1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ký ức Hội Đền Hùng

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi hoangtrungmanly, 28/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoangtrungmanly

    hoangtrungmanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Môi trường di tích lịch sử Đền Hùng: Những vấn đề cần được quan tâm giải quyết
    Khu di tích lịch sử Đền Hùng có ý nghĩa to lớn đối với dân tộc Việt Nam. Bởi đây là vùng đất Tổ, là cội nguồn của dân tộc. Đền Hùng đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích danh thắng loại A ngay vào đợt 1 năm 1962. Song từ đó đến nay, việc bảo vệ di tích chưa có một dự án nào khả thi đề cập một cách toàn diện về các giải pháp bảo vệ khu di tích này.
    Nơi đây được coi là phần đất phát tích, là cái nôi của dân tộc Việt Nam, nhưng cũng là nơi thường xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt vào các dịp lễ hội. Hồ Lạc Long Quân là hồ chứa nước lớn nhất ỏ khu vực Đền Hùng với diện tích 5,5 ha. Qua kết quả phân tích cho thấy nước hồ Lạc Long Quân có hàm lượng Caliorm cao gấp 72,55 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Nước giếng đào (giếng Ngọc), khu vực Đền Giếng sâu 3m, quanh năm có nước trong vắt nhưng chất lượng nước giếng đã bị nhiễm khuẩn, không phù hợp để uống nếu không được đun sôi. Ngoài ra nước giếng đào đặt cách xa khu vực Ban quản lý khoảng 100m, chất lượng kém, không nên sử dụng vào mục đích ăn uống. Nước giếng khoan ở khu nhà của Ban quản lý di tích sử dụng với mục đích chính là cấp nước ăn uống. Kết quả phân tích cho thấy, các thông số môi trường thể hiện chất lượng nước đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép với nước sinh hoạt, tuy nhiên nước vẫn bị nhiễm khuẩn. Nguồn nước thải chính của khu vực này là nước thải sinh hoạt, thường xuyên chủ yếu là của khách tham quan dự hội, nhà nghỉ, cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu nhà vệ sinh. Nước thải hiện được thoát ra bằng hệ thống thoát nước tự nhiên tới hệ thống mương, rãnh thuỷ lợi và ao, hồ, ruộng xung quanh khu di tích không qua hệ thống xử lý sơ bộ.
    Chất thải rắn ở khu di tích chủ yếu là từ hoạt động tham quan du lịch của du khách. Thành phần rác thải chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt, trong khi các thiết bị để rác trong khu vực Đền Hùng còn rất thiếu và thô sơ. Các thùng rác chưa được đặt dọc đường đi cho du khách sử dụng, chưa có nơi chứa chất thải rắn quy định cho các nhà hàng. Trong khuôn viên các di tích đều có nhà vệ sinh công cộng, nhưng chưa đảm bảo đáp ứng nhu câu vệ sinh ỏ khu vực và những ngày cao điểm diễn ra lễ hội. Những ngày lễ hội nhiều khách tham quan nhất là thanh niên thường tự tạo những con đường tắt để leo lên vãn cảnh. Cây cối bị bẻ lộc, đè gãy, cỏ bị dẫm đạp dập nát, chất thải xả tự do. Sau những ngày lễ hội, cả khu rừng tự nhiên trên núi Hùng nhu trải qua một cơn bão lớn, cây cối bị vặt trụi, gãy cành xơ xác. Hàng năm cứ lặp đi lặp lại cảnh tượng như vậy, thảm thực vật mất dần khả năng tự phục hồi.
    Ùn tắc giao thông trong những ngày lễ hội Đền Hùng thường diễn ra trong nhiều năm qua. Hệ thống đường bị quá tải, một lượng lớn du khách phải bỏ dở hành trình do ùn tắc giao thông. Tai nạn giao thông thường xảy ra ở khu vực Ngã ba Hàng, đây là cổng vào chính của khu vực di tích, các va chạm giao thông xảy ra rất nhiều trên quốc lộ 2. Các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông trong khu di tích Đền Hùng trong thiên niên kỷ mới, đặc biệt trong các dịp lễ hội là một vấn đề bức xúc và cần được nhiều cấp, nhiều ngành tham gia tích cực. Cần thực hiện các giải pháp, các dự án quy hoạch và các dự án đầu tư xây dựng sau đây:
    Tiến hành kiểm tra thường xuyên chất lượng khí thải, các co sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phải thực hiện đúng và đầy đủ các giải pháp giảm thiểu và kiểm soát khí thải như đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
    Trên các tuyến hành hương cần đầu tư xây dựng hệ thống lan can, các quảng trường nhỏ để đảm bảo an toàn cho du khách, ngăn chặn xâm hại đến cảnh quan? Hoàn thiện các tuyến đối ngoại và cổng vào khu di tích lịch sử Đền Hùng. Đẩy mạnh việc sử dụng giao thông đường sắt, đường thuỷ vào việc vận tải du khách, giảm áp lực lên giao thông đường bộ và lượng phương tiện lưu trú tại Đền Hùng.
    Những quả đồi đất xung quanh các trục đường hành hương từ ngã ba Hàng vào tới đồi Công Quán khẩn trương thực hiện dự án thay rừng bạch đàn, keo bằng cây bản địa nhằm tạo lập lại lớp phủ thực vật giống như lớp phủ thực vật rừng nguyên sinh bằng những loại cây bản địa quý như: Chò nâu, lim xanh, sấu, sứa mí, đinh, lát hoa.. Trục đường hành hương hai bên trồng hai hàng cây hồng pháp (nụ) là loại cây có dáng tháp, lá xanh bóng, không trổ cành tạo nên sự tôn nghiêm, trang trọng. Trục trung tâm lễ hội thay thế hàng cây xà cừ bằng cây chò nâu (thay thế dần) là loại đặc trưng của đất tổ có dáng cây cao tới 30m, lá to tạo sự bề thế. Hàng cây xà cừ từ ngã năm lên tới Đền Giếng cũng thay dần bằng cây lim hoặc vu hương. Trục đường Lạc Long Quân trồng hàng cây mí là loại cây quý của đất Tổ.
    Những cây cổ thụ quý có tuổi cao là cây vạn tuế, cây đại chùa Thiên Quang, Đền Thượng, Đền Giếng có kế hoạch chăm sóc bảo vệ, theo dõi bệnh tật để có thể cứu chữa kịp thời, giữ gìn bảo tồn cây cổ thụ như một bộ phận không thể thiếu của di tích. Cây sấu cổ thụ ở đằng sau Đền Thượng cần được chăm sóc theo dõi đánh số, đeo biển tên tuổi để nghiên cứu khoa học. Đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống cấp nước; xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng, dụng cụ, thiết bị thu gom rác, xây dựng hệ thống thoát nước. Để bảo vệ môi trường khu di tích lịch sử Đền Hùng, rất cần được sự quan tâm đúng mức và thường xuyên của các cơ quan chức năng chuyên trách. Có như vậy địa danh linh thiêng này mới thật sự xứng đáng là một khu di tích lịch sử quốc gia.
    (Theo báo Phụ nữ Việt Nam ngày 29-3-2006)
    Các bác trong box nghĩ sao??? Tôi thấy vấn đề môi trường ở đền hùng cũng đáng phải bàn đấy chứ
  2. moonvn

    moonvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    He he...thi khỏi phải nói về môi trường ở đây rùi... Nhưng cũng tại mấy bác trong box nữa cơ. Có ai thừa nhận mình chưa một lần xả rác ở đền hùng ko?
  3. hoangtrungmanly

    hoangtrungmanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Tất cả về Đền Hùng
    Khu di tích Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích - xã Hy Cương - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90 km. Từ Hà Nội, du khách có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai.

    Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng - thuộc đất Phong Châu - vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ.


    Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng (còn gọi là núi Cả theo tiếng địa phương hay còn có nhiều tên gọi khác nhau: Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn,?), có độ cao 175 m so với mặt nước biển. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam , mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo,?. Núi Vặn cao 170m, xấp xỉ núi Hùng. Núi Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn, cao 145 m. Ba đỉnh núi: núi Hùng, núi Vặn, núi Trọc theo truyền thuyết là ba đỉnh ?oTam sơn cấm địa? được dân gian thờ từ rất lâu đời.

    Toàn khu di tích Đền Hùng xưa kia là rừng già nhiệt đới, đến nay chỉ còn núi Hùng là rậm rạp xanh tươi với 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó còn sót lại một số cây đại thụ như chò, thông, lụ,?và một vài giống cây cổ sơ như kim giao, thiên tuế,..

    Từ chân núi, du khách sẽ được chiêm ngưỡng lần lượt các di tích kiến trúc như:

    1. Cổng đền
    2. Đền Hạ
    3. Nhà bia
    4. Chùa Thiên Quang
    5. Đền Trung
    6. Đền Thượng
    7. Đền Giếng
    8. Đền Tổ Mẫu Âu Cơ
    9. Bảo tàng Hùng Vương

    Cổng đền


    Cổng Đền
    Được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917). Cổng xây kiểu vòm cuốn cao 8,5m, hai tầng 8 mái, lợp giả ngói ống. Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, 4 góc tầng mái trang trí Rồng, đắp nổi hai con Nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: ?oCao sơn cảnh hành? (lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là ?oCao sơn cảnh hạnh? (Đức lớn như núi cao). Mặt sau cổng đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.

    Đền Hạ

    Đền Hạ
    Tương truyền nơi đây, Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai, nguồn gốc ?ođồng bào? (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Dấu tích giếng ?oMắt Rồng? là nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng nay vẫn còn ở phía sau đền.

    Đền Hạ được xây dựng lại trên nền đất cũ vào thế kỷ XVII - XVIII. Kiến trúc kiểu chữ ?onhị? gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m. Kiến trúc đơn sơ kèo cầu suốt, bẩy gối vào đầu kèo làm cho mái sau dài hơn mái trước. Đốc xây liền tường với đốc Hậu cung, hai bên đắp phù điêu, một bên voi, một bên ngựa. Bờ nóc phẳng, không trang trí mỹ thuật. Mái lợp ngói mũi, địa phương gọi là ngói mũi lợn.

    Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với kiến trúc hình lục giác, có 6 mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, 6 mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có 6 cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia trước đây đặt tấm bia ghi lại việc tu sửa đường lên núi Hùng, hiện nay đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:

    ?oCác Vua Hùng đã có công dựng nước
    Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước?

    Gần Đền Hạ có một ngôi chùa, xưa có tên là Sơn cảnh thừa long tự, sau đổi là Thiên quang thiền tự. Chùa được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, gồm các nhà: tiền đường (5 gian), thiêu hương (2 gian), tam bảo (3 gian) ở phía trước, dãy hành lang, nhà Tổ ở phía sau. Các toà được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu vào cột xây, kèo suốt. Mái chùa được lập ngói mũi, đầu đao cong. Bờ nóc tiền đường đắp lưỡng long chầu nguyệt. Chùa thờ Phật theo phái Đại thừa.

    Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chuyện với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có 2 tháp sư hình trụ 4 tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.

