1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lá thư của Một SV Việt Nam !

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nghiabk08, 03/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    4.
    Cuối cùng tôi đề nghị các vị chủ trương đa nguyên thử hình dung về viễn cảnh của một Việt Nam đa nguyên sẽ như thế nào? Theo sự hình dung của tôi thì, một khi hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng được áp dụng, ít nhất có các đảng phái và các tổ chức chính trị sau đây sẽ ra đời ở Việt Nam:
    ? Đảng Cộng sản: chủ trương con đường xây dựng xã hội như hiện nay.
    ? Các đảng phái theo hướng dân chủ xã hội: áp dụng các mô hình Tây Âu và Bắc Âu.
    ? Các đảng phái theo khuynh hướng dân tộc như Quốc Dân đảng: có thể áp dụng các mô hình cổ điển của Đài Loan, Hàn Quốc (độc tài trong đa nguyên).
    ? Các đảng phái có khuynh hướng ?oquốc gia?, chủ trương khôi phục chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng với nhiều quan điểm khác nhau (đảng thì ủng hộ chế độ Ngô Đình Diệm, đảng thì ủng hộ chế độ Nguyễn Văn Thiệu), thậm chí chủ trương xây dựng một quốc gia không cộng sản.
    ? Các đảng phái có khuynh hướng tôn giáo (Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Hòa Hảo) chủ trương tôn giáo tự trị, thậm chí là các vùng tự trị tôn giáo.
    ? Các đảng phái của các tộc người thiểu số chủ trương tự trị hoặc độc lập hoàn toàn cho các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Việt Bắc (thậm chí có khi còn chủ trương sát nhập một phần Việt Nam vào nước ngoài).
    ? Các đảng phái có khuynh hướng địa phương chủ nghĩa, chủ trương phân chia Bắc, Trung, Nam? thậm chí tách các vùng này thành các quốc gia độc lập, v.v?
    Trong các đảng phái, các tổ chức chính trị trên đây, chắc chắn sẽ có các đảng phái, các tổ chức chính trị có chủ trương, đường lối trái với lợi ích quốc gia, chính quyền dân chủ sẽ xử lý như thế nào? Nhà nước có thể cấm họ tổ chức, tuyên truyền và hoạt động, nhưng như vậy sẽ vi phạm các quy tắc của trò chơi dân chủ (quyền lập hội, quyền tự do ngôn luận, quyền không bị phân biệt đối xử vì chính kiến), và sẽ đẩy họ vào con đường đấu tranh phi pháp. Vậy thì chấp nhận luật chơi dân chủ, cứ để họ tổ chức đảng phái, tuyên truyền và tham gia bầu cử để cạnh tranh, nếu thu trên 5% sẽ được vào Quốc hội còn dưới 5% thì ở ngoài để tiếp tục tranh đấu một cách hòa bình? Xin thưa lý thuyết là như vậy, nhưng thực tế thì lại khác. Lịch sử quá khứ và tình hình hiện tại ở Philippin, Indonesia, Sri Lanca, Iraq, Pakistan, Thái Lan, Peru, Bolivia, Nam Tư và hàng loạt các nước khác cho thấy khi mà dân trí thấp, khi mà các mâu thuẫn về lịch sử, xã hội, tôn giáo và dân tộc phức tạp, khi mà các nhóm thiểu số đặt lợi ích cục bộ lên trên lợi ích quốc gia, khi mà các thế lực bên ngoài tìm mọi cách can thiệp chia rẽ để trục lợi, có không ít đảng phái lựa chọn các hình thức khác nhau (hợp pháp và phi pháp, bất bạo động và bạo động) để tạo ra sự hỗn lọan, gây sức ép nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của mình. Và lấy cái gì để đảm bảo điều đó không lặp lại ở Việt Nam? Và một khi hàng loạt các cuộc biểu tình, bạo động, khủng bố đòi tự trị, đòi độc lập, đòi ly khai nổ ra khắp nơi, chính quyền phải xắn tay áo lên để đối phó, thậm chí phải dùng bạo lực để dẹp loạn?, và các thế lực bên ngoài được dịp nhảy vào dưới cái mác dân chủ và nhân quyền để can thiệp và hưởng lợi. Lúc đó, chắc chắn xã hội Việt Nam sẽ bị chìm ngập vào các cuộc tranh cãi triền miên về chính trị, các hoạt động tranh giành quyền lực bằng bạo lực và phi bạo lực, thậm chí là nội chiến, ly khai; và thế là các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút chạy, khách du lịch sẽ không dám đặt chân đến, và tất nhiên các cải cách kinh tế, xã hội và dân sinh sẽ bị đình đốn. Điều đó cũng có nghĩa là sự nghiệp đổi mới mà chúng ta đang tiến hành sẽ thất bại và giấc mơ hiện đại hoá đất nước sẽ tan thành mây khói.
