1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

*** là một yếu tố không thể thiếu trong phim Hollywood. Tại sao?

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi songhetlong, 21/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. songhetlong

    songhetlong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    *** là một yếu tố không thể thiếu trong phim Hollywood. Tại sao?

    Nói đến ảnh hưởng của văn hóa đại chúng Mỹ đối với tòan bộ phần còn lại của thế giới không thể không nhắc đến ảnh hưởng của Hollywood. Không có ngóc ngách nào trên trái đất này mà phim Hollywood chưa từng đặt chân đến và chinh phục. Ngay cả tại một vài quốc gia Hồi Giáo (như Syria) thanh thiếu niên miệng thì hò hét chống Mỹ nhưng trên đầu đội nón kiểu các cầu thủ bóng chuyền Mỹ, áo mặc là áo thun có chữ Mỹ, quần là quần jean, và chân thì nhún nhảy theo điệu nhạc rock của Mỹ. Tất cả đều xuất phát từ hình ảnh nước Mỹ qua màn ảnh bạc Hollywood. Vậy thật ra phim Hollywood có mãnh lực gì mà sức thu hút lớn như vậy?

    Phim Hollywood từ trước đến nay (đặc biệt là trong một hai thập niên gần đây) chủ yếu là nhằm mục đích thương mại hóa, kiếm được lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Yếu tố nghệ thuật thường bị xem nhẹ, yếu tố câu khách, thu hút khách đến rạp xem phim là yếu tố chủ đạo. Mặc dù có một số phim Hollywood được chuyển thể từ các tác phẩm văn học cổ điển, đa số các phim này thất bại nặng nề về mặt nghệ thuật và vì vậy không được mấy ai đi xem. Có thể kể ra một vài phim như "Chữ A Màu đỏ" (Scarlet Letter) của nhà văn nổi tiếng Nathaniel Hawthorne, Đỉnh Gió Hú (Wuthering Heights) của Emily Brontë, ?oJane Eyre? của Charlotte Brontë. Gần đây nhất là tác phẩm "Một người Mỹ trầm lặng" (A Quiet American) của Graham Green. Mặc dù bộ phim sau cùng nhận được một số ý kiến ca ngợi và được đề cử ra tranh giải Oscar cho nam diễn viên chính nhưng những ai đã đọc qua tác phẩm của nhà văn Graham Green sẽ cảm giác thất vọng nặng nề vì Hollywood đã "bán rẻ" tác phẩm của ông không chút thương tiếc. Nếu bạn đã quen thuộc với phim Hollywood, bạn sẽ chẳng cảm thấy ngạc nhiên trước những thất bại ê chề của những bộ phim này.

    Đối với phim chuyển thể từ văn học nghiêm túc, để có thể thu hút khán giả cách duy nhất là bộ phim phải thể hiện hết được cái hay, ?ocái thần?, của tác phẩm, thông thường là thông qua cách phát triển nhân vật, bố cục tác phẩm, và các chi tiết tinh tế về ngôn ngữ và hành vi của nhân vật, v.v. Đối với phim "Người Mỹ trầm lặng" đó chính là bề sâu nội tâm của nhân vật, là thế giới nội tâm nhân vật Thomas Fowler. Khi coi phim, tôi không hề thấy được, dù chỉ là chút ít, bóng dáng của chiều sâu nội tâm của Fowler. Trong truyện có những đoạn đối thọai giữa Fowler và Alden Pyle thể hiện sự tương phản giữa hai lối tư duy của hai cường quốc phương Tây: một bên đại diện cho đế quốc Anh già cỗi đang suy tàn và một bên đại diện cho một đế chế quân sự đang dần trướng mạnh ra khắp thế giới, một bên là đại diện cho thái độ bi quan, yếm thế và hoài nghi (xuất phát từ những bài học thất bại cay đắng trong lịch sử), và bên kia là sự lạc quan, tin tưởng, tự tin một cách quá ngây thơ vào một ý thức hệ trừu tượng trong sách vở. Khi coi phim, cảm giác của tôi là cảm giác hụt hẫng, mất mát, và thất vọng vì Hollywood đã giết chết đứa con tinh thần của nhà văn Graham Green. Là một tác phẩm văn học đáng đọc nhưng xem xong phim có mấy ai cảm thấy hứng thú hay xúc động muốn đi tìm tác phẩm nguyên bản để mở rộng hiểu biết hay tìm tòi sâu hơn về nội dung của tác phẩm? Tôi cho rằng là không có ai.

