1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Là người Thành Nam bạn biết về Nam Định những gì?

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi haumit, 17/01/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hailoc

    hailoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    559
    Đã được thích:
    0
    Nước ta đời Lý (1075) mới có khoa cử. Đến năm 1244 chia nhất giáp thành 3 bậc: Bậc thứ nhất là trạng Nguyên, Bậc thứ nhì là bảng nhãn, bậc thứ ba là Thám hoa. Người xứ Bắc Kỳ đỗ đầu thì gọi là Kinh trạng nguyên, người Thanh, Nghệ đỗ đầu thì gọi là Trại trạng nguyên.
    Tới năm 1438 nhà Lê, 3 năm có một khoá gồm 3 kỳ: Thi Hương, Thi Hội , Thi Đình.
    Lệ thi này được giữ cho đến kỳ thi Hương cuối cùng năm Ất Mão (1915) ở trường Hà Nam (tức trường Nam Định hợp nhất với trường Hà Nội theo quyết định của vua Đồng khánh khi mới lên ngôi 1855). Từ năm 1855 thành Nam thì cùng với thành Hà và thi tại Nam Định. Cụ Tú Xương đã viết trong Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (1897):
    Nhà nước ba năm mở một khoa
    Trường Nam thi lẫn với trường Hà

    Ở Trung kỳ, kỳ thi Hương cuối cùng ở trường Nghệ Tĩnh và Bình Định vào năm 1918. Trường Gia Định không còn nữa vì xứ Nam đã thuộc Pháp.
  2. hailoc

    hailoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    559
    Đã được thích:
    0
    Ngày trước, người đi học thường sau khoảng 10 năm đèn sách đủ vốn chữ để dự thi Hương (ngoại trừ những trường hợp như trạng nguyên Nguyễn Hiền) tức khoa thi tổ chức liên tỉnh. Ðạt điểm cao của kỳ thi này đạt học vị Cử nhân. Năm sau các ông Cử tới kinh đô dự kỳ thi Hội. Những người đủ điểm chuẩn sẽ dự kỳ thi Ðình (thi Hội và thi Ðình thực ra là hai giai đoạn của một cuộc thi). Trúng tuyển kỳ thi này được gọi là Tiến sĩ dưới tiến sĩ là phó bảng. Ðỗ Tiến sĩ có thể được bổ làm quan.
    Trường Nam Định cũng như trường Gia Định, Nghệ An, Hà Nội được xây lại theo mẫu trường Huế. Trường Nam Định được xây dựng vào năm Thiệu Trị thứ năm (1845) ở làng Năng Tĩnh. Đến năm 1855 thì hợp nhất Hà nội và Nam Định thi chung tại Nam Định.
    Người qua sát hạch để được vào kì thi Hương gọi là Khoá sinh. Người đỗ cao trong kỳ thi Hương gọi là Hương cống, đỗ thấp gọi là sinh đồ. Trong thi Hương phải thi các kỳ: Đệ nhất đạt mới được thi tiếp đệ nhị, qua kỳ đệ nhị mới được và kỳ đệ tam. Qua cả ba kỳ đều qua cả thì được vào kỳ phúc hạch. Kỳ phúc hạch ai văn tốt thì lấy hạng cử nhân, ai tầm thường thì lấy hạng Tú Tài. (Cụ Tú Xương sinh năm 1870, Bắt đầu đi thi từ năm 1885 lúc 15 tuổi đến khoa Giáp Ngọ 1894 mới đỗ Tú tài).
  3. hailoc

    hailoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    559
    Đã được thích:
    0
    Ngày trước, người đi học thường sau khoảng 10 năm đèn sách đủ vốn chữ để dự thi Hương (ngoại trừ những trường hợp như trạng nguyên Nguyễn Hiền) tức khoa thi tổ chức liên tỉnh. Ðạt điểm cao của kỳ thi này đạt học vị Cử nhân. Năm sau các ông Cử tới kinh đô dự kỳ thi Hội. Những người đủ điểm chuẩn sẽ dự kỳ thi Ðình (thi Hội và thi Ðình thực ra là hai giai đoạn của một cuộc thi). Trúng tuyển kỳ thi này được gọi là Tiến sĩ dưới tiến sĩ là phó bảng. Ðỗ Tiến sĩ có thể được bổ làm quan.
    Trường Nam Định cũng như trường Gia Định, Nghệ An, Hà Nội được xây lại theo mẫu trường Huế. Trường Nam Định được xây dựng vào năm Thiệu Trị thứ năm (1845) ở làng Năng Tĩnh. Đến năm 1855 thì hợp nhất Hà nội và Nam Định thi chung tại Nam Định.
    Người qua sát hạch để được vào kì thi Hương gọi là Khoá sinh. Người đỗ cao trong kỳ thi Hương gọi là Hương cống, đỗ thấp gọi là sinh đồ. Trong thi Hương phải thi các kỳ: Đệ nhất đạt mới được thi tiếp đệ nhị, qua kỳ đệ nhị mới được và kỳ đệ tam. Qua cả ba kỳ đều qua cả thì được vào kỳ phúc hạch. Kỳ phúc hạch ai văn tốt thì lấy hạng cử nhân, ai tầm thường thì lấy hạng Tú Tài. (Cụ Tú Xương sinh năm 1870, Bắt đầu đi thi từ năm 1885 lúc 15 tuổi đến khoa Giáp Ngọ 1894 mới đỗ Tú tài).
  4. hailoc

    hailoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    559
    Đã được thích:
    0
    Đến hôm treo bảng, xướng hồi danh thì các quan trường áo mũ cân đai ngồi sắp hàng trên ghế chéo ở trước cửa tiền, cho lính truyền loa mà xướng từng trên người đỗ cử nhân vào ngồi sắp dãy trước nhà thập đạo, rồi ban thưởng cho mỗi ông tân khoa một bộ áo mũ, một cái lọng xanh. Các tân khoa lãnh áo mũ rồi theo cả các quan trường đến kinh thiên bái mạng, nghĩa là lạy tạ ơn vua. Đoạn rồi theo các quan về dinh quan tỉnh ăn yến. Hôm sau các tân khoa lại rủ nhau đi tham yết các quan tỉnh. Quan tỉnh được hưởng riêng cho các tân khoa thức gì, hoặc quan trên diễn thuyết một bài khuyên các tân khoa. Các việc đó tuỳ ý quan trên, không có lệ nào.
    Trong khi ăn yến, các tân khoa trao lẫn cho nhau mỗi người một cánh danh thiếp, nghĩa là trong hội đồng canh, thông tính danh cho được biết nhau. Ông đỗ thủ khoa phải tặng chung cho các bạn đồng canh một bài thơ, trong thơ thì đại để bài nào cũng kể sự vinh hạnh rồi kết ý khuyên nhau phải giữ chung nghĩa để báo đáp ơn cao sâu của vua.
  5. hailoc

    hailoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    559
    Đã được thích:
    0
    Đến hôm treo bảng, xướng hồi danh thì các quan trường áo mũ cân đai ngồi sắp hàng trên ghế chéo ở trước cửa tiền, cho lính truyền loa mà xướng từng trên người đỗ cử nhân vào ngồi sắp dãy trước nhà thập đạo, rồi ban thưởng cho mỗi ông tân khoa một bộ áo mũ, một cái lọng xanh. Các tân khoa lãnh áo mũ rồi theo cả các quan trường đến kinh thiên bái mạng, nghĩa là lạy tạ ơn vua. Đoạn rồi theo các quan về dinh quan tỉnh ăn yến. Hôm sau các tân khoa lại rủ nhau đi tham yết các quan tỉnh. Quan tỉnh được hưởng riêng cho các tân khoa thức gì, hoặc quan trên diễn thuyết một bài khuyên các tân khoa. Các việc đó tuỳ ý quan trên, không có lệ nào.
    Trong khi ăn yến, các tân khoa trao lẫn cho nhau mỗi người một cánh danh thiếp, nghĩa là trong hội đồng canh, thông tính danh cho được biết nhau. Ông đỗ thủ khoa phải tặng chung cho các bạn đồng canh một bài thơ, trong thơ thì đại để bài nào cũng kể sự vinh hạnh rồi kết ý khuyên nhau phải giữ chung nghĩa để báo đáp ơn cao sâu của vua.
  6. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Chết, thế ra đây mới là thi Hương. Lâu nay cứ nghĩ đấy là thi hội. Như vậy là truờng thi Sơn Nam có khá muộn?? Theo Em được biết trước kia người 3 đỗ đầu kỳ thi đình là Trạng Nguyên, Bảng Nhãn và Thám Hoa.Đến nhà nguyễn thì bỏ chức danh Trạng Nguyên (vì sợ kiêu căng) và thêm chức phó bảng (chức này sau mới có và Cụ Thân Sinh ra Bác Hồ cũng từng đỗ Phó Bảng đấy). Trường thi Sơn Nam ngày nay cũng là phố Năng Tĩnh chăng Bác?
  7. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Chết, thế ra đây mới là thi Hương. Lâu nay cứ nghĩ đấy là thi hội. Như vậy là truờng thi Sơn Nam có khá muộn?? Theo Em được biết trước kia người 3 đỗ đầu kỳ thi đình là Trạng Nguyên, Bảng Nhãn và Thám Hoa.Đến nhà nguyễn thì bỏ chức danh Trạng Nguyên (vì sợ kiêu căng) và thêm chức phó bảng (chức này sau mới có và Cụ Thân Sinh ra Bác Hồ cũng từng đỗ Phó Bảng đấy). Trường thi Sơn Nam ngày nay cũng là phố Năng Tĩnh chăng Bác?
  8. hailoc

    hailoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    559
    Đã được thích:
    0
    Cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ phó bảng năm 1901, sau kỳ thi Hội (khoa Tân Sửu). Tháng 5/1906, Cụ vào Huế nhận chức Thừa biện Bộ Lễ, Nguyễn Sinh Cung cùng anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm theo cha vào Huế sinh sống và học tập. Gia đình cụ Phó Bảng được triều đình cấp căn hộ thứ 19 tính từ cửa Thành Đông Ba đi vào trong dãy ?oThuộc viên?, hay còn gọi là ?oDãy trại?.
    Ngày xưa đỗ Phó Bảng (có thể gọi là tiến sĩ) các cụ về làng có kiệu đưa rước, sau đó được mời làm quan, được triều đình cấp nhà .v.v. Còn tiến sĩ ngày nay thì sao?
  9. hailoc

    hailoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    559
    Đã được thích:
    0
    Cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ phó bảng năm 1901, sau kỳ thi Hội (khoa Tân Sửu). Tháng 5/1906, Cụ vào Huế nhận chức Thừa biện Bộ Lễ, Nguyễn Sinh Cung cùng anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm theo cha vào Huế sinh sống và học tập. Gia đình cụ Phó Bảng được triều đình cấp căn hộ thứ 19 tính từ cửa Thành Đông Ba đi vào trong dãy ?oThuộc viên?, hay còn gọi là ?oDãy trại?.
    Ngày xưa đỗ Phó Bảng (có thể gọi là tiến sĩ) các cụ về làng có kiệu đưa rước, sau đó được mời làm quan, được triều đình cấp nhà .v.v. Còn tiến sĩ ngày nay thì sao?
  10. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Bác ơi ngày nay tiến sỹ thật thì ít mà tiến sỹ giấy thì nhiều nên . . . . Mý lại tham quyền cố vị, sống lâu lên lão làng, con vua thì lại làm vua . . . bao nhiêu lệ thế thì phép nước làm sao đã vượt được phải không Bác?? Nừa là Anh trí thức mà đã tham dự triều tránh là không còn Anh trí thức nguyên vẹn đâu Bác ới!! Khoa học cần những người trí thức chân chính kia Bác và quên béng đi cái xấu xa gọi là : Thực nhục giả mưu chi Bác ạ !! Em khoái Anh trí thức chân chất hơn hihihiihihiihi

Chia sẻ trang này