1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỹ thuật: Tiếp xúc giữa vợt và banh

Chủ đề trong 'Tennis' bởi xipomos, 21/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    Kỹ thuật: Tiếp xúc giữa vợt và banh

    TIẾP XÚC GIỮA VỢT VÀ BANH

    Chúng ta đã bàn đến banh, vợt, lưới và sân cũng như vai trò thông tin của các giác quan đối với những điều bất biến và bất định ở trên. Cơ thể chúng ta rồi phải nhận những thông tin này và sử dụng chúng để thực hiện những điều chính cần thiết giúp ta tiếp xúc banh một cách chính xác.

    Mục đích của người chơi quần vợt là phải làm sao cho mặt vợt phải tiếp xúc banh thật chính xác và nhất quán. Nếu tiếp xúc banh đúng cách thì trái banh sẽ bay qua lưới (chướng ngại) và sau đó sẽ đáp vào phần sân đối thủ (khu vực mục tiêu)
    Một cú đánh quần vợt kinh điển có bốn giai đoạn vung ngược lấy đà, chuyển động đi tới của cây vợt, khoảnh khắc tiếp xúc với banh, và chuyển động theo quán tính. Chương này đề cập đến giai đoạn quan trọng nhất của cú đánh:Tiếp xúc banh. Để luôn luôn phát banh bay qua lưới và vào phần sân đối thủ, cơ thể của bạn phải làm sao hiểu cặn kẽ giai đoạn quan trọng này.
    Toàn bộ sự chuẩn bị về tinh thần lẫn thể chất của ta trước và trong mỗi cú đánh sẽ dẫn tới sự tiếp xúc giữa vợt và banh. Người chơi càng dày kinh nghiệm thì càng am hiểu tầm quan trọng của khoảnh khắc này.
    Khoảnh khắc tiếp xúc giữa vợt và banh chính là mấu chốt của môn quần vợt. Không được biến nó thành một kinh nghiệm khó chịu, bất ngờ hay mơ hồ. Thay vào đó, nó phải là một khoảnh khắc tĩnh lặng và êm đềm đúng lúc, một khoảnh khắc nên được kéo dài thêm. Cho dù bạn đang chạy nhanh lúc tiếp xúc banh thì cũng phải nếm trải khoảnh khắc này như là một sự tĩnh lặng trong chuyển động. Lúc nào cũng phải coi trọng khoảnh khắc tiếp xúc giữa vợt và banh.
    Vị trí của mặt dây căng vợt ngay lúc tiếp xúc luôn luôn xác định điểm tiếp xúc trên trái banh và điểu này lại quyết định hướng đi của trái banh.

    * Xích đạo của trái banh
    Hãy tưởng tượng là mối trái banh tiến tới bạn đều được chia đôi bằng một vòng tròn nằm ngang. Vòng tròn này được gọi là xích đạo của trái banh. Cho dù là đường banh đi rất xoáy chăng nữa thì cũng phải tưởng tượng là vòng tròn nằm ngang này luôn luôn cố định.
    Ngay lúc tiếp xúc, mặt vợt phải luôn luôn chạm banh đúng ngay hoặc là dưới đường xích đạo này chứ không bao giờ ở trên cả. Nếu mặt vợt chạm banh ở trên đường xích đạo thì trái banh có khuynh hướng bay thẳng vào lưới.

    * Vị trí của mặt vợt ngay lúc tiếp xúc
    Ngay lúc tiếp xúc banh, mặt vợt thường hướng theo một trong ba phương. Ba phương này được xem như là ba mặt của cây vợt.
    1. Mặt hướng lên. Ngay lúc tiếp xúc banh, mặt vợt hướng lên trời. Mặt vợt hướng lên sẽ chạm banh ở phía dưới đường xích đạo. Mặt vợt tiếp xúc banh càng xa dưới đường xích đạo này thì trái banh càng bay cao bổng lên.
    2. Mặt hướng xuống ngay lúc tiếp xúc banh, mặt vợt hướng xuống đất, mặt vợt hướng xuống sẽ chạm banh bên trên đường xích đạo và banh thường sẽ bay thẳng vào lưới. Mặt vợt tiếp xúc banh càng cao trên đường xích đạo này thì trái banh càng bay xà thấp xuống.
    3. Mặt hướng thẳng. Ngay lúc tiếp xúc banh, mặt vợt không hướng lên hay hướng xuống. Mặt vợt hướng thẳng sẽ chạm banh ngay đường xích đạo và có khả năng tạo được một đường banh thẳng tắp hay xoáy.