    Chùa còn có một gác chuông được xây dựng vào thế kỷ XVII, gồm 3 gian, 2 tầng mái, 4 vì kèo cột kiểu chồng giường kết hợp với bẩy lẻ. Các bẩy lẻ hầu như để trơn không chạm trổ gì. Trên gác chuông có treo quả chuông, không ghi niên đại đúc chuông mà chỉ ghi: ?oĐại Việt quốc, Sơn Tây dạo Lâm Thao phủ, Sơn Vi huyện, Hy Cương xã, Cổ Tích thôn cư phụng?. Qua đó có thể đoán quả chuông được đúc thời Hậu Lê.

    Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu)


    Đền Trung
    Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh dày.

    Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất, có 3 gian quay về hướng nam, dài 7,2m, rộng 3,7m. Mái hiên cao 1,8m, không có cột kèo, cầu quá giang gối vào tường, bít đốc tường hậu, phía trước mở 3 cửa.

    Đền Thượng và Lăng Hùng Vương


    Đền Thượng
    Đền Thượng được đặt trên đỉnh núi Hùng. Tương truyền rằng thời Hùng Vương, Vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh.

    Tục truyền đây còn là nơi vua Hùng thứ 6 lập đàn cầu trời ban cho người tài ra giúp nước đánh giặc Ân. Sau khi Thánh Gióng đánh tan giặc và bay về trời, vua Hùng cho lập đền thờ vọng trên đỉnh núi, về sau, nhân dân đặt thêm bài vị vua Hùng vào thờ cúng. Đền Thượng có tên chữ là ?oKính thiên lĩnh điện? (Điện cầu trời) còn có tên là ?oCửu trùng tiên điện? (Điện giữa chín tầng mây). Trong Đền Thượng có bức đại tự đề ?oNam Việt triệu tổ? (Tổ khai sáng nước Việt Nam). Đền được làm kiểu chữ Vương, kiến trúc đơn giản, kèo cầu, không có chạm trổ, được xây dựng qua bốn cấp khác nhau gồm: nhà chuông trống (cấp I), đại bái (cấp II), tiền tế (cấp III) và hậu cung (cấp IV).

    Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họ Vương. Cột đá cao 1,3m, rộng 0,3m, hình vuông. Đến năm 1968, Ty Văn hoá Vĩnh Phú tôn tạo lên bệ như hiện nay.


    Lăng Vua Hùng
    Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa là mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (1870) cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (1922) trùng tu lại. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong 8 góc, tạo thành 2 tầng mái. Tầng dưới 4 góc đắp 4 con rồng tư thế bò, tầng trên đắp rồng uốn ngược, đỉnh lăng đắp hình ?oquả ngọc? theo tích ?ocửu long tranh châu?. Mái đắp ngói ống, cổ diêm, 3 phía đều đắp mặt hổ phù. Ba mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm, 2 bên cửa đều đắp kỳ lân, xung quanh có tường bao quanh, trang trí hoa, chất liệu bằng đá. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài 1,3m, rộng 1,8m, cao 1,0m. Mộ có mái mui luyện. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (Lăng Hùng Vương).

    Đền Giếng (tên chữ là Ngọc Tỉnh)


    Đền Giếng
    Tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai bà có công dạy dân trồng lúa nước và trị thuỷ nên được nhân dân lập đền thờ phụng muôn đời. Đền được xây dựng vào thế kỷ XVIII, theo hướng Đông Nam, kiến trúc kiểu chữ công, gồm nhà tiền bái (3 gian), hậu cung (3 gian), 1 chuôi vồ và 2 nhà oản (4 gian), có phương đình nối tiền bái với hậu cung.

    Cổng Đền Giếng được xây vào thế kỷ XVIII, kiểu dáng gần giống cổng chính nhưng nhỏ và thấp hơn. Cổng xây theo kiểu kiến trúc 2 tầng 8 mái. Tầng dưới, giữa có một cửa xây kiểu vòm, hai bên có hai cột trụ trên lắp nghê chầu. Tầng trên giữa cổng có bức đại tự đề: ?oTrung sơn tiểu thất? (ngôi miếu nhỏ trong núi). Hai bên có đề câu đối và tượng hai võ sỹ. Mặt sau cổng đắp hổ, mỗi con một bên.

    Đền Tổ mẫu Âu Cơ


    Đền Mẫu Âu Cơ
    Được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12/2004. Đền được xây dựng trên núi ốc Sơn (núi Vặn) theo kiến trúc truyền thống với cột, xà, hoành, dui bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch bát. Đền chính có diện tích 137m2, làm theo kiểu chữ Đinh. Bên cạnh đền chính có nhà Tả vũ, nhà Hữu vũ, nhà Bia, Trụ biểu, Tứ trụ, cổng Tam quan, nhà tiếp khách và hoa viên.

    Trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và hai Lạc hầu, Lạc tướng. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá Hải Lựu.

    Bảo tàng Hùng Vương


    Hiện vật cổ của bảo tàng Hùng Vương
    Bảo tàng Hùng Vương được khởi công xây dựng vào năm 1996 và được khánh thành đúng ngày khai hội Đền Hùng năm Quý Mùi (2003) do Tổng Bí thư Đỗ Mười cắt băng khánh thành. Với gần 700 hiện vật gốc trên tổng số hơn 4.000 hiện vật có trong Bảo tàng, 162 bức ảnh, 4 bức tranh gốm, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 5 hộp hình, một nhóm tượng lớn và nhiều hiện vật khác được trưng bày đã khắc hoạ chủ đề tổng quát: ?oCác Vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử?.

