1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỹ thuật: Vị trí trên sân và tầm hoạt động của đôi chân

Chủ đề trong 'Tennis' bởi xipomos, 17/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    Kỹ thuật: Vị trí trên sân và tầm hoạt động của đôi chân

    VỊ TRÍ TRÊN SÂN

    Trong những ván đánh đơn, nơi bạn chờ đường banh đến sẽ quyết định việc bạn có đón đỡ đường banh đó được hay không. Chờ đợi banh ở một điểm chính xác có thể khiến bạn thấy mình như một tay vợt lành nghề, di động nhanh như cắt. Trong khi đó, chờ đợi banh ở một điểm không chính xác sẽ khiến bạn thấy mình như một tay mơ lóng ngóng mới cầm vợt.
    * GÓC ĐỘ TIỀM LỰC CỦA ĐỐI THỦ

    Sơ đồ 2:


    Toàn bộ chương này sẽ trở thành dễ hiểu một khi bạn đã nắm chắc khái niệm về ?oGóc độ tiềm lực của đối thủ. Trong sơ đồ 2, khi đối thủ của bạn (Y1) sắp sửa tiếp xúc banh, banh ta có quyền phát banh thẳng vào giữa sân, về phía trái, hay về phía phải của bạn. Cạnh YA của góc này thể hiện hướng phát banh thường xuyên nhất của đối thủ về phía trái của bạn (nhìn từ vị trí của đối thủ tức là về phía phải). Cạnh YB của góc này thể hiện hướng phát banh thường xuyên nhất của đối thủ về phía phải của bạn (nhìn từ vị trí của đối thủ tức là về phía trái). Góc AYB thể hiện góc độ tiềm lực của đối thủ. Nói cụ thể thì khoảng 95% những cú đánh thành công của đối thủ sẽ rơi đâu đó trong phạm vi của góc AYB. Còn 5% những cú đánh còn lại sẽ-vô tình hoặc cố ý-rơi vào khu vực tô gạch chéo hai bên sân và sát lưới. Vì đường banh của 5% này quá hẹp và quá ngắn, những cú đánh này lại thường là những cú dứt điểm và ăn chắc.

    *CẮT ĐÔI GÓC ĐỘ TIỀM LỰC CỦA ĐỐI THỦ

    Đã hiểu khái niệm ?oGóc độ tiềm lực của đối thủ? rồi thì bây giờ bạn có thể tuân theo quy tắc quan trọng nhất của Quần vợt trong việc chọn vị trí trên sân. Bất kể đối thủ đứng ở đâu, ta luôn luôn phải đứng ở một vị trí cắt đôi góc độ tiềm lực của đối thủ (Xem sơ đồ 3 và 4)

    Sơ đồ 3 , 4


    Tầm bao quát của góc độ đối thủ tùy thuộc vào sự điêu luyện của Y. Y càng điêu luyện thì vùng tô gạch chéo càng nhỏ, và góc độ tiềm lực của Y càng lớn.

    *VỊ TRÍ CHỜ ĐỢI CHÍNH XÁC
    Hãy để ý rằng trong sơ đồ 2, X luôn chờ đợi ở ngay giữa sân (X1,X2,X3) để đónh đường banh của Y. X1,X2,X3 chính là những vị trí cắt đôi góc tiềm lực của Y vì trong tình huống này Y tình cờ đứng ở giữa sân. Tuy nhiên, khhi Y đổi vị trí thì X cũng phải đổi vị trí theo để cắt đôi góc tiềm lực của Y (Xem sơ đồ 3 và 4)

    Vị trí chờ đợi chính xác:


    Chú ý rằng trong sơ đồ 3 và 4 cạnh B của góc này (cạnh biến đổi) luôn luôn dàn rộng ra xa X. Vì thế, để cắt đôi góc tiềm lực của Y, X phải tự bố trí mình trên một phần sân để chờ đón một đường banh chạm đất hướng thẳng về cuối sân (X1), và chuyển sang phần sân bên kia để đón một đường banh bổng gần lưới (X3).
    Một điều thú vị cần lưu ý là vị trí của X2 không hề thay đổi trong các sơ đồ trên bởi vì X2 chính là điểm duy nhất trên sân luôn cắt đôi góc độ tiềm lực của Y bất kể Y đứng ở vị trí nào.
    Từ những điều trên, ta rút ra 2 quy tắc về vị trí của ta trên sân (khi đối thủ đứng ở cuối sân):
    1. Khi đối thủ bạn sắp sửa tiếp xúc banh mà bạn đang ở cuối sân (X1) thì hãy chờ banh ở phần sân đối nghịch (Xem hình 18 a và b)
    2. Khi đối thủ bạn sắp sửa tiếp xúc banh mà bạn đanh ở gần lưới (X3) thì hãy chờ banh ở cùng phần sân với đối thủ. (Xem hình)

    *ĐIỀU KHIỂN ĐƯỜNG BANH
    Chúng ta vừa đề cập đến vị trí chờ banh chính xác của bạn, bây giờ ta sẽ xem xét một trong những yếu tố quan trọng nhất sẽ giúp bạn xác định xem mình phải phát banh theo hướng nào. Yếu tố chính quyết định hướng banh đi là vị trí trên sân của bạn, chứ không phải của đối thủ. (Trừ khi bạn muốn thực hiện một cú dứt điểm mà đối thủ không thể đón đỡ). Trước khi thực hiện cú đánh, bạn phải nhanh chóng quyết định những điều dưới đây. Càng chơi quần vợt nhiều thì những quyết định này sẽ trở thành một phản xạ tự nhiên và là một kinh nghiệm thú vị của trò chơi.
    * Nếu tôi thực hiện một đường banh cắt chéo sân thì tôi phải di chuyển bao xa để tiến tới vị trí chờ đợi sẵn sang và chính xác?
    * Nếu tôi thực hiện một đường banh dọc cạnh sân thì tôi phải di chuyển bao xa để tiến tới vị trí chờ đợi sẵn sang và chính xác?

    Sơ đồ 5 a và b cho thấy rằng X, sau khi tạo một đường banh cắt chéo sân, sẽ di chuyển một khoảng cách ngắn hơn là sau khi tạo một đường banh dọc theo cạnh sân. Trong sơ đồ 5a và b, chú ý rằng khi X phát banh bổng, anh ta sau khi tạo một đường banh cắt chéo sân, sẽ di chuyển một khoảng cách ngắn hơn là sau khi tạo một đường banh dọc theo cạnh sân.

    Sơ đồ 5




    Từ những điều trên, ta rút ra hai quy tắc về điều khiển đường banh:
    1. Khi ở cuối sân thì phát banh bắt chéo sân sẽ giúp bạn nhanh chóng trở về vị trí chờ đợi chính xác trên sân (vị trí cắt đôi góc tiềm lực của đối thủ).
    2. Khi ở gần lưới thì phát banh dọc cạnh sân sẽ giúp bạn nhanh chóng trở về vị trí chờ đợi chính xác trên sân (vị trí cắt đôi góc tiềm lực đối thủ).

