1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KỸ THUẬT LÁI XE AN TOÀN

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi hoangf, 06/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangf

    hoangf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    KỸ THUẬT LÁI XE AN TOÀN

    Bất kỳ một người nào khoẻ mạnh và ổn định về tâm lý khi tham gia giao thông thì đều mong muốn rằng mình sẽ không bị tai nạn. Để làm được điều này ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt luật giao thông thì kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông khi tham gia lưu thông là một điều hết sức quan trọng. Những bài viết sau sẽ cung cấp cho các bạn những kỹ năng điều khiển xe gắn máy một cách khoa học và an toàn. Vì trình độ có hạn cho nên tôi chỉ có thể hướng dẫn các bạn điều khiển xe gắn máy một cách cơ bản nhất để các bạn có thể chạy xe an toàn và không gây ra nguy hiểm cho mình và những ngừơi khác khi tham gia lưu thông.
    Mục lục
    Bài 1.Các điều kiện bất lợi khi tham gia giao thông
    Bài 2.Trước khi xuất phát
    Bài 3.Xuất phát và dừng lại
    Bài 4.Vào cua
    Bài 5.lên dốc và xuống dốc
    Bài 6. Điều khiển xe trong các điều kiện không thuận lợi
    Nếu có bất kỳ một vấn đề nào chưa rõ, bạn cứ hỏi,vì tôi biết rằng khả nang diễn đạt của tôi là rất hạn chế,nhưng tôi sẽ cố gắng để giúp bạn hiểu được bản chất của vấn đề.
    Bạn có quyền copy các bài viết của tôi trong topic này nhưng mong bạn hãy tôn trọng tôi và cũng chính là tôn trọng bạn khi để tên tôi dưới bài viết.

    TP Hồ Chí Minh ngày 4/4/2005
    Hoangf
  2. hoangf

    hoangf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Bài 1.CÁC ĐIỀU KIỆN BẤT LỢI ẢNHKHI THAM GIA GIAO THÔNG
    Người lái xe ở trong các điều kiện sau:mệt mỏi,say rượu bia,bị ốm hay bị bệnh, sử dụng thuốc,có vấn đề về tình cảm tâm lý,kỹ năng điều khiển xe. Gặp các vấn đề trên đề nghị các bạn không điều khiển xe vì như thế rất nguy hiểm, hãy trao tay lái cho những nguời có thể điều khiển tốt hơn bạn.
    Phương tiện: Để đảm bảo an toàn cho bạn, việc kiểm tra xe trước khi sử dụng phải được tiến hành hàng ngày, hàng tuần, và đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ.
    Bạn lái xe cẩn thận thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, bạn sẽ ở trong tình trạng nguy hiểm nếu xe của bạn nằm trong điều kiện xấu. Nếu xe của bạn hỏng thì bạn sẽ không thể giữ an toàn cho bạn ở mức tối đa. Giữ xe của bạn sạch sẽ. Làm sạch thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện những chi tiết lỏng, các bộ phận điện có khả năng tuột và một số hư hỏng cơ khí có thể sảy ra.
    Điều kiện đường xá: mặt đường, đường vòng, đường dốc, các chướng ngại vật?
    Thời tiết :sương mù,trời mưa,gió
    Ánh sáng: ban ngày thì sáng quá gây chói mắt,ban đêm thì thiếu ánh sáng dẫn đến không nhìn rõ vật.
    Gặp ba điều kiện trên đề nghị bạn giảm tốc độ.
    Tình trạng giao thông: người lái ô tô các loại,người lái xe máy,người điều khiển phương tiện thô sơ,các loại xe súc vật kéo, người đi bộ
    Hãy tạo thói quen quan sát khi điều khiển xe để thu thập các thông tin cần thiết cho việc lái xe an toàn. những điều bạn cần tránh khi điều khiển xe là không tập trung quan sát, VD : không chú ý phía trước,nhìn ngang,nhìn ngửa,nhìn sót?
  3. hoangf