    Phần trưng bày của Bảo tàng Hùng Vương được tập trung vào 3 chủ đề chính:

    - Giới thiệu giai đoạn văn hoá Hùng Vương bằng các hiện vật liên quan đến thời đại Hùng Vương tìm được trên đất Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
    - Giới thiệu việc hình thành khu di tích Đền Hùng và ý thức xây dựng khu di tích Đền Hùng của nhân dân cả nước.
    - Tình cảm của nhân dân, sự quan tâm của người đứng đầu Nhà nước phong kiến trước đây, của Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng ngày nay đối với Đền Hùng.

    Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam. Về với Đền Hùng là về với cội nguồn dân tộc, để tự hào về dòng giống tiên rồng đang chảy trong huyết mạch của mỗi người dân Việt Nam!
  4. hoangtrungmanly

    hoangtrungmanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  5. hoangtrungmanly

    hoangtrungmanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Cổng Đền
    [​IMG]
    r2 :I :P
    Được hoangtrungmanly sửa chữa / chuyển vào 13:37 ngày 15/04/2006
  6. hoangtrungmanly

    hoangtrungmanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Đền Hạ[​IMG]
  7. bienbuonvn

    bienbuonvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    bác rành về lịch sử quá ha
    chắc bác làm ở sở du lịch
  8. hoangtrungmanly

    hoangtrungmanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Một câu chuyện về Đền Hùng lịch sử

    JOHN:

    - A, Park đây rồi. Cậu đi đâu cả ngày hôm nay thế? Tớ tìm cậu mãi không gặp. Cứ Chủ nhật là tìm cậu khó thế.

    PARK:

    - Tớ tưởng cậu biết tớ đi đền Hùng?

    JOHN:

    - Cậu chẳng nói gì với tớ thì làm sao mà tớ biết được?

    PARK:

    - Thôi, cho tớ xin lỗi vậy.

    JOHN:

    - Giá mà cậu rủ tớ đi cùng thì hay quá.

    PARK:


    - Lúc đầu tớ không hề có ý định đi đền Hùng. Nhưng mấy bạn ở ký túc xá nói rằng ô tô thừa một chỗ ngồi, mà lễ hội đền Hùng thì hay lắm. Cho nên tớ đi vậy.

    JOHN:

    - Cậu sướng thật. Năm ngoái các bạn Việt Nam cũng rủ tớ đi, nhưng sắp đến ngày lễ thì cái chân đau làm tớ phải ở nhà.

    PARK:

    - Chuyện ấy tớ cũng biết rồi. Lễ hội đền Hùng thì hay nhưng đi đường thì mệt lắm.

    JOHN:

    - Sao thế? Từ Hà Nội đến Vĩnh Phú có hơn 100 cây thôi mà?

    PARK:


    - Giời ơi, cậu phải đi mới biết. Cứ đến ngày lễ hội là tắc đường. Tắc đường gần một cây số! Tớ còn sợ nhỡ không về được thì chết.

    JOHN:

    - Thế cơ à? Sao người ta đi đông thế.

    PARK:


    - Người Việt Nam coi vua Hùng là tổ tiên của cả dân tộc Việt, nên lễ hội đền Hùng là ngày giỗ tổ đấy. Chính phủ Việt Nam còn công nhận là ngày quốc lễ cơ mà! Các cơ quan, trường học đi đông lắm.

    JOHN:



    - Ừ, ngày giỗ ở Việt Nam quan trọng lắm, quan trọng hơn ngày sinh nhiều. Mình biết một câu thơ về hội đền Hùng, hình như là:
    ?oDù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3?

    PARK:


    - Tớ cũng đã xem hai câu ấy trong bảo tàng Hùng Vương. Ở Bảo tàng có nhiều hiện vật từ thời vua Hùng như trống đồng, rìu đá, mũi tên đồng, đồ gốm... Đền thờ vua Hùng không to lắm, gồm ba đền. Ngoài đền Hùng ra còn có lăng mộ vua Hùng và một ngôi chùa nữa.

    JOHN:
    - Lễ hội thế nào?

    PARK:

    - Tắc đường lâu quá khiến tớ bị muộn. Tớ chỉ xem được đám rước kiệu và đánh cờ người thôi.


    Bảng từ

    lễ hội
    tắc đường
    tổ tiên
    giỗ
    quốc lễ
    ngược
    xuôi

    trống đồng
    rìu đá
    mũi tên
    gốm
    lăng mộ
    rước
    kiệu


    II. Chú thích ngữ pháp:
    1. Một số mẫu câu điều kiện:
    a.
    Nếu A thì B

    + Điều kiện giả thiết có thể xảy ra hoặc không xảy ra.
    Ví dụ: - Nếu trời đẹp thì tôi đi du lịch.
    + Điều kiện không thể xảy ra
    Ví dụ: - Nếu tôi là anh thì tôi không nói thế.
    b.
    Giá A thì B

    + Điều kiện người nói mong muốn nhưng đã không xảy ra trong quá khứ và người nói tiếc về điều đó.
    Ví dụ: - Giá hôm qua tôi không đến muộn thì đã gặp được anh ấy rồi.
    + Điều kiện khó thực hiện trong tương lai nhưng người nói rất mong muốn và hy vọng.
    Ví dụ: - Giá tôi là triệu phú thì tôi sẽ mua ngay khu nhà này.
    c.
    Có A mới B

    Điều kiện ở đây là điều kiện bắt buộc, có thể xảy ra rồi hoặc chưa xảy ra.
    Ví dụ: - Làm ở đấy lương cao thì tôi mới chuyển.
    - Nó ăn no rồi mới ngủ được.
    d.
    Nhỡ A thì B

    Điều kiện ở kết cấu này là một giả thiết
    Ví dụ: - Nhỡ thi trượt thì cậu sẽ làm gì?
    e.
    Hễ A là B
    Cứ

    Kết hợp này biểu hiện sự lặp lại có tính tất yếu giữa điều kiện và kết quả.
    Ví dụ: - Cứ có phim hay ở ti vi là nó quên học bài.
    - Hễ giận tôi là cô ấy khóc.
    2. Làm / làm cho; khiến / khiến cho
    Gây / gây ra; dẫn đến
    Nhóm từ này chỉ quan hệ nguyên nhân - kết quả.
    Cách dùng cụ thể như sau:
    a.
    A
    +
    làm (cho)
    khiến (cho)
    +
    B

    C

    A = ai / cái gì / hành động gì
    B = ai / cái gì
    C = thế nào / bị làm sao, phải làm gì...
    Ví dụ:
    - Thái độ của giám đốc làm cho nhân viên rất bất bình.



