1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỹ thuật số len lỏi sâu vào cả chuyện đánh đấm

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi skeletonnn, 27/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. skeletonnn

    skeletonnn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    3.262
    Đã được thích:
    28
    Cách bắt phá thì em chỉ biết có các loại đài phát sóng cao tần, phát tạp cao tần, máy tách sóng cao tần, điều hướng tần số... có tác dụng biến đổi biên độ pha, đổi tần, mã hoá và giải mã tần số phát, tự động chọn lọc tần, kênh...., tách sóng pha, tổ hợp tần số..., phát nhiễu và phá nhiễu , khử các tần số giả phát tạp..., nhiều quá...
    Sống ở trên đời cần có một tấm chồng...... để làm gì em biết không...???!!!!
  2. skeletonnn

    skeletonnn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    3.262
    Đã được thích:
    28
    cóp nhặt
    Sống ở trên đời cần có một tấm chồng...... để làm gì em biết không...???!!!!
  3. skeletonnn

    skeletonnn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    3.262
    Đã được thích:
    28
    Công nghệ ra-đa thụ động đã bước vào giai đoạn định hình. Một loạt doanh nghiệp thông báo họ đã bước vào giai đoạn then chốt và đã định thời hạn đưa công nghệ này áp dụng thử trên diện rộng. Hãng Roke Manor của Mỹ cùng với BAe Systems đã thiết kế, lắp đặt hệ thống mang tên Celldar có khả năng thâu tóm tiếng vang từ các hệ thống đài phát mà không cần phải phát tín hiệu của bản thân. Roke Manor hiện đang giới thiệu với Bộ Quốc phòng Anh cách sử dụng Celldar trong một cuộc diễn tập. Thiết bị này có nhiệm vụ theo dõi sự di chuyển của xe tăng, các đoàn ô tô vận tải và xe bọc thép. Còn tập đoàn công nghiệp vũ khí Lockheed Martin ngay từ hồi năm ngoái dã giới thiệu với Lầu Năm góc thế hệ thứ ba hệ thống ra-đa thụ động ?oNgười gác thầm lặng?. Hệ thống này có khả năng theo đõi mọi sự hoạt động trên bầu trời, Oa-sinh-tơn thông qua việc thâu tóm tiếng vang của các tín hiệu đài phát thanh.
    Đối với giới quân sự, ra-đa thụ động rất có ý nghĩa. Vì bản thân nó không phát ra tín hiệu nên mọi tên lửa chống ra-đa đều không thể phát huy tác dụng. Các phi công lái máy bay chiến đấu không thể biết máy bay của mình có bị ra-đa mặt đất theo dõi hay không. Các chiến lược gia Mỹ mừng trước phát hiện này nhưng cũng lo bởi hệ thống ra-đa thụ động trước hết có lợi cho đối phương. Với loại ra-đa thụ động này, ưu thế của các loại máy bay tàng hình đắt tiền như B-2, F-l 17 không còn nữa. Hệ thống ra-đa thông thường của đối phương hầu như bị mù khi phải đối mặt với các loại máy bay tàng hình của Mỹ. Trong khi đó, theo các chuyên gia quân sự Mỹ, hệ thống ra-đa thụ động có thể phát hiện máy bay tàng hình. Đã thế những loại máy bay tàng hình của Mỹ như B-2 và F-17 không mang theo vũ khí tự vệ và cũng không có máy bay hộ tống khi thâm nhập bầu trời đối phương. Chúng chỉ được bảo vệ nhờ hệ thống tàng hình, nay khi hệ thống này không còn hiệu lực thì loại máy bay ném bom kềnh càng B-2 dễ trở thành mồi ngon của lực lượng phòng không đối phương. Thêm vào đó, giá của Celldar lại quá rẻ. Mẫu Celldar ra đời năm 1999 giá sản xuất chỉ khoảng 3 nghìn đô la.
    Các cơ quan an ninh cũng đặt nhiều hy vọng vào hệ thống ra-đa thụ động. Theo ông Peter Lott, chuyên gia hàng đầu của hãng Roke-Manor, Celldar đặt trên máy bay do thám có thể gíúp giám sát cả một quốc gia khi cho máy bay bay dọc theo đường biên giới quốc gia. Celldar thậm chí có thể theo dõi từng cá thể người ở một khoảng cách nhất định
    Sống ở trên đời cần có một tấm chồng...... để làm gì em biết không...???!!!!
  4. skeletonnn