    hoangf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Bài 2.TRƯỚC KHI XUẤT PHÁT​
    Việc đầu tiên trước khi suất phát là bạn hãy kiểm tra xe của mình, hãy kiểm tra các phần cơ bản sau đây:
    1.Kiểm tra nhiên liệu
    hãy quan sát kim chỉ mức nhiên liệu xe của bạn và đổ xăng kịp thời đừng để phải dắt bộ đi chơi giữa lúc trời nắng, hãy kéo Choke và chạy tiếp nếu như xe bạn hết xăng.
    2.Kiểm tra nhớt máy
    Bạn hãy đảm bảo rằng mức dầu ở que thăm dò nằm trên giới hạn dưới và độ nhớt vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép và không quá bẩn.
    3.kiểm tra hệ thống phanh
    Hãy kiểm tra xem phanh của bạn còn hoạt động tốt không,và điều chỉnh khoảng cách từ vị chí tự do của phanh chân và phanh tay tới vị chí cuối cùng của nó khi bạn phanh, sao cho chúng luôn nằm trong giới hạn từ 2-3 cm (hay nói cách khác là khoảng tự do ).
    4.Điều chỉnh gương chiếu hậu của bạn sao cho khoảng nhìn rõ của bạn là lớn nhất.
    5. Kiểm tra tất cả đèn và bóng đèn để đảm bảo là chúng vẫn còn hoạt động.
    6. kiểm tra còi.
    7. Kiểm tra áp suất của các bánh xe.
    Sau khi kiểm tra xe của bạn,tiếp theo bạn hãy làm một vài động tác cơ thể giúp bạn vận hành xe một cách tốt hơn:
    Bẻ cổ tay: Đưa thẳng cánh tay ra phía trước, bẻ mạnh cổ tay xuống dưới và nên trên (nó sẽ làm cho bạn đỡ mỏi tay), thực hiện động tác này trước khi bắt đầu lái xe hoặc khi cổ tay bị mỏi quá do lái xe liên tục trong một thời gian dài.
    Vặn người : tai trái nắm sau gáy,tay phải nắm cùi trỏ tay trái và kéo mạnh về bên phải .sau đó đổi tay rồi thực hiện ngược lại.
    Gập ngừơi: hai chân đứng rộng ngang vai, cúi gập ngừời thật thấp để cho hai tay bạn có thể chạm đất , sau đó ngửa thân người ra phía sau càng nhiều càng tốt. Động tác này làm dẻo các cơ lưng và bụng.
    Xin Bạn đừng có sốt ruột vì quá nhiều thao tác như thế , chỉ còn một phần nữa là bạn có thể nhấn nút Start được rồi , và phần này cũng rất quan trọng đấy, đó là lựa chọn trang phục khi điều khiển xe máy:
    thứ nhất và quan trọng nhất tôi xin nhắc tới đó là cái mũ bảo hiểm của bạn,xin đừng quên mang theo mỗi khi lên xe nhé và hãy đội mũ đúng cách và đúng kích cỡ.
    Tiếp theo là quần áo :hãy chọn cho mình bộ quần áo gọn gàng càng kín càng tốt ,quần áo phải vừa vặn không quá chật vì sẽ làm khó chiu và cũng đừng quá rộng sẽ làm bạn vướng víu gây cản gió.Nên mặc quần áo màu sáng (phản quang tốt) để các phương tiện giao thông khác nhìn thấy bạn.
    Chân nên mang giày vì khi đi dép dễ làm trượt chân khi phanh và chuyển số.
    Và bây giờ mời bạn đọc tiếp bài 3 để chúng ta có thể khởi hành,còn nếu như bạn muốn lấn lá thêm chút nữa thì chúng ta sẽ nói thêm một chút về trang phục khi lái xe.
    +về mũ bảo hiểm : Mũ bảo hiểm được cấu tạo bởi 3 phần chính đó là vỏ mũ được làm bằng nhựa cúng có thể chống lại lực va đập mạnh để bảo vệ các bộ phận bên trong, tiếp theo là bộ phận giảm chấn được làm từ xốp nó có tác dụng hấp thụ chấn động mạnh (theo lời khuyên của các nhà chuyên môn thì hãy thay mũ sau 2-3 năm hoặc sau các vụ tai nạn mặc dù trông vẻ bề ngoài của nó có vẻ vẫn còn tốt, nhưng thực tế thì bộ phận mút đã không còn làm việc tôt ).Tác dụng của mũ bảo hiểm:đây là một dụng cụ bảo hộ quan trọng nhất đối với người lái xe máy,vì nó bảo vệ cái thủ cấp của bạn bộ phận dễ tổn thương nhất trên cơ thể. Khi đội mũ bạn hãy sử dụng loại mũ vừa vặn với đầu người đội, cài quai mũ cũng là một vấn đề nếu bạn không cài quai mũ khi bạn ngã mũ sẽ văng ra ngoài và không có khả năng bảo vệ. điều chỉnh quai mũ sao cho có thể nhét vừa hai ngón tay dưới cằm là được (Tôi nói là cằm chứ không phải là cổ họng đâu nhé).
    +Về quần áo :Quần áo càng kín càng tốt vì nó sẽ giúp bạn phòng tránh các xây sát khi sử dụng xe máy,quần dài giúp bạn tránh bị phỏng khi trạm vào ống xả,áo dài giúp bạn chống lại mệt mỏi khi lái xe lâu. Khi bạn mặc quần áo có màu sáng và nổi bật sẽ làm cho các phương tiện giao thông dễ dàng nhìn thấy bạn hơn. Khi đi đường trường các bạn nữ không nên mặc váy và ngồi kiểu hai chân về một phía.
  4. hoangf