    - Việc lười học khiến nó bị trượt và phải thi lại.

    b.
    A
    +
    gây (ra)
    +
    B
    (+
    cho
    +
    C)

    A = ai / cái gì / hành động gì (nguyên nhân)
    B = cái gì (kết quả xấu)
    C = ai / cái gì
    < Ví dụ:
    - Động đất gây ra cái chết cho nhiều người.



    - Lời nói thiếu suy nghĩ gây tai vạ cho người nói.



    - Anh ấy là người gây ra tai nạn.

    c.
    A
    +
    dẫn đến
    +
    B

    A = hành động / sự việc
    B = kết quả
    Ví dụ: - Sự ô nhiễm môi trường dẫn đến sự gia tăng bệnh dịch.
    III. Bài luyện
    1. Viết tiếp các câu sau:
    a. Phải học hành chăm chỉ mới ..............................................................................
    b. Phải sống ở Hà Nội mới .....................................................................................
    c. Phải có bằng lái xe mới ......................................................................................
    d. Phải giỏi ngoại ngữ mới .....................................................................................
    e. Phải ăn uống điều độ mới ..................................................................................
    f. Phải có bản đồ mới .............................................................................................
    (theo quehuong.org.vn)
    còn tiếp
  9. hoangtrungmanly

    hoangtrungmanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo nè)
    2. Tạo câu theo mẫu:
    Mẫu: - Chủ nhật / đi chơi.
    ?' - Cứ Chủ nhật là anh ấy đi chơi?
    a. Có bóng đá / thức suốt đêm.
    b. Đi chơi / vui vẻ.
    c. Uống rượu / nói nhiều.
    d. Đọc báo / buồn ngủ.
    e. Được nghỉ hè / về quê.
    f. Ăn thức ăn lạ / đau bụng.
    g. Bị mắng / khóc.
    3. Điền ?ogiá? hoặc ?onhỡ? vào các câu sau:
    a. Ngày mai, ....................... trời mưa thì chúng ta có đi không?
    b. ....................... tôi được đi vòng quanh châu Âu một lần thì tôi sẽ rất sung sướng.
    c. ........................... có cánh thì tôi sẽ bay lên đỉnh núi chứ không phải trèo thế này.
    d. ....................... thi trượt thì em sẽ làm gì?
    e. .................. tôi còn trẻ thì tôi sẽ học để trở thành ca sĩ.
    f. Mang áo mưa đi .................... giữa đường trời mưa thì anh cũng không bị ướt chứ.
    g. Tháng sau, ....................... anh chưa hoàn thành luận án thì có bị phê bình không?
    4. Hãy nghĩ ra một số tình huống xấu khi bạn đi nước ngoài để hỏi. Hãy bắt đầu bằng ?onhỡ?
    Mẫu: Nhỡ tôi bị ốm thì ai đưa tôi đến bệnh viện?
    a. .........................................................................
    b. .........................................................................
    c. .........................................................................
    d. .........................................................................
    e. .........................................................................
    f. .........................................................................
    g. .........................................................................
    5. Dùng ?ogiá... thì? biểu thị ý tiếc trong những trường hợp sau:
    a. Hôm qua anh ấy lái xe ẩu nên đã bị tai nạn.
    b. Nó không ôn tập cẩn thận nên đã bị thi trượt.
    c. Chị Hiền đi muộn hơn bình thường 10 phút nên bị nhỡ ô tô.
    d. Chị ấy quên khóa xe đạp nên đã bị ăn cắp.
    e. Thành đi đá bóng, làm rơi chìa khóa nên không vào nhà được.
    f. Ông ấy không mang kính đi xem phim nên chẳng đọc được phụ đề.
    6. Đặt một số câu với ?ogiá ... thì? theo mẫu sau:
    Mẫu: - Giá tôi có một chiếc xe ô tô thì tôi sẽ đi du lịch xuyên Việt.
    a. .........................................................................
    b. .........................................................................
    c. .........................................................................
    d. .........................................................................
    e. .........................................................................
    f. .........................................................................
    7. Chọn một trong số các từ ?olàm (cho), khiến (cho), gây (ra), dẫn đến và điền vào các câu dưới dây:
    a. Mưa lớn nhiều ngày ........................... úng lụt nặng nề.
    b. Sự bất cẩn của anh ta ..............................tai nạn.
    c. Cô ấy luôn luôn ....................... người khác cảm thấy dễ chịu.
    d. Căn bệnh hiểm nghèo ..................... bà mẹ thay đổi trạng thái sức khỏe.
    e. Đôi khi lời nói vô tình của anh ..................... sự đau khổ cho bạn bè.
    f. Tại đường Chiến Thắng tối qua, một người lái xe tải ................ tai nạn, sau đó bỏ chạy.
    g. Chiến sự xảy ra tại khu vực này ...................... những thay đổi sâu sắc cho chính trị thế giới.
    h. Quyết định mới của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc ...................... phản ứng mạnh mẽ cho các nước thành viên.
    i. Jark không ngờ rằng thái độ thiếu lịch sự của anh .................... Kim vô cùng thất vọng.
