1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KỸ THUẬT : Thế cầm vợt và Đường chuyển động của vợt

Chủ đề trong 'Tennis' bởi xipomos, 02/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    KỸ THUẬT : Thế cầm vợt và Đường chuyển động của vợt

    THẾ CẦM VỢT

    Kỹ thuật là phương tiện giải phóng người nghệ sĩ.
    Joseph Chaikin

    Trong tất cả những điều cơ bản của các cú đánh quần vợt, không có gì thiết yếu cho bằng cách cầm vợt của bạn. Thế cầm vợt sẽ ảnh hưởng đến góc độ của mặt vợt lúc tiếp xúc banh và, điều quan trọng nhất, những gì xảy ra sau khi mặt vợt tiếp xúc.
    Các thế cầm vợt là một vấn đề thường xuyên gây tranh cãii gần như là ngay từ khi môn quần vợt ra đời. Cán vợt có nhiều góc cạnh và có nhiều cách cầm vợt sao cho mặt vợt ở vào vị trí bạn muốn khi nó gặp trái banh. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm nhất là thế cầm vợt nào sẽ hiệu quả nhất cho mỗi cá nhân người chơi trong từng cú đánh riêng biệt- Nói cách khác, thế cầm vợt nào sẽ giúp bạn thực hiện mỗi cú đánh với sự cân bằng tối ưu giữa sức mạnh và sự điều khiển.

    *THẾ CẦM VỢT HỮU HIỆU VÀ HẠN CHẾ
    Một thế cầm vợt hữu hiệu có những đặc điểm sau:
    * Nó cho phép bạn lựa chọn cách tiếp xúc banh ở ngay xích đạo hoặc ở dưới, bất kể độ cao của đường banh đến.
    * Nó cho phép bàn tay ở trong tư thế thoải mái và mạnh mẽ khi mặt vợt tiếp xúc với banh ở ngay xích đạo hoặc ở dưới.
    * Nó cúng cho phép cơ thể cảm nhận những rung động và cảm giác khoái trá nhất khi tiếp xúc banh.
    Một thế cầm vợt hạn chế sẽ ngăn cản không cho bạn phát huy hết khả năng của mình vì những lý do sau:
    *Nó không cho phép bạn chọn lựa điểm tiếp xúc banh ởngay xích đạo hoặc dưới. Một số thế vợt khiến bạn tiếp xúc banh bên trên xích đạo . Kết quả là banh thường bay thẳng vào lưới ( thế cầm vợt miền Đông thái quá, sẽ nói sau) Hoặc một thế vợt khác sẽ khiến bạn luôn luôn tiếp xúc banh ở phía dưới mà thôi. Kết quả là đường banh rất xoáy nhưng thiếu sức mạnh (thế cầm vợt Châu Âu).
    *Nó khiến bàn tay và cổ tay ở vào một tư thế yếu ớt và không thoải mái khi mặt vợt tiếp xúc ngay xích đạo của banh, nếu như bạn chọn đúng vị trí này.
    *Nó không tạo cho cơ thể những rung động cảm giác khoái trá khi tiếp xúc banh bởi vì một thế vợt không chính xác thường tạo ra chuyển động gấp gáp gay đột ngột.
    Theo thời gian, một biến thể đa dạng các kiểu cầm vợt đã được các danh thủ thi đấu sử dụng, nhưng chỉ chó ba thế cầm vợt được coi là ?ocăn bản?: thế Châu Âu, thế Miền Đông và thế Miền Tây. Hầu hết các tay vợt nhà nghề đều đề cao thế cầm vợt Miền Đông khi sử dụng cú đánh thuận (?otiu?) và cú đánh ngược (?orờ ve?). Chúng ta sẽ lần lượt xem xét mọi ưu điểm và khuyết điểm của cả ba thế cầm vợt này.