    hoangf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Bài 3.XUẤT PHÁT VÀ DỪNG LẠI​
    Trước khi khởi hành tôi đề nghị bạn : Tuân thủ nghiêm ngặt các qui định vê luật giao thông đường bộ, lái xe trên tinh thần nhường nhịn và quan tâm lẫn nhau.Luôn hạ quyết tâm lái xe an toàn ,hãy tập thói quen tập trung và chú ý, hãy tập thói quen kiên quyết với bản thân ,đặc biệt là quyết tâm lái xe an toàn.
    Trong phần này Tôi xin trình bày ba vấn đề chính đó là: Tư thế ngồi lái đúng,xuất phát và dừng xe an toàn.
    Phần I: Tư thế ngồi lái đúng
    Tư thế lái xe đúng là tư thế ngồi lái tiện lợi nhất,và tư thế lái xe đường trường khác tư thế lái xe trên các đoạn đường xấu. ngồi đúng tư thế lái sẽ giúp người lái xe máy thuận tiện khi điều khiển và chống mệt mỏi khi lái xe đường trường.Dưới đây là bảy điểm cho tư thế lái xe đúng.
    +Hông : nếu hông của bạn hoặc quá gần về phía trước hoặc quá xa về phía sau,việc chuyển đổi số sẽ chập chạp. Để sác định vị trí đúng của hông bạn hãy đứng thẳng người lên (hai chân đặt nên bộ gác chân ),sau đó ngồi thẳng xuống,kiểm tra lại bằng cách bẻ tay lái về hết bên trái và bên phải. trường hợp tay bị với thì ngồi dịch về phía trước cho vừa ,trường hợp khủy tay chống vào người thì ngồi dịch về phía sau cho vừa.
    +Mắt :đầu để thẳng và mắt nhìn về phía trước, không giữ cố định tại một điểm mà phải luôn giữ tầm nhìn của bạn càng rộng càng tốt ,như vậy bạn có thể nhanh chóng phát hiện ra nguy hiểm.Khi vòng, cần nhìn về phía trước đương vòng .
    + vai: Buông lỏng tự nhiên để tránh mỏi vai khi lái xe.
    + khủyu tay: buông lỏng và để khủyu tay bạn gập tự nhiên,hai cánh tay song song với nhau. tuyệt đối không được để thẳng khuỷu tay vì như thế sẽ khó điều khiển tay lái trong một số trường hợp nguy hiểm (VD như vào cua).
    + tay: giữ phần giữa của tay nắm một cách tự nhiên, cổ tay hơi thấp, giữa cánh tay và bàn nghiêng một góc khoảng 102 độ.
    + Chân: luôn luôn để gan bàn chân của bạn giữa thanh để chân để khỏi bị trượt chân khi lái xe. Mũi bàn chân hướng thẳng ra phía trước phía cần phanh và cần sang số để có thể sử dụng chúng nhanh nhất .
    Chú ý :không tỳ lên cần sang số và cần phanh khi không cần thiết vì nó có thể làm hư hỏng một số bộ phận của xe máy.
    + Đầu gối: để đầu gối của bạn thẳng ra phía trước sao cho má trong của đùi khép nhẹ vào yêu xe .Nếu là xe có bình xăng ở phía trước thì nên kẹp chặt đầu gối vào bình xăng. Việc này giúp cho người và xe thống nhất làm một khối giúp cho việc điều khiển xe thuận lợi hơn.Nếu như giữa hai đầu gối của bạn có khoảng cách lớn sẽ làm cho bạn dễ mất thăng bằng.
    phần II: xuất phát
    Trước khi xuất phát hãy chắc chắn là đã kiểm tra kỹ sự an toàn xung quanh mình,đặc biệt là ở phía sau,như thế mới không gây cản trở giao thông .Tránh xuất phát đột ngột vì đây là nguyên nhân gây ra sự mất thăng bằng.Đối với xe sử dụng số không phải là số tự động thì phải chắc chắn là số ở vị trí trung tâm.Luôn luôn nhấn phanh sau hoặc bóp phanh trước khi chưa sẵn sàng chạy.Việc này phòng tránh những sự cố bất ngờ và để xe không bị trôi.
    +Các thao tác khi khởi động: khởi động máy (khởi động bằng cần đạp thì nhấn phanh tay,khởi động bằng đề thì phanh chân), vào số ( trong khi vào số thì chân phải chống đất còn tay phải bóp phanh), tiếp theo tăng ga và chạy.Khi bạn khởi động như cách này thì nó sẽ giúp bạn phòng tránh được những sự cố bất ngờ.
  5. hoangf

