1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lạc chốn thị thành - Phong Điệp

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi lyenson, 13/06/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Lạc chốn thị thành - Phong Điệp

    Phong Điệp
    Lạc chốn thị thành
    Liệu có phải ai sinh ra cũng đã có sẵn một mảnh đất cho mình?
     
  2. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    1.

    Trời đã tối hẳn. Mưa bắt đầu rơi. Gió phần phật chạy trên những tán cây loáng nước ven đường. Đèn cao áp nhễ nhại sáng. Lúc chiều chúng tôi dung dăng diễu trên phố, trời vẫn còn nóng hầp hập, vậy mà giờ đây cả thành phố đã nhễ nhại nước. Cũng may bộ tứ chúng tôi đã kịp yên vị trong hàng quẩy nóng trên phố Thái Thịnh. Bếp than quây trong tấm cót ép vẫn rừng rực cháy. Con bé Nấm hối hả căng tấm bạt để che mưa. Mẹ Năm thoăn thoắt thả từng miếng bột vào cái chảo mỡ tí tách sôi trong con mắt thèm thuồng, háu ăn của bốn đứa tôi. Con Oanh lăm lăm cầm đũa, ngó thấy cái quẩy nào vừa kịp vặn mình vàng ươm trong chảo mỡ là gắp luôn, không ?othương tiếc?. Mẹ Năm bật cười:
    - ****** chúng bay. Lớn nghều lớn ngào thế này mà có khác chi con nít hả.
    Chẳng biết từ khi nào chúng tôi đều nhất loại gọi người phụ nữ phúc hậu, có cái giọng Miền Trung nằng nặng ấy là ?oMẹ Năm?. Mẹ Năm cũng rành tính của tụi tôi ghê lắm. Con Oanh thì hay chành choẹ này. Con Phương hoa khôi thì điệu đàng này. Con Nhung thì hay kẻ cả đàn chị nhưng luôn biết nhường nhịn. Còn tôi lại hay cả nể.
    Đây là quán ruột của chúng tôi trong suốt mấy năm học đại học. Quán quà nghèo cho những đứa sinh viên quanh năm viêm màng túi âu cũng là thú vui không dễ mấy ai có được. Nhất là vào những buổi tối mùa đông căm căm rét, mấy đứa chúng tôi được xì xụp ngồi quanh chảo quẩy nóng, chờ cho những cục bột bé tí xíu trong chớp mắt biến thành những thanh quẩy vàng bóng, giòn tan, làm thoả những cái miệng háu ăn. Thêm một chút nước chấm có vị thơm của tỏi đập dập, vị tê tê cay của tương ớt, và hơi bếp ấm cúng lan toả quanh mình thì thật chẳng có thú vui nào bằng. Chẳng thế mà ?olễ kỷ niệm ngày ra trường? đã được cả bốn đứa quyết tâm cao: đến quán quẩy nóng mẹ Năm!
    Chúng tôi quý mẹ Năm bởi hoàn cảnh của mẹ. Một nách hai con lưu lạc ra chốn này, mở gánh hàng quẩy để duy trì cuộc sống cho ba mẹ con. Người con trai của mẹ nay đã học nghề sửa xe máy rồi xin vào làm thuê cho một xưởng sửa chữa trên dốc Ngọc Hà, còn cái Nấm ?" cái con bé gầy nhẳng, ít nói ?" thì phụ giúp mẹ Năm bán hàng.
    Quẩy nóng bỏng làm cả bốn đứa thay nhau xuýt xoa. Bất chợt cái Nhung chị cả tần ngần:
    - Chẳng biết mấy nữa tụi mình có còn được ngồi với nhau vui vẻ như thế này nữa không nhỉ?
    Tôi dừng ăn, tự nhiên thấy có một cảm xúc rất lạ dâng lên. Mai, sau lễ tốt nghiệp, tôi sẽ về quê thăm cậu mợ. Sau đó cuộc sống sẽ thế nào tôi cũng chưa hình dung ra được.
    Con Oanh - đứa duy nhất trong bộ tứ chúng tôi không theo con đường đại học?" chép miệng:
    - Gớm, lo gì chứ. Thế nào mà chẳng sống được . Như tớ đây này.
    Phương bật cười:
    - Thôi đi mẹ! Ai mà theo mẹ được. Nay bán giầy ở cổng trường. Mai đã ra ngã tư rao bán quần áo. Thà phụ mẹ Năm bán quẩy còn sướng hơn. Được ăn quẩy thoả thích mẹ nhỉ?
    Nhung phụ hoạ:
    - Nghe cũng được đấy chứ. Bớt cho xã hội mấy người thất nghiệp
    Mẹ Năm cười xoà:
    - Cứ về hết đây! Mà mấy đứa mi học hành sáng láng, đời nào theo bà già này.
    - Già nhưng mà duyên mẹ ơi!
    - Gừng càng già càng cay mẹ ơi!
    - Mấy mẹ con mình hợp tác làm Công ty sản xuất quẩy phân phối toàn miền Bắc. Giám đốc là Nguyễn Thị Năm, mở ngoặc: tức mẹ Năm!.
    - Mấy đứa bay? thật là hết biết mà. Còn trêu bà già này nữa. ?" Mẹ Năm ngửa mặt than trời
    Con bé Nấm đang ngồi rửa chén bát gần đấy, bật cười khúc khích.
    - Mai Kiều về quê hả? ?" Nhung sực nhớ ra, quay sang hỏi tôi
    Tôi se sẽ gật đầu.
    - Con về cho mẹ gửi lời hỏi thăm cậu mợ nhé- Mẹ Năm quay sang nhìn tôi âu lo ?" Tầu xe bây giờ phức tạp lắm, con phải cẩn thận. Tiền nong chớ có để vào túi xách, dễ bị kẻ gian nó móc.
    - Vâng ạ ?" Tôi đáp, tự nhiên thấy lòng mình ấm áp lạ.
    Đĩa quẩy nóng được chúng tôi ?ođánh bay? một cách ngon lành. Không còn thấy bụi mưa tạt vào quán nữa. Trời đêm đã đen thẫm từ lúc nào. Con Nấm bắt đầu dọn hàng.
    - Thôi tụi bay về đi, mưa tạnh rồi đó. Ngồi rảnh rồi lại chọ bà già này. Sáng mai còn dự lễ bế giảng khoá học hả. Chắc là tha hồ mà vui đây. Con Nấm nhà này bao giờ được như các chị nhỉ.
    Chúng tôi bịn rịn chia tay với quán hàng quẩy nóng của mẹ Năm. Con bé Nấm đứng cửa ngó theo chúng tôi . Mắt nó sáng lên mãnh liệt trong đêm.

    *

    Buổi lễ bế giảng khóa học kết thúc với những cảm xúc vui buồn đan xen. Tôi hối hả qua ký túc xá lấy túi hành lý. Từ tết đến giờ, mải bận rộng với những chuyện học hành, thi cử tôi vẫn chưa về thăm nhà. Thể nào mợ cũng có cớ để nói tôi . Chẳng hiểu sao lúc nào tôi cũng có mối lo nơm nớp bị mợ mắng mỏ bằng cái giọng ngọt nhạt rất đáng sợ. Nỗi sợ này ám ánh tôi ngay từ thuở nhỏ. Khi cha mẹ chia tay và mẹ tôi mất năm tôi mới 10 tuổi, cậu đã nhận tôi về nuôi trong sự phản đối quyết liệt của mợ. Nhưng ngoài cậu ra, tôi còn biết nương tựa vào ai?
    Nhung chị cả chở tôi ra bến xe phía Nam. Lần nào tôi về quê, Nhung cũng giành phần làm xe ôm. Nhìn cái dáng cao lòng khòng, hùng hục đạp xe của nó mà tôi bật cười:
    - Thôi để tớ đèo cho. Nhìn mụ trông chẳng khác nào chở gà ra chợ bán cho kịp phiên.
    - Định bôi bác nhau đấy hả? ?" Nhung quờ tay ra phía sau, nắn nắn tay tôi, trả đũa ?" Gớm, con gà này phải nhồi chán mới bán được.
    Xe ngày thường không đông lắm lại sẵn chuyến nên tôi không phải đợi lâu. Nhung cẩn thận đợi tôi ngồi yên vị trên xe rồi mới chịu về. Hôm nay nó còn buổi liên hoan cuối năm của lớp, chắc cũng đã tới giờ. Lớp tôi thì đã liên hoan chia chân chia tay, ghi sổ lưu niệm từ hôm chủ nhật cho thong thả. Vì vậy hôm nay vừa tan lễ trên hội trường lớn cả lớp đã tan tác mỗi người một ngả.