    Có thể có người cho rằng Việt Nam có các đặc điểm xã hội - lịch sử không phức tạp như các nước trên, nên con đường đi đến dân chủ bằng đa nguyên sẽ dễ dàng hơn? Tại thời điểm này, trong điều kiện hiện nay, với sự chuyên chính (độc tài) của hệ thống luật pháp một đảng kết hợp với chính sách đại đoàn kết dân tộc, tôi đồng ý rằng Việt Nam có điều kiện chính trị xã hội ổn định hơn các nước trên. Nhưng nếu mở cửa cho đa nguyên xem, bức tranh chính trị-xã hội của Việt Nam sẽ hoàn toàn khác. Lúc đó, dưới quan niệm cực đoan về tự do dân chủ, đặc biệt khi mà tính đoàn kết bị bài xích, lòng thù hận, sự kỳ thị và chia rẽ, sự mù quáng và cuồng tín được kích động, dù có các thiết chế dân chủ cũng không có gì đảm bảo rằng các mâu thuẫn về chính trị, sắc tộc, tôn giáo, địa phương lại không bùng phát?, rằng các nhóm cực đoan sẽ không sử dụng bạo lực để đạt những mục đích mà họ không đạt được bằng con đường dân chủ, hoặc khi họ cho rằng dân chủ là giả hiệu. Iraq trước chiến tranh dưới chế độc tài của Hussein, người Sunnit, người Shiit, người Kurd, mặc dù không thật thân thiện nhưng vẫn sống cùng nhau bình thường trong xã hội, nhưng từ sau chiến tranh, mặc dù đã có hiến pháp, có một chính quyền dân chủ, họ lại lao vào chém giết nhau với lòng thù hận và khát máu? và đất nước Iraq hiện đang đứng bên bờ vực nội chiến, bất chấp sự có mặt của hơn 130.000 lính Mỹ.
    Đất nước mới qua thời tao loạn và đang bắt đầu hồi sinh, phát triển. So với 15-20 năm trước đây, con tàu đất nước đã khỏe hơn nhiều và con đường đi tới cũng đã rõ hơn nhiều. Có nhiều trắc trở khó khăn nhưng đây không phải là lúc chúng ta đứng trước ngã ba đường để băn khoăn chọn hướng, mà là lúc chúng ta đang tìm cách làm cho con tàu tăng tốc để tiếp tục cuộc hành trình. Nếu có phải lựa chọn, thì sự lựa chọn lúc này không phải là thêm một lần thử nghiệm rẽ sang phải hay rẽ sang trái, mà là làm sạch bộ máy, chỉnh sửa hỏng hóc, thậm chí thay thế những bộ phận thoái hoá, biến chất và tiếp thêm nhiên liệu, nguồn lực mới để con tàu đi nhanh hơn, đến đích sớm hơn trên con đường đã chọn.
    (Trường Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc)
    -------------
    Và đây là phản hồi ngắn gọn của vài người,
    1. Tây Sắc
    Bài: "Việt Nam có nên chọn con đường đa nguyên chính trị hay không" chứng minh rất khéo, rằng Việt Nam ta khác tuốt tuột phần còn lại của thế giới. Cho nên không thể học theo bất cứ cái gì, của bất cứ ai được.

    Đúng quá. Thế lúc làm cái gọi là cách mạng vô sản, (cả bây giờ nữa) đi theo chủ nghĩa Mác - Lê, chẳng lẽ lúc ấy chúng ta giống hệt Trung Quốc, Liên Xô? hay sao?