    Sơ đồ 6:
  2. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    TẦM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÔI CHÂN​
    Cách bạn di chuyển đôi chân trên sân cũng là một khía cạnh quan trọng của kĩ thuật quần vợt. Điều đáng tiếc là không có một hệ thống nào làm chuẩn cho việc tập luyện hay thực hiện kĩ thuật này. Thực tế thì mỗi huấn luyện viên có một phương pháp riêng. Một số người vạch ra sơ đồ cho bước chân của bạn, số khác thậm chí còn vẽ cả những dấu chân tren mặt sân, buộc bạn bước theo, trong khi một số khác nữa không hề nhắc nhở gì đến tầm hoạt động của đôi chân bạn.
    Buộc đôi chân phải di chuyển theo sơ đồ vạch sẵn là một phương pháp máy móc và ít hiệu quả thực tế. Nhưng không quan tâm đến vấn đề này thì bạn sẽ gặp những bất lợi sau:
    *Đón đường banh không kịp thời.
    *Mất thăng bằng khi tiếp xúc banh.
    *Không thể tạo phương chuyển động thẳng cho vợt.
    *Phản xạ chậm khi cần quay lại tư thế sẵn sang đón banh.
    *Dễ gặp tình huống đi sai hướng vì quán tính của trọng lượng thân thể.
    Chương này trình bày phương pháp của HLV Al Secunda. Nó dựa trên hai nguyên tắc chính: Việc tập luyện và thực hiện các thế chân phải là một kinh nghiệm vui thú, và thế chân được dùng phải hoạt động hữu hiệu.
    Có ba vấn đề quan trọng khác biệt trong thế chân: chạy tới đón banh, vị trí chân lúc tiếp xúc banh, và lui về tư thế sẵn sang chờ đối thủ phản công.
    *CHẠY TỚI ĐÓN BANH
    Nếu ta đang băng qua đường mà một chiếc xe tải đang lao tới ta với vận tốc 80km/g thì ta không muốn hình thành một phương cách ?ochính xác? hay ?ođúng kĩ thuật? để điều khiển đôi chân đâu. Ta chỉ cố chạy hết ga qua bên kia đường mà thôi. Chạy kiểu nào cũng không quan trọng, miễn là ta không vào nhà xác là tốt.
    Với quần vợt cũng vậy, việc đạt được mục đích kịp thời quan trọng hơn phong cách thực hiện nhiều. Bạn không cần lo lắng nhiều đến hoạt động của đôi chân mình đâu, tuy nhiên có vài bí quyết quan trọng mà không được quên:
    *Trong khi chờ đối thủ đánh trả, hãy chờ đợi trong tư thế bất động và trọng lượng cơ thể phân bố đồng đều trên hay bàn chân. Hai chân nên hơi choãi rộng. Lúc đối thủ tiếp xúc banh, hãy bảo đảm là bạn phải ở trong tư thế thật thăng bằng và trọng lượng của bạn không ngả dồn theo một hướng nào cả.
    *Lúc đối thủ tiếp xúc banh, bạn không nên dồn sức nặng lên hai gót mà phải dồn xuống mặt dưới của gót chân (phần thịt)
    * Một khi bạn đã xác định được đường banh của đối thủ, hãy chạy thẳng tới vị trí tiếp xúc banh chính xác dọc theo con đường đã dự trù này. Đừng quên, khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm là một đường thẳng.
    *VỊ TRÍ CHÂN LÚC TIẾP XÚC BANH
    Ngay trước khi, trong khi và sau khi tiếp xúc banh, thân hình bạn phải luôn luôn giữ thăng bằng bất kể bạn đang di chuyển hay bất động. Các tay vợt nhà nghề, những người trượt pa-tin, các vũ công, v.v? thực hiện các động tác của họ trông thật dễ dàng bởi vì thân hình họ luôn giữ được thăng bằng mặt dù họ đang di chuyển. Thế sự thăng bằng là gì và làm thế nào để nâng cao sự thăng bằng?
    *Hãy tưởng tượng có một đường thẳng chia đôi cơ thể bạn từ trán xuống dưới bụng. Đường này chính là trục thẳng đứng của bạn. Trọng tâm của bạn sẽ nằm đâu đó trên trục này. Sự thăng bằng là trạng thái ổn định và thoải mái đạt được khi trọng lượng phân bố đồng đều ở hai bên trục thẳng đứng này.
