còn tệ hơn nếu lỗi đó xuất phát từ giao bóng.
    Không có cảm giác nào bức bối hoặc tệ hại hơn việc mắc phải những lỗi giao bóng. Bạn khởi đầu trận đấu đầy tự tin, hy vọng làm được điều gì đó tốt đẹp, nhưng rồi cuối cùng lại tạo lợi thế tinh thần cho đối thủ và tự phá hỏng trận đấu của mình.
    Nếu bạn muốn trở thành một tay vợt, bất kể chuyên nghiệp hay nghiệp dư, bạn không thể để mất những điểm số mà qua đó khiến đối thủ mắc lỗi. Thực tế là, dấu ấn của một người giao bóng tốt, thành công chính là sự hiệu quả của những pha giao bóng lần hai. Chính vì vậy, khi bạn gặp những trận đấu khó khăn và bạn bị mất điểm do giao bóng hai lỗi, cần chú ý đến những lời khuyên dưới đây:
    - Cố gắng làm tốt ngay từ quả giao bóng đầu tiên: Đó là điều hiển nhiên và không có gì phải bàn cãi. Chính vì vậy, cách tốt nhất để hạn chế những pha giao bóng hai lỗi chính là hạn chế các quả giao bóng lần hai. Điều đó đồng nghĩa với việc tận dụng tốt những quả giao bóng thứ nhất, sử dụng tốt những pha đánh xoáy, hoặc cố gắng giữ khoảng cách/căn khoảng cách với các vạch sân. Bất kể bạn áp dụng hình thức nào, hãy cố gắng tận dụng tốt mọi quả giao bóng lần 1.
    - Đừng vội vàng: Điều gì sẽ xảy ra khi bạn để hỏng quá nhiều các pha giao bóng? Bạn sẽ càng vội vàng, hấp tấp hơn. Và từ đó, hàng loạt những vấn đề, lỗi lầm sẽ ập đến. Đó là lý do tại sao việc tuân theo những trình tự giao bóng là điều rất cần thiết. Những tay vợt lớn như John McEnroe và Boris Becker luôn tuân theo mọi trình tự rất nghiêm ngặt. "Tôi thường tung bóng hai lần trước pha giao bóng đầu tiên và một nữa nếu thực hiện lần thứ hai, và tôi hình dung ra mục tiêu và loại giao bóng tôi muốn thực hiện. Khá đơn giản".
    - Hãy xem lại cách tung bóng: Khi quả giao bóng của tôi không thành công, tôi sẽ nhìn lại cách tung bóng. Khi đã nói đến giao bóng tức là nói đến sự nhịp nhàng trong động tác. Nếu bạn muốn lúc nào cũng muốn chắc chắn, hoặc thành công, bạn cần phải nghiên cứu kỹ sự di chuyển của mình. Và chắc chắn bạn sẽ không thể thành công nếu liên tục tung bóng không hiệu quả. Cho nên, cần xác định điểm giao nhau giữa vợt và bóng một cách lý tưởng nhất cho các quả giao bóng lần một, rồi lần hai và hãy cố gắng hết sức "đặt" quả bóng vào vị trí thích hợp.
    - Các pha đánh xoáy: Bạn thường đánh bóng càng mạnh, càng hiểm hóc càng tốt trong pha giao bóng đầu tiên. Nếu bị hỏng, nhiều tay vợt sẽ lại làm điều tương tự trong lần thứ hai, và không sử dụng các quả đánh xoáy. Thực tế là, tốc độ khi bạn đánh bóng bằng đầu vợt trong quả giao bóng thứ hai phải tương tự với quả đầu tiên. Ngoài ra, còn phải sử dụng những pha đánh xoáy để giữ bóng trong cuộc.
    VnExpress (theo Tennis Magazine)
  10. tinle802

    tinle802 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2011
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Trước khi nói về cú giao banh Chuẩn Mực. Mình xin nói sơ lược về ƯU ĐIỂMKHUYẾT ĐIỂM của từng kiểu giao banh:
    * Đầu tiên mọi người tưởng tưởng TRÁI BANH như mặt chiếc ĐỒNG HỒ:


    Cú Giao bao bao gồm có 4cách vợt tiếp xúc với banh:

    1.Kiểu Slice:vợt chạm banh tại lúc 3h
    - Ưu điểm:biến hoá cú giao bao,làm đối phương bất ngờ điểm rơi của trái banh so với cú giao banh Chuẩn Mực(banh luôn đi qua phiá bên phải địch thủ)
    - Nhược Điểm: nếu giao banh kiểu này thường xuyên sẽ bị đối phương bắt bài vì đường banh luôn luôn có khuynh hướng đi qua phiá bên phải địch thủ.

    2.Kiểu Flat:Vợt chạm banh chính diện với Đồng Hồ
    - Ưu Điểm:dễ giao
    - Nhược Điểm:banh rất Khó Vào sân,tốc độ Trái banh 2 sẽ rất chậm(là Mồi ngon cho đich thủ khi có cú trả giao banh tốt),không an toàn(banh bay quá sát với lưới),rất tốn sức... ~X(khi gặp đôí thủ nhiều kinh nghiệm sẽ bị(GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG)
    Muốn giao banh tốt được kiểu này mọi người phải cao trên 2m2(vi với chiều cao này mọi người đứng ở vạch cuối sân nhìn qua bên trên lưới tới line giao banh ma không được nhình xuyên qua lưới,đó là lý do tại sao phải có chiều cao 2m2)

    3.Kiểu Topspin: Vợt chạm banh từ 6h-12h
    - Ưu Điểm:Có thể giao được các góc,tốc độ giao banh có thể đạt hơn 100km/h,sẽ gây khó khăn với đối thủ có cú trả giao banh tốt,banh nảy cao và sâu tới cuối sân(gây bất lợi cho đối thủ trả giao banh và leo lưới),banh an toàn vì luôn cao hơn lưới 1m2 trở lên so với mép lươí
    - Nhược Điểm:Cần thời gian và hơi khó tập(có công mài sắt có ngày nên kim mà)

    4.Kiểu Kick Serve:Vợt chạm từ 8h-2h
    - Ưu Điểm:Giống với thông tin kiểu Topspin và banh sẽ cong về trên cao bên trái đối thủ Ngay cả những cầu thủ giàu kinh nghiệm thường gặp khó khăn dự đoán chính xác vị trí banh nảy lên
    - Nhược Điểm:Cần thời gian và hơi khó tập(có công mài sắt có ngày nên kim mà)

    Trên đây là những cách cơ bản khi tiếp giữa vợt và trái banh thôi nha.ngoài những điểu trên còn cần phải có sự phôí hợp giữa tay,vai,chân,hông(eo) một cách nhip nhàng và KĨ THUẬT CƠ BẢN THẬT TỐT.
    Đa số mọi người không được cú giao banh tốt vì do ít được luyện tập.để có được có cú giao banh toàn diện chúng ta nên luyện tap mỗi ngày khoảng vài trăm trái.

    :-bdCHÚC MOỊ NGƯỜI THÀNH CÔNG:-bd

Chia sẻ trang này