    *

    Mới bắt đầu vào vụ hè, cái nắng đã đổ rát cả mặt đường. Con đường qua Nam Định đang thi công mở rộng, nên mỗi khi có xe chạy qua lại cuốn theo cả một cơn lốc bụi mù mịt. Khói xăng, bụi đường cùng với mùi mồ hôi người hầm hập trong khoang xe khiến tôi mệt lử. Tôi chụp cái mũ vải mềm lên mặt, tựa vai vào thành xe, cố chợp mắt. Được một lúc, tôi chợt giật mình khi thấy như có vật gì đó đang di chuyển trên đùi mình nhồn nhột. Tôi mở choàng mắt. Chiếc mũ rơi xuống đất thảng thốt. Gã đàn ông ngồi cạnh tôi vội rụt tay lại, miệng cười nhăn nhở:
    - Chắc em về thăm nhà? Đang học trên Hà Nội chứ gì? Anh nhìn cái là biết ngay. Gớm, con gái nông thôn, lên thành phố mấy năm là trông khác ngay. Có da có thịt, nhìn cứ sướng cả mắt.
    Có tiếng cười hô hố từ hàng ghế sau:
    - Em ơi, đuổi mẹ thằng ấy đi, để anh lên ngồi bên, anh bảo vệ cho. thằng ấy nó dê lắm. Có ba vợ rồi mà vẫn máu gái lắm. Anh đây vẫn trai tân đây này.
    Gã đàn ông ngồi bên cạnh tôi cười phun cả nước bọt ra xung quanh:
    - Mẹ kiếp cái thằng này. ấy kìa, em gái, bọn anh chỉ đùa tí cho vui ấy mà?
    - ?.
    - *** gì mà phải ghê thế. Báu lắm đấy.
    - Gớm lũ con gái bây giờ đàn ông chưa chạm tới đã dạng háng ra, gì mà mày phải sợ
    Chắc có lẽ lúc ấy trông mặt tôi khủng khiếp lắm. Máu nóng dồn lên mặt bừng bừng. Nhưng tôi cũng không biết phải nói gì. Tôi không có tài cãi vã, nhất là trong những trường hợp như thế này. Nhưng quả thật tôi muốn giá như mình có thể tát vào mặt hai gã đàn ông khả ố ấy. Tôi ôm túi đồ đứng phắt dậy. Nhưng tôi biết ngồi ở đâu? Chẳng ai buồn bận tâm đến những chuyện khác không liên quan đến mình. Vừa phiền phức lại vừa mất công. Người thì ngủ gà ngủ gật, người thì lơ đãng nhìn ra cửa sổ. Tôi mong biết mấy có tiếng gọi tôi trong xe: ?oThôi, xuống đây ngồi với bác đi cháu. Chấp gì lũ chúng nó?. Nhưng chẳng có một tiếng nói nào như thế cả.
    Cả người tôi run lên vì tủi thân, vì cảm giác cô độc. Dường như đang có cả một đàn chuồn chuồn đen kịt chấp chới bay trước mắt, khiến tôi không tài nào nhìn được. Hai mắt cay xè. Tôi bám chặt tay vào thành ghế bên cạnh.
    Vừa may lúc ấy chiếc xe dừng lại, đón thêm khách dọc đường. Tôi loạng choạng lách người bước ra cửa. Gã đàn ông khả ố cố nói đuổi theo:
    - Lần sau gặp anh thì đừng có lạnh lùng thế em yêu nhé. Thích gì anh cũng chiều. Đảm bảo em sẽ bết xa mê !
    Chiếc xe ô tô phì phì nhả khói rồi ì ạch lăn bánh về phía trước, bỏ lại tôi trơ chọi giữa đường.
    Càng về trưa trời càng nắng nóng. Tôi phải chạy núp vào một căn nhà bỏ hoang canh đường để tránh nắng và đợi xe khách Thái Bình đi qua, trong lòng cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Bất chợt tôi chạnh nhớ đến lời của Ân khi còn ở trên trường : em không thay đổi cách sống và cách suy nghĩ thì sẽ rất khó trụ lại ở đất Hà Nội đầy rẫy những sự phức tạp này. Em phải chịu khó hoà nhập. Cái gì không thích thì cứ bơ đi mà sống. Em cứ nhìn cái Phương ấy. Kiểu như nó dễ sống và dễ thành đạt lắm.
    Phương là hoa khôi trong nhóm bộ tứ bọn tôi. Nó quê ở Nghệ An, người cao, da ngăm đen, khuôn mặt hơi giống phụ nữ ấn Độ. Nó từng đi thi hoa hậu toàn quốc từ khi còn học lớp 11, sau đó xuất hiện trên nhiều bìa báo, tạp chí nên lúc vào trường tôi nhận ra nó ngay. Tính nó hoạt bát và khá nhanh nhậy với thời cuộc, phải mỗi tội điệu đà quá. Vì vậy tuy chưa ra trường nhưng Phương đã kiếm được việc làm, sắm được xe máy, điện thoại di động, có lúc lại có cả xe ô tô đưa đón nom chẳng khác nào tiểu thư con nhà giầu.
    Nhóm bốn đứa bọn tôi có Nhung chị cả và tôi là hai đứa cứng đầu cứng cổ, và bảo thủ "hạng nhất". Hai đứa tôi cùng là dân trường chuyên, chơi với nhau từ ngày còn học phổ thông. Lên đại học cũng chỉ chúi mũi vào học hành, sách vở. Mỗi năm mắt lại tăng thêm 0,5 diop. Tôi thì vẫn ổn định ở mức: 1m56 nặng 44 kg, chứ cái Nhung thì mỗi ngày mỗi lêu đêu, người gầy nhẳng. Chẳng thế mà cái Phương đã gọi chúng tôi là ?o đám mọt sách già đáng yêu?. Còn Oanh Thanh Hoá tính hơi bộp chộp nhưng thuộc tuýp người vui vẻ, dễ gần. Cô nàng có máu làm ăn từ bé. Thi trượt đại học, gia đình nó đầu tư cho con ôn thi lớp 13 trên Hà Nội, ai dè chị chàng ôn thi hai năm không đậu nên đến năm thứ ba nó lấy tiền học ôn để ?olàm vốn?
    đi buôn. Sự việc kéo dài gần hai năm mới bị bố mẹ nó phát hiện. Cũng là do một người làng tình cờ lên Hà Nội mua hàng gặp nó nên về quê kể lại. Bố mẹ nó biết chuyện chỉ đành lắc đầu chịu thua. Thôi thì nó không chịu học hành bằng bạn bằng bè nhưng cũng biết đường làm ăn, không chơi bời, phá phách là may.
    Đầu tiên Oanh bán giầy dép Tầu ở dọc đường Nguyễn Chí Thanh, khu vực trước cổng trường đại học Luật . ?oCa bán hàng? của nó là vào giờ tan tầm đến tận 10 giờ đêm. Sau nó chán vì có quá nhiều hàng cạnh tranh, lãi lời chẳng được bao nhiêu, suốt ngày nơm nớp lo công an ra dẹp nên nó lại ra Ngã Tư Sở thuê cửa hàng bán quần áo rẻ tiền. Được một thời gian, tiền nong cũng xôm xôm, nghe ai xui, nó về lại ?ođịa bàn? trường Luật mở của hàng bán đồ lưu niệm. Được một thời gian nó lại lăn ra mở cửa hàng bán đồ mỹ phẩm trên phố Thái Hà. Hàng này lãi ăn cao hơn, công việc sạch sẽ lại đỡ vất vả nên chưa thấy nó bỏ.
    ?Mải nghĩ miên man, đến khi chiếc ô tô đi Thái Bình đỗ xịch bên đường trả khách tôi mới giật mình xách túi đồ chạy vội ra. Xe chật, tôi đành phải đứng cạnh cửa trước trong tư thế chân co chân duỗi. Chỉ còn khoảng 40 cây nữa là về đến nhà. Nhìn con đường phía trước phờ phạc trong cái nắng đầu hè, những thớ ruộng căng nẻ trôi dọc cửa sổ xe, tôi thấy cổ họng mình muốn khát cháy.