    Để giúp cơ thể đạt được sự thăng bằng cao, hãy làm hai điều sau đây:
    1. Trước khi, trong khi và sau khi tiếp xúc banh, hãy tạo một mặt để rộng (ít nhất cũng phải 60 cm) giữa hai chân bạn. Một mặt để rộng sẽ tăng cường sự thăng bằng của bạn. (Hãy nghĩ đến mặt đế của một hình kim tự tháp để hình dung được độ rộng mặt để phù hợp cho bạn).
    2. Chỉ co gập thân thể ở đầu gối chứ không ở ngang hông. Hơi khụyu gối xuống lúc tiếp xúc banh sẽ hạ thấp trọng tâm của bạn xuống và cho bạn một mặt đế thăng bằng hơn.
    Nếu không gợi ý trên có vẻ quá phức tạp thì cũng đừng bận tâm. Vấn đề là phải cố giữ trạng thái thăng bằng và thoải mái suốt một động tác vung vợt. Nếu bạn phải di chuyển thì cũng phải cố giữ thăng bằng. Thăng bằng ngay lúc tiếp xúc banh quan trọng hơn là một tư thế chân phức tạp.
    Nếu bạn không thích nghĩ ngợi về chuyện giữ thăng bằng, cứ thư giãn đi. Chỉ chạy theo banh với bất kỳ cách nào bạn muốn và tập trung chú ý vào việc điều khiển đường banh với bàn tay bạn. Tay bạn càng điêu luyện thì thế chân càng trở nên ít quan trọng.
    *CÁC TƯ THẾ CHÂN PHỔ BIỂN NHẤT
    Phần này được soạn thảo cho những ai cần hoặc muốn quan tâm đến những thế chân đặc biệt. Nếu bạn đã hài lòng với thế chân hiện thời của mình thì có thể bỏ qua phần này.
    Nếu thời gian cho phép, hãy tiếp xúc banh từ một trong bốn tư thế bình ổn sau đây:
    1. Thế chân thẳng
    2. Thế chân chéo
    3. Thế chân qua chân
    4. Thế chân choãi rộng
    Những danh thủ thi đấu thường dùng cả bốn thế chân này trong một set banh. Sự lựa chọn thế chân của họ thường được xác định bằng ba yếu tố:
    1. Phù hợp với thế chân riêng. Một số người cảm thấy có thể thoải mái hơn khi sử dụng thường xuyên một thế chân nào đó.
    2. Khoảng cách so với trái banh đang bay đến. Nếu một người sợ là mình không đón banh kịp thời thì anh ta sẽ dùng một thế chân có thể nối dài tối đa tầm với của mình.
    3. Khoảng cách phải di chuyển khi trở về vị trí chờ đợi sẵn sang. Một người nếu biết mình phải quay lại thật nhanh về khu vực sân thích hợp thì ngay lúc tiếp xúc banh, anh ta sẽ dùng một thế chân giữ cho trọng lượng của anh ta cân bằng hơn là một thế chân khiến trọng lượng co thể dồn về một hướng.
    Nếu bạn mới tập chơi quần vợt hay là người không hài lòng với thế chân của mình hiện thời thì nên làm những điều sau: cố gắng phát huy thế chân thẳng trước tiên. Nếu được thực hiện chính xác thì thế chân này sẽ nâng cao bốn yếu tố quan trọng nhất của một thế chân tốt. Nếu thực hiện không đúng thì bạn sẽ biến nó thành thế chân chéo hay thế chân-qua-chân được. Thế chân thẳng đặc biệt hữu ích dễ giúp bạn được chuyển động thẳng của vợt.
    Trừ phi bạn là người chơi trình độ cao hay là một người thích thế chân choãi rộng, các huấn luyện viên tên tuổi đều khuyên bạn không nên tập thế chân này sớm, bởi nó dễ tạo cho bạn những thói quen không tốt như:
    *Tạo những động tác vợt xoay tròn chứ không đi thẳng.
    *Đẩy banh về phía trước hơn là ?ophát? bạnh đi.
    *Dùng lực ở cổ tay quá lố để quật banh làm cánh tay mau mỏi và cơ thể không thoải mái.
    ?
  3. xipomos