    skeletonnn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    3.262
    Đã được thích:
    28
    Gây nhiễu hồng ngoại định hướng là một biện pháp quan trọng của đối kháng hồng ngoại. Cùng với sự phát triển liên tục của các loại tên lửa đã buộc người ta phải đẩy nhanh việc sản xuất các thiết bị gây nhiễu sự tập kích của tên lửa có công suất lớn, hiệu quả cao. Nhưng công suất cuả các thiết bị gây nhiễu hồng ngoại không thể tăng cường một cách vô hạn mà nó bị hạn chế bởi thể tích gây nhiễu, kích thước đường kính phát sóng và mức tiêu hao công năng cơ bản. Vì vậy buộc người ta phải nghiên cứu, phát triển kỹ thuật gây nhiễu hồng ngoại định hướng, nghĩa là tập trung năng lượng gây nhiễu hồng ngoại vào trong chùm sóng quang hẹp, khi các tên lửa hồng ngoại bay đến gần các thiết bị này thì hệ thống cảnh báo tên lửa tập kích gần (MAWS) của nó sẽ dẫn chùm sóng quang bay đến hướng của tên
    lửa, làm cho hệ thống dẫn đường của tên lửa mất phương hướng và bay lệch khỏi vị trí mục tiêu ban đầu nó định tấn công.
    Đối kháng hồng ngoại định hướng có thể sử dụng nguồn ánh sáng hồng ngoại thông thường, cũng có thể sử dụng tia la-de. Khi sử dụng nguồn tia la-de có thể có năng lượng lớn hơn khi tập trung sóng quang gây nhiễu. So với các phương pháp gây nhiễu hồng ngoại thông thường thì phương pháp gây nhiễu này có thể đảm bảo phát huy hiệu quả cao hơn, tính linh hoạt tốt hơn, hiệu quả gây nhiễu, chế áp hệ thống dẫn đường của các loại tên lửa tiên tiến nhất.
    Để cho các chùm sóng quang gây nhiễu hồng ngoại có thể kịp thời chính xác nhằm vào các tên lửa đang tập kích thì nhất thiết phải theo bám tên lửa và có đượccác thông số về phương vị bay của nó. Việc này do hệ thống cảnh báo gần đối với sự tập kích của tên lửa đảm nhiệm, thường thì sử dụng hệ thống cảnh báo gần không nguồn có phạm vi hoạt động là 360 độ. Do sử dụng hệ thống cảnh báo này và khi năng lượng gây nhiễu hồng ngoại phát ra theo định hướng, vì vậy nó sẽ nâng cao rất nhiều tính năng tàng hình khi lắp đặt nó trên máy bay.
    Đi đầu trong công nghệ này là Mỹ. Phòng thực nghiệm của không quân Mỹ đã nghiên cứu chế tạo ra một hệ thống đối kháng hồng ngoại định hướng linh hoạt có tên gọi là LIFE. So với các kỹ thuật đối kháng hồng ngoại tiên tiến khác, nó sử dụng thiết bị tìm đuổi tên lửa sử dụng dẫn đường bằng hồng ngoại hoặc la-de và sau đó sẽ phản hồi về cho thiết bị đối kháng. Sau đó, sóng phản xạ sẽ được phân tích để xác định, phân loại tên lửa dẫn đường hồng ngoại, cuối cùng lựa chọn sóng quang hiệu quả nhất để điều chỉnh đối kháng lại những loại tên lửa kiểu mới trên, nhưng kết cấu tương đối phức tạp