    hoangf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0

    Phần III: Dừng xe​
    Khoảng cách từ lúc bạn bắt đầu dừng xe cho đến khi xe dừng hẳn phụ thuộc vào tình trạng mặt đường ,thời tiết, tốc độ?.tùy theo điều kiện cụ thể mà có tác động thích hợp vào phanh. Nếu bạn dừng lại đột ngột thì sẽ sảy ra rất nhiều rắc rối cho bạn: bạn dễ bị trượt ngã,dễ bị húc từ phía sau?Do đó hãy tập trung quan sát khi điều khiển xe để luôn luôn trong thế chủ động khi phanh.
    Để dừng xe trong điều kiện bình thường là một việc hết sức đơn giản cho nên tôi không nói ở đây, Tôi xin chú trọng vào
    một đề chính đó là phanh khẩn cấp, bởi đây là kỹ năng quan trọng nhất đối với việc lái xe an toàn.Bất kỳ ngừoi lái xe nào cũng cần phải thực hiện được thành thạo kỹ năng này.
    +Phanh khẩn cấp trong điều kiện đường khô: Để xe xuất phát trước điểm phanh khoảng 20m, chạy xe thẳng tới điểm phanh với vận tốc mà bạn tin chắc là mình có thể sử lý được,khi đến điểm bắt đầu phanh(bạn tự lựa chọn) bạn nhả hết ga thật nhanh tiếp theo phanh cả hai phanh cùng một lúc( phanh từ từ và tăng dần lực phanh lên cho tới khi dừng hẳn và hãy phanh bánh trước mạnh hơn bánh sau để có thể đạt được hiệu quả tối đa).Khi xe dừng hẳn thì chống chân trái xuống đất còn chân phải giữ phanh.khoảng cách từ điểm phanh tới vị trí dừng hẳn không được vượt quá 3m.
    Chú ý:
    -không phanh nhấp,vì nó sẽ làm cho quãng đường phanh dài hơn.
    -không được phanh quá mạnh ngay từ đầu vì sẽ làm cho xe bị khóa bánh dẫn tới đổ xe.
    -khi chạy trên đường vòng :cần phải phanh nhẹ hơn vì xe rất dễ bị đổ.Để đảm bảo an toàn ,cần giảm tốc độ và quan sát kỹ trước khi vào đường vòng+
    Phanh khẩn cấp trong điều kiện đường trơn ướt hoặc cát sỏi:
    Trong điều kiện này thì bạn cần phải phanh nhẹ nhàng hơn vì lực bán giữa bánh xe và măt đường rất thấp dẫn tới việc khóa bánh xe.
    Trường hợp có người ngồi sau thì phanh nhẹ hơn một chút vì nếu phanh gấp quá, người ngồi sau sẽ sô lên phía trước rất mạnh làm cho người lái khó điều khiển được xe.
    Chú Ý: Khi sử dụng phanh thì việc giữ cân bằng là cực kỳ quan trọng.
    Bàn thêm về phanh:Đây là phần tham khảo thêm ,nếu bạn đã cảm thấy đủ rồi thì xin mời đọc tiếp phần sau (Vào cua).
    +Việc giảm ga còn được gọi là phanh động cơ,vì khi giảm ga thì áp suất sẽ yếu đi và có tác dụng như là phanh.
    +Phanh trước :Phanh trước luôn mạnh hơn phanh sau, khi sử dụng phanh trước quán tính sẽ dồn toàn bộ trọng lượng của xe lên bánh trước ,lúc đó bánh xe sẽ bán chặt lấy mặt đường.Tuy nhiên,nếu chúng ta chỉ sử dụng phanh trước sẽ dẫn đến việc rất dễ mấy thang bằng cho nên việc sử dụng phanh trước và phanh sau cùng một lúc là rất q uan trọng.
    +Phanh sau:Phanh sau thì có yếu hơn phanh trước ,tuy nhiên xe của bạn rất dễ bị khóa bánh nếu bạn đột ngột đạp mạnh phanh sau và như thế bạn sẽ bị trượt.
    Tóm lại Tôi xin nhắc lại việc sử dụng phanh của chúng ta sẽ được thực hiện như sau: giảm ga hết cỡ, phanh từ từ hai phanh một lúc rồi mạnh nên cho đến khi xe dừng hẳn.Không phanh đột ngột,không phanh nhắp.
  6. hoangf