    Lý sự ấy chẳng khác gì luận điệu của Đông La, khi những người khác chính kiến nói rằng dân bị lừa thì lu loa lên rằng: Các ông làm như chỉ có các ông là giỏi, còn dân ngu hết hay sao mà bảo dân bị lừa... Thế nhưng khi kêu gọi đa nguyên thì lại bảo: dân trí mình còn thấp lắm. Đa nguyên thì sẽ loạn...

    Chán chẳng buồn tranh luận. Vì biết trước chắc chắn sẽ... phí nhời.

    Dân trí nước ta không thấp. Chính "sĩ trí" (những trí thức được "đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa") kia mới thực là thấp vậy.

    Già nửa thế kỉ tuyên truyền, dạy dỗ... dù sao cũng phải có tí kết quả của nó.

    Thôi thì cứ theo cụ Khổng tử xưa mà "nhi nhĩ thuận" (vì hiểu người nên - thuận tai) vậy.
    2. Đông La
    Tôi hoàn toàn tán đồng bài của Quang Linh trên talawas 6-3-2006 viết về đa nguyên. Bởi tôi từng viết một ý hoàn toàn đúng với ý Quang Linh: một cô gái xấu đừng tưởng mặc bộ quần áo đẹp của cô gái đẹp thì mình cũng sẽ xinh đẹp như vậy. Khoa học tự nhiên chỉ tuân theo quy luật tự nhiên, còn khoa học xã hội không chỉ tuân theo tự nhiên mà còn tuân theo đặc điểm lịch sử, đặc điểm dân tộc và theo đủ thứ quy luật, trong đó có quy luật tâm lý. Bài của Quang Linh đã viết tất cả. Bài viết thực sự có ích cho những ai muốn đất nước ổn định và phát triển. Chúng ta từng sai lầm khi xây dựng XHCN theo đúng mô hình một cách giáo điều, bây giờ ngược lại, không ít người cũng lại muốn thực hiện đa nguyên một cách giáo điều. Đó chính là sự nô lệ của ý thức.
  2. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Hoa Le
    Ngư Tiều vấn đáp y thuật
    Tôi thiển nghĩ, bên cạnh những bài nghiên cứu nặng ký, thiết tưởng cũng nên có trao đổi kiểu ?oNgư Tiều vấn đáp y thuật?, trao đổi thẳng, ngắn gọn, về một số vấn đề nổi cộm. Dùng cả hai cách tiếp cận, nặng ký và nhẹ cân, có lẽ dễ làm sáng tỏ vấn đề hơn.
    Về cái xe có ba chân ?ocơ chế hợp lý? và ?okhung pháp luật vững mạnh?, ?ovài tay lái có trình độ và bản lĩnh" của Đông La: Nếu cứ để vài cái đầu suy nghĩ hộ, lái hộ thì cơ chế có hợp lý, khung pháp luật có vững mạnh cách mấy cũng chỉ để làm cảnh, không dùng được, hay chỉ biết ngắm nghía, trầm trồ mà không biết dùng làm sao, vì đầu óc, tứ chi suy nhược, teo tóp lại cả rồi. Đây là một định lý khoa học, bạn Đông La cứ ngồi yên một tháng, nhất định không suy nghĩ gì, thử xem sao. Tại sao cứ để ông Marx suy nghĩ hộ (?oCó lẽ lại phải đọc lại Mác thôi?), hay phải dẫn tư tưởng Hồ Chí Minh, dù sinh thời ông Hồ cũng đã để đại ca Mao Trạch Đông suy nghĩ hộ và phát biểu công khai như vậy? Sao nay ?ota? không tư duy khoa học, đi đường tắt, dẫn thẳng tư tưởng Mao Trạch Đông cho gọn? Nếu tôi nằng nặc đòi ?ochúng ta? là Đông La và tôi đọc lại Jesus, Phật hay Muhammad, hoặc dẫn tư tưởng Trần Hưng Đạo, Lê Lợi? và bắt ?ochúng ta? dùng làm kim chỉ nam thì ?ochúng ta? có điên lên không? Dù hai ông này được nhiều đánh giá đồng thuận của ?ochúng ta? hơn là ông Hồ Chí Minh.
    Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn Đông Là về cái xe có ba chân đưa tới đích ?odân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh?, nhưng tôi e rằng nhiều người không đồng ý với đôi ta. Để biết sự thật sao không tổ chức bầu cử hoàn toàn tự do, dành đủ thời gian để quần chúng tiếp nhận thông tin từ mọi phía, để cử tri nói lên ý nguyện của mình mà cứ cả vú lấp miệng em, trong khi vú tôi quá lép? Để cho mọi người được nói lên ý nguyện của mình rõ ràng bằng lá phiếu: đó là dân chủ, ngoài ra chỉ là múa lưỡi gỗ.
  3. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    -Đọc mỏi con mắt luôn vẫn chưa thấy ăn nhậu gì tới KHPL ! mà các bình luận gia thì toàn là Luật Gia ?
    -Tui xin mời tất cả hãy thảo luận về Pháp Lý qua các trường hợp như sau:
    1- Nếu lá thư này được đăng trên báo VN như Tuổi Trẻ, Công An (why not ?), Quân Đội, Phụ Nữ Làm Đẹp, Điện Ảnh .... thì có hợp pháp không và nếu không thì xét xử ra sao ?
    2- Nếu lá thư này được copied và chuyền tay nhau trong Đoàn Thanh Niên ở HN hay SG hay ở các trường Luật thì có vi phạm pháp luật không ? xét xử ra sao ?
    Xin mời tất cả đừng bàn luận lung tung, hãy trở về với KHPL và học tập thủ tục công tố, biện hộ, và xét xử qua "case study" trên.
    Trước đây tui đã từng nêu ra 1 trường hợp để thảo luận về Luật báo chí nhưng bài đã bị xóa ! Lúc nào tui cũng muốn trao đổi xây dựng để học hỏi mà cứ bị ghép tội là "trêu" người ta !
  4. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    Thật tình HKT không muốn bàn luận sâu về vấn đề này vì khả năng không cho phép. Nhưng nếu thật sự có thiện cảm và mong mỏi cho sự phát triển của ngành giáo dục nói riêng của Việt Nam mà không mượn cớ để đi sâu vào một cái gì khác thì có lẽ người ta phải có những ý kiến đóng góp khác.
    Bỏ qua tính đúng sai của nội dung lá thư, bỏ qua những lý luận chính trị cao siêu kia, với tư cách của một người cùng thế hệ, cùng chung một hệ thống giảng dạy với cậu học trò kia, HKT mạn phép thể hiện những quan điểm của mình nhận xét về hệ thống tại VN, theo đó, hệ thống này đã có một số điểm yếu như sau:
    - cách phân bổ chương trình học: rất nặng. khiến cả thầy và trò chạy đua để theo kịp chương trình.
    - cách phân bổ thời gian học: chỉ có một buổi, không đủ để truyền đạt hểt lượng chương trình học đã được đề ra ở trên.
    - hệ thống đánh giá năng lực: lấy thuộc bài để đánh giá năng lực dẫn đến tình trạng học vẹt, không phát huy được sáng tạo trong học tập.
    Như vậy là được rồi. Có lẽ vì lúc học phổ thông, HKT không bị áp lực cao từ gia đình, cộng trình độ chỉ trung bình nên học hành thảnh thơi. Vậy mà cũng vượt qua, không đến nỗi tâm thần, bị bệnh thành tích quá đáng (hihi, vì thực tình HKT cũng bị bệnh thành tích, lúc nào cũng thích điểm cao, tuy nhiên lại không bị áp lực nên lười học vẫn không sao, chỉ hơi xấu hổ khi thấy mình dở thôi nhưng không đến nỗi tự cho là mình không ra gì khi học không được bằng người khác). Và vì học không sâu nên HKT cũng chẳng soi mói là chương trình học sai những gì. Bởi thực tế chương trình giáo dục bao gồm 2 chức năng cơ bản:
    - truyền đạt tri thức nhân loại.
    - giáo dục ý thức chính trị.
