1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

La thư ngo?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi toanli, 10/12/2002.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    La thư ngo?

    Anh La trung thân mê´n,
    cùng các bạn trẻ yêu văn học!

    Nhẽ ra tôi không viết lá thư này. Nhưng đọc vài dòng của Latrung làm tôi cảm động.
    Trước hết tôi xin tự giới thiệu, tôi là một người không còn trẻ và yêu văn học.
    Cách đây ko lâu, tôi nghe tin diễn đàn của các bạn bị đóng cửa. Sau lại thấy, có tin mở. Vì tò mò tôi tìm tới các bạn để xem. Và leo vào mục Văn Học này để viết chơi, góp vui vài bài.
    Tôi cận nghĩ, Văn học, nếu đích thực là văn học thì không phải của riêng một ai. Nếu như bạn ở bất kì nơi nào, trên thế giới, trong tổ quốc, ở Nam hay Bắc....còn yêu văn học nói chung và yêu tiếng Việt Nam thì, sau khi đọc nội quy, bạn có quyền vào sân chơi này.
    Nhưng để đúng nghĩa với "văn học" và nghệ thuật, nó đòi hỏi ít nhiều tính học thuật. Tất nhiên ko phải bất cứ ai sinh ra đã có một tay nghề, nhưng qua học hỏi, qua rèn luyện, trao dồi, tự từng người sẽ có chút ít vốn liếng.
    Vào diễn đàn này, tôi thấy đa số đứng đắn, đọc kĩ những cái người khác viết rồi sau đó hạ bút. Đấy là một biểu hiện tốt, không những tự giúp cho trí năng, kĩ năng mình phát triển và biết tôn trọng chính mình.
    Tôi đã thấy một vài bạn vì trẻ, đôi khi trêu cợt nhau. Ví dụ như khi tôi viết mấy lời phê Người Hùng của Taquyla, Ta... và Raxun lên tiếng, cũng "hờn và dỗi " nhưng đáng yêu. Và, sau đó chúng tôi trở thành bạn. Thực sự, những điều mong manh ấy, làm tôi thấy hạnh phúc.
    Nhưng thú thực cũng có số ít làm tôi rất khó chịu bởi sự nông cạn khi hành động, viết. Chẳng rõ đầu đuôi thế nào mà hạ bút bừa. Thậm chí viết những điều không nên viết vào mục văn học.
    Cũng có bạn dường như vào đây ko phải để Chơi Văn Học mà muốn ti toe làm chính trị. Bạ cái gì cũng vặn vẹo vào xu hướng có vẻ am tường, mang tính chính trị. Nhiều khi, dẫu vô tình hay hữu ý, như thế làm nhiễu loạn chủ đề của từng Topic và làm người Biết khó chịu. Những việc ấy tưởng là hữu trách với đất nước, nhưng thực chất là tắc trách với chính yêu cầu của từng Topic và người dẫn luận.Văn học vốn là cái đẹp. Ai có nói, trong cái đẹp có đủ cả Chân Thiện Mỹ! Người mới hết phổ thông trung học, hẳn tường, van học nói riêng và Nghệ thụat nói chung giúp ta hiểu thêm cuộc sống và chính ta; ở phương diện nào đó, giúp ta bay lên, dẫu cuộc sống ko thiếu nhọc nhằn. Như Phùng Quán có lần viết:
    ...Có những phút ngã lòng/ Ta vịn câu thơ mà đứng dậy.
    Nhưng nếu không xuất phát từ mục đích cầu thị và giao lưu, mang những điều tốt lành cho chính mình và cho người thích Văn Học, sân chơi này bị ô nhiễm.
    Tôi viết vài dòng này ko phải để răn dậy ai cả. Như một tâm sự. Bể học vô biên và mỗi người tự tìm thấy lối sống của chính mình. Nhưng sự tự do không đồng nghĩa với vô lối để người hàng xóm khó chịu. Cũng giống như khi vào đường cao tốc. Chỉ có thằng điên mới đi ngược chiều. Còn kẻ bình thường, tự do vào đường cao tốc, nhưng biết làm chủ tay lái và hướng chạy.
    Nhưng tôi hy vọng sân chơi này bớt đi những điều chưa đẹp trên. Hãy suy nghĩ cẩn thận khi đặt bút, bởi tuy là dưới các Nick khác nhau, nhưng mỗi cá nhân cũng đều tự soi vào khuôn mặt mình hàng nagỳ khi ngồi vào màn hình.
    Nếu muốn trở thành tên đốt đền thì hãy thực sự lao vào đời với cái tên thực của mình. Còn ở đây có ai muốn khoe khoang gì thì đều là ảo . Sự ảo mù mờ và vô tích sự.
    Còn nếu từ cái tâm trong sáng, tôi tin là muôn phương sẽ nhận ra chân dung mỗi kí tự và thực sự góp phần làm Văn Học ở dây đúng với cái tên của nó.
    Cuối thư, tôi chân thành chúc các bạn Mod, cá nhân anh Latrung và tát cả ai yêu TTVN muốn vun đắp cho nó thành vườn xuân tươi vui gặt hái. Sức khoẻ và vui để thực sự cống hiến cho cuôc sống.
    Châu Âu, ngày10/12
    chân trọng





