1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỹ thuật đánh đôi

Chủ đề trong 'Tennis' bởi xipomos, 07/06/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    Kỹ thuật đánh đôi

    KỸ THUẬT ĐÁNH ĐÔI



    Bây giờ đã đến lúc chúng ta xem xét kỹ thuật đánh đôi. Điều đáng mừng là trong những trận đánh đôi chúng ta vẫn sử dụng? cây vợt và trái banh! Nhưng điều đáng buồn là mọi chuyện khác đều thay đổi. Cách chọn cú đánh, vị trí trên sân và các chiến thuật cơ bản đều khác biệt hết. Mục đích của chương này nhằm giúp bạn thấu hiểu cặn kẽ những vấn đề kỹ thuật và chiến thuật trong những trận đánh đôi thi đấu.
    Một trận đánh đôi có thể định nghĩa như một kinh nghiệm quần vợt đồng đội mà trong đó mỗi thành viên giữ một vai trò hoạt động có tính chiến thuật để cả hai cùng tận hưởng vui thú khi kinh qua trận đấu.
    KINH NGHIỆM ĐỒNG ĐỘI
    Trong khi bốn người có vẻ như đang chơi một trò chơi thân thiện thì thực tế, sân quần vợt trong ván đánh đôi trở thành một môi trường cô đơn nhất, nhiều áp lực nhất và khổ sở nhất. Mỗi người thường lo lắng về vai trò của mình cũng như khả năng của người phối hợp đến mức ai cũng quên mất rằng đây là một kinh nghiệm đồng đội chứ không phải kinh nghiệm cá nhân. Cả hai người nên cảm thấy rằng việc họ chơi chung trên một phần sân là điều quan trọng hơn cả việc chiến thắng. ?oKinh nghiệm đồng đội? này sẽ giúp cho mỗi thành viên phát huy hết khả năng của mình. Chỉ khi nào mỗi thành viên đều cảm thấy cá nhân mình không bị đe dọa vì người cùng phối hợp thì lúc đó mới tạo được ?okinh nghiệm đồng đội?. Nếu ai cũng sợ rằng người kia sẽ làm mất đi lòng hâm mộ, sự kính nể hay tán thưởng kho một lỗi lầm xảy ra thì không bao giờ có thể tạo được một ?okinh nghiệm đồng đội? đầy năng động và khắn khít.
    Một trận đánh đôi có hai yếu tố quan trọng:
    1. Đội hình mà đội tuyển sử dụng, và
    2. ?oLý do bắt cặp? được nhất trí khi tham gia vào trận đánh đôi.

    ĐỘI HÌNH ĐÁNH ĐÔI:
    Giả sử rằng thành viên nào cũng có các cú giao banh, cú đánh chạm sân, cú đánh bổng và cú đánh trên cao hữu hiệu thì đội tuyển thi đấu có thể chọn lựa một trong ba đội hình sau:
    1. Một người ở gần lưới, một người ở đường vạch cuối sân.
    2. Hai người đều ở đường vạch cuối sân, hay
    3. Hai người đều ở gần lưới.

    Một người ở gần lưới, một người ở đường vạch cuối sân. Đây là đội hình phổ biến nhất, nhưng điều phổ biến nhất chưa chắc là điều hữu hiệu nhất.
    Đội hình này tạo ra một lỗ hổng rất lớn giữa hai thành viên. Người chơi gần lưới của đội tuyển đối thủ dễ dàng tung bổng một đường banh vào khoảng trống thiếu phòng ngự này(Xem hình)



    Nếu người giao banh lùi lại sau khi giao banh thì người nhận cú giao banh có đủ thời gian bố trí những đường banh cắt chéo sân ra phía đường vạch đôi cạnh sân hay về phía bên phải ô giao banh của người vừa giao banh.
    Nếu người chơi gần lưới không phải là một tay đánh bổng thượng thừa thì anh ta sẽ không thể vận động đúng mức bởi vì trái banh ít khi bay về phía anh ta.
    Người chơi gần lưới sẽ có cảm tưởng mình là khán giả hơn là người tham dự. Khi trái banh cuối cùng bay về phía banh ta thì anh ta dễ phạm sai lầm hơn vì đã không bám sát những cú đánh trước đó (cả về mặt thể chất lẫn cảm xúc) của đồng đội.
    Hai người đều ở đường vạch cuối sân