    *Một số thuật ngữ về thế cầm vợt
    Trước khi bàn cụ thể từng thế một, ta hãy tạm thời thống nhất một số cách gọi (thuật ngữ). Ba điểm mốc trên bàn tay xác định vị trí tương quan với cán vợt được gọi là: Gò cườm tay, đốt cùng ngón trỏ, và mặt trong của đầu ngón cái. Các mặt đối diện của cán vợt được gọi là má phải và má trái, mặt trên và mặt dưới.
    Một lời tổng quát về thế cầm vợt. Bất kể bạn sử dụng thế cầm vợt nào thì có một nguyên tắc chung áp dụng cho mọi thế: Phải cầm vợt cho chắc. Nếu không cầm vợt đủ chắc để có thể cảm nhận được áp lực của các ngón tay trên cán vợt thì không có thế cầm vợt nào hữu hiệu cả. Bây giờ ta hãy nghiên cứu ba thế cầm vợt căn bản.

    *THẾ CẦM VỢT MIỀN ĐÔNG:
    ->Thế cầm vợt miền Đông kiểu đánh thuận

    Thế cầm vợt miền Đông chia làm hai kiểu: Kiểu đánh thuật tay hay ?otiu? (forehand) và kiểu đánh ngược hay ?orờ-ve? (backhand). Thế cầm vợt này được đặt tên như vậy vì nó bắt nguồn từ những sân quần vợt nện đất ở miền Đông nước Mỹ; mặt sân loại này thường tạo ra độ banh nẩy vừa ngang tầm hông người chơi. Phần lớn người chơi quần vợt thích thế cầm vợt miền Đông hơn các thế khác lý tưởng để quật banh ngang tầm hông trong cả hai lối đánh thuận và đánh ngược. Thế này cũng dễ dàng thích ứng cho việc đón banh ở tầm cao hơn hay thấp hơn (các thế cầm vợt châu Âu và Miền Tây không có sự linh hoạt này).
    ?
  2. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    Cầm vợt kiểu này, gò cườm tay của bạn phải đặt trên cán phải của cán vợt và mặt trong đầu ngón cái nằm trên má trái. Gặp các ngón tay lại quanh cán vợt, cho gốc đốt ngón trẻ tựa vào má phải. (Trong tất cả các tư thế cầm vợt thì ngón trỏ nên tách rời khỏi các ngón kia một chút, các ngón kia chụm sát nhau). Hãy tập luyện sao cầm vợt thế nào cho đúng vị trí mà không phải nhìn. Khi đã ra sân rồi thì bại phải theo dõi trái banh chứ không có thời giờ xăm xoi cán vợt đâu nhé.