    xipomos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2003
    Bài viết:
    993
    Đã được thích:
    0
    Thế chân thẳng
    Trong tư thế này, hai chân tạo thành một đường thẳng tưởng tượng song song với các đường vạch dọc theo hai cạnh sân. Với cú đánh thuận, thế chân thẳng được tạo bằng cách bưới chân trái lên trước. Bước chân này sẽ chuyển trọng lượng lên chân trái trước khi tiếp xúc banh. Với cú đánh ngược, thế chân thẳng đựợc tạo bằng cách bước chân phải lên trước. Bước chân này sẽ chuyển trọng lượng lên chân phải trước khi tiếp xúc banh. (Xem hình 14 từ a đến c)
    Hình 14 a: Tạo thế chân thẳng cho cú đánh thuận bằng cách bước chân trái lên trước
    Hình 14 c: Tạo thế chân thẳng cho cú đánh ngược bằng cách bước chân phải lên trước
    Các thuận lợi của thế chân này là:
    * Dễ tạo phương chuyển động thẳng cho đường vợt bởi vì nó duy trì đựoc sự thăng bằng của bạn.
    *Bước chân dài về phía trước giúp bạn dễ tạo cú đánh xoáy lốc.
    *Một khi đã hoàn tất cú đánh thì tư thế này giúp bạn nhanh chóng quay lại khu vực chính xác trên sân để chờ đợi đường banh kế tiếp của đối thủ.
    Bất lợi chính yếu của thế chân này là khó mà tạo được tư thế này vào mọi lúc. Ngay cả những tay vợt cao thủ cũng không phải lúc nào cũng luôn tạo được bước chân song song với các đường vạch cạnh sân.
    Thế chân chéo
    Hình 15a: thế chân chéo cho cú đánh thuận bằng cách bước chân trái về phía cột lưới trái
    Thế chân chéo cũng tương tự như thế chân thẳng chỉ khác ở chỗ là bước chân cuối cùng không tiến thẳng về phía trước mà hơi chéo về hướng cột căng lưới. Với cú đánh thuận, thế chân chéo được tạo bằng cách bước chân trái về phía cột lưới trái. Hãy lưu ý rằng mặt ngoài của bàn chân, chứ không phải mũi giày, sẽ hướng về phía cột lưới. Bước chân này sẽ chuyển trọng lượng lên chân trái trước khi tiếp xúc banh. (xem hình 15 từ a đến c)
    Với cú đánh ngược, thê chân thẳng tạo được bằng cách đưa chân phải (mặt ngoài chân phải) về hướng cột lưới bên phải. Bước chân này sẽ chuyển trọng lượng lên chân phải trước khi tiếp xúc banh;
    Các thuận lợi của thế chân này là:
    * Dễ tạo được tư thế này.
    * Nó cho phép điều chỉnh khi phán đoán nhầm khoảng cách đối với banh.
    * Nó cho phép bạn nhanh chóng quay lại khu vực chính xác trên sân để chờ đợi đường banh kế tiếp của đối thủ, một khi bạn đã hoàn thành cú đánh của mình.
    Hình 15b và c: Tạo thế chân chéo cho cú đánh ngược bằng cách bước chân phải về phía cột lưới phải.
    Các bất lợi của thế chân này là:
    *Trong khi giữ thăng bằng bạn khó tạo được phương thẳng cho đường vợt.
    *Một số người thấy yếu thế hay lung túng khi dùng thế chân này trong cú đánh ngược.
    Thế chân-qua-chân
