1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ký ức Hội Đền Hùng

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi hoangtrungmanly, 28/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngayxuaoi0210

    ngayxuaoi0210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    965
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng rất yêu Đền Hùng, yêu Phú Thọ.
    Nhưng...
    Tôi thực sự không muốn nhắc lại nhưng cảm thấy rất tiếc.
    Mấy năm trước tôi tình cờ gặp một chú, chú ấy biết tôi người Phú Thọ thế là được thể kêu ca về cái dịp chú ấy từ tận Đà Nẵng đi thăm hội Đền Hùng.
    Tôi chẳng biết phải thanh minh thế nào, đành ngậm bồ hòn làm ngọt.
    Rồi đến hôm nay,
    mấy người bạn tôi quê không ở Phú Thọ, đi Đền Hùng về họ nhận xét bằng mấy thông tin cũng rất buồn kiểu như vậy. Tôi cũng không biết nói thế nào ngoài việc giải thích là ở khu du lịch nào cũng có những tiêu cực đó thôi.
    Họ còn nói nếu ở đó có nhiều hình thức giải trí hay, phong phú thì mấy cái tiêu cực đó không nói làm gì, đằng này ở Đền Hùng thì không có gì hấp dẫn cả.
    Thế đấy các bạn ạ.
  2. hoangtrungmanly

    hoangtrungmanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Dù thế nào vẫn hi vọng Đền Hùng sẽ là Một - Cái -Gì - Đó để cho những người xa quê luôn nhớ về quê hương!
    "Phú thọ quê tôi đẹp tuyệt vời
    Rừng cọ, đồi chè đẹp quá thôi!"
  3. hoangtrungmanly

    hoangtrungmanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Các truyền thuyết tiêu biểu về Đền Hùng
    * Bọc trăm trứng:
    Vua đầu nước ta là Kinh Dương Vương cháu bốn đời Viêm Đế Thần Nông (vị thần coi về nông nghiệp của Trời) Kinh Dương Vương lấy Thần Long nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân đi tuần thú gặp Âu Cơ ở động Lăng Xương kết làm vợ chồng, đưa về núi Nghĩa Lĩnh. Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở thành trăm con trai. Khi các con khôn lớn, Lạc Long Quân nói: "Ta giống Rồng, nàng giống Tiên không thể ở lâu với nhau được" bèn chia 50 con cho Âu Cơ đem lên núi, Lạc Long Quân dẫn 49 người con xuống biển, để lại người con cả nối ngôi hiệu là Hùng Vương đặt tên nước Văn Lang đóng đô ở thành Văn Lang (Việt Trì - VKB), truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương
    * Phù Đổng Thiên Vương: (Tháng Gióng)
    Về thời Hùng Vương thứ 16, nước Văn Lang bị giặc Ân xâm lược. Vua cho sứ giả đi rao người tài ra giúp nước. Ơở làng Phù Đổng bộ Vũ Ninh có một cậu bé 3 tuổi nghe tiếng sứ giả bèn vươn người thành cao lớn, xin vua rèn ngựa sắt, nón sắt, roi để đánh giặc. Đuổi xong giặc Ân chàng cưỡi ngựa bay lên trời. Vua Hùng phong là Phù Đổng Thiên Vương, lập miếu thờ trên đỉnh Nghĩa Lĩnh.
    * Bánh dày bánh chưng:
    Vua Hùng thứ 6 muốn chọn con hiền cho nối ngôi, mới ban lệnh thi cỗ. Các hoàng tử ra sức tìm kiếm sơn hào hải vị bày biện. Riêng Lang Liêu mẹ mới mất không đi xa được, chàng nghĩ cách dùng gạo nếp thơm chế ra bánh dày, bánh chưng. Vua thấy Lang Liêu hiếu thảo siêng năng, sáng chế ra hai bánh quý bèn truyền ngôi cho làm Hùng Vương thứ 7.
    * Dưa hấu:
    An Tiêm là con nuôi Vua Hùng, nói năng kiêu ngạo, bị đày ra đảo hoang. Vợ chồng An Tiêm chỉ được mang theo một số lương thực và con dao phát. Chàng thấy đàn quạ đến đảo ăn thứ quả da xanh lòng đỏ, dây bò trên mặt đất. An Tiêm lấy một quả ăn thử thấy ngon ngọt khỏe người, bèn trỉa đất rắc hạt trồng khắp đảo. Đến vụ thu hoạch chàng gọi thuyền buôn vào bán. Vua biết tin liền cho đón về.
    (còn tiếp)
    (theo http://www.binhthuan.gov.vn)
  4. hoangtrungmanly

    hoangtrungmanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Hà nội - Đất tổ vua Hùng
    (Khởi hành thứ bảy và chủ nhật hàng tuần)
    07h30: Xe và hướng dẫn viên của Công ty du lịch Hà Nội đón đoàn tại điểm hẹn khởi hành đi thăm Đền Hùng - Đất tổ Hùng Vương, cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
    Du khách đi đến Đền Hùng, từ Hà Nội qua Cổ Loa, Đông Anh, khu công nghiệp Việt Trì, khu mộ làng Cả, cầu Bạch Hạc là nhìn thấy núi Hùng, núi Trọc, núi Văn in hình lên nền trời. Sau đó tới ngã ba Đền Hùng, du khách dời đường lớn, rẽ vào con đường đất đỏ như xẽ qua đồi, dưới rừng cây toả rợp bóng mát. Cổng Đền Hùng hiện ra ở chân núi phía Tây, bên những gốc thông đại thụ cao vút. Đền Hùng là một hệ thống kiến trúc thờ các Vua Hùng. Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích Lịch sử - Văn hoá đặc biệt đối với người Việt Nam.
    Khu di tích Đền Hùng dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đât Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
    Đến Đền Hùng, quý khách dưng chân thăm quan Bảo tàng Hùng Vương.
    Bảo tàng Hùng Vương được khởi công xây dựng vào năm 1996 và được khánh thành đúng ngày khai hội Đền Hùng năm Quý Mùi (2003) do Tổng Bí Thư Đỗ Mười cắt băng khánh thành. Trong bảo tàng hiện co hơn 4.000 hiện vật (trong đó có tới gần 700 hiện vật gốc), 162 bức ảnh, 4 bức tranh gốm, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 5 hộp hình, một nhóm tượng lớn và nhiều hiện vật khác với chủ đề: ?oCác Vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử?.
    Quý khách tiếp tục leo bậc đá lần lượt thăm đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, đền Giếng, đền tổ mẫu Âu Cơ.
    Cổng đền xây theo kiểu tam quan, hai tầng, góc mái uốn cong. Bờ nóc có ?olưỡng long chầu nhật?. Cửa chính giữa cao rộng. Cách hai tường ngắn là hai cột trụ, đỉnh có đắp đèn ***g, con nghê. Phía trên cửa chính có 4 đại tự ?oCao sơn cảnh hàng? có nghĩa là ?oNúi cao đường lớn?.
    Đền Hạ: Từ cổng qua 225 bậc xi măng chia 6 cấp thì tới đền Hạ. Đền được xây dựng vào thế kỷ XVII, theo kiểu chữ ?onhị? gồm hai toà, mỗi toà ba gian. Tương truyền đây là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở ra trăm người con. Nghĩa ?oĐồng bào? được bắt nguồn từ đây
    Đền Trung (Hùng Vương Tổ Miếu): Cách 168 bậc xi măng, ở ngang sườn núi Nghĩa Lĩnh phía Nam. Đền Trung xuất hiện sớm nhất trên núi Hùng. Kiến trúc ban đầu thời nhà Trần, đến thế kỷ XVII được xây dựng lại kiểu dáng như ngày nay. Tương truyền nơi đây các Vua Hùng thường họp bàn việc nước, hay mỗi khi đi săn qua khu vực này thường đốt lửa nướng thịt chia đều cho mọi ngời trong cuộc săn. Đền Trung cũng là nơi vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu vì đã có công làm ra bánh trưng, bánh dày.
    Đền Thượng (Kính thiên Lĩnh điện): Từ đền Trung lên 102 bậc xi măng sẽ tới đền Thượng. Đền Thượng được trùng tu vào năm Khải Định thứ 2 (1917) nên còn rất vững chắc. Đền làm kiểu chữ ?ovương?, không có chạm trổ. Phía trước đền (toà tiền tế) có bốn cột trụ, được nối với nhau bằng hình lưỡng long chầu nguyệt. Đền Thượng là nơi các Vua Hùng làm lễ tế trời đất, mong cho mưa thuận gió hoà, mùa mạng tốt tươi để muôn dân được ấm no, hạnh phúc. Truyền thuyết còn kể lại rằng tại đỉnh cao này, Hùng Vương thứ 6 sau cuộc kháng chiến chống giặc Ân thắng lợi, cảm kích vị anh hùng có công đánh giặc cứu nước, đã lập miếu htờ Thánh Gióng trên đỉnh núi.
    Đền Giếng: Được làm vào thế kỷ XVIII ở dưới chân núi phía nam, gồm ba lớp nhà và hai nhà oản hai bên. Trong đền có một cái giếng, gọi là Giếng Ngọc, nơi là hai nàng công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa - con gái Vua Hùng thường soi gương chải tóc. Giếng sâu khoảng 3 mét, có gần 1 mét nước, rất trong, quanh năm không bao giờ cạn. Đền gồm hai toà, không có trạm trổ.
    Lăng Vua Hùng: xây bên trái, phía trước đền Thượng. Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của vua Hùng thứ 6. Lăng mộ có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thuỷ. mặt quay theo hướng đông nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, tám mái có đao cong. Trong lăng có mộ hình khối chữ nhật.
    Đền tổ mẫu Âu Cơ: Được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12/2004. Đền đợc xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn) theo kiến trúc truyền thông với cột, xà, hoành, dui băng gỗ lim, mái được lập bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch bát. Đền chính có diện tích 137m2, làm theo kiểu chữ Đinh. Bên cạnh đền chính có nhà Tả Vũ, nhà Hữu Vũ, nhà Bia, Trụ Biêu, Tứ trụ, cổng Tam Quan, nhà tiếp khách và hoa viên. Trong đền có tợng thờ mẹ Âu Cơ và hai Lạc hầu, Lạc tớng. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá Hải Lựu.
    12h00: Ăn trưa tại nhà hàng của Ban quản lý di tích.
    13h00 Xe đưa đoàn trở về Hà Nội. Trên đường về, quý khách ghé thăm đền Hai Bà Trưng
    Đền Hai Bà Trưng còn có tên gọi là đền Hạ Lôi nay thuộc huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là ngôi đền thứ ba ở nước ta (sau đền Hát Môn ở huyện Phúc Thọ - Hà Tây và đền Đồng Nhân - Hà Nội) thờ Hai Bà Trưng. ở đền Hạ Lôi, bà Trưng Trắc được ngồi cùng với Thi Sách, còn bà Trưng Nhị được phụ thờ. Ngôi đền Hạ Lôi không để lại lai lịch và cội nguồn hình thành, giữa các truyền thuyết không thống nhất, có người thì cho rằng đay là nhà cũ của mẹ Hai Bà Trưng, có truyền thuyết cho rằng đây là đất kinh đô Mê Linh.
    (http://hanoitourism.com.vn)
  5. hoangtrungmanly

    hoangtrungmanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Bản đồ Khu di tích lịch sử đền hùng:
    [​IMG]
  6. hoangtrungmanly

    hoangtrungmanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Nhớ ngày Giỗ tổ Hùng Vương

    Dù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba

    Câu ca xưa vừa là lời nhắc nhở, vừa là niềm tự hào của con Lạc cháu Hồng, bởi cả dân tộc có chung một ngày giỗ Tổ vì có chung một cội nguồn. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án Giỗ Tổ Hùng Vương - lễ hội Đền Hùng năm 2005 ở quy mô cấp quốc gia, vì thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam.
    Ngày giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, theo Ban tổ chức, trong 5 ngày diễn ra lễ hội (từ ngày 6 ?" 10-3 Ất Dậu, tức 14 ?" 18-4-2005) thu hút khoảng 1,5 triệu lượt người tham dự, cho dù ở nhiều địa phương trong cả nước cũng có đền thờ Hùng Vương. Đền thờ Hùng Vương ở TP. Nha Trang nằm trên đường Ngô Gia Tự, số nhà 173. Ngôi đền được xây dựng năm 1973 và được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Ngôi đền đã được tôn tạo cho khang trang, uy nghiêm kịp ngày giỗ Tổ.
    Về đất Tổ Văn Lang xưa, đến cổng Đền Hùng qua 525 bậc, ta sẽ lên đến đền Thượng, nằm trên đỉnh núi Nghĩa Cương, cao 175m so với mực nước biển. Đứng ở điểm cao này nhìn ra bốn phía, ta như thức dậy những truyền thuyết về thời Hùng Vương lập nước với bao hình ảnh hùng vĩ. Truyền thuyết về bà Âu Cơ sinh ra một bọc 100 trứng nở thành 100 người con trai, sau khi khôn lớn, 50 người con theo cha xuống biển (giống Rồng), còn 49 người theo mẹ lên núi (giống Tiên), để lại người con trưởng làm vua, đặt tên nước Văn Lang, lấy tên hiệu là Hùng Vương và con cháu ông đời đời mang hiệu đó vẫn lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đất nước Văn Lang cách chúng ta trên 4.000 năm.
    Trong khu di tích đền Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ năm nay, về dự lễ hội chúng ta được đến thắp hương tưởng niệm trong đền thờ Tổ mẫu Âu Cơ mới được khánh thành. Đền được xây trên núi Ốc Sơn, còn gọi là núi Vặn, cao trên 147m so với mặt nước biển, khởi công từ năm 2001. Đền được dựng theo kiểu kiến trúc truyền thống, với cột, khung, sườn, mái, vách ngăn bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài, tường xây bằng gạch bát. Đường từ chân núi lên đến cửa đền gồm 553 bậc đá, trên đường đi có nhà đón khách và chỗ dừng chân. Tượng Mẫu Âu Cơ lấy theo mẫu tượng đang thờ ở đền Mẫu Âu Cơ tại xã Hiền Lương (huyện Hạ Hòa, Phú Thọ).
    Người Việt Nam ta từ thế hệ này đến thế hệ khác vẫn còn lưu truyền rộng rãi về tấm bánh chưng, bánh dày dâng lên vua cha của Lang Liêu. Tương truyền rằng ở đền Trung giữa lưng chừng núi, các vua Hùng lúc sinh thời thường lấy làm nơi tụ họp bàn việc nước và cũng là nơi vua Hùng chọn người kế vị mà mở đầu là cuộc thi làm cỗ chọn người con có lòng hiếu thảo với cha mẹ và tha thiết với non sông, đất nước để nhường ngôi. Lang Liêu với những tấm bánh chưng, bánh dày tượng trưng cho trời đất và cũng là kết tinh thành quả lao động của người lao động một nắng hai sương.