    Để sang kiểu đánh ngược, từ kiểu đánh thuận bạn hãy xoay bàn tay về phía trái ngược chiều kim đồng hồ khoảng ¼ vòng tròn. Khi gò cườm tay bạn một phần nằm trên cạnh trái với các ngón tay còn lại hơi chìa ra khỏi các gờ cạnh một chút là đúng. Rồi đặt ngón tay cái nằm chéo qua mái trái cán vợt và đốt cùng ngón trỏ nằm trên gờ phải của mặt trên cán vợt.
    -> Thế cầm vợt miền Đông kiểu đánh ngược
    Tuy khoảng cách trên cán vợt giữa kiểu đánh thuận và kiểu đánh ngược không lớn lắm, ta cũng cần phải đổi thế tay mỗi lần trái banh bay đến tay bắt đầu trong tư thế sẵn sang, vớii cuống vợt nằm trong bàn tay trái. Thế tay của bạn bắt đầu chuyển dịch ngay khi bạn bắt đầu thu vợt về để quật banh. Việc điều chỉnh thế tay nên hoàn tất trước khi cây vợt vung ngược lấy đà theo phương song song với cơ thể. Một cách tự tập luyện hiệu quả là tập trước gương, thu vợt về và chuyển thế tay ở bên phải (cho cú đánh thuận) và bên trái (cho cú đánh ngược).
    * THẾ CẦM VỢT CHÂU ÂU
    Thế cầm vợt Châu Âu, như tên gọi của nó, bắt nguồn từ châu Âu, đặc biệt là ở Pháp- nơi các sân quần vợt bám đầy bụi mịn thường tạo ra độ nảy banh thấp. Khác với thế cầm vợt miền Đông, thế châu Âu không có sự khác biệt giữa kiểu đánh thuận và kiểu đánh ngược. Tất nhiên là thế cầm vợt Châu Âu rất thích hợp để xử lí những đường banh nẩy thấp, và những đường banh cao ngang tầm hông. Vấn đề xảy ra khi banh nẩy cao. Vì tính chất của thế cầm vợt này (lòng bàn tay nằm ở trên cán vợt), ta gặp nhiều khó khăn lớn khi điều khiển mặt vợt với các đường banh cao.
    -> Thế cầm vợt Châu Âu
    Để cầm vợt đúng thế Châu Âu, hãy xoay mặt vợt đứng lên và cho vợt nằm dài theo chiều ngang rồi nắm lấy cán vợt từ bên trên như thể ta đang cầm một cây búa. Cầm đúng cách thì gò cườm tay bạn sẽ nằm ở mặt trên cán vợt, ngón cái sẽ duỗi thẳng ra quanh cán và đốt gốc ngón trỏ sẽ nằm trên cạnh phải.
    Đây là một thế vợt hạn chế bởi vì:
    * Thế vợt này luôn làm cho mặt vợt hướng lên. Muốn cho mặt vợt chạm banh ở ngay xích đạo hoặc ở dưới lòng bàn tay và cổ tay buộc phải ở vào tư thế lóng ngóng.
    * Mặt vợt hướng lên nên người chơi thường tiếp xúc banh dưới đường xích đạo khiến banh bay bổng vòng cầu, đường banh như vậy thường xoáy ngược hay xoáy một bên. Vì thế khó tạo được một đường banh tấn công với thế vợt này.
    * Khó tạo được đường banh thẳng hay xoáy lốc.
    * Dễ tạo được đường banh cắt chéo sân nhưng khó tạo đường banh đi dọc theo vạch sân.
    Tuy một số tay vợt tên tuổi- Rod Laver chẳng hạn- sử dụng thế châu Âu trong mọi cú đánh, thế cầm vợt này không dành cho những người chơi bình thường. Ngoại trừ một tình huống: dùng thế này để tạo những đường banh chuyền không chạm đất (hay còn gọi là nhứng cú ?ovô-lê? từ tiếng AnhVolley). Để tạo những đường banh xà thấp với thế châu Âu, bạn phải có một cổ tay rất mạnh và đòi hỏi tính toán thời gian chính xác hơn là khi dùng thế cầm vợt miền Đông. Những lý do này cùng với những trở ngại mà thế Châu Âu bộc lộ ở những đường banh cao khiến thế cầm vợt miền Đông thành phổ biến trong giới chơi quần vợt tài tử.
  3. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    Cầm vợt kiểu này, gò cườm tay của bạn phải đặt trên cán phải của cán vợt và mặt trong đầu ngón cái nằm trên má trái. Gặp các ngón tay lại quanh cán vợt, cho gốc đốt ngón trẻ tựa vào má phải. (Trong tất cả các tư thế cầm vợt thì ngón trỏ nên tách rời khỏi các ngón kia một chút, các ngón kia chụm sát nhau). Hãy tập luyện sao cầm vợt thế nào cho đúng vị trí mà không phải nhìn. Khi đã ra sân rồi thì bại phải theo dõi trái banh chứ không có thời giờ xăm xoi cán vợt đâu nhé.