    Dùng một ví dụ trên chẳng qua để nêu lên một điểm cơ bản sau: phim Hollywood hiếm khi thể hiện được bề sâu của ?ochân-thiện-mỹ?, thay vào đó nó dùng bề rộng (sự hoành tráng của không gian, cảnh vật, hay kỹ xão điện ảnh), sự hào nhoáng bề ngoài (của diễn viên, xe cộ, nhà cửa ?) để che dấu và bù đắp cho sự hời hợt và nông cạn. Khai thác tối đa khiếu thẩm mỹ bình dân và đơn giản của đại đa số nhân loại phim Hollywood phô bày trên màn ảnh rộng cảnh các diễn viên đẹp, ***y, quyến rũ, ăn mặc hở hang, cảnh xe hơi đuổi nhau hấp dẫn đến nghẹt thở trên đường phố, cảnh đôi lứa lãng mãn tình tứ hôn nhau v.v. Khán giả không cần phải nghĩ ngợi nhiều, không cần phải động não tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của phim, chỉ cần ngồi yên, dựa mình vào ghế nhâm nhi bắp rang, đậu phụng rang và uống coca-cola chờ cho đến khi hết phim.

    Nói vậy không có nghĩa là tất cả mọi phim Hollywood đều không đáng xem, vì thỉng thoảng vẫn Hollywood vẫn cho ra một vài bộ phim có chất lượng nghệ thuật khá, nhưng những bộ phim này quá hiếm hoi. Nếu bạn nhìn vào danh sách 100 bộ phim hay nhất qua mọi thời đại chẳng hạn, bạn sẽ thấy đa số là các phim sản xuất cách đây cả mấy thập niên, và chiếm hạng cao lại là một số phim không lời của Charlie Chaplin. Không có đối thọai hài hước, không có ngôn ngữ khoa trương, không có cảnh lâu đài, núi non hùng vĩ, hay những trận đánh hoành tráng gồm cả trăm ngàn người như trong phim Lord of the Ring, nhưng phim của Chaplin đi thẳng vào lòng người xem, khuấy động tâm tư của khán giả. Có một yếu tố nhân bản gì đó vượt không gian và thời gian trong phim của Chaplin khiến cho chúng trở nên bất hủ. Điều này nói lên tầm quan trọng bề sâu của bộ phim, về chân-thiện-mỹ. Nó không phụ thuộc vào kỹ xảo điện ảnh, vào ngân sách hàng trăm triệu đôla cho một bộ phim, và không cần đến các diễn viên-người mẫu-ca sĩ quyến rũ chân dài, ngực nở.

    Chính vì sự rẻ tiền của phim Hollywood, người ta phân biệt phim của Mỹ thành hai loại: phim Hollywood và phim độc lập (independent movie) hay còn gọi là phim nghệ thuật (arthouse movie). Đây là những bộ phim do các hãng phim nhỏ sản xuất, thường với chi phí thấp, nhằm phục vụ một nhóm nhỏ người xem và không được quảng cáo rầm rộ hay trình chiếu trên khắp các cụm rạp chiếu bóng trên nước Mỹ. Chúng thường được chiếu ở các rạp hát nhỏ hơn và không nằm trong trung tâm thành phố. Vẫn có người bỏ tiền đi xem những bộ phim loại này, và thỉng thoảng một hay hai bộ phim lại gây được tiếng vang lớn tại các liên hoan phim quốc tế và thu hút được một lượng khá đông khán giả Mỹ đi xem. Gần đây nhất là bộ phim ?oLost in Translation,? ai trong số chúng ta biết đến phim này? Đã coi phim này? Hay bỏ công đi tìm phim này về xem?

    Khi nào bạn đã quá chán với phim Hollywood, vì đã buớc vào tuổi trung niên, vì khiếu thẩm mỹ đã thay đổi, hay vì bất cứ lý do nào đó, hãy nhớ vẫn còn có một số nhỏ các bộ phim nghiêm túc và nghệ thuật đang nằm đâu đó chờ bạn.
  2. risky99

    risky99 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.446
    Đã được thích:
    0
    Tiêu đề thì chỉ nhắc đến có "***" nhưng nội dung thì mở rộng nhiều quá.
    Đúng là phim Mỹ hầu như đều có cảnh hôn, make love... nhưng mức độ trần trụi so với mấy phim châu Âu (trong chủ đề Collection adult erotic....) thì phim Mỹ gọi bằng cụ
    Nói phim Mỹ rẻ tiền : nếu nói nghĩa bóng thì cũng còn nhiều tranh cãi, còn nghĩa đen thì nó chẳng rẻ tí nào.
    Nói phim Mỹ thương mại hoá : làm phim mà ko có lãi thì chỉ có Hãng phim truyện VN dám làm thôi.
    Tấm huy chương còn có 2 mặt huống hồ gì phim Mỹ. Chọn lọc cái hay để học, cái dở biết để tránh thôi
  3. le_nam69

