1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỹ thuật đặc biệt trong ảnh trắng đen

Chủ đề trong 'Nghệ thuật Nhiếp ảnh' bởi kakalot, 15/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Kỹ thuật đặc biệt trong ảnh trắng đen

    Trong diễn đàn có mấy lần thấy một số bạn có thắc mắc về một số kỹ thuật trong ảnh đen trắng. Dù rằng bây giờ các bạn chơi ảnh không còn bao nhiêu người chơi film trắng đencộng với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số đang dần thay thế việc chơi film.Tuy nhiên khi post lên đây những nội dung này ít nhiều cũng mang lại những kiến thức bổ ích cho các bạnhay nói theo một cách là sử dụng những ý tưởng này cho phương pháp hiện đại. Nội dung post trong topic này do tôi trích soạn từ tài liệu của tác giả Phạm Văn Mùi.

    Ảnh chạm nổi

    Các ảnh thích hợp với kỹ thuật này là có tính chất nhịp điệu, các chi tiết giống nhau lập đi lập lại như khóm hoa, hàng cây khô, chợ nhiều nón lá,đám đông, đồ gốm,chân dung nhìn nghiêng....

    Tính chất của ảnh chạm nổi:
    - Đường viền bao một phía các chi tiết mang sắc đen đậm, còn lại toàn thể chỉ là màu xám lợt dần đến trắng
    - Đường viền càng mỏng càng đẹp
    - Các chi tiết trong ảnh mang nhiều khía cạnh lạ , linh động hấp dẫn.

    Thực hiện
    1. Từ âm bản gốc in trực tiếp hay phóng ra cỡ lớn của máy phóng ảnh trên loại phim dương dịu với độ nhạy thấp (Positive safety film Fine grain,Ortho) để có một dương bản mà độ đậm chỉ khoảng 30-40% so với film gốc, tương phản cần khá dịu
    Loại film dương này rất dễ sử dụng vì tính đặc biệt : trong sáng, hạt rất nhỏ, độ tương phản từ rất dịu đến khá gắt. Dịu: phơi sáng lâu, hiện hình nhanh; Gắt: phơi sáng nhanh, hiện hình lâu. Nếu gặp film cũ bị xám cần gia tăng lượng Bromure Kali trong thuốc hiện,thay vì dùng thuốc hiện theo thông thường thì dùng công thức gắt.

    2. Chập hai film âm dương lên nhau, khẽ nhích lệch đi một tí để có đường viền trong xuốt bao quanh một phía các chi tiết trong ảnh.Dùng băng keo dính chắc hai film rồi mang rọi. Thường đường viền bao quanh phía sáng các chi tiết vẫn đẹp hơn.( phía sáng trên âm bản mang sắc đen, đường viền sắc trắng)

    3. Trường hợp âm gốc quá đậm nên làm ra một dương bản dịu sau đó dùng dương bản này in trực tiếp để có trở lại một âm bản khác có sắc độ và độ tương phản trung bình







    Được asahinguyen sửa chữa / chuyển vào 21:03 ngày 15/02/2005
  2. emxinh

    emxinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2001
    Bài viết:
    2.684
    Đã được thích:
    0
    bác post tiếp đi
  3. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0

    Ảnh chạm nổi _ Biến Thể
    Để cho một bức ảnh chạm nổi đẹp,lạ hơn chúng ta có thể áp dụng các biến thể của kỹ thuật dưới đây.
    Biến Thể I
    Trên dương bản của kỹ thuật chạm nổi, dùng bút lông chấm thuốc tẩy Hypo-Ferricyanure bôi bỏ chủ đề chính để trở thành khoảng trắng trong suốt. Với film cỡ nhỏ bạn rất cần phải khéo tay. Lưu ý : thuốc tẩy chỉ cần chút ít khoảng 0.5 hay 1cc với tỉ lệ 10Hypo_1Ferricyanure; nếu pha cho 100cc nước thì cần 20g Hypo và 2g Ferricyanure.
    Sau đó thực hiện chập film âm và dương để phóng ảnh như kỹ thuật căn bản. Kết quả là toàn thể bối cảnh vẫn là chạm nổi nhưng chủ đề mang đủ sắc độ, tương phản và chi tiết nên nổi bật hẳn lên.
    Biến Thể II
    Thực hiện trên film dương bản như phần biến thể I nhưng lúc chập hai film âm và dương bản chập thật khít nhau để phóng ra ảnh. Kết quả trên ảnh phóng ra chủ đề sẽ mang dầy đủ sắc độ, tương phản và chi tiết. Còn toàn thể bối cảnh chỉ mang sắc xám lợt dần đến trắng không là chạm nổi.
    Nếu chủ đề là nhân vật trước phong cảnh xa hơn sẽ y hệt như chụp trong sương, vừa mạnh vừa nhẹ trông rất đẹp.
    Biến Thể III
    Sử dụng hai film âm và dương bản như trong kỹ thuật căn bản chạm nổi như khi ghép film thì chồng khít lên nhau thay vì ghép lệch đi một ít. Kết quả cho ra ảnh có sắc độ nhẹ, toàn cảnh không có sắc độ đen. Trường hợp này cảnh không cần làm nổi bật chủ đề như các kỹ thuật trên.
    Biến thể này còn có tác dụng làm bớt tương phản quá gắt của những âm bản mà không có loại giấy ảnh tương phản dịu BW,BEW. Film dương bản càng làm ra đậm, càng cho ảnh dịu hơn.
    Khi làm dương bản nên làm với nhiều độ đậm nhạt khác nhau chút ít để dùng cho các biến thể khác nhau.
  4. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0


    ảnh chạm nổi sử lý bằng PS
    Bài tiếp theo : kỹ thuật bán đảo âm
  5. emxinh

    emxinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2001
    Bài viết:
    2.684
    Đã được thích:
    0
    tiếp đi bác
  6. emxinh

    emxinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2001
    Bài viết:
    2.684
    Đã được thích:
    0
    không thấy động tĩnh gì nữa.
    em cũng lọ mọ làm thử. đây là kết quả.
    (ko có scanner nên phải dùng máy ảnh chụp thẳng lên, thành ra nó hơi bị distorted một tí)

Chia sẻ trang này