1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kyokushin , the strongest karate style

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi kimura, 10/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ranrua

    ranrua Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Chắc bạn muốn nói đến đòn "2 bước" với tay trước đánh Giodan-Oizuki, tay sau Chudan-Jakuzuki ? Tuyệt thật, đây cũng là đòn "tủ" của tớ đấy. Cứ ấn tượng mãi lần đầu tiên xem chị PHHà đánh đòn này. Người thì bé tí xíu, nhưng cách đánh dũng mãnh và nhanh nhẹn lạ thường .... và chị luôn toàn thắng với các đòn khá đơn giản như đòn 2 bước ..... từ đó tớ quyết tâm chuyên luyện đòn này và cũng chỉ chiến thắng với đòn này + đòn trụ phản chặn. (hic... hồi đó cứ ko dám nhấc chân lên đá vì .. nhát chứ...cứ có cảm giác nhấc đá là bị phản ngay ... hê hê..cho đến bây giờ cũng vẫn dị ứng với mọi đòn đá ....)
    Mọi người thử kể về cảm giác trong thi đấu hoặc cũng như trong thực chiến đi... Có ai đã từng SỢ chưa?
    Hồi đầu, tớ nổi tiếng "thương người", chẳng bao giờ dám vung tay đánh Giodan (vào mặt) đâu,(đối với đòn 2 bước chỉ dám vung lên để hù dọa vớ vẩn thôi) lại càng ko dám đá..chỉ sợ đối thủ đau (đánh hẳn vào mẹt chứ đâu fải đùa). Hớ..thế là bị trả giá ngay, ... Rút được ra bài học ngay chính với bạn tập của mình .. Chiến đấu là fải trung thực và hết mình ...
  2. tomsawyer

    tomsawyer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    681
    Đã được thích:
    0
    ừa, đúng là đòn 2 bước đấy. Nếu luyện đòn đấy (hoặc đòn nào cũng thế thôi) thành đòn tủ cũng có ích lắm, nhiều khi chỉ đòn đầu Yodan Oizuki (với lực bật toàn thân và độ giật tay đấm lớn) trúng mặt là cũng có thể giải quyết được trận đấu (ngoài đời).
    Về đòn đá, hồi tớ mới vào tập Ka, khi thi đấu cứ quen kiểu võ ta nhấc chân chặn đối thủ bằng Thiết tiêu cước (lại quên tên Ka của đòn chân ấy rồi, cái gì Geri ấy nhể), các bác Ka cựu trào lại không vào được. Sau rồi HLV không cho tớ nhấc chân nữa, cũng không cho dùng đòn lướt Bàng Long thấp vào đầu gối (hình như bị cấm trong thi đấu Shotokan).
    Tớ cũng hay nương đòn lắm, và chính thế hay bị ăn đòn. Đau nhất là một lần thi đấu giải, tớ đánh khá áp đảo và dẫn 3-0, loay hoay thế nào bị 3-1, rồi loay hoay tiếp bị Mawasi Yodan ippon, cuối cùng thua. Kinh nghiệm xương máu.
    tom
  3. kimura

    kimura Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    có điêu đòn đấy phổ thông quá rồi, muốn ăn điểm khó lắm vì họ thấy mình lướt người lên đấm thẳng là đã đề phòng quả chudan tiếp theo rồi.Hơn nữa vì biết mình sẽ làm gì nên khả năng bị bật lại rất dễ . Chẳng hạn :
    nếu đối phương chân trái trước thì mình đứng chân phải trước, họ vừa lướt tới đấm jodan là mình tay phải gạt sang trái chân phải nhấc lên đá mawashi. Nếu đủ độ nhanh thì đảm bảo ăn chắc điểm (trong trường hợp đối phương muốn tiếp đòn chudan vì lúc đó tay phải của họ không thể che mặt được mà phải hơi rút về lấy đà đấm chudan).
    Đây là liên hoàn tôi rất thích sử dụng, các bạn thử chơi.
    Tấn zenkutsu dachi ( chân trái lên trước). Đá thật mạnh mawashi chudan. Thường thì đối phương lùi ra sau. Chân phải sau khi đá không rút về mà để hẳn sang bên trái. Đối phương thấy thế có thể xông ngay vào mà họ đứng nguyên một chỗ cũng đươc. Xoay người uraken bằng tay trái ,họ buộc phải đưa tay lên đỡ mặt. Đấm oizuki chudan bằng tay phải. Ít người đỡ lại chiêu này lắm. Tớ thường đánh trung ngay từ đòn uraken.
  4. ranrua