    le_nam69 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    phim độc lập và arthouse không đồng nghĩa với nhau. có những phim độc lập nhưng cũng vẫn là phim thương mại đặc sệt (Sundance bây giờ cũng thích vậy), có những phim arthouse được các hãng lớn làm và bỏ kinh phí cũng khiếp.
    Passion of Christ là một phim độc lập, nhưng gọi nó là arthouse thì :((. Mà nó cũng ăn khách gớm hehe
  4. secresun

    secresun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    0
    Phim Mỹ không *** lắm đâu. Phim Âu châu và Nhật Bản mới đáng sợ. Xem một bộ phim Pháp hay Nhật về đề tài liên quan tình yêu - ********, thấy hong biết phim xxx hay phim này, phim nào dữ dội hơn. Để hôm nào gởi bạn song vài phim âu châu để bạn thấy phim Mỹ chỉ là em bé ***.
    Nhưng vấn đề *** trong phim không phải là đồi trụy, nó hoàn toàn không xấu. Trường hợp này, phim Mỹ có vẻ "đàng hoàng" nhưng chúng lại xấu xa ở chỗ rất "kịch", màu mè, chủ quan, tự tôn, lối mòn, kệch cỡm ... Chúng chạy theo doanh thu, lợi nhuận, thị hiếu thấp của đại đa số người Mỹ. Chúng rẻ tiền, dễ hiểu, cười cợt thấp kém, mua vui chốc lát ... Đấy mới là bi kịch của phim Mỹ và thế giới.
  5. QUO_VADIS

    QUO_VADIS Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/12/2001
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    0
    _Hồi nhỏ, điều kiện tiếp cận xxx khó khăn, xem film Mỹ toàn lướt nhanh để xem cảnh "ấy" nhưng dạo gần đây thì những cảnh xxx trong film hạn chế rồi, ko hiểu vì sao, đến nỗi xem xong mình còn chẳng nhận ra là có xxx trong film ko nữa . Dù sao những film xem được thì nó xxx rất đúng lúc, đúng chỗ, xem ko thấy gợn, exicted 1 chút; bây giờ trong film đa số là 1 ít kung fu, 1 ít rap, 1 ít black, 1 ít hip hop, công nhận năm này ít film đáng xem hơn năm ngoái .
  6. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Cái đáng sợ nhất là xem lướt qua 1 cảnh nóng bỏng trong phim.Nhất là đối với tuổi mới lớn.Nó kích thích trí tượng tượng-->xem ra nó nguy hại không kém việc xem trực tiếp.Các phim Mĩ rất thường pha vào những cảnh nóng bỏng.1 dấu chấm trên một bức tranh.Nó không hoàn toàn lớn nhưng nó rất dễ gây chú ý.Đơn giản vì nó...đặc biệt.
    Được lyhap sửa chữa / chuyển vào 05:21 ngày 27/04/2005
  7. kissme