    *
  3. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Tôi về đến nhà thì mọi người vừa dùng bữa xong. Mợ ngồi bên mép phản, xỉa răng quèn quẹt, nói bâng quơ:
    - Lần sau có về thì tính giờ mà về. Lửng lửng lơ lơ thế, ai mà hầu được.
    Lòng tôi thắt nghẹn. Sao chưa bao giờ mợ tỏ ra niềm nở với tôi? Tôi cố nén hơi thở đang nghẹn ứ trong cổ họng, đáp:
    - Cậu mợ không phải lo cho cháu đâu, lúc xuống xe thấy bụng đói, cháu đã tạt vào hàng ăn bát bún rồi mới về.
    Cậu tôi ngồi bên bàn nước, nghe tôi nói vậy bèn nhăn mặt tỏ ý không hài lòng:
    - Ăn đường ăn chợ thế không đảm bảo đâu. Lần sau đã về nhà là phải ăn ở nhà. Cậu bảo em Thanh nó nấu cơm ù một tí chứ có làm sao.
    Mợ tôi loẹt quẹt ra bàn, với lấy chén nước cậu vừa rót, uống ừng ực rồi đánh mắt sang tôi :
    - Gớm, sang nhỉ . Lại có tiền ăn quán nữa cơ à? Thế này mà cậu mày cứ lo cho cô cháu yêu không nhà không cửa, không có tiền tiêu. Gớm bây giờ các cô các cậu chẳng nhanh nhậy, tài giỏi hơn chán vạn lần mấy ông bà ở cái xó nhà quê *** trâu lấm tận đầu này à. Mà ăn hàng chẳng sướng hơn ăn nhà ấy cháu nhỉ. Cậu mày đúng là cổ lỗ sĩ. Ông tưởng cơm của ông báu lắm ấy. Gớm chết!
    Cậu tôi làu bàu:
    - Hôm nay bà ăn nhầm phải khoai ngứa hay sao thế? Đưa con bé con vào nhà ngủ đi.
    Con Thanh, em họ tôi, nem nép nhìn bố mẹ, cười trộm với tôi một cái rồi đi vào trong nhà.
    Lòng tôi cảm thấy nặng nề. Cha mẹ chia tay nhau khi tôi còn nhỏ. Đến năm tôi lên 10 thì mẹ tôi bị tai nạn, chết không tìm thấy xác. Họ hàng quanh đi quẩn lại chỉ còn cậu mợ Thân. Mợ chưa bao giờ ưa tôi cả. Không biết có phải vì ngày xưa mẹ tôi đã quyết liệt ngăn cản chuyện hôn nhân của cậu mà mợ đâm ra hận lây sang tôi ?
    Chờ cho mợ đi vào buồng trong, cậu chỉ vào chiếc ghế trước mặt và gọi tôi:
    - Kiều, ngồi xuống đây cho cậu hỏi.
    - Dạ?
    - Có thật là đã ăn gì chưa hả cháu? Sao lại nói dối cậu hả? Tính mày tao còn lạ gì?
    Tôi nhìn cậu, áy náy. Tôi không nỡ để cậu phải lo cho tôi những chuyện nhỏ nhặt như thế.
    - Hay để cậu nấu bát mì tôm ăn cho đỡ đói
    - Cậu ơi, cháu không đói thật mà. Cháu chỉ hơi buồn ngủ thôi.
    - Con này, mày cũng ương tính lắm. Có bát chè ngô đây, ăn đi rồi vào giường mà nghỉ. Chiều ngủ dậy rồi cho cậu biết tình hình.
    Tôi lặng lẽ cầm bát chè cậu đưa, nhẩn nha ăn. Không có cha mẹ từ nhỏ, nhưng tôi luôn cảm nhận được tình cảm ruột thịt sâu sắc từ cậu, mặc dù thứ tình cảm ấy ở cậu cũng chỉ bộc lộ một cách dè dặt và có phần hơi khô khan. Cậu ít lời, thường bị vợ con lấn át. Nhưng trong chuyện nhận nuôi dậy tôi thì cậu lại rất quyết liệt. Tôi còn nhớ, năm tôi học hết cấp 2, mợ một mực muốn cho tôi đi học nghề để sớm kiếm việc làm cho đỡ gánh nặng gia đình. Nhà có hai lao động chính, mợ thì làm văn thư ngoài uỷ ban xã, cậu là giáo viên Toán cấp hai, thu nhập của hai người chẳng được bao nhiêu mà phải căng ra để nuôi ba đứa trẻ là tôi, thằng Nhuận - con trai cả của cậu mợ, (hiện đang học cấp 3 ngoài thị xã) và con Thanh (đang học lớp 4). Vì vậy tôi hiểu nỗi khó nhọc của cậu mợ. Cũng vì lo miếng cơm, manh áo nuôi chồng con mà mợ mới hay cáu kỉnh, đá thúng đụng nia. Năm ấy tôi đã định bỏ học ra thị xã theo người ta làm may nhưng kế hoạch chưa tiến hành đã bị cậu phát hiện. Cậu ra bến xe lôi tuột tôi về nhà. Về đến nhà, tôi chưa kịp hoàn hồn đã thấy cậu lăm lăm chiếc roi, bắt tôi nằm sấp xuống giường. Hai mắt cậu dấp dính nước:
    - Nhà có nghèo nhưng con thì nhất định phải học hành đến nơi đến chốn. Ai nói gì cũng mặc. Tốn mấy cậu cũng cho con đi học đến cùng. Con đã hiểu chưa. Từ nay về sau thì đừng có làm gì dại dột như thế nữa. Làm gì cũng nhất nhất phải hỏi cậu.
    Cũng vì chuyện ấy mà vợ chồng cậu có chút sứt mẻ. Mợ ôm con Thanh về nhà ngoại ở đến gần một tháng.
    - ăn xong thì vào giường mà nghỉ đi, còn ngồi thần mặt ra thế. Chắc mày về được tuần chứ hả? Có chuyện gì muốn nói thì còn khối thời giờ.
    - Cháu chỉ về được vài ba ngày rồi phải đi lên trường cậu ạ.
    - Đi ngay thế à?? ừm? Lần nào cũng vội vội vàng vàng. Số mày rồi cũng khổ thôi? Mà ? thôi cháu có việc của cháu, cậu không giữ. Về được là tốt rồi. Đi nằm nghỉ một tí cho đỡ mệt.
    Tôi đi lên gác xép. Chỗ đó vẫn để riêng cho tôi với một cái giường mét hai, một tủ sách kê sát tường, bụi phủ đầy. ở góc phòng có thêm một đống chăn đệm đã được gói gọn. Chắc mợ mới đem phơi và cất lên đây cho gọn. Tôi thư thái đặt lưng nằm xuống giường. Gió đồng la đà thổi qua khung cửa sổ hẹp kề ngay chân giường tôi nằm như vỗ về tôi vào giấc ngủ. Mùi ổi chín thoảng ngọt trong gió. Tôi thiếp đi thật nhanh.