    Đạn gây nhiễu hồng ngoại là một trong những biện pháp, phương thức đối kháng hồng ngoại rất hiệu quả, nó có thể làm cho tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại bị đánh lừa và bay chệch mục tiêu.
    Là một bộ phận quan trọng của đối kháng hồng ngoại, đạn gây nhiễu hồng ngoại đã phát huy vai trò rất lớn trọng tác chiến chiến tranh hiện đại. Các nước đã đẩy mạnh việc nghìên cứu, phát triển loại đạn này với tính năng kĩ chiến thuật ngày càng được nâng cao.
    Đạn gây nhiễu hồng ngoại có 03 phương pháp sử dụng. Một là, đánh lừa: mục đích chủ yếu là để cho tên lửa hồng ngoạì bay chệch mục tiêu trước khi nó đến mục tiêu, vì vậy sẽ bắn ra đạn gây nhiễu hồng ngoại tlước khi tên lửa bay đến mục tiêu. Hai là, phân tán: mục đích của nó là tìm kiếm các tên lừa hồng ngoại trước khi nó theo bám mục tiêu. Trước khi tên lửa bay đến mục tiêu, sẽ bắn ra đạn gây nhiễu hồng ngoại để làm cho tên lửa ưu tiên tập trung vào đạn gây nhiễu hồng ngoại và bị phân tán. Ba là, làm giảm bớt: Thông thường dùng để đối kháng tên lửa hồng ngoại hiện hình. Hệ thống dẫn đường này có thể theo bám và quan sát vài chục mục tiêu tiềm ẩn, vì vậy sẽ sử dụng ''''n'''' số đầu đạn đánh lừa để đối kháng với tên lửa.
    Thiết bị phóng của loại đạn này cũng rất đa dạng, đại đa số thiết bị phóng loại đạn này là sử dụng hệ thống phóng kết hợp phóng đạn sợi kim tuyến gây nhiễu để đối phó với các loại tên lửa khác nhau.
    Nếu trên máy bay mang theo thiết bị cảnh báo hồng ngoại thì sau khi phát hiện tên lửa tập kích, nó sẽ bắn ra các viên đạn gây nhiễu hồng ngoại theo quy định. Còn nếu máy bay không mang theo thiết bị cảnh báo hồng ngoại hoặc thiết bị đó không đủ độ tin cậy, để đảm bảo an toàn thì một khi rơi vào trạng thái bị tấn công hoặc vào khu vực phòng thủ của tên lửa đối phương thì máy bay có thể bắn ra các viên đạn hồng ngoại gây nhiễu trong những khoảng thời gian liên tục và nhanh chóng để ngăn chặn, đánh chặn tên lửa của đối phương.
    Số lượng và phương thức phóng của loại đạn gây nhiễu hồng ngoại liên quan mật thiết đến trạng thái bay, tốc độ bay và độ cao khi bay của máy bay và phương vị tập kích của tên lửa đối phương. Nguyên lí bắn của loại đạn này chủ yếu là căn cứ vào cường độ bức xạ hồng ngoại của chính máy bay để đánh giá, phán đoán. Vì vậy, trong một tình huống nào đó sử dụng đạn gây nhiễu hồng ngoại cần căn cứ vào tình hình thực tiễn của chiến trường.
    Sống ở trên đời cần có một tấm chồng...... để làm gì em biết không...???!!!!
  5. skeletonnn