    kissme Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/12/2000
    Bài viết:
    4.119
    Đã được thích:
    0
    Đúng là về XX thì fim Mỹ thua xa Nhật và Châu Âu, bây h hầu hết chỉ là chấm phá cho có hoặc là nhét vào ba cái fim hài bậy ơi là bậy kiểu Scary Movie, American Pie.
    Mà bác sốnghếtlòng có vẻ khắt khe quá, thời nào thì có phim của thời đó, thể loại nào có cái hay của thể loại đó, fim tình cảm yêu nhau sướt mướt ắt phải có ôm hôn, fim hài thì phải cười nôn ruột có gái đẹp chạy vòng quanh, fim hành động phải có bắn-đuổi-giết (chứ chả nhẽ lại chạy tung tăng kiểu Charlie Chaplin). Ngược lại cho cảnh núi non hùng vĩ, lâu đài nguy nga, đội quân hàng ngàn người vào fim của Chaplin thì lại chả ra gì, nhưng để làm cho fim truyền thuyết kiểu Lord of Ring thì lại quá hợp, bác có thể ko thích nhưng nhiều người khác thấy thích .
    Làm phim bây giờ không có quảng cáo lăng xê thì ma nó biết mà xiem, nhất là "vùng xâu vùng xa" như VN. ?oLost in Translation" chắc cả cái diễn đàn này xem rồi quá, quảng cáo hết trên các site, các báo, các kênh phim truyện, làm vậy cũng không phải "có ít tiền" đâu ! Mà cái fim đấy người thì cho là nghệ thuật, người thì cho là khó hiểu, người cho là sâu sắc, người thấy buồn ngủ, chẳng ai bắt được ai phải thấy thế nào .
    Mà làm fim giải trí cũng là cả một nghệ thuật, tòan gái đẹp nhà cao ô tô xịn đấy nhưng ko phải fim nào cũng làm người ta thấy hay. Có mấy fim dạo gần đây thú vị đến nỗi mình xem đi xem lại mấy lần chưa thấy chán nhu Bruce Almighty, S1MONE, Butterfly Effect,... Nói toẹt ra là phim giải trí đấy nhưng ít phim nào từ cái thời "hoàng kim " 50-60 mà khiến iem xem lại thêm một lần. Cũng tùy thuộc vào sở thích cả thôi
  8. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ, mình đọc bài này xong thấy ngộ ngộ. Có hai lý do. Thứ nhất, đây là một bài văn tồi, nếu xét theo tiêu chí của văn học được giảng dạy ở trường phổ thông. Nghĩa là đề tài và bài viết chẳng ăn nhập gì đến nhau cả. Đọc cái tiêu đề người ta nảy ra hai khả năng (1) yếu tố *** bị đưa vào phim Mỹ quá nhiều như một thứ gia vị phụ trợ và nó làm tầm thường hoá giá trị của tác phẩm; (2) *** là một trong những đề tài mà phim Hollywood thường khai thác và bản chất của đề tài đó là tầm thường. Rốt cục đọc rồi mới biết là mình nhầm. Tác giả muốn chê phim Hollywood là kém, ngoài ra có lẽ còn có một cái implication nữa là trình độ thưởng thức của mình cao nên không nuốt được những thể loại ấy, mình chỉ thích "nghệ thuật đích thực" thôi, that''s all. Thứ hai, người viết thực sự không hiểu về văn hoá Mỹ nên đưa ra những quan điểm nặng tính định kiến.
    ******** là một đề tài chịu nhiều cấm kỵ ở Mỹ. Nói câu này có lẽ nhiều người sẽ buồn cười, vì các loại quả bom *** hạng hai như Paris Hilton, Pamela Anderson, hạng nhất như Marilyn Monroe etc đều là những celebrities của Hollywood cả. Thế mà lại có một chú nghênh ngang đi ra bảo "*** is a taboo in America". Nhưng thực tế là như thế. Phim châu Âu, đặc biệt là dòng phim Pháp và Ý, nếu so với Hollywood thì táo tợn hơn nhiều, và sự táo tợn ấy được khán giả chấp nhận rộng rãi hơn nhiều. Không cần nói đâu xa, hãy thử xem Irreversible, xem Malena, xem Dreamers rồi so với Eyes wide shut chẳng hạn, để biết Gaspa Noé, Giuseppe Tornatore và Bernado Bertolucci khác với Stanley Kubrick như thế nào.
    Không kể cái ngành công nghiệp pornography mà chỉ xét đến dòng phim chính thống thôi thì ở Mỹ những bộ phim có cảnh *** hầu hết đều bị censor rất chặt. Bản Eyes wide shut chiếu ở Mỹ bị kiểm duyệt hầu hết, trong khi đó ở châu Âu thì dân tình lại được xem unrated version thoải mái. Những kênh như HBO chẳng hạn, mặc dù là kênh truyền hình mẹ đẻ của *** and the City, nhưng những phim điện ảnh chiếu trên đài này lại tuyệt không có một cảnh nào đáng gọi là ***. Trong những nhận định gần đây về thị hiếu khán giả thì các báo đều có một quan điểm chung là *** đã trở thành một đề tài nhàm chán ở Hollywood và người ta không còn hứng thú vào rạp chiếu bóng để xem những bộ phim nóng bỏng về ******** nữa - chỉ cần xem danh sách phim ăn khách hàng tuần ở Bắc Mỹ sẽ thấy hiếm có một bộ phim nào về đề tài này lọt vào top ten.