    hoangf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    BÀI 4.VÀO CUA​
    Xe được quẹo một cách tự nhiên bằng việc kết hợp giữa người và xe trong lúc quẹo. Có ba cách để quẹo đó là:
    +Nghiêng cùng xe: Đây là kiểu quẹo mà cả người và xe nghiêng cùng chung một độ.Kiểu này giúp cho người lái có thể hoàn toàn điều khiển được xe trước bất kỳ tình huống nào.
    +Nghiêng trong xe:Đây là kiểu mà thân của người lái xe nghiêng nhiều hơn so với xe.Như vậy xe có một độ bám tốt với mặt đừơng. kiểu này đặc biệt hiệu quả trong việc lái xe dưới trời mưa hay đường dốc.
    +Nghiêng ngoài xe: Đây là kiểu quẹo mà xe nghiêng nhiều hơn so với người lái . trong trường hợp này thì cho phép cua gấp vì góc nghiêng lớn hơn.
    Chú ý: khi thực hiện động tác cua thì phải luôn luôn giữ cho đầu vuông góc với mặt đường để duy trì thăng bằng và mở rộng tầm quan sát.
    Thao tác khi cua:​
    trước khi vào cua phải giảm tốc độ cho phù hợp ,sau đó về số để phù hợp với tốc độ .Khi vào trong cua không được sử dụng bất cứ loại phanh nào và không được chuyển đổi số. sau khi rời khỏi cua thì chạy bình thường.
    Chú ý: Các cua có tầm nhìn hạn chế,các xe đi ngược chiều lấn đường.
    Kiểu cua thứ ba ở Việt nam rất khó thực hiện do điều kiện đường xá.Khi chuyển đổi số phải giảm ga.
  7. hoangf

    hoangf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0

    Bài 5.lên dốc và xuống dốc
    I.Lên dốc
    +Đối với dốc vừa: tăng tốc độ vừa phải đủ để xe vượt qua dốc.
    +Đối với dốc đứng: trả số về số mà bạn cho là có khả năng vượt qua được dốc.Trước khi có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy xe có thể chết máy,hãy trả số về số thấp hơn.
    Khi gần lên tới đỉnh dốc thì giảm ga để cho xe trôi tự do qua đỉnh dốc.
    II.xuống dốc
    +Đối với dốc vừa: giảm ga,phanh chỉ dùng để hỗ trợ khi thật cần thiết.Nếu cần thiết thì sử dụng phanh trước thật nhẹ nhàng.
    Những lưu ý khi lên dốc và xuống dốc:
    -nếu đường dốc giống nhau cả len và xuống, hãy sử dụng đúng với số mà bạn đã sử dụng khi vượt qua đỉnh dốc.
    -Không nên chuyển đổi số giữa dốc,tuy nhiên, khi thật cần thiết hãy trả số về trước khi xe trôi đi.
    -phải sử dụng phanh thật cẩn thận nếu không có thẻ xảy ra tai nạn.
  8. hoangf

    hoangf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0

    Bài 6.ĐIỀU KHIỂN XE TRONG CÁC ĐIỀU KIỆN KHÔNG THUẬN LỢI​
    I Trên đường gồ ghề :Giảm tốc độ,trả số về khi bắt đầu vào đường gồ nghề.Đứng trên thanh để chân sao cho người hơi ngả về phía trước ,dầu gối hơi gập và khép chặt vào xe,tay nắm chậtty lái,khủy tay và vai thả lỏng ( như vậy đầu gối và khủy tay của bạn có tác dụng giảm chấn đối với cơ thể.).
    tuyệt đối không sử dụng phanh,không chuyển đổi số.
    II Dưới trời mưa: khi trời mưa thì tầm nhìn của bạn bị hạn chế và đường trơn trựot,do vậy hãy lái xe cẩn thận với tốc độ thấp,sử dụng phanh sớm hơn,giữ khoảng cách lớn hơn với các phưong tiện giao thông khác so với điều kiện bình thường.sử dụng phanh cẩn thận và không được sử dụng phanh trong các đoạn đường cua quẹo.
    III Ban đêm : Do ban đêm tầm nhìn của bạn bị hạn chế,đặc biệt khi có xe đi ngược chiều??.nên bạn hãy điều khiển xe với tốc độ thấp hơn ban ngày.

Chia sẻ trang này