Ký ức Cự Nẫm Ký ức Cự Nẫm ?o... Ở Bố Trạch à! Có biết Cự Nẫm không? Hồi trước mình có ở đó một ngày trước khi vào chiến trường đấy! Không biết vùng đó bây giờ thế nào chứ ngày đó bom Mỹ đánh ác liệt lắm...?. Đã rất nhiều lần, ở Hà Nội, tôi được nghe câu hỏi này từ những cựu chiến binh. ?oLàng qua đêm? Hồi còn là sinh viên, khi biết tôi là người Bố Trạch ?" Quảng Bình, Tiến sĩ Dương Xuân Sơn, giảng viên Trường Đại học KHXH-NV thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, đã mấy lần kể cho tôi nghe chuyện ngày vào chiến trường miền Nam, dừng chân ở làng Cự Nẫm 3 ngày... Trong câu chuyện của ông, Cự Nẫm luôn là nỗi ám ảnh về một nơi bị bom Mỹ đánh phá vô cùng ác liệt. Đó còn là một nơi dừng chân của hầu hết những đoàn quân khỏe mạnh từ miền Bắc vào và thương bệnh binh từ chiến trường miền Nam ra. Ngã ba Cự Nẫm hôm nay. Những người già ở Cự Nẫm kể lại rằng: Suốt từ năm 1966 đến đầu năm 1975, hầu như ngày nào cũng có những đoàn quân đi qua vùng đất này. Cứ chiều chạng vạng, theo đường 15 và tỉnh lộ 2, quân từ Hà Tĩnh, Tuyên Hóa, Minh Hòa đổ về vùng Cự Nẫm. Việc đầu tiên là Binh trạm giao liên đóng ở đây chia quân để bộ đội ở tạm trong các nhà dân. Hôm nào quân đông quá, nhà dân không đủ chỗ thì đóng trong những khu rừng ven làng. Tờ mờ sáng hôm sau, cả vùng đã rì rào. Bộ đội tập trung, nhận đơn vị cùng quân tư trang và bắt đầu hành quân, thực sự đi vào chiến trường... Suốt 9 năm trời, ngày nào, đêm nào cũng vậy. Và rồi cái vùng đất này được nhiều người ví von là ?olàng qua đêm? hay ?olàng một đêm? của Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ. Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Nga, năm nay 64 tuổi, người Nghi Lộc ?" Nghệ An, vào dạy học cấp 3 ở Cự Nẫm từ năm 1970 đến 1972 kể cho chúng tôi nghe về kỷ niệm không thể nào quên: Vào một buổi chiều năm 1971, khi đang trông đứa con nhỏ, thì có một cậu học trò tìm đến và hỏi rằng: ?oCô có phải là cô Nga ở Nghi Lộc và học Trường Huỳnh Thúc Kháng không? Cô có một người bạn học tên là Khôi đang ở Khương Sơn muốn gặp??. Thì ra một người bạn thân hồi học cấp 3 ở cùng làng với cô trên đường hành quân dừng chân ở Cự Nẫm đã hỏi dò tìm đồng hương và tìm ra cô. Đi bộ hơn 5 km, cô giáo Nga tìm đến nhà có anh bạn tên Khôi đang trú thì được biết là theo lệnh đột xuất, anh ấy đã hành quân cách đấy 30 phút? Hai năm sau, cô biết tin người bạn đó đã hy sinh ở mặt trận đường 9 ?" Nam Lào. Cô Nga kể rằng: ?oBộ đội vào, anh nào cũng hỏi tìm đồng hương. Gặp được ai là mừng lắm. Đi chưa biết ngày về, nên ai cũng muốn gặp người cùng quê, gọi là để chào quê hương??. Ký ức của một nhân chứng Một lớp mẫu giáo xã Cự Nẫm năm 1968. Ảnh: T.L. Tại vùng đất Cự Nẫm, khi hỏi đến ông Mai Xuân Giá, ai cũng biết. Ông Giá nguyên là chỉ huy tiểu đội du kích, thực hiện rào làng Cự Nẫm chiến đấu với Pháp suốt những năm 1947-1949. Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ, ông từng là Chủ nhiệm hợp tác xã rồi Bí thư Đảng bộ xã Cự Nẫm. 89 tuổi, ông Giá còn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Ông kể rằng hồi đó lúc nào máy bay Mỹ cũng quần thảo trên đầu. ?oNghĩ lại cũng lạ thiệt! Mỹ hắn biết cái vùng ni là nơi tập kết, chuyển giao quân của mình chứ. Thế mà không làm sao đánh được cả??. Dưới bom đạn Mỹ, người dân Cự Nẫm vẫn ra đồng sản xuất, những đứa trẻ vẫn chào đời, những lớp học vẫn được mở? Theo ông Giá, bộ đội từ Bắc vào sau khi tập kết ở đây được chia thành 2 ngả để vào chiến trường. Một hướng đi theo đường 15 và đường mòn Hồ Chí