    Như vậy rõ ràng là chẳng có lý do gì để đổ lỗi cho *** rằng nó đã làm tầm thường hoá một nền điện ảnh như Hollywood - có thể nền điện ảnh đó thật sự tầm thường, nhưng không phải vì ***.
    Đồng chí này nói một câu làm tớ rất buồn cười "Khai thác tối đa khiếu thẩm mỹ bình dân và đơn giản của đại đa số nhân loại, phim Hollywood phô bày trên màn ảnh rộng cảnh các diễn viên đẹp, ***y, quyến rũ, ăn mặc hở hang, cảnh xe hơi đuổi nhau hấp dẫn đến nghẹt thở trên đường phố, cảnh đôi lứa lãng mãn tình tứ hôn nhau v.v..." Câu này khoe vừa khéo mà lại vừa thô. Hoá ra đằng ấy tự cho rằng mình không thuộc vào cái đại đa số nhân loại với khiếu thẩm mỹ tầm thường đấy nhỉ. Chưa hết, đằng ấy còn dẫn cái Lost in Translation ra làm một ví dụ, và trong mắt đằng ấy thì hình như có mỗi mình là đủ trình để biết, để xem những phim như thế thì phải.
    Đằng ấy nói khá nhiều về phim chuyển thể kịch bản từ tác phẩm văn học, và làm một phép so sánh rất buồn cười là lấy Chaplin so với Lord of the Rings - một sự so sánh mà tớ phải nói thẳng là quá củ chuối. Phim của Chaplin là phim hài, là phim câm và là phim của bảy mươi năm về trước. Còn Lord of the Rings là phim màn ảnh rộng với âm thanh 3D của thế kỷ 21, một bên là hài và bi, một bên là anh hùng ca - và đằng ấy muốn so sánh hai thể loại này với nhau. Lại nhớ câu nói đùa của thằng bạn: chê Phật Như Lai kém Thành Cát Tư Hãn ở chỗ không có chiến công hiển hách. Thế đằng ấy đã đọc Lord of the Rings của Tolkien bao giờ chưa, và có hiểu gì về tầm vóc của nó trong văn hoá châu Âu không, để nhận định về nó một cách giản đơn và phiến diện như thế?
    Phim ảnh vừa là nghệ thuật vừa là kinh doanh, thằng làm phim giỏi là có thể kết hợp cả hai vào một, và đấy là cái Hollywood đã làm được. Có thể vào lúc này hay lúc khác chất nghệ thuật bị lấn át bởi tính thương mại, nhưng chắc chắn nó không hoàn toàn mất đi, vì CÁI ĐẸP là một đỉnh cao mà con người luôn khát vọng chinh phục, và chẳng có lý do gì để nói cái đẹp của đồ hoạ vi tính không bằng cái đẹp giản đơn của phim câm cả. Trân Châu Cảng chẳng hạn, bộ phim này có thể dở, có thể phi lý, nhưng nó là một sự tái hiện đẹp đẽ sự hoành tráng đầy máu lửa của chiến tranh. Chỉ có Việt Nam mới có thể loại phim được gọi là nghệ thuật, làm xong bỏ xó không ai thèm xem mà thôi.
  9. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Thực sự là quý và kính trọng chú ở những bài viết thế này đấy Hải ạ !! Nói chú trốn sang đây có lẽ là không đúng. Tài hoa trên nhiều mặt trận thì đúng hơn. Nhưng có lẽ Anh không hài lòng lắm với câu cuối cùng đâu, Anh cán bộ nhà nước ạ :
    Chỉ có Việt Nam mới có thể loại phim được gọi là nghệ thuật, làm xong bỏ xó không ai thèm xem mà thôi.
    Đọc được hai đoạn của bài mở topic và xin không bình gì thêm. Nói thật chứ không có những cảnh nóng bỏng thì xem cứ thấy thế nào ấy !!
  10. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    He he anh à.
    Trong Chinese box thì cái mà em đam mê nhất là văn chương, tiếc là cảm thấy mình hơi lẻ loi, vì thế đôi khi phải tìm đến những cái thú khác.
    Câu cuối em không có ý rút lại, vì nó là một thực tế không phủ nhận được, kết quả của cơ chế điện ảnh bao cấp.
    Phim làm ra chiếu chả ai xem, đạo diễn bảo "phim của tôi tính nghệ thuật cao nên kén khán giả" - đây là điều thường thấy ở Việt Nam. Nói như thế không chấp nhận được. Anh bảo giá trị nghệ thuật đích thực không thể tính được bằng tiền, nhưng lúc nhận kinh phí làm phim anh có quy ra tiền không?
    Nhiều người trong giới điện ảnh VN không thèm đứng chung với Lê Hoàng, kêu ông ta là loại đạo diễn hạng hai. Em thấy cái đó hèn lắm. Đành rằng phim của Lê Hoàng không phải quá xuất sắc, ông ta ăn nói lắm lúc cũng chướng tai; nhưng ông ta dám đột phá, và đã đột phá thành công. Thử hỏi ở VN có bao nhiêu đạo diễn "sống" được bằng phim mình làm ra?

Chia sẻ trang này