    k. Nạn dịch AIDS .................... cả thế giới lo sợ.
    8. Tìm các giới từ thích hợp và điền vào đoạn văn sau. Có thể có vài cách trả lời cho một chỗ trống:
    (1) ............ mùa hè, chúng tôi thường đi (2) ..................... biển. Chúng tôi sống (3) .................. một khách sạn nhỏ dễ thương ở ngay (4) ................ bờ biển. (5) ................ buổi sáng, chúng tôi dậy (6) ................. lúc 8 giờ, ăn sáng, sau đó tắm (7) .................. biển khoảng vài tiếng (8) .................. những khách du lịch khác. Lúc 12 giờ chúng tôi ăn trưa (9) .................. phòng ăn. (10) .................. buổi chiều chúng tôi lại đi (11) ............... biển và ngồi (12) .................. mặt trời để tắm nắng. Buổi tối, chúng tôi đi dọc (13) ................ bãi biển và thăm vài người bạn sống (14) .................. nhà khách gần đó.
    (15) .................. khách sạn của chúng tôi có một số khách nước ngoài. Họ đến bãi biển (16) .................. vài tuần trước. Họ (17) ................ châu Âu và Mỹ đến. Khi ăn trưa, họ thường ngồi (18) ................... chúng tôi, ở cái bàn sát (19) .................. cửa sổ để có thể nhìn (20) .................. biển. Tôi cũng thích nhìn (21) .................. Phòng của tôi (22) .................. tầng 4, vì thế tôi quan sát thấy khách du lịch thường đến (23) .................. xe ô tô. Từ (24) .................. cao nhìn xuống, trông họ thật vui mắt (25) .................. những bộ quần áo đủ màu.
    IV. Bài đọc
    Truyền thuyết Đền Hùng và thời đại Hùng Vương
    1. Ngoài đền chính ở núi Nghĩa Lĩnh thuộc xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ (miền Bắc Việt Nam), ở Việt Nam còn có hàng nghìn nơi thờ vua Hùng, vợ con cùng các tướng của Người. Từ thời Lê, người ta đã thống kê được 1026 đình - đền ở 944 làng xã thờ Hùng Vương và các tướng của các vua Hùng. Nhân dân Việt Nam tin rằng có mười tám đời vua Hùng, kéo dài 2.000 năm. Đến khoảng năm 1960, các nhà nghiên cứu Việt Nam mới có kết luận cụ thể về thời Hùng Vương. Đây là một thời đại tồn tại vào khoảng 2.000 năm trước Công nguyên, là thời kỳ hình thành nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Dưới đây là vài đặc điểm chính về thời đại Hùng Vương:
    2. Tình trạng kinh tế
    Giai đoạn đầu Hùng Vương, nghề nông trồng lúa nước bắt đầu phát triển. Nhưng nói chung công cụ sản xuất bằng đá là chính, nền kinh tế vẫn mang tính chất nguyên thủy. Thời gian sau, công cụ đồng thay thế công cụ đá, sau đó là công cụ sắt. Nông nghiệp trồng lúa nước phát triển thành nghề chính. Bên cạnh nông nghiệp còn có hái lượm, săn bắn, chăn nuôi, đánh cá. Các nghề thủ công như làm đá, làm gốm, mộc, dệt, đúc đồng, đúc sắt phát triển mạnh.
    3. Xã hội
    Chế độ mẫu hệ dần chuyển sang chế độ phụ hệ. Trong truyền thuyết, thủ lĩnh cao nhất là Hùng Vương thuộc về nam giới và cha truyền con nối. Người Lạc Việt sống định cư theo các làng xã, nhưng bên trong vẫn bảo tồn quan hệ huyết thống.
    4. Nền văn minh sông Hồng
    Thành quả to lớn của thời đại Hùng Vương là sự ra đời của nền văn minh cổ xưa nhất của người Việt - nền văn minh sông Hồng. Đặc điểm chung của nền văn minh này là nền tảng nông nghiệp trồng lúa nước và kết cấu xóm làng của một xã hội chưa phân hóa giai cấp gay gắt.
    5. Đời sống vật chất
    Cách ăn, mặc, ở, đi lại... của người Việt đều thể hiện lối sống của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Nguồn lương thực chính là thóc gạo, chủ yếu là gạo nếp, nấu thành cơm hay chế biến thành bánh (bánh chưng, bánh giày. Thức ăn gồm rau củ, thịt cá, được chế biến nhiều cách: ăn sống, nấu nướng... và có gia vị. Về cách mặc: nam đóng khố, nữ mặc váy, cả nam lẫn nữ đều dùng đồ trang sức. Tục phổ biến là xăm mình và nhuộm răng đen, ăn trầu. Nhà ở là nhà sàn làm bằng gỗ, tre, lá... Người Lạc Việt dùng thuyền đi trên sông biển và dùng voi đi trên đất liền.
    6. Đời sống tinh thần
    Tín ngưỡng chủ yếu và phổ biến là sùng bái tự nhiên, thờ thần Mặt trời, thần Sông, thần Núi... và những nghi lễ cầu mong mưa, cầu mong cho các loài sinh sôi. Ngoài ra còn có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng bái anh hùng, ... nhằm khẳng định nguồn gốc chung, tổ tiên chung của cộng đồng và đề cao những người có công dựng nước và giữ nước. Nghệ thuật âm nhạc, múa nhảy khá phát triển. Sinh hoạt văn hóa tinh thần của thời Hùng Vương biểu hiện trong các hội lễ: dân làng ca hát, nhảy múa vui chơi, tiến hành các lễ nghi nông nghiệp, cầu mong thời tiết yên ổn, đua thuyền, hát giao duyên nam nữ, kể chuyện dân gian...
    7. Biểu tượng của nền văn minh sông Hồng là trống đồng Đông Sơn. Trống đồng là một nhạc khí được sử dụng trong tế lễ, trong hội hè, là vật tượng trưng cho quyền của thủ lĩnh, dùng để tập hợp quần chúng, chỉ huy chiến đấu, chôn theo người chết, dùng để đổi chác. Trên mặt trống có những họa tiết trang trí phong phú sinh động, khắc họa hầu hết cuộc sống lao động, chiến đấu, những hình thức tín ngưỡng, vui chơi của cư dân thời Hùng Vương.