    *

    "Mốt ăn một
    Mốt ăn hai
    Mốt ăn ba
    ?
    Mốt lên bàn hai
    Hai ăn hai
    Hai ăn bốn
    ?
    Bảy nhảy múa
    Ba lên bàn tám"
    Con Thanh nằm lăn ra giữa nhà ăn vạ:
    - Thôi em ứ chơi với chị nữa. Chị chơi hết phần em rồi. Giả chuyền đây cho em.
    - Hay chị em mình chơi trò khác đi? - Tôi rủ. Em thích chơi ô ăn quan không ?
    - Thế cũng được ?" Con Thanh nhổm người dậy, mặt hớn hở - Để em đi nhặt đá. Chị vẽ ô đi.
    Tôi hào hứng lấy mẩu phấn trắng trong hộp bút của cái Thanh, vạch ô ăn quan lên nền nhà. Chợt tôi nghe thấy tiếng mợ chát chúa:
    - Giời ơi, đi thì chớ, về nhà lại vẽ đầy ra đây thế này à? Con Thanh đâu. Nằm lên giường tao bảo.
    Tiếng con Thanh khóc ré:
    - ứ phải tại con. Chị Kiều rủ con chứ. Bố ơi, cứu con.
    - Này thì bố này! Này thì Kiều này! Nó bảo mày ăn c? mày cũng ăn hả? Sao ngu thế hả con.
    Tiếng khóc của con Thanh chìm đi trong tiếng roi quất vun vút. Tôi nhào tới. Tự nhiên thấy người hẫng đi, cảm giác như bị rơi hút vào một hố sâu không đáy.
    Tôi choàng tỉnh. Thì ra tôi vừa mơ. Mồ hôi tôi túa ra đầm đìa. Làm gì có tiếng con Thanh khóc đâu. Chỉ có tiếng thầm thì nho nhỏ của mợ tôi:
    - Thế bây giờ ông định như thế nào đấy hả? Tôi là tôi không thể nuôi báo cô nó suốt đời đâu đấy. Tôi biết ngay mà. Học xong kiểu gì chẳng mò về bắt cậu mợ xin việc cho. Mà việc ở đâu ra bây giờ. Muốn kiếm việc đi chẳng nữa thì cũng phải có sẵn cây này, chỉ nọ ở trong túi chứ. Nhà mình thì kiếm ở đâu ra? Hay là ông có vốn riêng, giấu vợ giấu con?
    - Sao bà nói nhiều thế - Tiếng cậu tôi gắt gỏng.- Bà bớt nói đi một tí thì có chết không . Cứ làm cho người ta rối cả ruột. Đã nghe nó nói gì chuyện xin việc đâu. Bà chỉ cầm đèn chạy trước ô tô. Mà xin thì xin chứ sao. Nó chỉ còn có vợ chồng mình, phải cố mà lo cho nó chứ.
    - Ông xem ông có lo cho con ông được như vậy không . Còn thằng Nhuận, con Thanh, ông tha hồ mà lo. Tôi đang chống mắt xem ông lo thế nào đây. Tự yên tự lành lại mang cả cái nợ này. Giời ơi là giời, trăm tội nợ chỉ đổ lên đầu con này thôi. Cứ thế này thì tôi cũng đến chết non thôi.
    Tiếng mợ rền rĩ.
    - ơ kìa, bà hay nhỉ. Tôi đã bắt bà lo cái gì chưa. Đúng là ? Mà sao bà bảo chiều nay phải đi đâu cơ mà, sao không đi đi còn ở nhà mà lắm chuyện?
    - Tôi đi, tôi đi - Mợ tôi đay đả - Để cậu cháu ông tha hồ mà làm loạn cái nhà này lên. Xì?! ốc không mang nổi mình ốc lại còn mang cọc cho rêu.
    Có tiếng xe máy nổ khan đầu hồi rồi nhỏ dần ngoài ngõ. Ngôi nhà yên tĩnh lạ thường. Tôi ghé mắt qua lan can gác xép nhìn xuống. Cậu đang ngồi bên bàn trà, châm thuốc hút. Trong cậu già đi nhiều. Da sạm và hai hốc mắt trũng.
    Lòng tôi thắt lại.
    Cậu ơi, con về chỉ là muốn thăm cậu và các em thôi. Con không chất thêm gánh nặng cho cậu nữa đâu. Cậu nuôi con ăn học được đến thế này là con mang ơn cậu nhiều lắm rồi. Giá con có mẹ, có cha như những đứa trẻ khác thì đâu đến nỗi phải làm khổ cậu đến thế này.
    - Cái Kiều dậy rồi hả. Dậy thì xuống đấy chứ cứ ngồi trên ấy làm gì mãi thế?
    Tôi giật mình, chùi vội nước mắt vào ống tay áo rồi đi xuống nhà.
    - Ngủ ở nhà thích thật cậu à. ở Hà Nội có mơ cũng chẳng được hưởng cái gió đồng mát như quạt hầu giống ở nhà thế này.
    - ờ? ờ? - Cậu rít thêm một hơi thuốc nữa - Có nghe thấy mợ mày nói gì thì cũng đừng có chấp nghe không cháu.
    - Cháu ? có nghe thấy gì đâu ạ.
    - Nói dối thì cũng phải biết cách chứ! - Cậu nhìn tôi cười húng hắng - Thế nào, cô cử nhân tân khoa, dự định tương lai thế nào, trình bày cho cậu nghe xem nào.
    -Cháu? cháu tranh thủ đợt này về nhà thăm cậu mợ và các em. Cháu cũng đang đi tìm việc. Chắc sẽ ổn thôi cậu ạ. Hà Nội rộng thế, lo gì mà không sống nổi phải không cậu. Có gì cháu đã có cậu để trông cậy cơ mà.
    - Con gái con gứa một mình nơi đất khách không phải chuyện đùa đâu cháu ạ. Nếu cháu còn học trong trường, mọi việc học tập và sinh hoạt đều có đoàn thể, tổ chức quản lý, cậu có thể không cần lo. Chứ bây giờ là phải tự thân vận động, sảy một li đi một dặm. Hay là cháu cứ về đây, may ra xin việc cũng dễ hơn.
    - Thôi cậu ạ, cứ để cháu thử sức ở Hà Nội xem sao đã.
    - Thử? biết thế nào mà thử hả cháu? Cậu thấy nó mông lung quá. Hôm trước xem vô tuyến thấy người ta nói cử nhân bây giờ thất nghiệp đầy rẫy. Cử nhân Luật của chúng mày còn nhiều hơn. Hầy dà? Nhà nước này đào tạo mà chẳng có tính tới đầu ra gì cả, làm khổ con nhà người ta. Chứ ngày xưa như cậu thì lại đơn giản.
    - ở Hà Nội không được thì cháu về cũng chưa muộn mà. Chứ nghề của cháu xin việc ở quê khó lắm. Mấy anh chị khoá trước cháu cũng đã thử về nhưng có được đâu. Chẳng lẽ lại xin làm tư vấn luật ở uỷ ban xã? Mà Toà án huyện thì mấy năm nay đâu có lấy thêm người. Họ còn đang còn một đống người đang lo giảm biên chế, cháu chen vào sao nổi. Xin việc trên tỉnh thì lại càng khó hơn. Với lại cháu cũng muốn ở lại Hà Nội, có điều kiện thì học thêm cái gì đó nâng cao kiến thức cho mình. Chứ mang tiếng học hết đại học nhưng kiến thức của cháu vẫn còn lỗ mỗ lắm.
    - Cháu nói cũng phải. Tuổi trẻ của các cháu còn dài, có điều kiện thì cứ vùng vẫy - Cậu trầm ngâm - Thôi thì cháu cũng đã lớn, mọi việc nếu quyết định được thì cháu cứ quyết, nhưng nhất định phải cho cậu biết nghe không. Cậu cũng có mấy đứa học trò cũ làm trên Hà Nội, nghe đâu cũng thành đạt lắm. Có gì cần, cậu sẽ liên hệ, nhờ chúng giúp đỡ. Còn chuyện tiền nong của cháu thế nào? Cậu mợ có dành dụm được dăm triệu, cũng có ý đợi cháu về để đưa cho cháu mà lo công lo việc.
    Cậu mở tủ, lấy bọc tiền gói gọn trong giấy báo đặt lên bàn:
    - Số tiền này chẳng đáng là bao nhưng có thể sẽ giúp được cháu khi cần thiết.
    Tôi nhìn cậu, trong lòng thầm biết ơn cậu vô cùng. Đồng lương dạy học của cậu có được là bao. Dành dụm cho tôi được ngần ấy là cậu phải cố gắng lắm.
    - Tiền nong cháu vẫn còn đủ tiêu. Khi nào cần, cháu sẽ về hỏi cậu.
    - Cháu đã lường hết cuộc sống trước mắt chưa mà biết thế nào là đủ hay không . Cầm lấy đi. Không tiêu ngay thì cất đi làm một khoản dự phòng lúc cần. Cuộc sống của con người ta nhiều việc không tính hết được đâu cháu ạ.
    Tôi nhận bọc tiền từ tay cậu, lòng rưng rưng
    - Kiều ạ, - giọng cậu đột nhiên trầm hẳn xuống - Cậu hiểu tính con. Mày khái tính khái nết, có chết cũng không ngửa tay xin ai bao giờ. Nhưng với cậu thì không được giữ ý nghe chưa con. Cậu vẫn coi mày là con là cái trong nhà. Việc của con cũng là việc của cậu. Đừng có suy nghĩ gì hết. Rồi đây bước ra cuộc sống, khó khăn gấp bội. Nhưng con phải luôn nhớ mình không cô độc. Đây vẫn là nhà của con, lúc nào nó cũng mở rộng cửa đón con. Ngày xưa cậu cũng đã mơ ước thật nhiều nhưng rồi vì nhiều lý do cậu đành an phận với công việc của một anh giáo làng. Bây giờ cậu đã có con để gửi gắm mơ ước thời trẻ của mình?
    - Cậu ơi?
    Câu chuyện với cậu còn ám ảnh tôi rất lâu sau đó. Lần đầu tiên cậu gọi tôi bằng con - tiếng gọi ngọt ngào mà tôi khao khát suốt bao nhiêu năm tuổi thơ. Đó cũng là lần đầu tiên cậu tâm sự cởi mở và chân thành với tôi đến vậy. Thường thì cậu cứ lặng lẽ theo sát tôi, giúp đỡ tôi một cách âm thầm. Lòng yêu kính của tôi dành cho cậu vì vậy ngày càng sâu đậm hơn. Tôi đã nghĩ rằng, nếu tôi có được một người cha tốt, chắc sẽ không có ai tốt được với tôi hơn cậu.
    Đây cũng là thời điểm hết sức quan trọng trong cuộc sống của tôi, bởi tôi hiểu rằng, từ giờ phút này, tôi chính thức bước vào một cuộc đua mới, một cuộc đua đơn độc mà cậu thì chẳng thể theo sát tôi từng bước để xoa dịu những đau đớn mỗi khi tôi vấp ngã.
    Nhưng những tình cảm cậu dành cho tôi lại có sức cổ vũ rất lớn cho tôi trong cuộc đua sắp tới của mình.

  4. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    2.

    Cũng may tôi không nấn ná ở quê lâu.
    Cả ký túc xá giờ đây đang rùng rùng chuyển động. Người người nhớn nhác đi ra đi vào, đi lên đi xuống. Bốn dãy nhà ký túc xá xủng xẻng tiến xô chậu chuyển dời. Chăn màn được phơi vội, cất vội. Các đầu cầu thang thành nơi truyền tin. Thư viện, căng tin chật cứng người đến làm thủ tục xác nhận không còn nợ nần trước khi nhận được tấm bằng tốt nghiệp, ra trường.
    Nguyên do của sự xáo trộn này là bởi nhà trường lấy lại phòng ký túc xá phục vụ cho mùa thi đại học đang đến sát sạt. Sinh viên năm cuối phải bàn giao lại phòng cho nhà trường trước ngày 15, còn các sinh viên khoá sau phải chuyển sang dãy nhà A.
    Thực ra tinh thần của thông báo này chúng tôi đã được nghe phong thanh trước đợt thi tốt nghiệp, hơn nữa đây cũng là lệ chung hàng năm, mỗi khi đến mùa tuyển sinh. Bộ tứ chúng tôi cũng chỉ Nhung và tôi phải lo chỗ ở vì cái Oanh từ khi mở cửa hàng trên phố Thái Hà nó đã chấm dứt cảnh ở chui trong ký túc xá. Cái Phương cũng đã chuyển đến nhà bố nuôi sống được gần một năm nay.
    Nói là lo chứ tôi và Nhung cũng đã chuẩn bị ?ophương án chuyển quân? cho mình. Nhung thì ?ođược lệnh? thầy u đến sống nhờ nhà người họ hàng trong làng Láng. Tôi sẽ thuê nhà ở chung với cái Phúc phòng 302 bên cạnh, học lớp Tư Pháp C. Phòng tôi và phòng Phúc hay tổ chức ?ogiao lưu? ăn uống và hội họp sinh nhật nên chúng tôi rất thân thiết với nhau. Phúc là người Thái Nguyên, da trắng, ít nói, tính tình nhu mì, nói chung là dễ chịu. Trong khi đó anh chàng người yêu của nó làm xây dựng lại trông rõ ?ođầu gấu?, lúc nào cũng băm băm bổ bổ, da lại đen trũi nên ở ký túc xá chúng tôi hay trêu Phúc là: mặt trăng yêu phải mặt trời. Âu cũng là quy luật bù trừ chăng. Nhà trọ của chúng tôi cũng được anh chàng ?omặt trời? này thiết kế. Coi như vấn đề chỗ ở của tôi cũng không phải lo, có điều tôi hơi ngại là mình sẽ làm cho Phúc và bạn trai của nó mất tự nhiên mỗi khi muốn ngồi ở nhà tâm tình. Bọn phòng tôi ?othầy dùi?:
    - Thế thì Kiều cũng phải kiếm lấy một anh chàng cho đỡ tủi thân. Ra trường rồi mà chưa có bồ là hâm hấp đến nơi rồi đấy. Hay yêu tạm anh Đăng ?ogià? vậy?
    Đăng học cùng lớp với tôi . Anh là bộ đội đi học, tính tình lầm lì, ít tiếp xúc với bạn bè trong lớp nên bị mọi người đặt cho biệt danh Đăng ?ogià? hay Đăng ?okhốt ta bít?. Tôi đối xử với anh cũng như những người khác trong lớp. Nói chung không có gì đặc biệt giữa tôi và anh. Vậy mà mới đây, đám cùng phòng với anh phát hiện ra một truyện tày trời: hoá ra Đăng lâu nay vẫn thầm yêu tôi đơn phương. Nhật ký của anh chi chít những dòng thắm thiết nhất dành cho tôi . ảnh của tôi chụp chung với cả lớp, Đăng đứng ngay bên cạnh. Vậy là Đăng cắt riêng mặt hai chúng tôi đi phóng to rồi ***g vào hình một trái tim mầu đỏ. Chuyện bị phát lộ, và trở nên um xùm, Đăng trốn biệt không đến trường dự lễ bế giảng. Tôi đang yên đang lành thành đối tượng bị săn đón của đám hiếu kỳ. Cũng may bọn lớp tôi hiểu được nội tình nên ?othời sự vùng vịnh? chỉ rộ lên được ít ngày rồi nguội dần. Nhưng chuyện không đâu vào đâu này cũng làm tôi khốn khổ. Nhất là bọn bạn quỷ quái chỉ nhăm nhăm tìm cách để trêu chọc.
    Tôi lườm đám bạn cùng phòng, cáu kỉnh:
    - Mấy bà cho tôi xin hai chữ ?obình yên? đi. Hết chuyện rồi hay sao?
    Phúc thật thà động viên tôi :
    - Hay mình bảo anh Quang giới thiệu bạn anh ấy cho Kiều nhé?
    Vẻ mặt thành thực của Phúc khiến tôi không nhịn được cười:
    - Thôi bà ơi cho con xin! Lại thêm một ?oông mặt trời? nữa thì cháy nhà mất!
    Cả phòng tôi được dịp, phá lên cười, quên biến chuyện Đăng ?ogià?. May mà Phúc hiền tính, không thì nó sẽ giận tôi phải biết.