    Được toanli sửa chữa / chuyển vào 10/12/2002 ngày 18:24

    Bác có thể xoá những dòng kia không? Em nghĩ nội dung đoạn đó dẫn đến điều không hay ,không khéo lại cãi nhau về chính trị ở đây mất.

    Được latrung sửa chữa / chuyển vào 11/12/2002 ngày 10:25
  2. phamluphuong

    phamluphuong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/11/2002
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Anh Toanly ơi, anh ở châu Âu mà vẫn chưa hiểu được tinh thần nhân văn của phương Tây. Xin anh nhớ là nhà văn phương Tây và nhà văn VN chỉ khác nhau có mỗi một điểm, đó là khi dấn thân vào chính trị thì họ cũng không bao giờ từ bỏ phẩm cách nhà văn của mình, còn ở VN thì ngược lại. Tôi chỉ đơn cử một ví dụ là nhà văn quá cố là Phạm Huy Thông đã đối xử với người bạn và "đồng chí" chung chiến hào với mình ở Paris là Trần Đức Thảo. Ông TĐT (một nhà triết học xuất sắc, cộng sự của Sartre) về nước vì yêu nước và chủ nghĩa Mác (hãy đọc "Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức" mới thấy tính chất Mácxít trong tư tưởng TĐT là thế nào) nhưng cuối cùng bị người ta quy cho là chống lại Mác và bị ông PHT lên án gay gắt dữ dội. Tôi hiểu thiện ý của anh khi viết lá thư ngỏ này, nhưng tiếc là tôi không thể đồng tình với anh được. Hay là anh định tách chính trị ra khỏi văn học vậy như thế nguy hiểm lắm vì nó đi ngược lại đường lối của đảng và nhà nước và xét cho cùng là sự lẩn tránh mâu thuẫn bằng một kiểu "nghệ thuật ở ẩn" vậy. Thế mà Mác đã nói "hạnh phúc là đấu tranh"...
  3. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh toanly. Còn đây là ý kiến của cá nhân tôi với tư cách một Mod:
    Theo đúng nội quy của TTVNOL, đề nghị các bạn không nói chuyện chính trị trong Box này. Ai vi phạm sẽ bị xử lý; xoá bài, khoá account ....
    Oh don't take it all to heart
    It's only fools - they make these rules
  4. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Anh Phamluphuong thân mến,
    Tôi chưa khi nào nói, viết: nhà văn tách khỏi chính trị. Trong bài viết trên, tôi chỉ đề cập tới thói Chính Trị non , bạ cái gì cũng vặn vẹo vào chính trị, khi mỗi Topic tự thân nó không đề cập tới điều đó.
    Văn học, bản thân nó với bối cảnh tại VN khó lòng thoát ly khỏi chính trị. Nhưng Văn học, với nội hàm của nó không phải là chính trị thô thiển. Mỗi nhà văn chân chính , khi tự khoác vào mình cái trách nhiệm: viết, thực sự không thể từ bỏ "Phẩm Chất Người" của mình. _ Không chỉ nhà văn dấn thân vào chính trị mới có phẩm cách- Nhà văn đi làm chính trị lộ liễu tức tự họ là xa lánh văn chương. Họ bước sang một lãnh địa khác và tôi ko can thiệp vào việc riêng của họ. Còn bản thân những tác phẩm văn chương khi đã có tính tư tưởng, tức là đã mang theo một nội dung chính trị hoặc triết học...Nhưng bởi tính nghệ thụật của văn học, nó có cách nói riêng, con đường riêng của nó.
    Anh hơi vội, khi hạ bút viết, tôi sống ở Châu Âu mà ko hiểu nhân văn của người Châu Âu.
    Tại Châu Âu. Người ta rất tự do tư tưởng. Do nhưng đặc tính thể chế, lich sử, pháp quyền...Nhưng họ có những quy phạm nhất định ở mỗi sân chơi và được luật pháp bảo vệ. Tôi đơn cử, nếu vào bất cứ một câu lạc bộ nào đều có nội quy riêng của nó, và, bạn phải chấp hành nó. Sân chơi này, thực sự là Văn Chương, cái gì đi từ Văn Chương mà bàn nếu đụng tới chính trị và có tình có lý là được. Còn nếu chỉ chính trị lắt léo, vặn vẹo là thứ chính trị vớ vẩn. Có sân khác cho họ, trên Mạng chẳng thiếu chỗ cãi vã về việc này.
    Còn ở đây, nếu có người Châu Âu vào họ cũng sẽ chấp hành nghiêm túc nội quy của TTVN, riêng Văn Học. Họ sẽ tôn trọng những quy phạm tại đây bởi họ thấm nhuần tinh thần dânchủ với bản chất của nó.
    Cũng rất cám ơn ý kiến của anh, dẫu là tán thành hay phản đối cũng là biểu hiện của tự do tư tưởng.
    Thân mến.Toanli
    Được toanli sửa chữa / chuyển vào 17:59 ngày 10/12/2002
  5. phamluphuong