    Thế này được tạo ra khi chân này tréo qua chân kia. Với cú đánh thuận, thế chân-qua-chân được tạo bằng cách bước chân trái tréo qua và về phía trước chân phải. Như các tư thế khác, thế chân này sẽ chuyển trọng lượng lên chân trái trước khi tiếp xúc banh. Với cú đánh ngược, thế chân-qua-chân được tạo bằng cách bước câhn phải tréo qua và về phía trước chân trái. Bước chân này sẽ chuyển trọng lượng lên chân phải trước khi tiếp xúc banh. (xem hình 16 từ a đến c)
    Hình 16 a Tạo thế chân qua chân cho cú đánh thuận bằng cách bước chân trái lên và chéo qua chân phải.
    Các thuận lợi của thế chân này là:
    *Thế chân này cho bạn tầm với lớn nhất, đặc biệt là trong các tình huống ?khẩn cấp? khi bạn phải đón một trái banh cách xa bạn.
    *Bạn có thể vừa tạo phương thẳng cho đường vợt vừa giữ được thăng bằng.
    *Khi bạn tạo thế chân thẳng mà phán đoán sai cự li đối với banh thì có thể dùng tư thế chân-qua-chân để giúp bạn với banh hơn.
    Hình 16 b và c Tạo thế chân qua chân cho cú đánh ngược bằng cách bước chân phải và chéo qua chân trái
    Bất lợi chính yếu của thế chân này là : nagy lúc tiếp xúc banh, hai chân bạn chéo qua vào nhau và trọng lượng cơ thể cùng quán tính sẽ dồn về hướng cạnh sân. Sauk hi tiếp xúc banh ở tư thế này thì khó mà quay lại thật nhanh về vị trí cũ.
    Thế chân choãi rộng
    Hình 17 a Tạo thế chân choãi rộng bằng cách bước ngang chân phải về phía bên phải
    Trong tư thế này, hai chân tạo thành một đường thẳng tưởng tượng song song với các đường vạch cuối sân. Trong tư thế này, phần bụng hướng thẳng về phía lưới. Với cú đánh thuận, thế chân choãi rộng được tạo bằng cách bước ngang chân phải vể phía bên phải. Bước chân này sẽ chuyển trọng lượng lên chân phải trước khi tiếp xúc banh.
    Hình 17 b và c : Tạo thế chân choãi rộng cho cú đánh ngược bằng cách bước chân phải lên và chéo qua chân trái
    Với cú đánh ngược, thế chân này được tạo bằng cách bước ngang chân trái về phía trái. Bước chân này sẽ chuyển trọng lượng lên chân trái trước khi tiếp xúc banh. (Xem hình 17 từ a đến c)
    Bạn sẽ thấy nhiều tay vợt nhà nghề sử dụng thế chân choãi rộng cho những cú đánh thuận của họ. Các thuận lợi của thế chân này là:
    *Không đòi hỏi nhiều thời gian để tạo thế chân này.
    *Bạn có thể tạo cú đánh thuận rất mạnh trong khi nhanh chóng chuyển sang thế chân này.
    *Một khi đã hoàn tất cú đánh thì tư thế này giúp bạn nhanh chóng quay lại khu vực chính xác trên sân để chờ đợi đường banh kế tiếp của đối thủ.
    *Nếu chơi trên sân nệm đất (có độ banh nẩy ngang tầm hông), thế chân này giúp bạn chuyển đổi các cú đánh dễ dàng mà vẫn duy trì được thăng bằng và vị trí trên sân.(Trong trường hơp này thì hai đầu gối phải hơi rùn xuống để hạ thấp trọng tâm).
    Các bất lợi chính của thế chân này là:
    *Khó tạo những đường banh xoáy lốc trong cú đánh ngược khi dùng thế chân này.
    *Khó tạo phương thẳng đứng cho chuyển động của vợt khi phần bụng hướng thẳng về phía dưới.