    *

    Hôm ?ochuyển quân? cả Nhung, Oanh và Phương đều đến giúp tôi. Nhà trọ ngay trong khu tập thể Bản đồ, cạnh trường Luật nên chưa đầy một buổi sáng chúng tôi đã có thể ngồi ung dung tán phét, ngắm nhà mới khang trang, sạch sẽ.
    Gọi là nhà nhưng thực ra đó chỉ là một trong ba phòng của ngôi nhà rộng chừng 40 m2 được chủ nhà chia ra để cho thuê. Nhà nằm ngay tầng một của khu tập thể. Ba phòng của nhà nằm xếp theo hình chữ L, khoảng sân được đặt một bệ bếp, cạnh đấy là vòi nước có thể ngồi để giặt giũ và quây chiếu để tắm. Tuy nhiên điều dở nhất của khu nhà là không có công trình phụ riêng. Vì vậy cả khu phải dùng chung một khu phụ ở cuối dãy và tự phân công nhau làm vệ sinh hàng ngày. Dẫu sao với chúng tôi lúc này, một chỗ ở như thế là quá tốt rồi.
    Điều quan trọng hàng đầu với chúng tôi lúc này chính là công ăn việc làm. Nhưng phải bắt đầu như thế nào? tôi thật sự hoang mang, không biết?

    *

    Ra ?oở riêng? chưa đầy một tháng, Phúc đã nhanh chóng xin được vào làm tại một công ty du lịch lữ hành. Sự nền nã, dịu dàng giúp nó ?oăn điểm? trước các ứng cử viên khác một cách ngon lành.
    Tôi và Nhung thì vẫn ?ođánh bóng? mặt đường mà chưa có kết quả. Mỗi ngày chờ đợi càng làm chất thêm gánh nặng tâm lý cho chúng tôi .
    Những ngày cứ đợi lê thê này, tôi không thể không biết ơn Phúc. Phúc cư xử rất tinh tế. Phúc giúp tôi làm hồ sơ, động viên tôi, chịu khó bày vẽ ra các món ăn ngon cho tôi và Nhung ăn. Quần áo tôi thay ra chưa kịp giặt, Phúc cũng giặt luôn hộ tôi. Mỗi lần anh Quang ?omặt trời? đến, Phúc đều kéo tôi cùng ngồi vào nói chuyện cho vui. Nếu hai người muốn tâm sự riêng thì cũng đi ra ngoài chứ không bao giờ ngồi ở nhà để tôi phải khó xử.
    Vì vậy sau mỗi ngày chạy việc mệt nhoài ngoài đường, trở về nhà trọ, tôi luôn thấy lòng mình ấm áp trở lại.

    *

    Thắm thoắt cũng đã gần ba tháng.
    Tôi bắt đầu dùng số tiền cậu đưa để trả tiền thuê nhà. Tôi không dám viết thư hay gọi điện về trong quê.
    Tâm trạng tôi những ngày này thật nặng nề.

    *

    Những vấp váp đầu tiên đã xảy ra.
    Tôi bị mất ba trăm nghìn tiền đặt cọc cho công ty tư vấn việc làm H. trên đường Trường Chinh.
    Đang giữa lúc khốn khó, chi tiêu một đồng cũng phải tính toán này, sự mất mát tiền bạc càng làm tôi đau đớn vô cùng. Tôi chỉ muốn ai đó đánh cho tôi một trận, thật đau. Trời ơi, sao tôi có thể ngu dại đến thế?
    Biên bản đặt cọc, lúc tôi tỉnh ra, mới giận mình thật ngớ ngẩn: đó chỉ là một tờ giấy photo nhoè nhoẹt, dù có dấu đỏ nhưng đố ai đọc được chữ gì trong đó. Vậy mà tôi đã tấp tểnh mừng rỡ, giữ chặt lấy nó như bùa hộ mệnh, đúng hẹn một tuần sau quay lại nhận việc. Người viết biên lai, tôi sao có thể quên được mặt anh ta. Một khuôn mặt dài ngoẵng với cái mụn ruồi to tướng bên mép. Cái môi ướt nhoẹt vì liếm lưỡi liên tục. Gã lừa đảo ấy đã nói gì nhỉ: ?oMột tuần sau em đến đây, nếu không lo được việc cho em, bọn anh xin gửi lại tiền. Biên lai, giấy tờ đầy đủ đây nhá. Chẳng chạy đi đâu được mà sợ?.
    Thế tiền của tôi đâu?
    Việc của tôi đâu?
    Mà việc gì đây khi văn phòng mà sau cứ lừa đám sinh viên ngờ nghệch như tôi đã tếch thẳng, chỉ phải mất có 1.000.000 tiền thuê nhà .
    Tiền của tôi đâu?
    Việc của tôi đâu?
    Gã lừa đảo đâu?
    Ngôi nhà im ỉm đóng cửa. Cái khoá sắt to sụ ngạo nghễ cười vào mặt tôi . Bà chủ nhà to béo, lê đôi chân phù nề từ trong ngõ đi ra, thắc mắc: ?osao mấy hôm nay nhiều người đến hỏi thế nhỉ? Hoá ra đều bị quân lừa đảo này nó lừa tiền à? Rõ khổ. Chó cắn áo rách. Lũ này chó thật đấy. Ai mà ngờ được. Cứ xoen xoét u u con con. Ông trời có mặt đấy cháu ạ. Không thoát được đâu.?
    Nhung biết chuyện, nó không nói năng gì. Hôm ấy nó không ốm thì đã đi cùng với tôi và chắc cũng bị lừa thôi. Rời trường đại học, với một mớ kiến thức sách vở, chúng tôi hoàn toàn lúng túng trước cuộc sống hỗn độn này.

    *
  5. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Tôi và Nhung bắt đầu chấp nhận những công viêc mà chúng tôi tạm gọi là ?olấy ngắn nuôi dài? như: bán hàng trong hội chợ, phát hàng khuyến mãi, tiếp thị bia, phát tờ **** quảng cáo, làm phiếu thăm dò khách hàng? Nhưng ngay cả những công việc tạm bợ này cũng khiến cho tôi hết sức căng thẳng. Chẳng nói đâu xa, như vụ bán hàng rạc mặt trong hội chợ cả hai tuần liền, sảy ra chuyện kiểm hàng bị thiếu, vậy là đi tong cả kỳ lương.
    Sau mỗi ngày chạy việc ngoài đường, tôi về đến nhà trọ là mệt lử. Cơm Phúc đã nấu sẵn, tôi ăn qua loa, rồi tắm giặt cũng thật nhanh để còn nằm lăn ra giường, lấy sức cho ngày mai tiếp tục ?ochinh chiến?. Chuyện trò giữa tôi và Phúc ngày càng thưa vắng. Phúc đã có công ăn việc làm ổn định, còn tôi ?
    Không biết bao nhiêu đêm tôi vừa mơ vừa khóc.