    ranrua Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Hi hi... nếu nói như bác thì cũng khó nhận định lắm. Làm sao bác biết được đối fương chỉ tung đòn 2 bước? Và còn các đòn dử nữa thì sao? Em cũng thỉnh thoảng tập bài "hóa giải " như của bác, nhưng tập luôn bên thuận của mình (nghĩa là chân trái cũng lên trước, và vẩy lên luôn khi đối fương lao vào).. Nhưng điều em muốn nói là trong thi đấu, càng tận dụng được các đòn đơn giản bao nhiêu, càng đỡ tốn sức bấy nhiêu, mà đối fương lại ít ngờ tới .... Xem thử băng thi đấu QT, cũng chỉ thấy các tuyển thủ Nhật sử dụng mỗi đòn đổi bước thôi, mà đòn này ngay từ khi đai trắng cũng được tập, mà cũng chiến thắng vang dội... tất nhiên là cũng còn tuỳ thuộc nhiều thứ # nữa...
    Đòn liên hoàn của bác cũng hay lắm. nhưng tại sao bác không đánh uraken = tay phải luôn, rồi nếu chưa được hãy đấm Jakuzuki tay trái (bởi thường thì đòn "Đấm oizuki chudan bằng tay phải" nếu ko đủ khoảng cách thì cũng không thể đủ mạnh để cho điểm được, bởi đó là đấm vào tầm trung đẳng).....
    Theo em có lẽ bác chơi điểm luôn từ đòn đá là dễ ngon xơi nhất..., bởi thường những người lùi được đòn đá trung đẳng nhanh như vậy chắc ko dễ gì bị dính ngay đòn nhứ 2, mà fải đòn thứ 3....
  5. baby_ccc

    baby_ccc Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    0
    Ok!!! Tôi ủng hộ wan điểm của ranrua... Đánh càng ít đòn càng hiệu wả. Khi thi đấu rất khó sử dụng các đòn đánh liên hoàn...
    Hix phuc bác ranrua thật, bác vẫn còn nhớ được tên các đòn thế của Ka chứ em thì "wên sạch bán nhẵn" rồi... hix hix thảm bại em mong tháng 9 được ra coi bác "biểu diễn..." nhưng "trục trặc kỹ thuât", tiếc thật
    Tâm hồn người phụ nữ là một thứ sa sỉ phẩm mà người đàn ông không bao giờ với tới được.
  6. kimura

    kimura Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Sorry cái bài trước viết nhầm. Sau khi đá chân phải lên trước thì xoay người một vòng chân trái lên trước cùng lúc đánh uraken. Lúc đó đấm gyakuzuki bằng tay phải. Đòn uraken tiếp đà đòn đá tạt lại xoay cả người nên rất mạnh.Thi đấu shotokan chú ý vì dễ đập mạnh vào mặt đối phương lắm.
    Tất nhiên trong karate đánh càng ít đòn càng tốt. Nếu xử lý dc bằng 1 đòn thì tốt nhất.Nhưng nếu hai người ngang tài nhau mà bạn chỉ biết có một đòn thì nắm chắc phần thua.
    TB : hình như thread này đi sang shotokan chứ không theo kyukoshin nữa. Từ bây giờ chúng ta bàn luận về full contact karate nhé.
  7. tomsawyer

    tomsawyer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    681
    Đã được thích:
    0
    Cứ như ***** Mas Oyama, tay chân ông cứng như thép, đòn gì vào ông đỡ đòn ấy, đối thủ gãy chân gãy tay ráo trọi.
    tom
  8. tuanc25

    tuanc25 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Trời lại bàn luận về kumite rồi. để chống đỡ đòn 2 bức của đối phương hiệu quả nhất chỉ có 2 đòn.
    1. trụ phản
    2. vào đòn một bước tay thuận vào mặt đối phương
    Đòn trụ phản thì bạn cần phải có tốc độ và đúng thời điểm. Điều này bạn có được khi tập luyện. Bài tập thì hơi cổ điển nhưng hiệu quả lại lớn lắm đó. hai người người với một túi dấm. khi đưa túi ra hoặc chỉ nhử thôi bạn đã có thể tung đòn. chú y là phải zanxin thật nhanh. điều đó làm cho tốc độ đòn đấm của bạn phóng ra nhanh hơn.
    Vào 1 bước thì tay thủ ( tay trước của bạn phải có động tác khoá đòn bước 2 của đối thủ) Để có thể cho đòn phản tay sau của bạn hiệu quả hơn bạn có thể bước chân trước chéo sang bên thuận 50 phân với góc 45 độ và phản thẳng vào bụng. Nhược điểm của đòn này là bạn khó khống chế đối phương nếu đối phương vào 2 bước và có thêm đòn Maigedi.( thành công với đòn này bạn thường được điểm ippon..
    Chúc thành công sau những ngày gian khó tập luyện.
    ( Hãy luôn nêu cao tinh thần SAMURAI trong thi đấu)
  9. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    tuanc25 , tinh thần SAMURAI trong thi đấu là sao ? được biểu hiện thế nào vậy ?

    Lonelymanus
  10. tuanc25

    tuanc25 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Ngôn từ tinh thần SAMURAI là dùng để chỉ đến tinh thần cao thượng của người võ sĩ. Từ gốc của SAMURAI là chỉ những võ sĩ đạo của Nhật Bản. Những người luôn nêu cao tinh thần cao thượng, trung thực trong thi đấu, nghĩa hiệp, sẵn sàng quên mình vì lý tưởng. Bạn đã từng thấy những võ sĩ tự mổ bụng của mình trên những bộ phim của Nhật đó. Từ đó từ SAMURAI được chỉ chung cho tinh thần của người võ sĩ.
    Mong được các bạn chỉ giáo thêm để luôn được mở mang tầm hiểu biết!

Chia sẻ trang này