    Nhiều người tự chọn cho mình vị trí gần lưới nhưng lại không tận hưởng được kinh nghiệm thi đấu. Họ xem đó như một vai trò khổ sở nhưng cần thiết cho một trận đánh đôi. Nếu bạn không có cú đánh bổng hiệu quả và đầy sảng khoái thì sao lại ép mình phải chịu đựng cả giờ đồng hồ căng thẳng và khó nhọc trên sân banh như thế chứ? Sao không tạo ra một môi trường dễ chịu hơn cho bạn? Bạn sẽ thấy mình thật sự đang chơi quần vợt khi bạn đang tận hưởng niềm vui. Bạn có thể rèn luyện cú đánh bổng của mình trong một môi trường an toàn hơn cho đến khi nào bạn thấy có thể áp dụng nó vào một môi trường đầy áp lực của một cuộc tranh đua thật sự.
    Đội hình cả hai đều ở đường vạch cuối sân tuy nhìn qua thì có vẻ đơn giản và non nớt nhưng thực tế lại cho cả đội tuyển nhiều cơ hội phát huy khả năng hơn đội hình trước. (Xem hình). Đội hình này có các lợi thế sau:
    Đội tuyển sẽ cận kề lỗ hổng yếu thế nhất ngay giữa sân.
    Cả hai thàn viên bây giờ đều có thể dùng các cú đánh chạm sân. (Hầu hết người chơi quần vợt đều đánh chạm sân tốt hơn đánh bổng).
    Cảm nhận được nhiều cảm xúc đồng đội hơn vì cả hai bây giờ đứng gần nhau hơn và có thể nhìn thấy nhau dễ dàng.
    Cơ hội tiếp xúc banh sẽ chia đều cho cả hai.
    Nếu hai thành viên của đội đối thủ quyết định cùng chơi banh gần lưới thì họ buộc phải dùng hai cú đánh khó nhất: đánh bổng và đánh trên cao.
    ...(còn tiếp)
  2. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    Hai người đều ở gần lưới
    Mục đích của đội hình này là cho cả hai thành viên bố trí gần lưới càng sớm càng tốt. Giả sử rằng cả hai đều có cú đánh bổng và cú đánh trên cao hữu hiệu thì đây là đội hình gây nhiều áp lực nhất cho đối thủ.
    Lợi thế của đội hình này là:
    _Vị trí gần lưới của đội tuyển sẽ lấp kín những khoảng trống yếu thế không cho đôi thủ đưa banh vào khu vực đó.
    _Cả hai tích cực tham gia nhiều hơn vào từng điểm ghi.
    _Ở gần lưới dễ tạo ra những cú đánh chéo góc hơn là ở đường vạch cuối sân.
    _Đối thủ nhiều người sẽ trở nên rụt rè khi thấy cả hai thành viên của đội bạn đều lên chơi gần lưới.
    Bất lợi của đội hình này là:
    _Nếu một trong hai thành viên không có cú đánh bổng và cú đánh trên cao hiệu quả thì cả hai đều không thể tận hưởng những lợi thế của vị trí đội hình gần lưới.
    _Điểm yếu của đội hình là đối thủ có thể tung những cú câu banh bổng qua đầu cả hai.
    Hình: Đội hình cả hai cùng chơi gần lưới (a)Trước khi khởi điểm. (b)Sau khi khởi điểm
    Khái niệm ?otuyến tấn công?
    Tuy cả hai người trong đội hình gần lưới đều có vị trí thi thố mạnh nhất trong một trận đánh đôi, đội hình này cần có một sự phối hợp ăn ý để cho cả hai cùng lên gần lưới nhanh nhất và hiệu quả nhất. Cách thực hiện điều này được gọi là khái niệm ?oTuyến tấn công?- Một phương thức tiếp cận lưới chia làm hai giai đoạn. Đây là phương pháp tốt nhất để chuyển sang đội hình gần lưới bởi vì ngay cả những nhà điền kinh tầm cỡ thế giới cũng không dễ gì chạy nước rút một lèo từ đường vạch cuối sân lên lưới trong khi phải thủ sẵn vợt để tung banh hay đánh trả chính xác.