    skeletonnn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    3.262
    Đã được thích:
    28
    Ngày nay, sự phát triển của khoa học-công nghệ đã có tác động sâu sắc đến hoạt động quân sự nói chung và tác chiến điện tử hải quân nói riêng. Việc đưa vào sử dụng nhiều loại vũ khí công nghệ cao, trong đó có vũ khí năng lượng định hướng vừa có khả năng ?osát thương cứng? vừa có khả năng ?osát thương mềm? làm tê liệt các thiết bị điện tử của đối phương mà không cần dùng đến bom hay tên lửa đang tạo ra thách thức lớn đối với hải chiến hiện đại.
    Môi trường hoạt động ven biển dày đặc phổ điện từ với các nguồn phát đặt trên bộ từ ra-đa quân sự (bảo vệ bờ biển, phòng không) đến các phương tiện truyền tin quân sự và nhất là các nguồn phát dân dụng cũng làm tăng khó khăn cho hoạt động tác chiến điện tử. Hơn nữa, trong các hoạt động ven biển, mối đe doạ có thể xuất hiện từ mọi hướng. Các bức xạ ra-đa năng lượng cao cũng có thể tạo phản xạ tín hiệu từ đất liền khiến cho việc xác định chính xác một nguồn phát nào đó trở nên ngày càng khó khăn. Một khía cạnh khác là tính phức tạp của bản thân các bức xạ ra-đa. Một số đặc tính của các biện pháp chống nhiễu đã trở thành tiêu chuẩn cho hầu hết các nguồn bức xạ quân sự. Các phương tiện này sử dụng dải phổ rộng, dạng sóng phức tạp và luôn thay đổi, các kỹ thuật tần số và công suất thay đổi, trong nhiều trường hợp bức xạ của chúng dễ bị lầm tưởng là tiếng ồn nền, do đó hoàn toàn mất dấu vết.
    Những phát triển về đầu tìm của tên lửa đối hạm là một thách thức khác-kỹ thuật dẫn đường giai đoạn giữa hành trình rất chính xác nhờ kết hợp hệ thống định vị toàn cầu/quán tính (GPS/INS) tạo cho tên lửa khả năng mở ra-đa ở thời điểm cuối hành trình, do đó tránh bị các thiết bị trinh sát của đối phương phát hiện sớm và giảm nguy cơ bị vô hiệu hoá bằng các biện pháp đối phó "cứng" và "mềm". Cập nhật dữ liệu trên đường bay qua đường truyền dữ liệu cũng là một biện pháp điều khiển tên lửa tới mục tiêu mà không phát ra tín hiệu báo động. Hơn nữa, khi đã mở ra-đa, các kiểu tên lửa hiện đại không cần phải duy trì chế độ liên tục "khoá" vào mục tiêu như các kiểu tên lửa trước đây. Nếu so sánh về tốc độ thì chiến hạm là mục tiêu hầu như không chuyển động so với tên lửa đang bay tới. Vì vậy, ra-đa của tên lửa chỉ cần phát sóng từng lúc trong thời gian ngắn để cập nhật vị trí của mục tiêu. Kỹ thuật điều khiển giai đoạn cuối (dựa vào vị trí mục tiêu đã nạp vào bộ nhớ) hoặc sensor đa chế độ (chủ yếu là hồng ngoại, nhưng cũng có thể cả chống bức xạ hoặc quang-điện) thậm chí còn gây khó khăn hơn cho các hệ thống đối phó điện tử?
    Để đối phó với các mối đe doạ trên, nhiều phương tiện đối phó điện tử đã được trang bị cho các chiến hạm. Sợi nhiễu, mồi bẫy và pháo sáng là thành phần không thể thiếu của một hệ thống tác chiến điện tử hoàn chỉnh. Các tàu chiến của Nga thường được trang bị nhiều bệ phóng nhiễu các loại (không dưới 84 nòng trên tàu khu trục lớp Sovremenui hay Udaloy; 112 nòng trên Newstrasimy) nhằm đối phó với các "trận mưa" tên lửa đối hạm của đối phương. Các tàu chiến của Israel cũng được trang bị nhiều bệ phóng (216 nòng trên tàu hộ tống lớp Elat và 97 nòng trên tốc hạm tiến công lớp Alia). Mỹ và Australia hợp tác phát triển thiết bị mồi bẫy Nunka, có khả năng bắt chước chuyển động và tín hiệu của chiến hạm nhằm vô hiệu hoá các phương tiện chống đối phó điện tử của đối phương. Nunka là mồi bẫy tích cực triển khai ngoài hạm, sử dụng máy lặp tần số vô tuyến dải rộng đặt trên một rocket phóng ra xa và bay lượn theo quỹ đạo được lập trình trước. Các loại mồi bẫy khác được sử dụng dưới dạng pháo triển khai nhanh như SLQ-39 của Mỹ hay Replica của Anh có thể phát tín hiệu ra-đa mạnh và duy trì được lâu, nhưng không bắt chước được chuyển động của tàu và không phát được tín hiệu hồng ngoại
    Trong số các hệ thống tác chiến điện tử tích hợp hiện đại nhất hiện nay là "hệ thống tác chiến điện tử tích hợp tiên tiến? (AIEWS) có tên gọi AN/SLY-2 do hãng Lockheed Martin sản xuất trang bị cho tàu khu trục mới nhất lớp Aley Berg.
    Hệ thống tác chiến điện tử tích hợp mới có triển vọng nhất hiện nay dự định trang bị cho các tàu frigate lớp Horizon do Pháp và I-ta-li-a hợp tác phát triển. Hệ thống này bao quát tất cả các dải tần truyền thông và ra-đa và tích hợp với hệ thống sensor ra-đa và hồng ngoại. Horizon có hệ thống quản lý tác chiến trong đó phần mềm hệ thống tên lửa PAAMS được điều chỉnh để có thể phóng tên lửa trực tiếp vào nguồn phát điện tử của đối phương mà không cần ra-đa định vị.
    Thiết bị gây nhiễu có thể là hệ thống SLLAR-H của I-ta-li-a hay NGDS của Pháp. Cả hai đều có khả năng triển khai nhiều loại mồi bẫy như tần số thụ động, chủ động, hồng ngoại, âm thanh chống ngư lôi. Các tàu chiến cỡ nhỏ và tàu yểm trợ cũng được trang bị các hệ thống tác chiến điện tử hiện đại để có thể hoạt động trong môi trường ngày càng phức tạp?
    Sống ở trên đời cần có một tấm chồng...... để làm gì em biết không...???!!!!
  6. skeletonnn