    phamluphuong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/11/2002
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ là văn chương có cả hai mặt văn chương thuần tuý và vì bắt nguồn từ cuộc sống nó không khỏi tránh va đập với những vấn đề chính trị. Sở dĩ tôi nói điều này vì VN có đặc thù là một quốc gia XHCN. Mọi vấn đề đều mang trong nó hơi thở nóng hổi của đời sống thời sự (khỏi cần nhắc tới quá khứ văn học đã phục vụ chính trị như thế nào, cứ nhớ câu "văn hoá văn nghệ cũng là một mặt trận" của ***** là đủ). Liệu ai có thể bảo Phạm Thị Hoài là nhà văn kém không khi mà con người chính trị của bà rất rõ với chúng ta. Hãy thử đọc Thiên sứ và các tác phẩm khác xem chúng ta sẽ thấy ngay điều này. Trường hợp Dương Thu Hương cũng vậy. Những nhà văn nào ở Việt Nam làm chính trị lộ liễu, tôi tiếc là phải nói thật với anh là họ là những nhà văn có tài chứ không phải bất tài đâu. "Chính trị kia cũng có ba bảy đường" anh ạ. Tôi chỉ đơn cử một trường hợp là Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh để anh thấy là người ta có thể đọc ra cái gì là chính trị và cái gì không phải là chính trị. Khi trao giải cho tác phẩm này năm 1991, người ta không phê phán tác phẩm này về tính chất chính trị (cũng khá rõ thông qua việc chống chiến tranh) và khi nước Anh trao giải cho BN thì những người lúc đó, trong trào lưu của thời đó, đã phê phán nó toàn diện cả về nội dung lẫn tính "chính trị". Và liệu ai không đọc trong Nguyễn Huy Thiệp sự phê phán quyền lực và chính trị sâu sắc (mà nhiều người cho rằng nó có liên hệ đến ngày nay - Tướng về hưu là ví dụ). Có lẽ nó cũng cần phải bị liệt vào những tác phẩm bị phê phán vậy. Tôi hiểu anh muốn bàn tới một thứ "chính trị vô hại" trong văn chương nếu như buộc phải có nó nhưng thế thì khó lắm. Đời sống của nhà văn là một phần của tác phẩm của họ. Liệu có ai trong chúng ta có thể bẻ cong ngòi bút đi một lần được không. Nếu không thể làm thế được thì cũng đừng đòi hỏi nhà văn làm như vậy. Nếu không thì không phải một trăm năm mà một nghìn năm nữa cũng không có một Tố Như đâu...
    Một trí tuệ tự do
    Một trái tim tự do...
  6. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Lại chuyện chính trị.
    Theo em nghĩ bác Toàn lì và cô gì đó tranh luận với nhau thế là không ổn, bác nói đông thì cô lại nói tây, cô nói gà thì bác lại nói vịt...
