1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt đúng cách

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi quanaotreembaochau, 05/09/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quanaotreembaochau

    quanaotreembaochau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/08/2018
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Ớt là loại cây trồng cho trái quanh năm, đây là một loại quả không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày. Ớt được sử dụng làm gia vị, rau và thuốc.

    Ớt là cây có khả năng chịu nhiệt. Nhiệt độ thích hợp khoảng 18-30oC. Nhiệt độ cao trên 32oC và thấp dưới 15oC thì cây ẽ tăng trưởng kém và hoa dễ rụng. Trong điều kiện ngày ngắn thì các giống ớt cay sẽ phát triển tốt và cho năng suất cao. Đặc biệt Ớt chịu đựng được điều kiện che rợp đến 45%. Tuy nhiên nếu che rợp nhiều hơn đó thì ớt sẽ chậm trổ hoa và rụng nụ.

    Ớt hầu như khá dễ trồng và được trồng ở nhiều nơi. Cây ớt cho trái hàng năm, tuy nhiên, trái nhiều hay ít và có đảm bảo chất lượng hay không phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt. Hôm nay, Máy Nông Nghiệp Xanh chia sẻ về kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt đúng cách, bạn hãy tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

    [​IMG]

    Mục lục xem nhanh [Hiển Thị]

    Kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt
    1. Thời vụ:
    Ớt có thể trồng hằng nắm với các thời vụ như:

    – Vụ sớm: gieo khoảng tháng 8 đến tháng 9, trồng tháng 9 đến tháng 10 và thu hoạch từ tháng 12, tháng 1 đến tháng 4, tháng 6 năm sau.

    – Vụ chính (Đông Xuân): gieo vào tháng 10 – tháng 11, trồng tháng 11 – tháng 12 và thu hoạch tháng 2 – tháng 3 trở đi.

    – Vụ mưa (Hè Thu): gieo tháng 4 – tháng 5, trồng tháng 5 – tháng 6 và thu hoạch tháng 8 – tháng 9 trở đi.

    2. Chọn đất, làm đất và xử lý đất trồng ớt:
    Đất trồng ớt phải có tầng canh tác dày, tơi xốp, thành phần cơ giới nhẹ. Tốt nhất là đất cát pha, thịt nhẹ, nhiều mùn và đất ít chua. Nếu đất chua, pH thấp thì bạn hãy dùng chất điều hòa pH để khử chua.

    Lượng bón cần căn cứ độ chua của đất:

    + Nếu pH 4-5, bón từ 0,7-0,9 tấn/ha

    + Nếu pH > 5 bạn bón 0,5-0,7 tấn/ha

    Đấy xong khi được lựa chọn cần phải cày bừa kỹ để đất được tơi xốp. Bên cạnh đó, bạn cần nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao khoảng 25-30cm và rộng 1,0-1,2m, các rãnh rộng 30cm. Mỗi luống cần đánh 2 rãnh trồng, khoảng cách rãnh trồng tốt nhất là khoảng 70-80cm.

    Sau khi lên luống và đánh rãnh xong, bạn hãy dải đều khắp rãnh trồng và tiến hành bón các loại phân bón lót. Sau đó tiến hành lấp kín phân bón và tiến hành trồng.

    [​IMG]

    3. Gieo trồng ớt:
    Bạn hãy chọn giống có tứ 4-5 lá thật, chọn những cây khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh. Mật độ trồng ớt tốt nhất từ 1000-1250/500m2.

    Việc lựa chọn giống ớt rất quan trọng. iống cần được kiểm soát chặt chẽ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao, chất lượng tốt.

    4. Bón phân cho cây ớt
    Ớt là cây cần dinh dưỡng cao. Do đó, bạn cần cung cấp đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng đa lượng (NPK), trung lượng CaO, MgO, S, Si và vi lượng Fe, Zn, Mn, Cu, B.

    Để cây ớt cho năng suất cao, bạn cần phải chọn những loại phân có đầy đủ thành phần dinh dưỡng đa, trung, vi lượng và phải đảm bảo cân đối về mặt dinh dưỡng.

    – Bón lót: Để cây phục hồi nhanh sau khi trồng và rễ được phát triển mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt, bạn cần chọn một trong các loại phân bón có hàm lượng đạm, lân cao để bón lót.

    – Bón thúc: Việc bón thúc cần phải chia làm 4 thời kỳ. Bón thúc sau trồng 15-20 ngày, bón thúc khi cây bắt đầu ra hoa rộ, bón thúc khi bắt đầu thu quả và bón thúc khi thu hoạch rộ.

    – Bón bổ sung: Trong quá trình cây ớt sinh trưởng và phát triển. Nếu bạn thấy cây thiếu đạm hoặc kali thì cần bổ sung bằng phân siêu đạm, hoặc kali vi lượng. Hòa tưới hoặc bón cùng với phân NPK giai đoạn bón thúc.

    Xem thêm: Kỹ thuật trồng tiêu trên cây trụ sống hiệu quả cao

    Chăm sóc ớt
    • Tưới nước:
    Vào mùa mưa, bạn cần đảm bảo hệ thống thoát nước tốt.

    Vào mùa nắng phải tưới nước đầy đủ cho cây.

    Tưới rãnh là phương pháp cấp nước tốt nhất vừa giúp tiết kiệm nước, không văng đất lên lá vừa giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

    • Tỉa nhánh:
    Bạn hãy tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt được phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Điều này còn giúp hạn chế sâu bệnh phát triển và cho năng suất cao.

    • Làm giàn:
    Giàn được làm bằng cây hoặc dây ni lông. Giàn sẽ giúp giữ cho cây ớt đứng vững, dể thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch và hạn chế trái ớt bị sâu bệnh do đỗ ngã.

    Mỗi hàng bạn hãy cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu và dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây. Cây ớt cao tới đâu thì bạn căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.

    • Phòng trừ sâu bệnh:
    Bạn cần phải thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Đồng thời tiến hành loại bỏ các lá già, lá sâu bệnh, phát hiện và phòng trừ kịp thời các loài dịch hại.

    [​IMG]

    Thu hoạch ớt:
    Ớt được thu hoạch khi trái bắt đầu chuyển màu. Khi thu hoạch, bạn hãy ngắt cả cuống trái được bảo quản được lâu hơn, tránh làm gãy nhánh.

    Ớt cay thì thu hoạch từ 35 – 40 ngày sau khi nở hoa. Khi cây ớt cho thu hoạch rộ thì thường 1 – 2 ngày là thu 1 lần. Nếu bạn chăm sóc tốt thì thời gian thu hoạch của cây ớt có thể kéo dài đến hơn 3 tháng.

    Như vậy trên đây là toàn bộ kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt đúng cách, thu hoạch được năng suất cao. Chúc bạn thành công!

Chia sẻ trang này