    *

    Cũng chính trong những ngày tôi bận rộn lo toan cho mình một chỗ đứng chân ở Hà Nội, tôi đã phạm một sai lầm không thể tha thứ được .
    Chuyện xảy ra với Phúc.
    Tại sao lại như thế?
    Tôi chỉ biết khi mọi việc đã vỡ lở ra.
    Không ai tin được điều này. Vì tôi sống cùng với Phúc cả bốn, năm tháng trời như thế. Lẽ ra cùng là bạn gái với nhau?
    Người thì cười cợt tôi. Người thì không tiếc lời xỉ vả. Cũng có người tỏ ý thương hại tôi.
    Còn tôi cay đắng nhận ra sự vô tâm đáng xấu hổ của mình có thể gây ra những hậu quả nguy hại đến thế nào.
    Phúc bỏ ăn. Tôi không hề biết. Tôi vẫn ăn vội vã những phần cơm Phúc để phần tôi trong những mối lo nghĩ, toan tính riêng tư. Tôi sợ nói chuyện với Phúc, sợ nó bất chợt nhắc đến những chuyện đại loại như : ở cơ quan mình thế này?, còn công việc của cậu kiếm đến đâu rồi?
    Cảm giác thua thiệt và tự ái đã đẩy tôi xa Phúc, biến tôi thành một kẻ ích kỉ.
    Phúc mất ngủ đến thâm quầng cả mắt và thường lén lau nước mắt trong đêm. Khuôn mặt Phúc xanh xao nhợt nhạt, được che phủ bằng lớp phấn trang điểm cho mỗi ngày tất bật đi làm. Tôi không hay. Tôi bận rộn với những cơn mơ mệt mỏi của mình và tự nghĩ không thể có ai lại nhọc nhằn, vất vả hơn mình được nữa.
    Cả tháng trời, anh bạn trai của Phúc không ló mặt đến, tôi cũng không hề thắc mắc. Đơn giản ?" vì tôi đã yêu đâu.
    Thực ra tôi đã thử giữ sĩ diện bằng lối tự biện minh cho mình như thế, nhưng càng cố gắng tỏ ra mình vô can tôi càng thấy dằn vặt lương tâm. Con người ta sống với nhau thật khó mà cũng thật dễ biết bao nếu người ta biết bớt đi cái tôi của mình, biết quan tâm hơn đến những người xung quanh.

    *

    Tôi và Phúc đã chấm dứt những ngày tháng ngắn ngủi cùng chung sống một cách thật thê thảm.
    Và những chuyện xảy ra với Phúc, tôi là người biết sau cùng.
    Hôm đó tôi và Nhung đi rải hàng khuyến mãi dầu gội đầu đến tầm trưa thì vừa hết. Nhung theo tôi về nhà trọ, định bụng ăn tạm bát mì tôm rồi ngủ một giấc xả hơi cho bõ những ngày đi rạc cẳng trên phố.
    Nhà trọ hôm đó đông nghẹt. Người rải từ cổng khu tập thể vào tận giữa sân nhà chúng tôi, thầm thì âu lo lẫn mỉa mai, cợt nhả. Bụng tôi sôi cồn lên vì linh cảm có điều chẳng lành. Tôi lao bổ vào trong phòng.
    Đây, Phúc của tôi đang nằm lịm đi giữa giường. Khuôn mặt nó đau đớn tột cùng. Chị họ Phúc đang ngồi bên cạnh nó, nhẫn nại và nhợt nhạt. Giây phút đáng sợ ấy tôi thấy hình như Phúc đang sắp chết. Cả người tôi cứng đờ và lạnh buốt. Đầu óc tôi hoảng loạn. Cái chết!
    Phúc ạ, giờ thì tôi đang tự xỉ vả mình đây. Nhưng thế thì ích gì nào.
    Phụ nữ chúng mình sao cực nhục thế. Có lúc mình đã ước, giá như chúng mình là đàn ông có phải tốt biết mấy?
    Phúc ạ! Hôm trước mình liều vào thử việc tại một quán rượu. Làm chưa được đầy ba ngày, lão chủ đã sỗ sàng ấn dập mình vào sát tường rồi thọc ngay bàn tay chuối mắn qua lần váy ngắn vào háng mình. Lão cười hô hố trong nỗi khiếp đảm và sự ghê tởm của mình. Rồi mình đã chột dạ: thế thì có thai được không nhỉ. Từ trước tới giờ chúng mình luôn xấu hổ khi nói đến những chuyện nam nữ, và rốt cuộc là chúng mình trở thành những đứa trẻ to xác, ngốc nghếch và thiếu hiểu biết đến tội nghiệp. Rồi mình phải bỏ chỗ ấy dù mỗi tháng có thế kiếm được gần hai triệu bạc. Hai triệu cứu sống được chúng mình hay giết chết chúng mình lúc nào không biết? Mình thật sự hoang mang giữa mảnh đất hỗn tạp, xô bồ này. Hình như mảnh đất này không sẵn sàng dành cho những đứa như chúng mình thì phải. Mình như người lạc đường ấy. Vừa không thể về quê, vừa không thể nhập được vào chốn đô hội này. Liệu còn chỗ nào không dành cho những đứa con gái tội nghiệp như chúng mình?
    Trong cơn hoang mang của mình, mình đã không nhận ra được cơn hoang mang của cậu, Phúc ạ. Chúng mình như những con sẻ non sợ bão nhưng rốt cuộc lại phải đương đầu với bão tố. Phúc, cậu sợ anh bạn ?omặt trời? bỏ nên chấp nhận dâng hiến cái phần thiêng liêng nhất của đời một người con gái. Rồi cậu có thai. Cậu vẫn chẳng thể giữ được anh ta. Một mình cậu, cậu không biết xoay sở thế nào. Cái thai thì mỗi ngày một lớn. Cậu che đậy bằng những chiếc quần bó chặt đến nghẹt thở và những chiếc áo thụng sẫm mầu. Cậu nhảy dây thình thịch nói là để tập thể dục cho khoẻ người, xách những xô nước thật đầy, ăn thật nhiều cay? Cậu cố gắng bằng mọi cách, cốt sao cái thai ấy nó đừng bám riết lấy cậu nữa.
    Mình vô tâm nên không hề hay biết.
    Còn cậu, càng ngày cậu càng cảm nhận cái thai một cách rõ rệt hơn. Nó làm cho cậu đau đớn. Nó là cục ô uế trong người, cậu muốn tống nó đi. Những đứa con gái non nớt như tụi mình đều nghĩ như thế cả.
    Sự hành hạ thể xác của cậu rốt cục đã có kết quả. Cậu thấy đau bụng dữ dội và máu bắt đầu chảy ra. Cậu mừng rỡ chui vào nhà vệ sinh. Cậu đã thành công. Cậu sẽ phi tang được tất cả những chuyện này.Nhưng máu cứ chảy mãi, chảy mãi. Cậu kiệt sức. Và cậu đã ngất đi. Người dọn vệ sinh đã phát hiện ra cậu, nằm ngất xỉu bên một mớ nhớt nhát, bầy nhầy những máu là máu. Họ đưa cậu về nhà trọ, làm cho cậu tỉnh. Trong cơn tuyệt vọng, cậu gọi chị họ đến. Cậu biết mình chỉ là một đứa vô tích sự nên cậu đã âm thầm chịu đựng tất cả những điều này một mình. Để rồi mình là người sau cùng biết mọi chuyện.
    Giá như mình đã có thể chia sẻ được với cậu trong những ngày tháng nặng nề này.
    Ân hận, dằn vặt hỏi còn có ích gì ?
    Mình căm ghét mình lắm Phúc ạ.

    *

    Nhung vội vàng chở tôi đến cửa hàng của Oanh. Chúng nó để tôi nằm tạm trên gác xép chật chội, ngổn ngang hàng hoá. Đầu tôi hâm hấp sốt. Tôi thiếp đi trong những cơn mê hãi hùng dồn đuổi nhau không dứt. Chúng làm tôi kiệt sức.
    Trong lúc ấy, Oanh và Nhung quay về nhà trọ dọn đồ cho tôi . Chủ nhà - sau vụ xì căng đan, vẫn chưa hết nỗi khiếp đảm ?" tuyên bố đuổi tôi và Phúc. Chị họ Phúc đã kịp thuê một chuyến xe đưa Phúc về quê. Từ bấy chúng tôi mãi mãi bặt tin nhau.
    Vậy là sau gần năm tháng chung sống, đến khi chia tay chúng tôi đã không thể nói gì được với nhau, dù chỉ là một câu chào.
    Phúc ạ, tôi ân hận lắm.
  6. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    3.