    * Cách điều khiển đường banh
    Chúng ta vừa bàn đến cách phát banh bổng lên cao hay bay thẳng vào lưới. Bây giờ ta xem cách điều khiển đường banh đi thẳng, sang trái hay sang phải.
    Để hiểu cách điều khiển đường banh, bây giờ ta hãy chia đôi trái banh theo phương thẳng đứng thành hai phần (A và B). Hướng banh đi tùy thuộc vào việc mặt vợt chạm vào phần nào của trái banh.
    Điều khiển banh đi thẳng phía trước: mặt vợt phải tiếp xúc banh đúng ngay trục thẳng đứng này.
    Điều khiển banh sang trái: mặt vợt phải tiếp xúc phía bên phải của trái banh. Cách thực tế nhất để làm điều này là hãy tiếp xúc banh phía trước cơ thể ở cự ly xa hơn là khi bạn điều khiển banh đi thẳng. Cách này còn được gọi là ?otiếp xúc banh sớm?. Nếu mặt vợt tiếp xúc quá xa về phía phải của trái banh thì trái banh sẽ phản ứng lại bằng cách đi chệch xa về bên trái.
    Điều khiển banh sang phải: Mặt vợt phải tiếp xúc phía bên trái của banh. Cách thực tế nhất để làm điều này là hãy tiếp xúc banh chậm hơn khi bạn điều khiển banh đi thẳng một chút. Cách này còn được gọi là ?otiếp xúc banh trễ?. Nếu mặt vợt tiếp xúc quá xa về bên trái của banh thì trái banh sẽ phản ứng lại bằng cách đi chệch quá xa về bên phải.

    Những bài tập hữu ích để nâng cao khoảnh khắc tiếp xúc.
    Bài tập 1: Cầm vợt với tư thế tay thông thường của bạn khi thực hiện những cú đánh thuận nhưng cho lòng bàn tay và mặt vợt ngửa lên trời (hay trần nhà). Đặt một trái banh trên mặt dây căng vợt và hãy từ từ lăn trái banh vòng quanh cạnh trong của khung vợt mà không để cho trái banh rơi. Hãy để ý rằng chỉ cần một chuyển động nhỏ của lòng bàn tay là trái banh có phản ứng tức thì.
    Bài tập 2: Vẫn giữ lòng bàn tay ngửa lên trời (hay trần nhà), nhẹ nhàng nhồi banh ngay giữa mặt vợt, mặt vợt sẽ đóng vai trò một tấm lưới nhún. Phải làm sao cho lòng bàn tay tạo ra lực nâng chứ không phải cổ tay. Bài tập này giúp bạn điều khiển trái banh và phán đoán khoảng cách giữa bạn và banh.
    Nếu bạn thường dùng thế đánh ngược (?orờ ve?) bằng cả hai tay thì hãy thực hiện bài tập này với tay trái. Điều khác biệt duy nhất là bây giờ bàn tay trái phải giữ cán vợt ở vị trí cao hơn ( Vị trí bình thường của nó khi cầm vợt bằng cả hai tay).
    Bài tập 3: Cầm vợt với lòng bàn tay và mặt vợt hướng xuống đất, hãy nhồi banh giữa vợt và đất mà không được bẻ gập cổ tay. Cố giữ cho lòng bàn tay và mặt vợt lên xuống nhẹ nhàng trong khi giữ cho cây vợt song song với mặt đẩt. Bài tập này chỉ tập ở ngoài trời
    Những bài tập trên sẽ giúp bạn:
    1. Kiểm nghiệm cự ly tầm với của bạn.
    2. Tạo ra khoảng cách chính xác giữa bạn và banh để trái banh sẽ luôn đáp vào phạm vi khoảng cách giữa mặt của vợt.
    3. Kiểm nghiệm cách điều khiển vợt của bàn tay và cánh tay.
    4. Tạo cảm giác như thể cây vợt là một thành phần của con người bạn.

    Sân quần vợt mini
    Giả vờ như bốn ô vuông giao banh (những đường vạch trên sân tạo ra bốn tứ giác gần bên lưới) Bây giờ là toàn bộ chu vi của sân quần vợt. Mỗi lần trái banh rơi ngoài giới hạn hãy coi như banh ra ngoài sân. Động tác ?otiu? nhẹ nhàng được tính một điểm. Trái banh luôn luôn phải nảy từ sân lên trước khi tiếp xúc mặt vợt. Trò chơi này giúp bạn thực hiện những điều sau:
    * Nó sẽ nhấn mạnh vào việc tiếp xúc banh đúng cách hơn là vào sức mạnh.
    * Nó giúp bạn thu ngắn động tác vung vợt ngược lấy đà. Điều này sẽ giúp tăng cường cơ hội tiếp xúc banh chính xác của mặt vợt.
    * Nó sẽ khuyến khích bạn thêm thắt ?ocảm hứng? và ?otrau chuốt? vào ván banh.
    Dù bạn là người mới tập chơi hay là một tuyển thủ thi đấu thì bài tập ?oSân quần vợt mini? là cách tốt nhất để khởi động khi bạn mới bước vào sân. Lúc tiếp xúc banh, hãy làm sao cho ?osự kiểm soát nhẹ nhàng? của bạn phải xuất phát từ một bả vai và cánh tay thư giãn và buông lơi. Không được dùng sự căng thẳng để khống chế cây vợt và trái banh.

Chia sẻ trang này