    Để sang kiểu đánh ngược, từ kiểu đánh thuận bạn hãy xoay bàn tay về phía trái ngược chiều kim đồng hồ khoảng ¼ vòng tròn. Khi gò cườm tay bạn một phần nằm trên cạnh trái với các ngón tay còn lại hơi chìa ra khỏi các gờ cạnh một chút là đúng. Rồi đặt ngón tay cái nằm chéo qua mái trái cán vợt và đốt cùng ngón trỏ nằm trên gờ phải của mặt trên cán vợt.
    -> Thế cầm vợt miền Đông kiểu đánh ngược
    Tuy khoảng cách trên cán vợt giữa kiểu đánh thuận và kiểu đánh ngược không lớn lắm, ta cũng cần phải đổi thế tay mỗi lần trái banh bay đến tay bắt đầu trong tư thế sẵn sang, vớii cuống vợt nằm trong bàn tay trái. Thế tay của bạn bắt đầu chuyển dịch ngay khi bạn bắt đầu thu vợt về để quật banh. Việc điều chỉnh thế tay nên hoàn tất trước khi cây vợt vung ngược lấy đà theo phương song song với cơ thể. Một cách tự tập luyện hiệu quả là tập trước gương, thu vợt về và chuyển thế tay ở bên phải (cho cú đánh thuận) và bên trái (cho cú đánh ngược).
    * THẾ CẦM VỢT CHÂU ÂU
    Thế cầm vợt Châu Âu, như tên gọi của nó, bắt nguồn từ châu Âu, đặc biệt là ở Pháp- nơi các sân quần vợt bám đầy bụi mịn thường tạo ra độ nảy banh thấp. Khác với thế cầm vợt miền Đông, thế châu Âu không có sự khác biệt giữa kiểu đánh thuận và kiểu đánh ngược. Tất nhiên là thế cầm vợt Châu Âu rất thích hợp để xử lí những đường banh nẩy thấp, và những đường banh cao ngang tầm hông. Vấn đề xảy ra khi banh nẩy cao. Vì tính chất của thế cầm vợt này (lòng bàn tay nằm ở trên cán vợt), ta gặp nhiều khó khăn lớn khi điều khiển mặt vợt với các đường banh cao.
    -> Thế cầm vợt Châu Âu
    Để cầm vợt đúng thế Châu Âu, hãy xoay mặt vợt đứng lên và cho vợt nằm dài theo chiều ngang rồi nắm lấy cán vợt từ bên trên như thể ta đang cầm một cây búa. Cầm đúng cách thì gò cườm tay bạn sẽ nằm ở mặt trên cán vợt, ngón cái sẽ duỗi thẳng ra quanh cán và đốt gốc ngón trỏ sẽ nằm trên cạnh phải.
    Đây là một thế vợt hạn chế bởi vì:
    * Thế vợt này luôn làm cho mặt vợt hướng lên. Muốn cho mặt vợt chạm banh ở ngay xích đạo hoặc ở dưới lòng bàn tay và cổ tay buộc phải ở vào tư thế lóng ngóng.
    * Mặt vợt hướng lên nên người chơi thường tiếp xúc banh dưới đường xích đạo khiến banh bay bổng vòng cầu, đường banh như vậy thường xoáy ngược hay xoáy một bên. Vì thế khó tạo được một đường banh tấn công với thế vợt này.
    * Khó tạo được đường banh thẳng hay xoáy lốc.
    * Dễ tạo được đường banh cắt chéo sân nhưng khó tạo đường banh đi dọc theo vạch sân.
    Tuy một số tay vợt tên tuổi- Rod Laver chẳng hạn- sử dụng thế châu Âu trong mọi cú đánh, thế cầm vợt này không dành cho những người chơi bình thường. Ngoại trừ một tình huống: dùng thế này để tạo những đường banh chuyền không chạm đất (hay còn gọi là nhứng cú ?ovô-lê? từ tiếng AnhVolley). Để tạo những đường banh xà thấp với thế châu Âu, bạn phải có một cổ tay rất mạnh và đòi hỏi tính toán thời gian chính xác hơn là khi dùng thế cầm vợt miền Đông. Những lý do này cùng với những trở ngại mà thế Châu Âu bộc lộ ở những đường banh cao khiến thế cầm vợt miền Đông thành phổ biến trong giới chơi quần vợt tài tử.