    Chỗ ở của tôi giờ đây lại trở thành mối lo của bộ tứ. Đã hơn một tuần qua tôi nằm bẹp ở cửa hàng Oanh, đầu óc lung mung. Những ngày này tôi càng không nguôi nhớ đến Phúc?
    Thêm một ngày nằm chờ cho dứt cơn sốt.
    Mắt tôi chong chong, không tài nào ngủ nổi.
    Dưới nhà ba đứa bạn thân đang ngồi bàn tính với nhau chuyện chỗ ở cho tôi.
    - Tớ đi kiếm nhà trọ rồi nhưng khó quá. Mà để cái Kiều ở một mình lúc này tớ cũng không yên tâm.
    Tôi nhận thấy rõ sự âu lo trong giọng nói của Nhung chị cả.
    - Nếu kẹt quá thì cứ để Kiều ở tạm cửa hàng tớ cũng được.
    - Được là được thế nào! ?" Nhung gạt phắt ?" tầng một thì bán hàng. Gác xép thì bé bằng tí hin, lại phải chứa đầy hàng, hai đứa ôm nhau ở trên đấy có mà chết ngạt à .
    - Khó nhỉ?
    - Chẳng nhẽ đã hết cách?
    - Tự yên tự lành? Mà cái Phúc cũng dại thật đấy cơ. Thiếu gì cách?
    - Suỵt?. Cái Kiều nghe thấy nó lại tự dằn vặt. Thôi bàn chuyện nhà cửa cho xong đi đã.
    Tôi nghe lõm bõm tiếng cái Phương:
    - Hay là?. hay là để Kiều về ở với tớ. Ông bố nuôi của tớ cũng đi công tác suốt ngày, thành ra nhà cũng rộng. Nhưng mà? tớ cũng phải về xin phép đã?
    Tôi không khỏi ngạc nhiên trước điều mình vừa nghe. Cho đến giờ chúng tôi chưa khi nào đến chỗ nhà Phương ở. Nó không những không mời chúng tôi đến chơi mà còn có vẻ ngại khi phải kể về ngôi nhà ấy. Vì vậy chúng tôi cũng tôn trọng, không gặng hỏi. Từ năm thứ ba, cái Phương bắt đầu chuyển từ ký túc xá vào nhà bố nuôi ở. Nghe đồn, bố nuôi của nó là một người khá có vai vế nên rất hạn chế các mối quan hệ, tiếp xúc không cần thiết tại nhà. Mà đây chỉ là một trong số 3- 4 cái nhà mà ông ta có. Nhiều lời đồn đại về các mối quan hệ phức tạp của ông ta trong xã hội cũng được người ta thêu dệt. Vì vậy mà cái Phương ngại cũng phải. Cũng có lần để chúng tôi đỡ thắc mắc, Phương có kể qua loa đó là bạn cũ của bố mẹ nó. Ông ta nhận nuôi dưỡng và lo cho nó ăn học, lo công việc cho nó trên Hà Nội. Có ông bố nuôi đỡ đầu nên cuộc sống của Phương "tươm" nhất bọn.
    Nhưng bố nuôi cái Phương đã ngại các mối quan hệ phiền toái như vậy, tự nhiên tôi về đấy ở sao tiện.
    - Thế liệu có được không ? Cậu phải nghĩ kỹ đi ?" Vẫn cái giọng chắc nịch của Nhung.
    - Tớ nghĩ ? chẳng còn phương án nào khác bây giờ?
    Tầng dưới chợt trở nên yên ắng. Mãi một lúc sau tôi mới nghe thấy tiếng Nhung:
    - Thôi trước mắt cứ tạm thống nhất thế này, mọi người xem có được không nhé: Chúng mình cứ kiếm nhà trọ cho Kiều. Trong thời gian chưa tìm được nhà thì Kiều về ở cùng Phương. Nhưng có gì bất tiện, Phương cũng phải nói ngay để bọn này giải quyết đấy nhé. Trước mắt Phương phải về xin phép bố nuôi đi đã. Thôi cứ thống nhất thế, đợi Kiều tỉnh tớ sẽ thông báo lại tình hình cho nó yên tâm. Cuối tuần nếu mọi việc suôn sẻ, Phương sẽ đưa Kiều về nhà.
    Có tiếng bước chân trên cầu thang. Tôi vờ nhắm mắt, giả ngủ. Nước mắt cứ chực trào ra. Bạn bè ơi, những lúc như thế này, nếu không có mọi người tôi biết phải làm sao đây?

    *

    Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi được sống trong một ngôi nhà sang trọng như thế. Nhà kiến trúc kiểu Pháp với những đường uốn thanh thoát, những chiếc cửa sổ hình vòm giăng đầy hoa ti gôn đầy thơ mộng mở ra một không gian thoáng mát rất dễ chịu. Đồ đạc trong ngôi nhà cũng không kém phần sang trọng. Bộ phôtơi da mầu kem nhạt rất ăn với mầu tường mầu be vàng của phòng khách. Chưa bao giờ tôi được ngồi trên một chiếc ghế rộng rãi và êm ái như thế. Chiếc tủ li đặt khiêm nhường ở góc phòng với những bộ li tách pha lê và những chai rượu ngoại đắt tiền. Gần cửa sổ là chiếc đồng hồ quả lắc, dễ phải cao đến ngang đầu tôi. Nước gỗ trên chiếc đồng hồ đã bắt lên mầu gụ bóng loáng. Phòng ngủ của cái Phương được sơn mầu hồng nhạt, những chiếc rèm cũng cùng mầu, tạo nên một không gian thật ấm áp. Rồi còn cả một tủ váy áo các loại mà bất kỳ đứa con gái nào cũng thèm muốn được sở hữu.
    Tôi ngắm nhà cái Phương ở với đầy sự ngưỡng mộ. Số nó sướng thật đấy. Xinh đẹp, hoạt bát, lại có quý nhân phù trợ thế này là nhất còn gì. Tự nhiên tôi lại thấy tủi thân. Không biết rồi đây tôi sẽ bươn chải với cuộc sống ra sao?
    Trong lúc tôi còn tần ngần ngắm nghía các gian phòng thì Phương đã vào nhà tắm, bật nước nóng cho tôi. Một lúc sau nó đi ra, chỉ tay vào một khung ảnh khá lớn treo trên tường, gần chỗ cầu thang lên xuống:
    - Bố nuôi tớ kia kìa.
    Lúc đi lên cầu thang, tôi chỉ mải nhìn vào phía trong phòng khách mà không để ý đến tấm ảnh. Tôi đưa mắt theo tay Phương. Trong ảnh, cái Phương đang nũng nịu gối đầu lên đùi của một người đàn ông đã luống tuổi. Phía sau là cảnh thác nước rất đẹp. Theo như bức ảnh, thì bố nuôi của Phương trạc ngoài năm mươi, người đẫy đà. Tuy nhiên cái nhìn của ông ta trong ảnh khiến tôi hơi sờ sợ. Cụ thể là sợ gì thì tôi không thể lý giải nổi. Đó chỉ là một cảm giác bất chợt, thoáng qua, nhưng lại ám ảnh tôi rất lâu.
    Mãi sau này tôi mới lý giải được phần nào.
    Phương thấy tôi chăm chú nhìn bức ảnh rõ lâu, vội giục:
    - Thôi cậu vào tắm đi rồi nghỉ ngơi cho khoẻ. Đầu cậu vẫn còn hơi nóng đấy. Cậu mà có làm sao thì mẹ Nhung lại ăn thịt tớ mất.
    - Nhà cậu đẹp thật đấy ?" Tôi vẫn chưa hết choáng ngợp bởi vẻ đẹp và sự sang trọng của ngôi nhà.
    - Ôi dào, nhà gì của tớ. Tớ chỉ ở nhờ thôi.
    - ở nhờ nhưng được cái nhà đẹp thế này cũng sướng.
    Giọng cái Phương chợt trầm xuống, xa xôi:
    - Chắc gì ? mà thôi cậu vào tắm đi.
    Không để ý đến câu nói của cái Phương, tôi lấy một bộ quần áo trong túi xách rồi vào nhà tắm. Nước nóng khiến tôi thấy khoẻ hẳn ra.

    *

    ổn định cuộc sống tại nhà Phương, tôi và Nhung lại tiếp tục ?ochiến dịch? vừa kiếm việc làm vừa kiếm nhà trọ. Cái Phương thì đã đi làm cho Công ty xuất nhập khẩu Trường Giang. Hồi còn ở trường, nó đã được nhận vào làm part- time ở đấy. Hình như đây là chỗ quen biết của bố nuôi nó. Phương làm phòng phát triển thị trường. Lương tháng được triệu rưỡi. Chẳng bao giờ thấy nó kể về công việc, nhưng ngó bộ nó có vẻ ung dung, nhàn nhã lắm, đi đứng nghỉ ngơi tuỳ thích. Có hôm chín giờ sáng nó mới dẫn dệu dắt xe đi làm. Thường khi nào công ty có khách khứa nó mới bận rộn hơn một chút, những bộ cánh bắt mắt được nó thay đến chóng mặt. Nó đi làm mà cứ như đi biểu diễn thời trang, nước hoa xức thơm lừng. Hôm nào bố nuôi ghé qua nhà, Phương nghỉ làm ở nhà luôn. Vì vậy lịch làm việc của nó hết sức thất thường.
    Thực ra thâm tâm tôi vẫn muốn nhanh chóng kiếm được nhà trọ vì biết không thể phiền Phương quá lâu. Phương tuy ngoài mặt hết sức thoải mái nhưng tôi biết nó cũng có cái khó của mình.

    *

    Thấm thoắt tôi ở nhà Phương đã được gần tháng trời. Ban đầu bảo chỉ ở tạm mấy ngày thế mà ? Tôi ngại nhất là những lần bố nuôi Phương về mà có mặt tôi ở nhà.
    Phương cứ phải dặn đi dặn lại:
    - Bố nuôi tớ về, thường ông rất muốn ngồi nói chuyện riêng với tớ cho khuây khoả những áp lực trong công việc. Để cậu đỡ ngại, tớ sẽ lên phòng của bố nuôi tớ. Cậu có thể đọc sách, xem ti vi hoặc ngủ trước đi cũng được, đừng đợi tớ. Có khi hai bố con cứ mải chuyện luôn đến sáng nên cậu không đợi được đâu...
    Phương ngập ngừng như muốn nói thêm gì đó song nó lại im lặng.
    Có một chi tiết khiến tôi hơi lạ là thái độ của Phương mỗi khi bố nuôi nó trở về. Nó có vẻ bồn chồn, không yên và rất mất tập trung. áng chừng đến giờ ?othầy về?, tôi biết ý chui vào trong phòng ngủ và đóng cửa lại. Tôi muốn làm gì trong đó thì tuỳ, đọc sách, nghe nhạc, xem ti vi. Miễn là không xuất hiện. Ông bố của nó thì đi thẳng lên phòng luôn, không ghé qua tầng 2 nên chưa bao giờ tôi được giáp mặt. Mọi hình dung - nếu có - chỉ hoàn toàn do bức ảnh cỡ lớn treo cạnh cầu thang mang lại.
    Hành tung có vẻ lén lút của mình khiến tôi cũng chẳng lấy gì làm thoải mái. Tôi tự an ủi: Chắc cái Phương ngại bố nuôi trách mắng về việc đã cho bạn vào nhà ở quá lâu nên mới để tôi ?oẩn mình? trong phòng như thế. Nhưng Phương và tôi nên cùng xuất hiện trước bố nuôi, xin phép đàng hoàng thì tốt hơn. Dù sao tôi cũng là bạn thân của nó kia mà. Lẽ nào lại phải đề phòng cả bạn thân của con gái mình hay sao?
    Nhưng tôi cũng ngại quá đi mất. Tưởng chỉ ở nhờ đôi ba ngày, ai dè cả tháng trời mà tôi vẫn chưa thể dọn đi . Tự nhiên tôi thấy xấu hổ cho mình. Tôi đã lạm dụng lòng tốt của Phương, làm cho nó bị khó xử.
    Tôi phải nhanh chóng kiếm được chỗ ở mới.
    Nhất định!