    Trong giai đọan một, người ở đường vạch cuối sân sẽ chạy lên khu vực đường giao banh. Đường giao banh cắt ngang khoảng giữa của tuyến thứ nhất. Đây gọi là tuyến đánh bổng tự vệ bởi khó mà tạo được một cú đánh tấn công từ vị trí này. Ta phải lên được tuyến này và ở trong vị trí ổn định và sẵn sàng, trước khi đối thủ tiếp xúc banh.
    Giai đoạn hai, sau khi người phối hợp đã tiếp xúc banh thì ta chạy lên khu vực lưới (cách lưới chừng ba thước). Khu vực này tạo thành tuyến thứ hai (gọi là tuyến đánh bổng tấn công). Khi ở tuyến này, ta dễ dàng thực hiện những cú đánh bổng gây áp lực cho đối thủ. Một lần nữa, ta phải lên tuyến này và ở trong vị trí ổn định và sẵn sàng trước khi đối thủ tiếp xúc banh.
    Sơ đồ: (a)Sân quần vợt trong thực tế.(b)Các tuyến phòng thủ và tấn công tưởng tượng
    Mục đích bố trí người cho cả hai đội tuyển (giả sử rằng cả hai đều dùng đội hình gần lưới) là phải cho cả hai thành viên an toàn lên tuyến hai (tuyến tấn công) càng sớm càng tốt.
    (c)Bố trí các tuyến khi khởi điểm.(d) Bố trí các tuyến ngay sau khi khởi điểm
    * LÝ DO BẮT CẶP
    Giả sử rằng thành viên nào cũng đều thiếu những cú giao banh, cú đánh chạm sân, đán bổng, như vậy việc chọn đội hình đánh đôi được xác định bằng ?olý do bắt cặp? để đánh đôi.
    Lý do bắt cặp phổ biến nhất là vì niềm vui chơi quần vợt; vì phải chiến thắng với bất cứ giá nào, ngay cả khi mỗi người hay cả hai thành viên đều không thích thú vị trí mình đang chơi; vì muốn thực tập chơi đội hình tấn công gần lưới, cho dù đó không phải là đội hình hiệu quả hay thích hợp nhất cho đội tuyển.
    Vì niềm vui
    Nếu bạn chơi đánh đôi chỉ vì niềm vui thì cả bạn lẫn người phối hợp nên chơi ở những vị trí nào mà bạn cảm thấy thoải mái và thư thái nhất. Nếu bạn khó chịu, căng thẳng, hay lo lắng khi chơi gần lưới thì đừng giữ vị trí này. Hãy lùi lại phía sau đường vạch cuối sân suốt toàn bộ điểm ghi. Nếu thực hành cú đánh bổng thật nhiều trong những môi trường không ganh đua thì bạn có thể thoải mái và thuần thục với cú đánh này.
    Vì phải chiển thắng
    Nếu cả hai thành viên đều nhất trí rằng đội tuyển của bạn phải chiến thắng bất kể phải dùng phương thức nào thì thành viên nào giỏi hơn thường chơi dưới dạng ngụy trang như một trận đánh đơn. Muốn vậy, phải thuyết phục thành viên chơi yếu hơn nên chờ đợi ở gần hay trong đường vạch đôi cạnh sân và thật gần lưới. Ở vị trí này thì người đó đảm bảo chỉ đánh được chừng ba đường banh mỗi tiếng đồng hồ. Một khi người chơi yếu đã bị cách ly khỏi phần lớn diễn tiến thì người chơi giỏi có thể tổ chức mổt trận đấu công phá hoặc là từ cuối sân hoặc là lên gần lưới. Đội hình này thường được dùng đến khi đồng tiền, chiến tích hay bản ngã bị lâm nguy.