    điều bác Toàn lì muốn phê phán là thói hay bàn chuyện chính trị nhạy cảm chứ không phải chuyện chính trị như nhà cô gì đó viết trong bài dài ngoằng kia . Bàn chuyện chính trị bên Mẽo, bên Tàu, bên... để học tập, phấn đấu vươn lên thì nên bàn lắm lắm. Nhưng chuyện chính trị nhạy cảm thì rõ là không nên bàn, tuyệt đối không nên bàn. bàn là biết ngay cái sai.
    Nhưng như thế nào là nhạy cảm thì em cũng chả biết, mà hình như chả ai biết, bởi sự nhạy cảm như cơn gió sớm vậy, với người thường thì chả có gì , nhưng với người viêm mũi thì hắt hơi tắp lự... Thành ra nhạy hay không nhạy chỉ ở một chữ Mod, Mod bảo nhạy thì em biết là nhạy, mod bảo không nhạy thì em biết là không nhạy. Chứ em cổ thấp ,họng thì không to cãi thế nào được.
    Chờ ý kiến của bác của cô

    Trán người già lận giấu đem đen
    Đôi mắt trẻ sóng xô từng vầng sáng
  7. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Anh(chị) Phamluphuong thân mê´n,
    -Ngay chủ đề mà chị đang trao đổi cũng ngoài phạm vi Topic của tôi. Đấy là điều chúng ta chưa gặp nhau.
    -Các nhà văn anh, chị nêu lên, thực tế trong tác phẩm vănchương của họ ko có thứ chính trị thô thiển.
    Và, những thông tin anh, chị về họ không có gì mới. Nó xưa như trái đất . Tôi ko bàn tới họ ở đây, nhưng trộm ngĩ, nếu đây ko vướng vào những quy định của TTVN, ở nơi nào đó tôi được nghe những ý kiến riêng của anh, chị, các góc chiếu riêng của anh , chị về từng tác giả cụ thể nhưng không nên trùnh hợp với cái mà thiên hạ đã nhiều lần bàn tới.
    Những khai thác của anh, chị trong vài dòng viết của anh, chị, ở những tác giả ấy chỉ nghiêng về khía cạnh "Chính Trị tư tưỏng " , mà thực chất chắc gì đã chính xác, chưa nói lên được điều gì về học thuật , bút pháp, phong cách của cá nhân họ. Cách nhìn ấy giống hệt những bài viết nhan nhản trên vài tờ lá cải ở hải ngoại. Những tờ nghiêm túcnhư Hợp Luu, Văn Học; Văn( Mỹ) Diễn Đàn( Pháp) Việt( Úc) cũng không ai viết như thế, họ nghiêm túc và cioong bằng hơn khi nhìn vào nhiều chiều của một tác giả hay tác phẩm.
    Có lẽ chúng ta nên dừng ở đây. Nếu anh, chị thực tâm có cái nhìn riêng biệt và sắc sảo về từng tác giả và tác phẩm chị nêu trên, chị nên viết bài trao đổi gửi trên báo chí. Nếu e ngại báo nội địa có vấn đề , anh, chị có thể gửi ra hải ngoại. Khi ấy tôi sẵn lòng giao bút với anh, chị.
    Còn trên diễn đàn này, tôi nghĩ không nên. Bởi vì nội quy họ ko muốn.
    Chúc anh, chị mau chóng có những tác phẩm thực văn chương thực mang sắc thái cá nhân của anh chị..
    Thân mến,
    Toanli
    Được toanli sửa chữa / chuyển vào 00:44 ngày 11/12/2002
  8. triam