    Bảng từ

    thời đại
    tồn tại
    công nguyên
    công cụ
    nguyên thủy
    hái lượm
    săn bắn
    mộc
    dệt
    đúc
    mẫu hệ
    phụ hệ
    định cư
    huyết thống
    văn minh

    phân hóa
    khố
    xăm
    nhuộm
    nhà sàn
    tín ngưỡng
    sùng bái
    cộng đồng
    đề cao
    biểu tượng
    thủ lĩnh
    đổi chác
    sinh động
    khắc họa



    V. Bài tập
    1. Dựa vào bài đọc, hãy chọn một khả năng đúng trong ba khả năng dưới dây (A, B hoặc C):
    a. Ở Việt Nam có ....................................
    A. Gần 2.000 đền thờ vua Hùng
    B. Hơn 1.000 đền thờ vua Hùng
    C. 954 làng xã thờ vua Hùng
    b. Kết luận chính xác về thời đại Hùng Vương ...................................
    A. Xuất hiện 2.000 năm trước Công nguyên
    B. Được công bố từ những năm cuối thế kỷ XIX
    C. Do các nhà nghiên cứu nước ngoài tìm ra
    c. Nền tảng kinh tế của cư dân Việt là ....................
    A. Nông nghiệp lúa nước
    B. Chăn nuôi gia súc
    C. Săn bắn
    d. Gia đình thời Hùng Vương ....................
    A. Chuyển từ mẫu hệ sang phụ hệ
    B. Thực hiện chế độ một vợ một chồng
    C. Hoàn toàn phụ hệ
    e. Người dân Lạc Việt thích ăn ....................
    A. Hoa màu
    B. Gạo nếp
    C. Lúa mì
    f. Một phong tục phổ biến của nam nữ thời Hùng Vương là ..................
    A. Mặc quần áo đẹp
    B. Ăn thịt nướng
    C. Nhuộm răng và ăn trầu
    g. Biểu tượng của nền văn minh sông Hồng là ....................
    A. Nhà sàn
    B. Lưỡi cày đồng
    C. Trống đồng Đông Sơn
    2. Hãy chọn ra chủ đề đúng cho một số đoạn văn trong bài đọc:
    a. Đoạn 1:
    A. Tại sao lại có lễ hội đền Hùng.
    B. Thời Hùng Vương gồm 18 đời vua.
    C. Giới thiệu sơ qua về thời đại Hùng Vương.
    b. Đoạn 2:
    A. Dân cư thời Vua Hùng đã biết chế tạo lưỡi cày đồng.
    B. Các nghề thủ công phát triển mạnh.
    C. Sự phát triển kinh tế thời Hùng Vương.
    c. Đoạn 3:
    A. Sự tiến bộ của chế độ phụ hệ.
    B. Đặc điểm xã hội thời Hùng Vương.
    C. Tại sao xã hội Hùng Vương từ bỏ chế độ mẫu hệ?
    d. Đoạn 4, 5, 6:
    A. Đời sống vật chất của người Việt.
    B. Nền văn minh sông Hồng.
    C. Tín ngưỡng phổ biến thời kỳ này là Phật giáo.
    e. Đoạn 7:
    A. Giá trị của các nhạc khí bằng đồng.
    B. Lịch sử trống đồng.
    C. Trống đồng Đông Sơn - biểu tượng của văn minh sông Hồng.
    3. Chọn các từ thích hợp để điền vào các câu dưới đây:
    công cụ sản xuất
    bánh chưng
    huyết thống
    trống đồng
    lưỡi cày
    tổ tiên
    mẫu hệ
    phụ hệ
    thành kính