    Vì muốn thực tập đội hình chơi gần lưới.
    Đội hình tấn công này thường được tạo ra khi cả hai thành viên lên gần lưới ngay sau khi bắt đầu ghi điểm. Họ có thể sử dụng đội hình này cho dù các cú đánh bổng và đánh trên cao của họ có thể yếu và họ cảm thấy không thoải mái khi thực hiện các cú đánh này. Đội hình này cần được tập dợt nhiều lần cho đến khi cả hai đã biết tận hưởng những ưu thế của nó và có thể thực hiện những cú đánh cần thiết.
    ...(to be continued)
  3. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    Các sơ đồ sau mô tả trình tự di chuyên và cú đánh để cả hai có thể an toàn trên tuyến hai.
    Trong khi mọi người đều muốn đích đến cuối cùng của mình phải là tuyến hai thì họ bắt đầu ghi điểm từ những vị trí phía sau.(xem sơ đồ A)
    Sơ đồ A: Đội hình lúc khởi đầu
    A phải giao banh từ phía sau đường vạch cuối sân.
    B có thể bắt đầu lên tuyến hai bởi vi một người giao banh thuần thục sẽ đưa đội tuyển giao banh vào thế tấn công.
    C phải ở luôn phía sau để đánh trả cú giao banh của A.
    D vẫn ở tuyến một vì lý do an toàn.
    1. Trong trường hợp cú trả banh của C yếu và hướng tới B, D sẽ không muốn lên tuyến hai, vì ở đó D sẽ không đủ thời gian chuyẩn bị cho cú đánh trả của B và D có thể bị thương tổn.
    2. Trong trường hợp B (của đội giao banh) chạy tạt ngang về phía A để đánh bổng đường banh và A đang ở cuối sân. D sẽ có thêm thời gian phản ứng và như vậy có cơ hội đánh trả đường banh của đối thủ (vì D còn ở tuyến một, tương đối xa lưới).
    Sau khi giao banh, A di chuyển lên tuyến một ngay trước khi C tiếp xúc banh. Cho tới giờ, A là người duy nhất chuyển vị trí (Xem sơ đồ B)
    Cần nhớ rằng bất cứ khi nào bạn chuyển lên tuyến trước thì bạn phải ổn định ở đó trước khi đối thủ tiếp xúc banh. Sau khi đánh trả cú giao banh cho A bằng một đường banh cắt chéo sân, C chạy lên tuyến một. Khi D thấy cú trả banh của C có đủ sức mạnh và hướng thẳng về A (ngoài tầm với của B) thì D an toàn tiến lên tuyến hai. D xác định điều này bằng cách theo dõi đường banh sau khi C tiếp xúc và banh bay ngang qua D. (D không bao giờ được theo dõi đồng đội C của mình tiếp xúc banh vì như thế có thể làm C căng thẳng và đường banh từ C có thể bay thẳng vào mặt D). (Xem sơ đồ C )
    Sơ đồ B:Sau khi giao banh -C:Sau khi trả banh
    A đánh bổng đường banh cắt chéo sân trả lại cho C và lên tuyển hai phối hợp với B. A và B bây giờ chờ đợi đánh bổng đường banh từ tuyến hai (tuyến đánh bổng tấn công), trong khi C sắp sửa đánh bổng đường banh từ tuyến một (tuyến tự vệ). Bởi vì cả A và B của đội tuyển giao banh giờ đã lên tuyến hai, đội này có lợi thế tấn công bằng các cú đánh bổng. (Xem sơ đồ D)
    Sơ đồ D:Sau cú đánh bổng đầu tiên
    C đánh bổng banh cho B và chuyển lên tuyến hai. Lý do là B cho tới giờ vẫn chưa tiếp xúc banh và do đó có thể bị cô lập với diễn tiến trận đấu về cả tâm lý lẫn thể chất. Tuy nhiên, C cũng có thể đánh bổng đường banh cho A hay vào giữa A và B, hoặc vào đường vạch đôi cạnh sân ở phía B. (Xem sơ đồ E)