    triam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Đây là thư ngỏ cụt.
  9. daysleeper

    daysleeper Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    779
    Đã được thích:
    0
    chả cụt sao được khi lý do dẩn đến việc viết bức thư bức xúc này cũng cụt ! tôi thấy mod làm công tác là một điều tất nhiên . Tuy nhiên ....?

    đôi chân sẽ mỏi mòn
    khi không còn ước mơ

  10. phamkhanhly

    phamkhanhly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2002
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Xin trả lời anh Toanly như sau:
    Chính trị thô thiển thực ra cũng xuất phát từ chính cái xã hội đó. Chỉ có xã hội thô thiển mới tạo ra "chính trị thô thiển". Trong xã hội phương Tây, nhà văn không bao giờ cho ra đời những tác phẩm mang tính "chính trị thô thiển" vì họ có thể làm chính trị ở ngoài đời được một cách thoải mái. Còn ở nước ta thì ngược lại.
    Về các tác giả mà anh nêu trên thì tôi vẫn cho rằng PTH trong những tác phẩm sau này của mình thể hiện khá rõ tính chất chính trị không phải là thô thiển mà còn ghê hơn cả thô thiển, tức là tinh vi (trong Man Nương hay Maria sến). Và người ta đã lên án bà vì những tác phẩm này. Vậy chính trị thô thiển đáng sợ hay chính trị tinh vi đáng sợ. Cái đó thì có lẽ ai cũng hiểu.
    Những tờ báo mà anh nêu trên, tôi tin là không bàn đến chính trị thô thiển mà chỉ tập trung vào văn học. Nhưng hãy lưu ý rằng rất nhiều nhà văn trong đó ra đi khỏi đất nước từ lâu lắm rồi và chắc chắn vẫn mang trong mình những cách tư duy "chống cộng" vậy. Điều này là khó tránh khỏi vì họ đã phải bỏ đất nước ra đi và chắc hẳn những dấu ấn về quê hương khó có thể đẹp được. Và điều này chắc chắn biểu hiện trong những trang giấy hợ viết ra. Nhân tiện cũng xin kể thêm cho anh rõ là họ hàng nhà tôi cũng có người ở Mỹ mới về nước thăm sau 27 năm mà vẫn không dám ra Hà Nội vì sợ công an và chỉ khi được sự động viên thì họ mới dám ra thăm Hà Nội. Đấy mới chỉ là những người dân thường, huống hồ là những người viết văn cho Hợp Lưu, Văn... những tờ báo bị cấm ở VN.
    Cuối cùng tôi muốn nói là sự nhạy cảm quả thực chỉ là một cách "chơi chữ" thôi. (Thực ra nó không có nội dung thực và người ta có lẽ cũng muốn vậy) nên mỗi người hiểu một cách khác nhau như Egoist đã nói. Đây là điều tối kị cho các diễn đàn và các thành viên của nó vậy. Cần phải cụ thể hoá vấn đề "nhạy cảm" trong box văn học này để những thành viên biết được.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này