    a. Vua Hùng được coi là ...................... của người Việt.
    b. ..................... là ........................... khi làm ruộng.
    c. Khi thờ cúng tổ tiên, người ta thường rất ........................
    d. Thời Hùng Vương, xã hội chuyển từ chế độ ........................ sang chế độ ..................., vua là đàn ông.
    e. Tết Việt Nam không thể thiếu ......................................
    f. Quan hệ ........................... rất quan trọng trong cộng đồng người Việt.
    g. ................................. Đông Sơn là cổ vật thiêng liêng.
    4. Dựa vào bài đọc, viết tiếp những câu sau:
    a. Thời đại Hùng Vương tồn tại cách đây ..................................
    b. Ở 944 làng xã thời Lê có ...............................
    c. Thời Hùng Vương, ngành kinh tế chủ đạo là .............................
    d. Ngoài nông nghiệp ra, dân cư thời kỳ này còn có các nghề khác như ...............................................
    e. Chế độ xã hội thời Hùng Vương chuyển từ chế độ mẫu hệ ....................
    f. Cư dân thời Hùng Vương còn có tên là ...................
    g. Phương tiện di chuyển chính của cư dân thời Hùng Vương là ..........................
    h. Trống đồng được coi là ...........................
    5. Nghe bài ?oNếu bạn muốn ngủ ngon? và xác định xem những câu dưới đây đúng hay sai:
    a. Nếu không ngủ ngon thì không tập thể dục được.
    b. Nếu mất ngủ quá lâu thì đó là bệnh mất ngủ kinh niên.
    c. Nên tập thể dục ba tiếng đồng hồ, sau đó đi ngủ.
    d. Nếu mất ngủ thì nên bật quạt mạnh để mát hơn.
    e. Nên tập nghe cho quen tiếng động bên ngoài để dễ ngủ hơn.
    6. Trả lời những câu hỏi sau, dựa theo bài nghe:
    a. Tại sao một số người cố gắng nằm trên giường tới 12 tiếng, mặc dù không ngủ?
    b. Tại sao không nên tập thể dục trước khi ngủ?
    c. Băng ghi âm tiếng nước, sóng vỗ, mưa rơi có tác dụng gì?
    7. Tóm tắt lại bài nghe.
    8. Hãy viết một bài văn với chủ đề: Tưởng tượng cuộc sống của bạn ở 2.000 năm trước.
    VI. Bài đọc thêm
    Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ
    Ngày xưa, người cai quản Lạc Việt là thần Lạc Long Quân. Thần có thân hình rồng, thích sống trong nước, có sức khỏe phi thường và nhiều tài biến hóa. Lúc này trong nước có nhiều yêu quái thích giết người, như một con cá có thể ăn mười người một lúc, tên là Ngư tinh, một con cáo chín đuôi tên là Hồ Tinh, một cái cây biết ăn thịt người tên là Mộc Tinh. Lạc Long Quân đã giết hết ba loài yêu quái đó, bởi vì phải giết yêu quái, nhân dân mới sống an toàn. Sau đó, Lạc Long Quân dạy dân cách trồng lúa nếp, cách nấu cơm, chặt gỗ làm nhà sàn. Nhưng Lạc Long Quân không ở với nhân dân mà ở dưới nước, dặn nhân dân rằng khi nào có việc gì cần thì chỉ gọi ?oBố ơi!?, ông ấy sẽ hiện lên ngay.
    Lúc bấy giờ thần Đế Lai ở phương Bắc đến Lạc Việt. Cùng đi có cả con gái Đế Lai là Âu Cơ. Thấy đất Lạc Việt nhiều phong cảnh đẹp, nhiều sản vật quý, Đế Lai cho dựng thành, định ở lâu dài. Dân Lạc Việt phục vụ vất vả quá, nên gọi Long Quân: ?oBố ơi! Về cứu chúng con!?. Lập tức Long Quân hiện ra. Khi biết chuyện, Long Quân biến thành một chàng trai rất đẹp và khỏe mạnh, đến trước thành của Đế Lai để đánh đàn và ca hát. Âu Cơ tỏ ra thích Long Quân. Hai người yêu nhau. Long Quân đưa ngay Âu Cơ về nhà mình. Đế Lai về, thấy mất con, sai quân lính đi tìm, nhưng thất bại. Sau đó Đế Lai về Bắc. Lạc Long Quân và Âu Cơ lấy nhau sinh ra một cái bọc. Quá bảy ngày, bọc nở ra một trăm quả trứng, mỗi trứng nở thành một người con trai. Long Quân nói với Âu Cơ: ?oTa là rồng, sống ở nước, còn nàng là tiên, sống trên cạn, nên khó sống lâu dài. Bây giờ ta chia nhau. Nàng đưa năm mươi con lên núi, ta đưa năm mươi con xuống biển. Khi nào có việc gì cần thì báo cho nhau biết để giúp đỡ nhau. Từ đó họ chia tay nhau đi khắp các nơi và trở thành tổ tiên người Việt. Người con trưởng trở thành Vua Hùng của nước Văn Lang. Dân Việt Nam tự nhận là con rồng cháu tiên.
    VII. Từ ngữ thông tục và thành ngữ
    1. Hết cả hơi
    Khi làm việc gì mất nhiều thời gian, căng thẳng, vất vả quá, tưởng như không còn hơi thở, sức khỏe để làm nữa, người ta nói hết cả hơi.
    Ví dụ:
    - Tôi tìm anh ấy hết cả hơi.
    - Vì đi học muộn, phải chạy hết cả hơi.
    - Bị mẹ mắng, nó khóc hết cả hơi.
    (Theo www.quehuong.org.vn)
    còn tiếp
  10. hoangtrungmanly

    hoangtrungmanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Cuối cùng nè
    2. Số đen
    Đen đối với người Việt Nam là màu xấu, thể hiện việc xấu, bất hạnh; do đó số đen là số phận không may.
    Trái nghĩa với số đen là số đỏ.
    Đen đỏ cũng có nghĩa là may rủi. Do đó, người ta thường gọi chuyện chơi bài, đánh bạc, xổ số là trò đen đỏ.
    Ví dụ: - Hôm qua Hùng gặp số đen, bị mất hết tiền.
    3. Đi một ngày đàng học một sàng khôn
    Đàng: đường
    Khôn: trí tuệ, kiến thức
    Sàng: vật đựng bằng tre, đường kính rất rộng.
    Câu này có nghĩa: chỉ cần đi xa một ngày, có thể học được rất nhiều.
    Ví dụ: - Đi một ngày đàng học một sàng khôn, cứ để cho nó đi xa đi.
    4. Ngược đời
    Cụm từ này được dùng để chỉ hành động hoặc tính cách của ai đó rất đặc biệt khác thường, không giống như mọi người.
    Ví dụ: - Anh ấy sống rất ngược đời. Ban ngày thì ngủ, còn ban đêm thì thức.

    (http://www.quehuong.org.vn)

Chia sẻ trang này