    Quan trọng là phần tri thức nhân loại không sai là được rồi. Còn ý thức chính trị, ai ý thức được thì đi theo con đường chính trị, tham gia vào hoạt động của chính quyền, ai không ý thức được thì hoạt động phi chính trị. Thế thôi, nước nào chẳng vậy. Mà ở mỗi nước thì ý thức chính trị là khác nhau. Cũng như mỗi con người có những tính cách tổng thể là khác nhau. Làm sao lại lại đòi hỏi phải giống nhau được? Mà phải có sự khác nhau thì mới có các từ ?ocác quốc gia trên thế giới?, ?onước ta?, ?onước họ?? mới có các đại từ ?ochúng ta?, ?otôi, ?obạn?? Như vậy, nhân dân chỉ cần chú trọng trong xây dựng tri thức nhân loại là được. Vì ý thức chính trị thì chỉ những người nào có vận mệnh chính trị thì nên quan tâm.
    Như vậy, mục đích chính trị đã được thể hiện rõ trong bức thư kia. Người dân bình thường thì chỉ quan tâm những vấn đề cụ thể liên quan đến cơm ăn, áo mặc, giải trí như thế nào thôi. chứ không ai quan tâm cái chính trị nó là cái chi đâu. Chẳng phải những người lãnh đạo các nước khác lôi kéo phiếu bầu bằng cách đưa ra các chính sách này nọ sao, quảng cáo lên càng hấp dẫn càng tốt còn thực hiện sao thì hạ hồi phân giải...
    Như vậy, lá thư của cậu bé kia đương nhiên sẽ không được lưu ý đăng tải đâu hoặc lưu truyền tại VN đâu. Như bài viết của Phi Thanh thật sự chỉ nêu những vấn đề chính trong giáo dục, đơn thuần là giáo dục. Em ấy có biết và có quan tâm quái gì đến chính trị đâu. Vì người dân bình thường thì chẳng ai quan tâm đến chính trị cả. Thật đấy.
  5. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    - Tại sao không được lưu truyền ? Có vi phạm PL không ? Chúng ta hãy thực hiện thủ tục truy tố, biện hộ và xét xử .
    -Em mến, chính trị không có nghĩa là dành giựt chuyện cầm quyền, ăn trên ngồi trước . Chính trị là chính sách quản lý quốc gia / cộng đồng, do đó nó liên quan đến tất cả mọi chuyện trong đời sống thường ngày của chúng ta . Kkông thể nào tránh khỏi . Thái độ im lặng, an phận, hay bon chen khéo léo trong 1 hệ thống định sẵn để mưu lợi cá nhân hay mưu cầu 1 cuộc sống an bình cho cá nhân và gia đình cũng là 1 thái độ chính trị .
    -Em mến, 1 thí dụ dễ hiểu như 1 anh Vkiều yêu 1 cô gái con cán bộ cao cấp trong nước với thành kiến bảo thủ , anh ta đã bị chính trị chi phối đời sống rồi đó , làm sao tránh được .
    -PL chắc chắn chi phối và bị chi phối bởi chính trị ! Không nên tránh né . Hãy thảo luận trong ôn hòa .
  6. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Ông nguyen_noi,
    Ông hăng hái mà lại ngọt ngào với mấy em quá, tui bầu làm Mod nha. Ông bầu tui, tui bầu ông, hehehe. Rồi 2 ta cùng rút để cuộc bầu cử thêm phần long trọng và đông vui
    Em HKT,
    Dưới đây là những dòng lãng mạn của anh trong 1 phút bốc đồng
    1.a và 1.b. Em mâu thuẩn rồi đó. Nhà trường theo em nói, là có dạy về ý thức chính trị, thế sao em lại bảo điều nên không đáng quan tâm ? Trường dở, trò hư ?
    2. Nếu có, đây là điều rất tốt. Một thanh niên còn trẽ mà đã biết quan tâm đến tương lai quốc gia rồi. Mong sẽ có nhiều người như thế
    3. Trong một dân tộc mà đa số không để ý đến chính trị, ta có thể kết luận dân trí dân tộc đó còn thấp. VN không đến nỗi vậy đâu :-)
    Ý thức chính trị không có nghĩa là theo đảng nầy đảng nọ, mà là sự quan tâm đến các cơ cấu chính quyền xã hội, tình hình kinh tế (vĩ và vi mô), luật pháp, etc..Em nên tìm đọc cuốn Xe Lexus và cây Olive, đã được dịch ra tiếng Việt rồi thì phải. Dù cuốn nầy chủ yếu là nói về toàn cầu hoá, nhưng tác giả cũng chịu khó viết về thông tin nên được bạch hoá (transparency ?) cùng những ảnh hưởng tương quan của kinh tế, chính thể, và người dân. Người dân là người tiêu dùng, quan trọng lắm nhe em ? :-)
  7. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    trước giờ, em chẳng bao giờ đọc sách gì liên quan đến luật ngoài mấy quyển giáo trình và 1 số sách tham khảo liên quan đến các môn học thôi, tiếng nước ngoài càng không để mắt tới. em chỉ đọc truyện tranh, truyện cổ tích, thần thoạt, tiểu thuyết trinh thám, tình cảm, kiếm hiệp với các tạp chí thời trang, giải trí... thôi.