  4. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    *THẾ CẦM VỢT MIỀN TÂY
    Thế cầm vợt này hình thành đầu tiên trên những sân quần vợt xi măng ở California, nơi banh thường nảy cao. Thế cầm vợt này rất thích hợp cho những đường banh cao và tương đối hữu hiệu với những đường banh ngang tầm hông. Thế cầm vợt này trở ngại với những đường banh thấp. Vì bàn tay nằm dưới cán vợt trong cả hai kiểu đánh thuận và đánh ngược, ta khó mà trở ngược đầu vợt xuống để xử lý những đường banh thấp.
    Thế cầm vợt miền Tây kiểu đánh thuận
    Để cầm thế vợt này, hãy đặt vợt xuống sàn và tóm lấy cán vợt sao cho gò cườm tay và đốt cùng ngón trỏ nằm ở cạnh phải bên dưới, mặt trong của đầu ngón cái nằm ở mặt trên cán vợt.
    Thế cầm vợt miền Tây kiểu đánh ngược
    Trong thế miền Tây, một số người chuyển từ kiểu đánh thuận sang kiểu đánh ngược bằng cách lộn ngược cây vợt lại và quật banh với cùng một mặt vợt. Kiểu này làm người cầm vợt không được thoải mái khi quật banh.
    Một cách khác là xoay vợt thật nhanh rồi chuyển sang một thế tay gần giống như thế miền Đông: gò cườm tay tì trên cạnh cán trái vợt, ngón cái duỗi thẳng trên má trái và đốt cùng ngón trỏ nằm ở mặt trên.
    Cả hai cách trên đều rắc rối và đó chính là vấn đề của thế cầm vợt miền Tây. Nó khá hữu hiệu khi dùng kiểu đánh thuận xử lý những đường banh cao nhưng lại gặp trở ngại ngay khi cầm chuyển thế tay. Nói tóm lại, hầu hết các tay vợt nhà nghề đều không dùng thế vợt này, và ta cũng không nên dùng.
    *HỌC MỘT THẾ CẦM VỢT MỚI
    Nhiều khi bạn sẽ thấy mình tiến bộ rõ rệt khi đổi sang một thế cầm vợt mới. Tuy nhiên bạn phải tập đi tập lại thường xuyên mới mong đạt được thành tựu. Vì thế, bạn phải hết sức nhẫn nại khi tập một thế vợt mới. Sự nôn nóng sẽ khiến bạn sớm từ bỏ một thế cầm vợt lẽ ra nó cuối cùng sẽ là thế vợt hữu hiệu của riêng bạn. Chú ý: nếu bạn không thích hoặc không thể tập luyện thì việc học một thế cầm vợt khác là điều không thực tiễn, vì cơ thể bạn có lẽ sẽ không bao giờ thấy thoải mái với thế vợt mới.
    Khi học một thế vợt mới lần đầu tiên hay khi chuyển từ một thế cũ sang thế mới, hãy làm những điều sau:
    *Chuyển banh qua lại trên lưới nhiều hơn trong khi chơi những ván banh không có tính tranh đua. Tay bạn có khuynh hướng quay lại thế cầm vợt cũ trong những ván banh có tính tranh đua hay thi thố.
    *Cầm vợt trong thế tay mới khi xem ti-vi hay khi nói chuyện qua điện thoại (để thoải mái hơn với thế vợt mới, bàn tay bạn cần phải cầm vợt ngay cả khi không ra sân).
    *Nếu tập quật banh vào tường thì hãy dùng những cú đánh nhẹ nhàng.
    *Cần nhớ rằng bạn đã dùng thế cầm vợt cũ lâu chừng nào thì càng phải tập đi tập lại thế vợt mới càng nhiều chừng nấy.