    Khu di tích lịch sử Đền Hùng còn có đền Thượng - một ngôi đền nằm chót vót trên đỉnh núi - nơi ghi dấu sự tích về sinh hoạt tín ngưỡng tế trời đất của các vua Hùng. Ở đây có dấu tích của cột đá thề giữa Hùng Vương và Thục Phán trong việc nhường ngôi trị nước. Tương truyền một đêm trăng sao đầy trời, khi cột đá dựng lên, Thục Phán ngửa mặt lên trời mà thề rằng: Có trời cao ***g lộng chứng giám cho nước Nam mãi mãi sẽ trông nom lăng miếu họ Hùng. Có phải chăng vì lời thề ấy mà cho đến nay, không chỉ có ngày hội mà quanh năm suốt tháng Đền Hùng không khi nào hết hương khói. Gần với đền Thượng là Lăng các vua Hùng. Ở đây có đôi câu đối mang ý nghĩa sâu sắc:
    - Lăng tẩm tự năm nào, núi Tản sông Đà, non nước vẫn quay về đất Tổ
    - Văn minh đang buổi mới, con Hồng cháu Lạc, giống nòi còn biết đến mồ ông
    Về Phú Thọ đất Tổ vua Hùng còn được nghe kể khá nhiều truyền thuyết và huyền thoại về những tên đất, tên làng với bao nhiêu sự tích, mà sâu sắc nhất có tính giáo dục mạnh mẽ nhất là chuyện đàn voi quý của vua Hùng có 100 con thì 99 con chầu về mộ Tổ, tượng trưng có 99 quả đồi nhấp nhô như bát úp, một con voi bất nghĩa quay đầu theo hướng Bắc bị vua Hùng chém đứt đầu mà nay quả đồi ấy vết chém vẫn còn dòng nước đỏ như máu chảy ra không bao giờ cạn và vết chém không bao giờ liền, như lời nhắc nhở về lòng trung thành với Tổ quốc, chung thủy với đồng bào.

    Lễ tế tại Đền Hùng.
    Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, giỗ Tổ Hùng Vương bao giờ cũng được con Hồng cháu Lạc coi là biểu tượng của ý chí và tinh thần chiến đấu của dân tộc, với sự lao động cần cù sáng tạo và tài trí thông minh trong mọi thời đại dựng nước và giữ nước. Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, trên đường về Thủ đô tiếp quản, Hồ Chủ tịch đã đến Đền Hùng để tỏ lòng tri ân của mình. Nơi đây Bác đã căn dặn: ?oCác Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước?.
    Ngày giỗ Tổ Hùng Vương năm nay là lễ hội hoành tráng nhất từ trước tới nay. ?oLinh diệu muôn đời - đất tổ Hùng Vương? là chủ đề xuyên suốt của phần khai mạc và bế mạc lễ hội do Đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Thị Thành - người đã từng làm tổng đạo diễn lễ kỷ niệm 350 năm Khánh Hòa phụ trách.
    Lễ hội với không gian trải dài từ Đền Hùng tới thành cổ Việt Trì. Phần lễ chủ yếu tại các đền, chùa, đình ở núi Nghĩa Lĩnh. Lễ giỗ Tổ và cúng trời ở đền Thượng. Phần hội bao gồm các trò chơi dân gian biểu diễn nghệ thuật - 10 đoàn nghệ thuật từ các tỉnh bạn, 5 đoàn nghệ thuật trong tỉnh và ba đoàn nghệ thuật quốc tế (Thụy Điển, Hàn Quốc, Trung Quốc) cũng đến tham gia.
    Những người con dân Việt về thăm mộ Tổ và dự lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương dâng nén hương thơm nguyện sát cánh bên nhau, xây dựng non nước này ngày càng thịnh vượng, để mãi mãi tự hào vì không nơi đâu trên trái đất này được như dân tộc Việt Nam, có chung một tổ tiên và vẫn còn ngôi mộ Tổ, ngôi đền thờ chung để đến ngày 10-3 Âm lịch con cháu hành hương về cội nguồn.
    (báo Khánh Hoà)
  7. bienbuonvn

    bienbuonvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    bác này mặn mà với topic này thật! Tưởng topic này đóng cửa rùi mà hôm nay lại thấy! Bác đóng góp cho đất tổ nhiều đấy! Có ý gì ko vậy???
  8. hoangtrungmanly

    hoangtrungmanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Chịu những lời lẽ như vậy đấy! Thử hỏi tôi làm vậy thì tôi được gì??? Tôi sẽ cho nó đóng cửa luôn topic này. Chẳng qua tôi muốn có một cái gì đó để mỗi khi ai đó vào diễn đàn của Phú Thọ sẽ được biết về Đền Hùng. Bởi cái tên Phú Thọ - Đền Hùng tuy hai mà như một...
    thế thôi bác ah?!
  9. moonvn

    moonvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Có thế mà các bác cũng phải cãi nhau
    Theo tôi nghĩ, bác mod nhà mình nên cho bài này vào mục "host"... để cho nó ko bị trôi khi ko ai post bài.
    Vì thiết nghĩ những "tư liệu" về Đền Hùng đều rất quý... Ai muốn có thông tin về mảnh đất lịch sử đều có thể vào đây để đọc
    Bởi há ko phải Phú Thọ và Đền Hùng ko thể tách rời nhai sao???
    Các bác thấy ý kiến của tui thế nào
  10. hoangtrungmanly

    hoangtrungmanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    Vậy là Hội Đền Hùng lại sắp tới rùi... năm nay nhà nước chính thức cho nghỉ trong ngày 10/3... Là người con của đất tổ chúng ta không khỏi dạo rực mỗi khi 10/3 âm lịch về:
    "Dù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba"
    Câu thơ ấy vang lên làm cho những người con xa xứ khônh khỏi chạnh lòng...
    Mọi người ới, mở lại topic này để cả nhà có đất chia sẻ kỷ niệm, cung cấp thông tin,... tất tần tật về 10/3 âm lịch nha
    Bắt đầu nè

    18 kỷ lục VN được xác lập tại lễ hội Đền Hùng
    Trống Thượng Nông được xác lập là trống cổ nhất VN
    Số lượng kỷ lục tương ứng và tượng trưng cho các đời vua Hùng, trong đó kỷ lục triều đại lâu đời nhất thuộc về Hùng Vương, do vua Kinh Dương Vương, cha của Lạc Long quân trị vì.
    Chiếc trống cổ nhất VN là trống Thượng Nông, được tìm thấy ở xã Thượng Nông, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, có niên đại 2.000-2.500 năm.
    Phú Thọ cũng là địa phương phát hiện và khai quật nhiều trống đồng nhất. [​IMG]
    Loại bánh xưa nhất VN thuộc về bánh chưng, do vua Hùng thứ 7 (Lang Liêu) làm ra.
    Lá cờ đại lễ lớn nhất là cờ theo thiết kế ngũ hành với kích thước 324 m2, không kể phần vi cờ bao ngoài. Cờ có tên gọi là Hùng kỳ, sử dụng trong các dịp lễ dân tộc.
    Ngoài ra, Trung tâm Sách kỷ lục VN, đơn vị biên soạn kỷ lục VN đã xác lập được kỷ lục về kinh đô và quốc hiệu lâu đời nhất, địa phương thờ tự vua Hùng và tướng lĩnh nhiều nhất, ngôi đền thờ vua Hùng lớn nhất, khu trồng cây lưu niệm độc đáo nhất VN...
    Lễ trao Cúp lưu niệm kỷ lục, do Trung tâm sách kỷ lục VN phối hợp với Ban tổ chức Lễ hội Đền Hùng tiến hành tại buổi bế mạc lễ hội tối nay.
    Theo VnExpress

Chia sẻ trang này