    vậy thôi, cho nên đương nhiên em sẽ có thiếu sót hoặc nhầm lẫn trong các thuật ngữ, bác giải thích cho em những câu hỏi sau đi:
    1. giải thích về "hoạt động chính trị" với "quan tâm đến tình hình chính trị", so sánh chúng?
    2. "tương lai đất nước" là gì? trả lời tất tần tật.
    3. mối tương quan giữa "dân trí dân tộc" và "chính trị"? "cái gì" quyết định sự cao thấp của dân trí dân tộc? sự thấp cap đó được thể hiện bằng gì, so với cái gì, không thể nói chung chung là cao thì nó cao, và thấp thì nó thấp đâu nhé
    4. "Người dân là người tiêu dùng", theo ý em là người dân sẽ quan tâm chất lượng cuộc sống của mình. Trong đó phải thoả mãn các vấn đề cơ bản về ăn, mặc, chỗ ở, giải trí, học tập, lao động. Như vậy, bác có thể hình dung ra cái trung tâm tác giữa chính quyền và nhân dân rồi chứ. Vậy, một người dân hoàn toàn bình thường khi thức dậy mỗi sáng sẽ nghĩ về gì và mong muốn gì đầu tiên?
    Thân, chúc bác đừng bốc đồng nông nổi như em ạ.
  8. amourunique

    amourunique Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Khỏi bàn về nội dung đúng sai của lá thư, bởi cái này khối người bàn mãi rồi.
    EM chỉ muốn nói về thái độ của nhiều người khi đọc lá thư này, thông qua các diễn đàn mà em có lướt qua.
    - Một số bác thì có lẽ chả cần đọc kĩ bài viết của Trung mà vỗ đùi đành đạch khen viết đúng, sau đó là gõ phím tán tụng.
    - Số khác đối ngược, chửi bới Trung là "đồ *********", " quên ơn đất nước, quên ơn đảng" rồi bị giật dây....
    Có kẻ còn lập hẳn diễn đàn để chửi Trung, nào là phân tích, cái ngu thứ nhất, cái ngu thứ 2.
    Tựu trung là có 2 luồng phản ứng như thế!
    Suy cho cùng đánh giá đúng sai là quyền của mọi người, thậm chí nói như bọn em hay đùa là "mọi người có quyền chửi bới cá nhân" nhưng ngẫm lại thấy mấy điều như sau:
    - Phần lớn dân nhà ta không có thói quen tôn trọng ý kiến của người khác, chỉ cần thấy ai nói hơi khác với suy nghĩ của mình là ko chịu được, thậm chí nổi xung lên ( nguyên nhân từ đâu chả biết).
    - Thứ 2 là ko có thói quen tiếp nhận thông tin nhiều chiều.
    Nhân đây kể câu chuyện vui xoay quanh việc học của em nhưng cũng có cái gì đó tương tự.
    Bọn em có môn học về "tư tưởng về nhà nước pháp quyền" ông gsư bắt mỗi đứa phải làm một bài "ếch vồ dê", đại khái như là tìm hiểu một vấn đề rồi lên trình bày trước lớp và thầy.
    Có 2 em Tây xinh lắm lên trình bày bài của mình, mỗi tội theo lẽ thường thì nên nói thay vì đọc, nhưng hai em thi thoảng có đọc tí ti.
    Thầy ko nói gì, đến lượt bọn bạn đặt câu hỏi và nhận xét, người hỏi cái này, cái kia, đến lượt một thằng nó đập một bài đả kính ghê người đại khái như sau " 2 đứa mày làm ăn như c..., thế mà là sinh viên Master à, bọn mày làm gì trong 5 năm qua, làm thế khác gì mang mẹ cái máy ghi âm đến cho bọn tao nghe...( và vô số câu nghe chối tai khác).
