1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỹ thuật hỏi cung - phỏng vấn đương sự

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi namoadiaphat, 24/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Hi, Kevin. Cám ơn bài viết của bạn. Xin khẳng định lại một lần nữa là mình lên đây không phải để chỉ trích và chê bai các bạn theo suy nghĩ của mình (không kể đến là sự chỉ trích của mình đó có đúng hay sai hay là theo kiểu là thấy cái gì của Việt Nam là chê tất cả). Tuy nhiên, khi nói ra hệ thống luật mình học thì ít nhiều gì cũng phải có vấn đề hơn thua impliedly. Nếu nền giáo dục của người ta không hơn thì chắc mình học luật ở Việt Nam rồi đâu cần gì phải tốn nhiều tiền và thời gian dài như vậy để học xong luật ở nước ngoài. Nhưng mình nói thiệt, mình không thích hệ thống của bạn vì nó quá là thiên vị một bên và những người làm luật (quan toà và luật sư) chẳng là cái củ chuối gì. Làm như vậy nó sẽ giết chết cả một hệ thống đào tạo luật đơn giản là vì xã hội không có nhu cầu cần đến họ.
    + Về câu hỏi trên của Kevin thì câu trả lời là không có. Trường luật ở đây chỉ thuần tuý là dạy luật và cái bạn hỏi đó không trực tiếp liên quan đến luật pháp. Nó là một công cụ thiên về communication skills. Để vào trường luật ở đây bạn phải thi Law School Admission Test (LSAT). Trong bài kiểm tra này họ sẽ kiểm tra khả năng phân tích của bạn. Khả năng này là khả năng tự có của mỗi người. Nếu không có nó bạn sẽ khó lòng sống trong môi trường luật. Sau đó khi vào trường luật họ sẽ dạy cho bạn kỹ năng đọc hiểu phân tích đâu là legal issues. Bạn nhớ có lần tớ nói về phương pháp phân tích trả lời luật pháp bằng IRAC (đọc như là IRAQ vậy)? Họ dạy đi dạy lại chuyện này. Họ dạy cho bạn kỹ năng viết lách (legal writing skill). Họ dạy cho bạn đọc một facts dài 2-3 trang nhưng biết ngay đâu là legal issues.
    + Nếu bạn muốn có kỹ năng phỏng vấn gì đó bạn có thể học ở bằng đại học non-law trước đó. Đa số mọi người hay học bằng science về criminology nếu họ thật sự là muốn ra toà cãi về hình sự. Trong bằng đó bạn sẽ học về tâm lý tội phạm psychology cho nên bạn sẽ biết thêm về tội phạm khi nói chuyện với họ. Học cái gì đó là do bạn chứ trường luật chỉ đơn thuần là luật pháp mà thôi. 22 hoặc 24 môn học trong 3 năm full-time đó toàn là luật. Nếu bạn cần khả năng communication, bạn có thể học thêm MBA song song với bằng luật bạn học. Ra trường bạn sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn. Như mình đây, do tiếng Anh của mình không bằng sinh viên local bản xứ nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ kể cả Việt Kiều cho nên tớ chọn học bằng đầu tiên là IT và ra trường là một người viết chương trình cho máy vi tính. IT và law là một combination khó khăn do logic của nó khó khăn và hoàn toàn khác nhau về cách học. Vì lẽ đó cho nên có ít luật sư ở đây học như mình là học IT và law. Được cái này mất cái kia. Mình muôn đời cũng sẽ là nói tiếng Anh second language cho nên phải có một cái gì đó là thế mạnh để cạnh tranh với sinh viên luật khác khi đi làm. Nều mình cũng học y chang như họ thì thôi thuê mình làm gì, thuê dân local có phải tốt hơn không?
    + Ở đây, ngoài lề vấn đề, bạn học luật ở đây không có nói câu là đào tạo luật sư kinh tế, thương mại hay hình sự gì đó. Họ không có phân chia như các bạn học. Khi họ đào tạo cho bạn. Bạn học cùng một nền tảng cơ bản như bao nhiêu người khác. Sau khi bạn có bằng hành nghề, bạn được phép hành nghề ở bất cứ lĩnh vực nào mà bạn muốn. Như tớ đã nói, trường luật ở đây đào tạo cho bạn nguyên lý của luật pháp chứ không dạy cho bạn chi tiết của luật pháp.
    Kevin nên xem cái này nói về quyền của một suspect khi đối diện với cảnh sát.
    http://criminal.findlaw.com/crimes/criminal-rights/your-rights-miranda/arrests-interrogations-faq(1).html
  2. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Trong cái link mình quote ra đó, Kevin sẽ thấy rằng một suspect ở đây khi "nói chuyện" với cảnh sát khi bị bắt vào sẽ có quyền
    ++ nói ngưng một cuộc phỏng vấn khi nọ không muốn nói chuyện với cảnh sát nữa. Đó là quyền của họ ghi trong Hiến Pháp.
    ++ im lặng cho đến khi nào có luật sư đến.
    ++ Nếu họ không có khả năng thuê luật sư giỏi, cảnh sát sẽ cho họ đi kiếm một luật sư free và ngồi trong buổi phỏng vấn của cảnh sát.
    ++ Nếu cảnh sát nói rằng họ đã nhận tội (admission of guilt), cảnh sát phải đưa cho quan toà xem recordings cuộc phỏng vấn đó để ensure là không có "ép cung" (oppression and duress). Nếu không bằng chứng đó quan toà quăng ra ngoài cửa sổ (inadmissible evidence).
    + Bạn cứ đọc đi nhe, nó rất là helpful cho bạn thấy sự khác biệt đối với một suspect ở hai hệ thống.
    + Trong quote của Kevin về tranh luật về separation gì đó, bạn vui lòng quote lại chính xác được không. Tớ không đọc được bài viết mà bạn nói là người làm luật ở Việt Nam còn phân vân việc này. Vui lòng quote lại cho tớ đọc xem như thế nào và họ nghĩ thế nào mà lại "phân vân" về việc này đây.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 05:54 ngày 27/08/2007

Chia sẻ trang này