  5. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    *THẾ CẦM VỢT MIỀN TÂY
    Thế cầm vợt này hình thành đầu tiên trên những sân quần vợt xi măng ở California, nơi banh thường nảy cao. Thế cầm vợt này rất thích hợp cho những đường banh cao và tương đối hữu hiệu với những đường banh ngang tầm hông. Thế cầm vợt này trở ngại với những đường banh thấp. Vì bàn tay nằm dưới cán vợt trong cả hai kiểu đánh thuận và đánh ngược, ta khó mà trở ngược đầu vợt xuống để xử lý những đường banh thấp.
    Thế cầm vợt miền Tây kiểu đánh thuận
    Để cầm thế vợt này, hãy đặt vợt xuống sàn và tóm lấy cán vợt sao cho gò cườm tay và đốt cùng ngón trỏ nằm ở cạnh phải bên dưới, mặt trong của đầu ngón cái nằm ở mặt trên cán vợt.
    Thế cầm vợt miền Tây kiểu đánh ngược
    Trong thế miền Tây, một số người chuyển từ kiểu đánh thuận sang kiểu đánh ngược bằng cách lộn ngược cây vợt lại và quật banh với cùng một mặt vợt. Kiểu này làm người cầm vợt không được thoải mái khi quật banh.
    Một cách khác là xoay vợt thật nhanh rồi chuyển sang một thế tay gần giống như thế miền Đông: gò cườm tay tì trên cạnh cán trái vợt, ngón cái duỗi thẳng trên má trái và đốt cùng ngón trỏ nằm ở mặt trên.
    Cả hai cách trên đều rắc rối và đó chính là vấn đề của thế cầm vợt miền Tây. Nó khá hữu hiệu khi dùng kiểu đánh thuận xử lý những đường banh cao nhưng lại gặp trở ngại ngay khi cầm chuyển thế tay. Nói tóm lại, hầu hết các tay vợt nhà nghề đều không dùng thế vợt này, và ta cũng không nên dùng.
    *HỌC MỘT THẾ CẦM VỢT MỚI
    Nhiều khi bạn sẽ thấy mình tiến bộ rõ rệt khi đổi sang một thế cầm vợt mới. Tuy nhiên bạn phải tập đi tập lại thường xuyên mới mong đạt được thành tựu. Vì thế, bạn phải hết sức nhẫn nại khi tập một thế vợt mới. Sự nôn nóng sẽ khiến bạn sớm từ bỏ một thế cầm vợt lẽ ra nó cuối cùng sẽ là thế vợt hữu hiệu của riêng bạn. Chú ý: nếu bạn không thích hoặc không thể tập luyện thì việc học một thế cầm vợt khác là điều không thực tiễn, vì cơ thể bạn có lẽ sẽ không bao giờ thấy thoải mái với thế vợt mới.
    Khi học một thế vợt mới lần đầu tiên hay khi chuyển từ một thế cũ sang thế mới, hãy làm những điều sau:
    *Chuyển banh qua lại trên lưới nhiều hơn trong khi chơi những ván banh không có tính tranh đua. Tay bạn có khuynh hướng quay lại thế cầm vợt cũ trong những ván banh có tính tranh đua hay thi thố.
    *Cầm vợt trong thế tay mới khi xem ti-vi hay khi nói chuyện qua điện thoại (để thoải mái hơn với thế vợt mới, bàn tay bạn cần phải cầm vợt ngay cả khi không ra sân).
    *Nếu tập quật banh vào tường thì hãy dùng những cú đánh nhẹ nhàng.
    *Cần nhớ rằng bạn đã dùng thế cầm vợt cũ lâu chừng nào thì càng phải tập đi tập lại thế vợt mới càng nhiều chừng nấy.
  6. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    So sánh các thế cầm vợt:
    Thế cầm vợt Miền Đông kiểu đánh thuận:

    Thế cầm vợt Châu Âu kiểu đánh thuận:

    Thế cầm vợt bán Miền Tây kiểu đánh thuận:

    Thế cầm vợt Miền Tây kiểu đánh thuận:

    Thế cầm vợt búa:

    Thế cầm vợt Miền Đông trái tay:

    Thế cầm vợt Châu Âu trái tay:

    Thế cầm vợt Miền Tây trái tay:

    Cầm vợt 2 tay (chú ý chỉ có tay phía dưới là thay đổi!):
    Thế cầm vợt 2 tay kiểu Miền Đông:

    Thế cầm vợt 2 tay kiểu Châu Âu:

    Thế cầm vợt 2 tay kiểu Miền Tây:

  7. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    So sánh các thế cầm vợt:
    Thế cầm vợt Miền Đông kiểu đánh thuận:

    Thế cầm vợt Châu Âu kiểu đánh thuận:

    Thế cầm vợt bán Miền Tây kiểu đánh thuận:

    Thế cầm vợt Miền Tây kiểu đánh thuận:

    Thế cầm vợt búa:

    Thế cầm vợt Miền Đông trái tay:

    Thế cầm vợt Châu Âu trái tay:

    Thế cầm vợt Miền Tây trái tay:

    Cầm vợt 2 tay (chú ý chỉ có tay phía dưới là thay đổi!):
    Thế cầm vợt 2 tay kiểu Miền Đông:

    Thế cầm vợt 2 tay kiểu Châu Âu:

    Thế cầm vợt 2 tay kiểu Miền Tây:

  8. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    So sánh điểm tiếp xúc bóng với các thế cầm vợt khác nhau:
    Miền Đông kiểu đánh thuận:

    Châu Âu kiểu đánh thuận:

    Bán miền Tây kiểu đánh thuận:

    Miền Tây kiểu đánh thuận:

    Quả cắt trái tay cầm kiểu Châu Âu:

    Quả xoáy tới một tay trái tay cầm kiểu Miền Đông:

    Quả xoáy tới một tay trái tay cầm kiểu Miền Tây:

    Quả xoáy tới 2 tay trái tay cầm kiểu Miền Đông:

    Quả xoáy tới 2 tay trái tay cầm kiểu Châu Âu:

    Quả xoáy tới 2 tay trái tay cầm kiểu Miền Tây:

  9. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    So sánh điểm tiếp xúc bóng với các thế cầm vợt khác nhau:
    Miền Đông kiểu đánh thuận:

    Châu Âu kiểu đánh thuận:

    Bán miền Tây kiểu đánh thuận:

    Miền Tây kiểu đánh thuận:

    Quả cắt trái tay cầm kiểu Châu Âu:

    Quả xoáy tới một tay trái tay cầm kiểu Miền Đông:

    Quả xoáy tới một tay trái tay cầm kiểu Miền Tây:

    Quả xoáy tới 2 tay trái tay cầm kiểu Miền Đông:

    Quả xoáy tới 2 tay trái tay cầm kiểu Châu Âu:

    Quả xoáy tới 2 tay trái tay cầm kiểu Miền Tây:

  10. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    THẾ CẦM VỢT CỦA CÁC DANH THỦ
    Nhiều khi ta có cảm tưởng như có bao nhiêu danh thủ thì có bấy nhiêu thế cầm vợt. Lý do là vì khi các tay vợt đã đạt đến mức cao thủ thì mỗi người dường như có một phong cách cầm vợt khác thường - một biến thể chút ít nào đó từ các thế cầm vợt căn bản. Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi hiếm có các danh thủ thi đấu quốc tế nào lại sử dụng các thế cầm vợt cổ điển_thế miền Đông. Thực tế thì nhiều tay vợt hàng đầu chỉ dùng một thế cầm vợt cho mọi cú đánh, hay nếu họ đổi thế tay giữa hai kiểu đánh thuận và đánh ngược thì sự điều chỉnh cũng rất nhỏ.
    Rod Laver đạt được thành công lừng lẫy của anh chỉ với một chút thay đổi từ thế cầm vợt Châu Âu kiểu đánh thuận và thế cầm vợt đánh ngược nửa miền Đông, nửa Châu Âu. Nhiều tay vợt Úc thích dùng thế cầm vợt không khác gì thế Châu Âu với một chút hoặc không hề thay đổi giữa kiểu đánh thuận và kiểu đánh ngược.
    Mặt khác, nhiều tay vợt Mỹ lại thích đổi nhiều thế tay. Stan Smith thường có sự thay đổi đặc biệt rõ trong thế cầm vợt của anh trong suốt quá trình tập luyện và thi đấu nhiều năm. Ken Rosewall thường dùng thế cầm vợt kiểu đánh thuận khi chờ đợi cú giao banh (service) của đối thủ. Anh cho biết khi ta thu vợt về cho cú đánh ngược thì ta phải dùng hai tay, như vậy dễ xoay vợt và điều chỉnh thế tay hơn. Trái lại, nếu chỉ dùng một tay để vung ngược vợt lấy đà cho cú đánh thuận thì khó xoay trở cây vợt để đổi thế tay.
    Nhiều nữ danh thủ quần vợt cũng thích sử dụng một thế tay duy nhất. Magaret Court có thể cầm vợt miền Tây cải biên cho cú đánh thuận của cô, nhưng thế tay này lại gây bất lợi cho cô trong những cú đánh ngược. Khi dùng cú đánh ngược, cô luôn có khuynh hướng dùng vợt ?ochặt? banh (slice) và thế cầm vợt này hầu như không thể nào giúp cô tạo được một cú ?orờ-ve? xoáy lốc. Evonne Goolangong lại hay dùng thế châu Âu cấp tiến khiến cô rất yếu thế với những cú đánh thuận. Khác với hai nữ danh thủ của Úc trên đây, cô Billie Jean King lại thay đổi giữa thế miền Tây cải biên cho cú đánh thuận và thế miền Đông thuần túy cho cú đánh ngược ở tầm banh xà thấp. Nhờ đó cô đạt thành công cao gần như tương đương trong cả hai cú đánh.
    Ngày nay rất ít danh thủ quần vợt dùng thế miền Đông. Harold Solomon của Mỹ và Bjorn Borg của Thụy Điển dùng cú đánh thuận với thế miền Tây phá thể gần như thế miền Đông. Borg đồng thời cũng vận dụng cổ tay rất nhiều để tạo những đường banh xoáy lốc. Jimmy Conors cũng có cú đánh thuận gần giống thế miền Đông. Tuy nhiên, cổ tay anh ta lại có hình dáng khác thường nên khó mà xác định được thế cầm vợt thực thụ của anh.
    Nhiều danh thủ cũng có thế cầm vợt rất khó phân biệt chính xác. Roy Emerson, chẳng hạn, có thế cầm vợt trông như thế châu Âu trong cả cú đánh thuận và ngược nhưng cổ tay anh ta lại gập theo một vị trí khác thường đến nỗi anh ta có vẻ như đang sử dụng thế cầm vợt miền Tây.
    Thế cầm vợt kì lạ nhất chính là thế vợt của ngôi sao Pháp Francoise Durr. Nữ danh thủ này sử dụng một thế đánh thuận Miền Tây trong mọi đường banh. Cú đánh ngược của cô được điều khiển bằng cổ tay và khủyu tay, một động tác thường khó tạo được cú đánh ngược có sức mạnh. Và đường banh của cô lại càng ?oquái chiêu?. Nhưng cô di chuyển trên sân rất khéo léo, thu vợt về rất nhanh và quan sát banh rất chăm chú. Kết quả là cô lại có một cú đánh ngược ?othần sầu quỷ khốc? bất chấp thế cầm vợt lóng ngóng của mình.
    Khó mà tìm thấy một danh thủ quốc tế nào lại thay đổi thế cầm vợt của mình trừ phi có một nhược điểm rõ ràng trong một cú đánh nào đó. Cliff drisale của Nam Phi từng có cú đánh thuận yếu một phần do thế cầm vợt Châu Âu anh sử dụng. Năm 1971, anh chuyển sang thế miền Tây và nhờ sự thay đổi ấy mà năm ấy trở thành năm vinh quang chói lọi nhất trong đời cầm vợt của anh. Tiếc thay, anh dường như lại quay về thế cầm vợt Châu Âu ngày trước trong các cú đánh thuận.
    Một danh thủ nhà nghề thay đổi hay cải biên một thế cầm vợt cổ điển chính là vì anh ta cảm thấy thoải mái trong thế cầm vợt kinh điển ấy và biết cách chế ngự mọi yếu điểm, nếu có, của lối cầm vợt khác người. Điều này không có nghĩa là bạn nên bắt chước cầm vợt thế châu Âu, chẳng hạn, chỉ vì lý do là danh thủ Ilie Nastase đã thành công lừng lẫy với thế cầm vợt đó. Chừng nào bạn hoàn toàn làm chủ đường banh của mình thì lúc ấy hãy nghĩ tới chuyện ?onói lời giã biệt? với thế cầm vợt miền Tây kinh điển.

Chia sẻ trang này