    Khi cả bốn người đều lên tuyến hai mỗi người đều có sáu khả năng điều khiển đường banh. (Xem sơ đồ F)
    Sơ đồ E:Sau cú đánh bổng thứ 2 - F:Các cú đánh bổng phụ trợ
    1. Đánh bổng banh vào giữa sân đối phương.
    2. Đánh bổng banh cho đối thủ nào nãy giờ bị cô lập với trận đấu
    3. Đánh bổng banh ngược lại cho đối thủ đã phát banh đi.
    4. Đánh bổng banh vào đường vạch đôi cạnh sân bên phải
    5. Đánh bổng banh qua đầu đối thủ (một cú đánh khó và nguy hiểm bởi vì đối thủ có thể quật banh trên cao giáng trả và banh bay thẳng vào mặt bạn).
    Chú ý rằng tất cả các cú đánh trả của B, ngoại trừ các cú câu banh vòng cung, đều bay cách lưới một khoảng thấp.
    Khi cả hai đội đang tiến lên hay đã ở tuyến hai thì cần theo vài quy tắc sau đây:
    1. Điều khiển đường banh thấp qua lưới, ngoại trừ cú câu banh vòng cung. Mục tiêu của bạn là buộc đối thủ phải tiếp xúc banh thấp hơn tầm cao của lưới, khiến họ khó tạo được những cú đánh tấn công.
    2. Nên hướng đường banh vào khoảng giữa sân nhiều hơn là ra ngoài hai cạnh vì:
    a. Đối thủ có thể đang che chắn hai cạnh, để lại lỗ hổng thiểu phòng thủ ngay giữa sân.
    b. Độ cao của tấm lưới ở khoảng giữa san là thấp nhất.
    c. Cú đánh thọc vào giữa sân có thể gây bối rối cho đối thủ vì họ không ai biết chắc là người nào sẽ đánh trả đường banh này.
    3. Đưa banh về hướng đối thủ nào cách xa bạn nhất (người đó ít có khả năng đánh trả bằng một cú đánh tấn công). Khi cả hai đối thủ đều cách bạn một khoảng bằng nhau thì đưa banh về phía người nào chơi kém hơn. Nếu cả hai đối thủ có cùng khoảng cách đối với bạn và họ chơi ngang sức nhau thì đưa banh phía người nào không liên quan trực tiếp đến những đường banh trước đó. Lý do là ?okẻ bị cô lập? kia có thể không phản xạ nhanh nhạy được vì không bám sát diến tiến cả về tâm lý lẫn thể chất.
    BỐ TRÍ TUYẾN HAI
    Khi bạn và đồng đội đã lên tuyến hai rồi thì cả hai phải luôn luôn di chuyển song đôi với nhau. Sau khi tiếp xúc banh, cả hai cùng di chuyển về phía sân mà bạn đã hướng đường banh đến.(Xem sơ đồ)
    Sơ đồ: Cùng di chuyển song đôi để cắt góc độ tiềm lực của đối thủ
    Chiến thuật sóng đôi này có thể áp dụng khi đối thủ câu banh vòng cung. Bất cứ khi nào đội bạn đã lên tuyến hai mà đối thủ câm banh thành công qua đầu bạn thì cả hai phải cùng chạy sóng đôi ngược về khu vực cuối sân. Thỉnh thoảng bạn có lẽ phải thu hồi một trái banh đã bay qua đầu đồng đội và rơi vào phía sân của anh ta. Trong trường hợp này, cả hai nên đổi bên trong khi cùng chạy lui về cuối sân thì an toàn và nhanh hơn chay ra hai bên.
    Ngay khi một trái banh rơi cạn trong phần sân của bạn thì cả hai phải cùng chạy sóng đôi lên tuyến hai.

    [nick][nick]
    Được xipomos sửa chữa / chuyển vào 03:24 ngày 16/06/2005

Chia sẻ trang này