    Bọn Tây lẽ thường cũng cay cú lắm, nhưng ko chửi lại gì cả.
    Ông gsư thì cười nhăn nhở và bảo " Anh này đóng đúng vài các cuộc tranh luận trên truyền hình, luôn có một người đóng vai cực độc ác, chỉ trích cay nghiệt".
    CHỉ thế thôi, chứ quan hệ giữa thằng đó với bọn còn lại có vẻ xấu đi tí chút nhưng ko đến nỗi ko nhìn mặt nhau.
    So sánh với bài của Trung viết kiến nghị, sai đúng thế nào chúng ta ai cũng có đầu, cũng được tiếp nhận lượng thông tin nhất định, nên đều có đánh giá của riêng mình.
    Thế mà vẫn có nhiều bác nhét cho Trung cái danh "*********", "bám đít tây..."
    Tội nghiệp thằng bé, "được"trưng cả ảnh lên net thế, hè liệu có dám về quên mẹ ko nữa.
    Mà bác nào thử cho em biết nếu mà ku Trung về Vn thì có bị "làm sao" ko?
  9. Vove

    Vove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.048
    Đã được thích:
    0
    Em Hoakhongtim thương,
    Em đọc kỹ lại rồi sẽ thấy câu trả lời. Nếu không thì cuối tuần anh rảnh, anh sẽ giải thích khái niệm tiêu dùng cho em nghe nhá. Giờ anh đang bận. Gợi ý : tiêu dùng nầy không chỉ trong lĩnh vực ăn mặc hay vật chất, mà còn các thứ không liên quan đến vật chất và các quyền được hưởng sự tiêu dùng nầy nữa.
    Em có tin tưởng luật pháp sẽ bảo vệ quyền của em hay không?
    Khách hàng của chính phủ là ai?
    Các câu nầy có thể đẻ ra hàng chục câu trả lời và câu hỏi tiếp đó. Giờ anh dọt
  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Chết là chết mấy cậu vô danh tiểu tốt thôi ( Như mấy chàng KHPL hải ngoại thì mới ... rét ), cậu bé này đã được đưa lên báo chí nước ngoài thì hơi khó đấy, Nhà nước mình cũng biết " co dãn " trong mấy việc này, cùng lắm là ra vẻ doạ cho sợ, bất ngờ gọi đi uống cafe hỏi han thôi .
    Cái khổ là : Khối người biết là cậu bé này viết xác thực lắm nhưng lại cứ bảo là người khác mớm lời ... Tôi cho là chả cần biết ai là tác giả mà chỉ cần phán xét nội dung và hãy tìm hiểu là phải chăng đây cũng là nguyện vọng của nhiều người nhưng họ hoặc là không dám viết hoặc là viết không được vô tư bằng .
    Cái khổ nữa là thời điểm, có những việc trong quá khứ bị lên án nhưng ngày nay lại đem ra ca ngợi !!! ( Hãy xem loạt bài : đêm trước đổi mới trên báo tuổi trẻ nhá , ông Longlanh đừng có ra đây mà cho là nhạy cảm rồi treo người ta lên !!! ) thành ra chắc vài năm nữa, khối anh quay đầu chửi quá khứ và lúc ấy thì thư của cậu này mới được coi là có giá trị .
    Cái khổ thứ ba là : Do một chính sách giáo dục " bịt mắt ngựa " , rất nhiều người đả kích cậu bé chỉ vì họ vẫn nghĩ rằng :
    Trăng Trung quốc tròn hơn trăng nước Mỹ
    Đồng hồ Liên xô tốt hơn đồng hồ Thụy sĩ .
    À, thêm tí Luật kẻo lại bảo là không liên quan đến PL nhé :
    Đến giới han nào thì các thư của SV gửi các Thày hay gửi bộ trưởng được đăng tải chính thức tại VN, thí dụ như các thư trò tố Thày, SV tốt nghiệp cướp diễn đàn để bày tỏ sự bất mãn :
    http://diendan.edu.net.vn/forums/default.aspx

Chia sẻ trang này