1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỹ thuật thả nuôi tôm thẻ chân trắng sống nhiều

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi muarecungban, 21/11/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. muarecungban

    muarecungban Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    1
    Áp dụng đúng kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp sẽ giúp tôm tăng trưởng, phát triển đều, tiết kiệm thời gian nuôi và đạt năng suất cao. Tuy nhiên, nếu người nuôi chủ quan trong việc áp dụng đúng kỹ thuật nuôi thì sẽ dễ dàng phát sinh dịch bệnh, khiến tôm chậm lớn gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Vì thế, bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cho người nuôi 5 lưu ý trong kỹ thuật thả giống tôm thẻ chân trắng đạt năng suất cao. Hãy cùng theo dõi nhé!
    Những lưu ý trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp
    1. Lựa chọn giống tôm thẻ chất lượng
    Hiện tại ở Việt Nam, xuất hiện rất nhiều đơn vị cung cấp giống tôm thẻ chân trắng không rõ nguồn gốc nên nguy cơ dẫn đến rủi ro là rất cao. Do đó, người nuôi tôm cần phải lựa chọn những đơn vị cung cấp giống Uy Tín trên thị trường, đặc biệt phải xét nghiệm PCR để phát hiện nhanh các bệnh trên tôm,… Trong đó, xét nghiệm PCR bằng máy POCKIT hiện nay đang là một trong những biện pháp xét nghiệm nhanh và mang lại hiệu quả cao nhất, giúp bà con phát hiện bệnh một cách kịp thời để từ đó lựa chọn cho mình con giống chất lượng và sạch bệnh.
    Có thể nói, với kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng thì việc lựa chọn tôm giống có vai trò quyết định đến chất lượng và sản lượng của vụ nuôi.

    [​IMG]

    2. Mô hình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp
    – Tôm thẻ chân trắng có thể nuôi ở mật độ cao tùy vào điều kiện ao nuôi và hình thức nuôi, thời gian nuôi ngắn mang lại năng suất cao. Chính vì vậy bà con nên lựa chọn vùng đất nuôi thích hợp, có nguồn cung cấp nước đầy đủ, đồng thời cần cải tạo và xử lý nước thật tốt trước khi thả giống.
    – Hệ thống ao nuôi phải có ao trữ, ao lắng để xử lý nước đầu vào, đồng thời ao xử lý nước đầu ra, có hệ thống cống thoát nước đầy đủ để luôn sẵn sàng đương đầu với mọi tình huống có thể xảy ta trong quá trình nuôi tôm.
    – Chuẩn bị diện tích ao nuôi từ 1000 – 3000 mét vuông, độ sâu mực nước dao động từ 0,8 – 1,5 m. Diện tích ao lắng phải tương đương với ao nuôi để có thể cung cấp đầy đủ nước vào ao nuôi vào ao nuôi và thay nước kịp thời khi xảy ra vấn đề.
    – Các yếu tố môi trường đảm bảo: nhiệt độ nước từ 25 – 30 độ C, độ mặn từ 5 – 15%o, độ pH dao động từ 7,5 – 8,5; hàm lượng oxy hòa tan > 5mg/l, độ trong từ 35 – 45 cm.
    3. Mật độ thả nuôi thích hợp
    Trong kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp, mật độ thả nuôi quá dày sẽ khiến tôm chậm lớn và phát triển không đều. Mật độ thích hợp là từ 150 – 200 con/mét vuông. Duy trì hệ thống quạt nước chạy khoảng 80 vòng/ phút vào ban ngày và 100 vòng/ phút vào ban đêm, đồng thời chạy hệ thống quạt nước để cung cấp lượng oxy tốt nhất cho ao nuôi.
    ->>> Xem thêm : cách thả tôm sú giống sống nhiều

Chia sẻ trang này