    skeletonnn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    3.262
    Đã được thích:
    28

    Hải quân thế hệ mới được phát triển dựa trên sự kết hợp toàn diện các công nghệ hiện đại với các loại vũ khí trang bị kỹ thuật tiên tiến theo hướng tích hợp hệ thống. Một trong các thành phần chủ yếu quyết định đến tính năng chiến thuật, kỹ thuật của tàu hải quân là hệ thống truyền thông và dẫn đường.
    Hệ thống truyền thông lắp trên tàu hải quân là mối quan tâm đặc biệt trong các chương trình phát triển tàu chiến mới. Do đặc điểm hoạt động trên biển với môi trường chia cắt, sóng to, gió lớn, nên truyền tin phải bảo đảm thông suốt, chính xác là hết sức khó khăn. Các cường quốc hải quân đã khắc phục vấn đè này bằng cách phát triển các hệ thống đa phương tiện nhằm liên kết các hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin, điều khiển vũ khí, máy tính và ra-đa?Công nghệ đa phương tiện giúp cho tàu chiến bảo đảm thông tin liên lạc tốt hơn, truyền tin nhanh hơn và bảo đảm xử lý thông tin, phục vụ chỉ huy chiến đấu tốt hơn. Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ định vị và truyền tin vệ tinh thông qua hệ thống vệ tinh toàn cầu (GPS), công nghệ truyền thông càng được phát triển bảo đảm thuận tiện, nhanh chóng và chính xác hơn.
    Cùng với sự phát triển của công nghệ đa phương tiện, các hệ thống dẫn đường trên tàu hải quân cũng không ngừng phát triển. Hiện nay, các nước như Nga, Mỹ, NATO, Trung Quốc, Nhật Bản và Israel đã phát triển thành công hệ thống dẫn đường đa sensor lắp trên tàu hải quân. Hệ thống dẫn đường tiên tiến này giúp tàu hải quân có khả năng tự động điều khiển lái, dẫn đường cho vũ khí, phát hiện và định vị chính xác các mục tiêu của đối phương để có biện pháp đối phó hữu hiệu. Bên cạnh đó, kỹ thuật dẫn đường bằng ra-đa lắp trên tàu hải quân cũng không ngừng phát triển và đạt đến trình độ mới, đặc biệt là sự ra đời của ra-đa mạng pha có khả năng hoạt động trên mọi dải tần. Ra-đa mạng pha được Nga phát triển và ứng dụng trên tàu hải quân đầu tiên và hiện có những tiến bộ vượt trội về mặt kỹ thuật so với Mỹ và các nước phương Tây. Hải quân Đức cũng đã phát triển hệ thống dẫn đường đa sensor liên kết với các hệ thống phòng không, dẫn đường, điều khiển, kiểm soát không lưu, đo xa và truyền dữ liệu. Hệ thống này còn được phát triển với việc liên kết các hệ thống ra-đa, thiết bị vô tuyến điện tử với thiết bị hỗ trợ điện tử và đối phó điện tử?lắp trên tàu hải quân. Hiện nay, hải quân Đức đang triển khai thử nghiệm các hệ thống này và kết quả đạt được rất khả quan. Dự kiến, sau năm 2005, phần lớn các tàu hải quân thế hệ mới và các tàu nâng cấp, cải tiến của Đức sẽ trang bị hệ thống dẫn đường đa sensor và kết nối đa phương tiện trên.
    Gần đây, hải quân Aystralia đã được công ty phát triển công nghệ thông tin quốc gia chuyển giao các hệ thống truyền tin quân sự IFN-2000. Hệ thống truyền tin này sử dụng những phần mềm tiên tiến nhất được nối với các hệ thống thu thập, phân tích và truyền dữ liệu có độ ổn định cao, làm việc tin cậy trong các điều kiện khắc nghiệt nhất. Đặc biệt, IFN-2000 còn có khả năng kết nối với các mạng thông tin riêng lẻ trên các tàu chiến và mạng thông tin chiến thuật số hóa của các lực lượng không quân, lục quân và hải quân đánh bộ.
    Sống ở trên đời cần có một tấm chồng...... để làm gì em biết không...???!!!!

Chia sẻ trang này