Minh phía đông dãy Trường Sơn; hướng thứ hai đi ngược theo đường 20 Quyết Thắng qua Lào, sau đó hành quân theo đường mòn phía tây dãy Trường Sơn. Ngã ba Cự Nẫm ngày đó là một vị trí chiến lược trọng điểm mà bom Mỹ tập trung đánh phá. Nó là giao điểm của đường 15, tỉnh lộ 2 và đường từ phà sông Gianh vượt qua núi Ba Trại lên. Vừa là tuyến vận tải cơ giới vừa là điểm tập trung chuyển quân, ?oVì rứa, nên Mỹ cứ nhăm nhăm đánh phá. Bom trên trời, ca nông từ biển bắn vào. Không có chỗ mô lại không có hố bom? - ông Giá nói. Ông nhớ như in trận bom B52 đầy tang tóc đối với người Cự Nẫm chiều 25 tháng chạp Tết Mậu Thân 1968. Với trận bom đó, 82 người dân vùng Khương Sơn - Cự Nẫm đã bị giết. ?oBọn tui cùng bộ đội phải khâm liệm, chôn cất cả đêm. Đến tờ mờ sáng, khi bộ đội chào để đi, thì mới xong? Hồi đó tui cứ động viên mọi người rằng mình mất mát rứa ăn thua chi với bộ đội vô chiến trường? ?" lời ông Giá. Tình người và đất Ông Nguyễn Văn Đường, 73 tuổi, nhà ở thôn 3 kể lại một chuyện như sau: Năm 1971, trong số các bệnh binh từ chiến trường miền Nam chuyển ra có một anh bị thương ở đầu nên thường nổi cơn phá phách. Đêm đầu tiên về đến trạm xá, anh ấy đã lên cơn và bỏ chạy vào rừng. Dân quân, tự vệ cùng bộ đội được huy động đi tìm. Đưa về trạm xá, đêm hôm sau anh lại lên cơn phá phách. Mọi người bàn nhau đưa anh về nhà dân ở cho anh có cảm giác được sống trong nhà mình. Vậy mà anh đỡ hẳn... Không chỉ những đoàn bộ đội vào Nam mới ghé lại đây. Tất cả thương bệnh binh từ chiến trường, trước khi chuyển ra miền Bắc cũng đều dừng chân trên vùng đất này. Mặc dù có một trạm xá quân đội ở thôn Khương Sơn, nhưng phần lớn thương bệnh binh khi tới đây đều được người dân chăm sóc hết sức tận tình. Chiến tranh đã đi xa. Về Cự Nẫm bây giờ khó mà nhận ra dấu vết của một thời đạn bom ác liệt. Ngày đó, cái vùng đất rộng chưa đến 3.500ha này có tới 315 người dân thường bị chết và không ngôi nhà nào là không từng bị cháy, sập... vì bom đạn Mỹ. Giờ đây, những đồi thông đã mọc xanh trên vùng đất bị cày nát vì bom Mỹ. Vết thương chiến tranh đã liền da, nhưng ký ức về những ngày tháng khó khăn ác liệt ở vùng đất này vẫn không hề phai nhòa trong tâm khảm của phần lớn người dân ở đây. Bà Nguyễn Thị Quý, vợ ông Giá, năm nay 79 tuổi, kể lại rằng: ?oNgày đó, bộ đội đến là dân nhường nhà. Có cái gì ăn ngon là dân mời. Mà cũng chẳng có gì nhiều cả. Toàn rau cỏ cả thôi. Đêm bom Mỹ đánh thì lại nhường hầm. Nhà mô cũng rứa cả??. Còn ông Mai Xuân Giá trong câu chuyện với chúng tôi cho rằng vì chỉ là một điểm dừng chân qua đêm nên không phải ai cũng nhớ đến Cự Nẫm. Ông chỉ mong những người lính năm xưa nếu có dịp qua lại vùng đất này ghé lại thắp cho những đồng đội vô danh trong nghĩa trang liệt sĩ của xã một nén hương. Những năm tháng ác liệt đó, nhiều người lính khi hành quân tới đây đã hy sinh vì bom Mỹ mà không kịp vào tới chiến trường để thỏa ước nguyện đời trai thời chinh chiến của mình. Sau chiến tranh, mộ của các anh được tập kết về Nghĩa trang liệt sĩ xã Cự Nẫm. Trong nghĩa trang này, có tất cả 290 phần mộ. Ngoài 10 liệt sĩ đã hồi hương và số liệt sĩ người Cự Nẫm, có đến 77 ngôi mộ vô danh. Trên mộ họ là dòng chữ ?oLiệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc!?. ?oGiá mà có cách chi tìm được gốc tích của các anh và báo cho gia đình họ biết! Tội quá chú à!...?- mắt vẫn dõi qua khu vườn nhà mình hướng lên đồi thông xanh mướt, ông Giá trầm ngâm nói... TRẦN LƯU Nguồn: http://www.sggp.org.vn/phongsudieutra/nam2005/thang3/40196/