1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ký ức Hội Đền Hùng

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi hoangtrungmanly, 28/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangtrungmanly

    hoangtrungmanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Nét mới trong lễ hội Đền Hùng 2006
    Cứ đến tháng Ba âm lịch hàng năm, nhân dân cả nước ?oDù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba? nô nức đổ về trẩy hội Đền Hùng.

    Lễ hội Đền Hùng
    Năm Bính Tuất - 2006, theo quy định tại Nghị định số 82/NĐ-CP của Chính phủ ngày 6/11/2001 là năm lẻ, nên UBND tỉnh Phú Thọ được giao trách nhiệm chủ trì tổ chức ngày giỗ Tổ.
    Để tổ chức thành công giỗ Tổ Hùng Vương năm Bính Tuất 2006, công tác chuẩn bị của UBND tỉnh Phú Thọ đã được tiến hành ngay từ trước Tết Nguyên đán.
    Theo sự phân công của UBND tỉnh, Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã chủ động phối hợp với các ngành liên quan để xây dựng và tham mưu trình UBND tỉnh thông qua kế hoạch tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương năm 2006.
    Theo kế hoạch này, phần lễ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 3 - 10/4 (tức từ ngày mồng 6 - 10/3 âm lịch). Trong đó lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng được tổ chức vào 7 giờ ngày 10/3 năm Bính Tuất.
    Phần hội diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 3 - 7/4 (tức từ ngày mồng 6 - 10/3 năm Bính Tuất). Các hoạt động lễ - hội năm nay diễn ra trong vi phạm không gian từ khu vực Đền Hùng đến thành phố Việt Trì và vùng phụ cận của 2 huyện Lâm Thao và Phù Ninh, trong đó trung tâm là Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
    Các hoạt động lễ, đặc biệt là lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng sẽ được tổ chức trang nghiêm, trọng thể, thành kính tại ?oĐiện Kính Thiên? trên núi Nghĩa Lĩnh.
    Lễ hội sẽ được tổ chức một cách quy mô và hoành tráng thông qua các hoạt động thể thao, hội chợ và các tour du lịch gắn với chương trình ?oDu lịch về cội nguồn? của 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.
    Tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, các hoạt động văn hóa dân gian được tổ chức tại khu vực nhà Công Quản - Bảo tàng Hùng Vương và khu Trung tâm lễ hội gồm: Rước kiệu truyền thống của 5 xã vùng ven khu di tích; thi nấu cơm, thi giã bánh dày, tổ chức đánh trống đồng, đâm đuống của các nghệ nhân Mường (Thanh Sơn, Phú Thọ); tổ chức hát Xoan, hát Ghẹo, múa sư tử; tổ chức biểu diễn văn nghệ của các đoàn nghệ thuật trong và ngoài tỉnh, các tiết mục đặc sắc trong liên hoan văn nghệ quần chúng tỉnh Phú Thọ...
    Tại khu văn hóa thể thao của trung tâm lễ hội sẽ tổ chức các hoạt động: Giải bóng chuyền nam, giải bắn nỏ toàn tỉnh, giải cờ tướng tỉnh Phú Thọ mở rộng.
    Tại thành phố Việt Trì tổ chức liên hoan văn nghệ quần chúng và hội trại văn hóa; tổ chức lễ đón bằng công nhận di tích lịch sử quốc gia và công bố quyết định thành lập phường Xoan An Thái (Phượng Lâu, thành phố Việt Trì).
    Sở Thương mại - Du lịch tổ chức Hội chợ Hùng Vương từ ngày 4 - 10/3 âm lịch. Sở Thể dục - Thể thao phối hơp với thành phố Việt Trì tổ chức thi bơi chải trên sông Lô địa phận phường Bạch Hạc và tổ chức giải bóng chuyền các đội mạnh toàn quốc tranh cúp Hùng Vương.
    Ngoài ra, ở khu vực Việt Trì còn tổ chức các hoạt động văn hóa, tham quan vườn tượng và bắn pháo hoa tầm thấp vào hồi 21 giờ ngày 9/3 âm lịch; khu vực thị trấn Lâm Thao tổ chức các hoạt động tuyên truyền trực quan và bắn pháo hoa tầm thấp vào hồi 21 giờ ngày 9/3 âm lịch.
    Để đảm bảo tốt cho lễ hội năm 2006, UBND tỉnh đã quyết định thành lập Ban tổ chức để chỉ đạo, điều hành các hoạt động lễ hội. Ngay từ những ngày đầu năm, công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, chỉnh trang cảnh quan đô thị, nâng cấp nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, các dịch vụ Bưu chính viễn thông... để phục vụ đồng bào và du khách hành hương về dự lễ hội đã được tiến hành.
    Đặc biệt công tác chỉ đạo thi công các hạng mục công trình tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng đang được tăng cường và gấp rút hoàn thiện để đưa vào sử dụng phục vụ lễ hội, đó là: Cụm dịch vụ ngã 5 Đền Giếng, các công trình vệ sinh trên núi Hùng, đường dạo, đường giải tỏa đền Mẫu Âu Cơ, các kiốt xung quanh hồ Khuôn Muồi, điện chiếu sáng nội thất tai các đền.
    Xây dựng các nhà hàng ăn uống tại, nhằm bảo đảm cho khách ăn ngon, giá cả hợp lý. Tập trung tổ chức xây dựng 2 hàng quán bán hàng lưu niệm theo mẫu thiết kế chung, tổ chức các điểm dịch vụ bán hàng để phục vụ du khách. Đến nay, đã có 17 kiốt bán hàng, 3 cửa hàng ăn uống phục vụ trong lễ hội.
    Phối hợp với huyện Lâm Thao và các xã vùng ven tổ chức các điểm bán hàng cho nhân dân, không để tình trạng bán hàng rong lan tràn, gây ảnh hưởng tới nếp sống văn minh trong khu di tích. Xây mới 2 công trình vệ sinh, tu bổ và phân luồng ra vào ở 5 trục đường chính, nhằm đảm bảo cho du khách yên tâm khi đến lễ hội...
    Tạ Văn Toàn (Tiền Phong)
    Ko biết có đúng như báo nói ko nhỉ???
  2. hoangtrungmanly

    hoangtrungmanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    [​IMG][​IMG]
  3. dxt87

    dxt87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Năm nay ko được đi hội đền Hùng ,tiêc thật. Bât giờ chắc đền Hùng đẹp lắm
    Ôi, tôi yêu đền Hùng.Tôi yêu Phú Thọ
  4. dxt87

    dxt87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Năm nay ko đi đền Hùng được,tiêc quá
    Chắc đền Hung năm nay đẹp lắm
    Ôi tôi yêu đền Hùng.Tôi yêu Phú Thọ
  5. bienbuonvn

    bienbuonvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Đền Hùng năm nay thật tuyệt vời. Uổng quá, nếu ko về
  6. bienbuonvn

    bienbuonvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Thêm nữa nè[​IMG]
  7. lomromcom

    lomromcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    các bác àh!!! Đen cho bọn em quá !!!! Hôm mùng 9 tất cả 10 anh em về đi hội Đền Hùng nhưng buồn quá.trên đường bọn em bị tai nạn ở đoạn Vĩnh Yên...Thế là anh em phải tạm trú lại ở Bênh Viện Vĩnh Yên mất vài ngày...hic hic Ko đi Hội được.....Buồn+Tiếc
    Trên đường đi hội......
    [​IMG]
    trong bệnh viện..hic hic
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. lomromcom

    lomromcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  9. lomromcom

    lomromcom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  10. hoangtrungmanly

    hoangtrungmanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Về Đền Hùng, suy tưởng đến cội nguồn
    Ngày 12/7, đoàn thanh niên Việt kiều đã hành hương về Đền Hùng làm lễ dâng hương. Ở đây, những tâm sự sâu kín của những người con xa quê hương được dịp bộc bạch.
    Cái nóng của vùng đất núi và lời cảnh báo sẽ phải leo hơn 500 bậc để lên đến đền Thượng và cũng phải đi thêm số bậc tương tự để xuống tới nơi đậu xe không hề làm giảm sự hăng hái của các thành viên trong đoàn.
    Các câu hỏi được liên tục đặt ra cho hướng dẫn viên và thành viên ban tổ chức: "Tại sao lại chia làm 3 khu đền? Số bậc thang 525 có ý nghĩa gì? Khi dâng hương phải làm gì? Những bàn đá đặt tại các khu đền có ý nghĩa lịch sử gì không?...".
    Nguyễn Thành Lê, 19 tuổi (trở về từ Séc) cho biết em rất thích khi được nghe kể câu chuyện về Mẹ Âu Cơ sinh bọc trăm trứng và chuyện dựng nước, giữ nước của các đời vua Hùng. "Em cùng bố mẹ sang Séc sinh sống từ nhỏ nên chỉ được nghe chuyện về các vị vua Hùng qua lời kể của bố mẹ. Hôm nay là lần đầu tiên em được tận mắt chứng kiến và hiểu thêm về ý nghĩa của từ đất Tổ vua Hùng"- Lê nói.
    Đến đền Trung, nhiều bạn thanh niên sà ngay tới những chiếc bàn đá để nghỉ giải lao và tranh thủ lau những dòng mồ hôi chảy dài trên má, trán và cổ.
    Vừa cầm quạt phe phẩy nhằm làm dịu bớt cái nắng ban trưa, Lê Xuân Thành, 19 tuổi (từ Pháp) kể bạn rất vui khi gia chuyến đi tới một số địa phương trong 3 ngày qua.
    "Hôm nay về thăm Đền Hùng, em càng cảm thấy tự hào hơn khi được mang trong mình dòng máu của con Lạc cháu Hồng. Nhất định sau khi trở về Pháp em sẽ kể lại cho các bạn nghe về những gì mà em đã được chứng kiến trong chuyến đi, về truyền thống lịch sử đầy tự hào của quê hương đất nước?, Thành nói.
    Dù đây là chuyến về Việt Nam lần đầu tiên đối với một số bạn trong đoàn nhưng chuyến đi thăm Đền Hùng đã để lại cho các bạn những ấn tượng sâu sắc. Vẻ tò mò, ấn tượng về cách kiến trúc và lịch sử của khu đền hiện rõ trên nét mặt của 2 bạn thanh niên đến từ Nga: Nguyễn Onga, 20 tuổi, và Đàm Thế Linh, 20 tuổi.
    Dù hầu như không nói được tiếng Việt, nhưng các bạn rất chăm chú nghe lại lời phiên dịch tiếng Anh của các bạn trong đoàn.
    Các thành viên trong đoàn cũng đổi từ vẻ tinh nghịch thường thấy bằng sự trang nghiêm, thành kính. 2 thành viên quậy nhất trong số các bạn nữ: Dương Bảo Anh, 16 tuổi - (từ Bungari) và Vũ Bích Hường, 21 tuổi (từ Đan Mạch) còn xuất hiện với 2 tà áo dài thướt tha.
    Dương Bảo Anh nói: Đây là lần đầu tiên em trở về Việt Nam kể từ khi cùng bố mẹ sang Bungari sinh sống năm 1999. Theo em tà áo dài là một phần bản sắc của người con gái Việt Nam. Em chọn tà áo dài để dự lễ dâng hương là muốn thể hiện sự thành kính của mình.
    Dù không nói được một từ tiếng Việt nhưng bạn gái mang trong mình 50% dòng máu Việt Nguyennova Petra, 22 tuổi (từ Slovakia) rất thích thú với những câu chuyện về Đền Hùng thông qua lời phiên dịch của người bạn trai Lê Hoài Anh, 19 tuổi (cũng từ Slovakia).
    Hoài Anh và Petra cho biết đây là lần đầu tiên 2 bạn đặt chân về quê hương cũng như được đến Đền Hùng: "Chúng em rất xúc động, ấn tượng về bề dày lịch sử của đất nước. Em rất thích câu chuyện về bánh trưng bánh dày"
    Tâm sự khi ngồi nghỉ chân dưới giếng Ngọc, bạn Soi David Hoàng Nguyễn, 20 tuổi cho biết bạn sinh ra tại một thành phố lớn của Tây Ban Nha. Bố là người Việt gốc Hoa, mẹ là người Việt trong gia đình chỉ có mẹ và 2 người chị gái đã lấy chồng là biết nói tiếng Việt.
    Bạn và các chị, em trong nhà đã được mẹ kể những câu chuyện về Việt Nam nhưng có nhiều từ bạn không hiểu hết nghĩa. Chuyến đi về Đền Hùng hôm nay được các bác trong đoàn giải thích cặn kẽ, qua lời phiên dịch của các bạn khác, bạn đã hiểu ý nghĩa của 2 từ "cội nguồn".
    "Không gian tĩnh lặng, trang nghiêm ở đây rất phù hợp cho việc suy tưởng về những gì mà mình chưa biết. Chắc chắn sang năm hoặc sang năm nữa mình sẽ rủ thật nhiều bạn cùng về Việt Nam"- Soi David khẳng định.
    Phạm Tuyên
    (Tiền Phong)

Chia sẻ trang này