    * Với một số người thì khi dùng thế chân này trong cú đánh ngược, họ thấy khó tạo được đường banh mạnh hay trơn tru.
    *TRỞ VỀ VỊ TRÍ SẴN SÀNG CHỜ ĐỢI ĐỐI THỦ PHẢN CÔNG
    Sau khi tiếp xúc banh, yếu tố quan trọng nhất cần phải cân nhắc khi di chuyển về vị trí thích hợp để đón banh chính là quán tính của trọng lượng cơ thể. Điều thiết yếu là phải giữ trọng lượng cơ thể không đổ về hướng nào cả trước khi đối thủ tiếp xúc banh. Nếu bạn dồn trọng lượng về phía trái mà đối thủ lại quật banh về phía bên phải của bạn thì quán tính của cơ thể sẽ không cho bạn quay nhanh về phía bên phải đónh banh kịp thời.
    Muốn đạt được điều này , các bước chân cuối cùng của bạn phải là các bước ngang (bước hoặc lê bàn chân) và phải được thực hiện với cơ thể bạn hướng thẳng về phía lưới. Dù chậm hơn là chạy, bước chân này sẽ giúp bạn di chuyển về tư thế sẵn sang với trọng lượng ở vào thế tương đối cân bằng.
    Chỉ khi nào bạn buộc phải đón đỡ một đường banh bay ngoài khu vực sân thì bạn mới chạy thẳng về vị trí cần thiết. Trong trường hợp này, bạn cần phải vượt qua một khoảng cách lớn trong một thời gian ngắn. Ngoại trừ trường hợp này, bạn nên luôn cố dùng các bước ngang làm bước cuối cùng để di chuyển bạn về tư thế sẵn sàng.
    Nếu đối thủ của bạn sắp sửa tiếp xúc banh mà bạn vẫn chưa đến được vị trí cần thiết thì HÃY DỪNG LẠI! Cứ chuẩn bị sẵn sàng đónh banh cho dù bạn không đứng đúng vị trí bạn muốn. Tư thế bình ổn này giúp bạn phản xạ nhanh khi chạy theo đường banh.
    *THẾ CHÂN THÍCH HỢP NHẤT CHO BẠN
    Bạn vừa được giới thiệu bốn thế chân khác nhau và các tình huống ứng dụng cũng như các thuận lợi và bất lợi của chúng. Đừng bận tâm nếu bạn thấy phân vân. Mục đích của phần trên chỉ nhằm cho bạn được toàn bộ vấn đề kĩ thuật của các thế chân có thể sử dụng.
    Cho dù thế chân hiện thời của bạn khác hẳn bốn thế vừa nêu, hãy bảo đảm sao cho thế chân bạn đang sử dụng cho phép bạn làm được những điều sau:
    *Thăng bằng
    *Ổn định (hai chân phải đứng yên) trước, trong , và sau khi tiếp xúc banh.
    *Có thể tạo được phương thẳng chuyển động của vợt và
    *Có thể di chuyển nhanh chóng về vị trí sẵn sàng.
    Nếu thế chân hiện thời của bạn đã có được bốn yêu tố trên thì cứ giữ nguyên thế chân đó. Việc cố gắng học thêm một thế chân mới để bạn thấy thoải mái khi sử dụng trong thi đấu đòi hỏi nhiều tập luyện và nhẫn nại. Trừ phi bạn có khả năng và muốn tập một thế chân mới (trên sân banh hay tại nhà) thì chuyện đổi hẳn thế chân hiện thời là không thực tế.
    Tóm lại, bạn chỉ cần nhớ rằng mục đích của thế chân, bất kể bạn dùng thế chân nào, là giúp bạn tạo được những đường banh thích thú và chính xác. Thế chân của bạn không bao giờ được đặt cơ thể bạn vào một tư thế không thoải mái hay là hỏng khoảnh khắc tiếp xúc banh.

    [nick][nick]
    Được xipomos sửa chữa / chuyển vào 02:57 ngày 29/04/2005

Chia sẻ trang này