    *
  7. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Việc kiếm nhà phức tạp hơn tôi tưởng. Những nhà có thể ở được thì giá khá mắc, những nhà giá rẻ thì lại ở những nơi quá phức tạp. Rồi lại còn lo công việc nữa. Cả tháng trời đã lững lừng trôi qua mà nhà cửa và công việc chẳng đâu vào đâu. Cái Nhung tâm trạng cũng chẳng khá hơn. Nó hết chép miệng lại thở dài sườn sượt đến nẫu cả ruột:
    - Tình hình cứ bí bét như thế này chắc tao về quê mất. Hai ông bà già ở nhà vừa gửi tiền tiếp tế vừa giục ghê quá. Các cụ có biết đâu mình cũng như đang ngồi trên tổ kiến lửa thế này. Lại còn nhắm cho một đám ở dưới ấy rồi, chờ tao về xem mặt, nếu ưng là cưới liền. Bây giờ là thời nào rồi mà các cụ còn cái kiểu ấy cơ chứ. Đến tự tử mà chết cho xong mất thôi.
    Chưa bao giờ tôi nghe giọng Nhung hoang mang, chán chường đến thế. Tiếng là cứng rắn nhất bọn nhưng phải quăng quật ròng rã mấy tháng trời ở đất Hà thành này cũng đã bắt đầu vắt kiệt ý chí của Nhung chị cả mất rồi. Tôi nghe lòng mình não nề.
    -Nói thì nói vậy thôi, chứ tao quyết ở lại. Đây mới là đất sống của tụi mình. Chứ về quê, lại ngồi nhẵn đít bên bàn giấy cho người khác sai vặt, lương ba cọc ba đồng, đầu óc mỗi ngày lại mụ mị đi. Sống thế tao chẳng ?ochơi". Thế mày định thế nào, có về không?
    Tôi im lặng. Tôi biết trả lời Nhung thế nào đây. Về quê? Mợ sẽ lại suốt ngày đay nghiến cậu. Cậu thương tôi, nhưng chẳng lẽ vì thế mà tôi bắt cậu phải khổ vì tôi? Trong tâm trí tôi, nơi ấy chỉ cất toàn những kỉ niệm buồn của tôi. Thực lòng tôi muốn đi xa khỏi nó như để tìm một nguồn an ủi mới cho mình, giúp mình thoát khỏi những mặc cảm nặng nề. Tôi muốn được làm mới lại cuộc sống của mình ở một nơi chốn mới, với hy vọng rằng nó sẽ tốt đẹp hơn quãng thời gian đã qua. Nhưng tôi phải bắt đầu như thế nào và ở nơi đâu?
    Lại tiếp tục bạc mặt ở đất này, không biết ngày mai ra sao?
    Có phải tôi đang mất dần phương hướng? Có bao nhiêu người như tôi đã chịu bật bãi khỏi chốn đô hội này? Thời hạn của Phúc là năm tháng. Còn tôi là bao lâu ? Tám tháng hay một năm? Hay ngay ngày mai thôi.
    Tôi mệt mỏi quá rồi?
    - Thôi tụi mình về đi - Nhung thở dài - Thôi có gì mà phải chảy nước mắt ra thế. ối người đã sống khoẻ ở đất này, lẽ nào mà tụi mình không sống được . Sông rộng sao lo không kiếm nổi cái ăn. Ngồi đây rồi lại nghĩ quẩn, dở hơi lắm.
    Chúng tôi không về nhà ngay. Tôi biết cuộc sống của Nhung ở nhà người họ hàng cũng không được dễ chịu cho lắm. Mang tiếng ăn nhờ ở đậu, mà lại là họ hàng xa lơ xa lắc. Tự nhiên ở đâu đâu nhảy vào nhà người ta ở, mấy ai được hoan nghênh đâu. Nhưng Nhung không thể ra ngoài sống cùng với tôi được vì bố mẹ nó không cho phép: ?oHà nội rặt cạm bẫy thôi. ở nhà người quen, dẫu người ta có không ưa thì vẫn còn an toàn hơn. Không thích thì về quê mà ở?.
    Đúng là mỗi người đều có cái khó của mình.
    Nhung đèo tôi đi lang thang hết phố này sang phố khác. Hai đứa chẳng buồn nói với nhau câu nào. Thôi thì những lúc như thế này, có người ở bên, cùng tâm trạng, lòng cũng vợi đi chút nào.

    *

    Thời gian này cái Phương khá bận rộn. Nó xin nghỉ việc cơ quan để tháp tùng cha nuôi đi công tác nước ngoài. Hình như là Singapore và Malaixia. Mặt nó tỉnh queo:
    - Làm việc chán quá, đi đổi gió mấy hôm. Kiều trông nhà cho mình nhé. Về thế nào cũng có quà cho cậu.
    Tôi thắc mắc:
    - Vừa vào cơ quan người ta làm được mấy ngày lại đã xin nghỉ làm việc khác, cậu không sợ người ta không kêu ca à?
    Phương bĩu môi:
    - Ai kêu? Ai dám kêu? Mà tớ không có mặt ở đấy, họ lại càng thích quá ấy chứ?
    - Sao lại thế? ?" Tôi ngạc nhiên.
    - Ôi dào, bà cứ đi làm rồi khắc biết. Cái trò ganh ghét ở công sở, tránh thế nào được. Dào ơi, quạ mà đòi múa cùng công. Tớ đi chơi cho bõ ghét. Công việc thích thì làm, không thích thì đi chỗ khác, lo gì.
    Thái độ của cái Phương hơi lạ. Chắc nó đang có việc gì bực mình ở cơ quan. Của đáng tội, nổi tiếng sau vụ thi hoa hậu, với nhóm bộ tứ chúng tôi thì không sao nhưng với người ngoài, Phương tỏ ra khá kiêu kì. Cũng có khi người ta yêu quý, nuông chiều nó nhiều đâm nó quen với vị trí ?o ngôi sao? cũng nên.
    Trong thâm tâm, nhiều lúc tôi cũng thầm ước ao được như cái Phương. Dường như nó có trong tay mọi thứ mà những đứa con gái tỉnh lẻ như tôi mong muốn: xinh đẹp, có công ăn việc làm ổn định và cuộc sống thì luôn gặp may mắn. Trong bốn đứa chúng tôi, nó là đứa thuận buồm xuôi gió nhất. Con Oanh vì sớm bươn trải nên trông nó già dặn. Việc kinh doanh của nó bây giờ tuy có vẻ trôi chảy song chúng tôi đều biết nó cũng phải trả giá không ít. Nào là giành giật mối hàng, nào là quan hệ với cánh ?othị trường? để họ nương tay chuyện thuế má, thủ tục. Rồi lại lo cả cánh giang hồ để cửa hàng được yên bề, không ai đến chọc phá. Nhiều lúc nó mệt mỏi quá, trông chẳng khác nào bông hoa bị táp nắng. Nhưng nó là đứa ?ogan lì cóc tía?, cấm có bao giờ há miệng kêu ca than vãn hay tỏ ra nhụt chí. Cũng có lúc nó tỏ ra ganh tị với chúng tôi :
    -Quả là kiếm được đồng tiền ở đất này thật chẳng dễ chút nào. Chúng mày có học có hành, sau này kiếm được công ăn việc làm chắc sẽ đỡ hơn cảnh của tao.
    Oanh ơi, cứ nhìn Kiều và Nhung bây giờ đấy. Thành kẻ ?ođánh võng mặt đường? mà công việc vẫn tù mù như đêm ba mươi. Con người ta, chẳng biết thế nào mà nói trước được mọi chuyện đâu.

    *

    Độ này cái Nhung buồn chán lại quay ra tập viết báo rồi gửi vu vơ. Thế nào mà các bài của nó đều được đăng. Mà người ta đăng bài của nó là đúng quá rồi còn gì. Không biết người khác thế nào chứ tôi đọc những bài báo của nó thấy cảm động lắm. Nó viết đúng tâm trạng, tình cảnh của chúng tôi. Nào là cảnh ra trường mất phương hướng. Nào là những chuyện đi làm thuê để kiếm việc làm. Thì đấy, hôm trước tôi và nó chẳng vào thăm đứa bạn học cùng lớp nó hồi đại học đấy thôi. Đứa bạn ấy cũng trong cảnh kiếm việc, chấp nhận đi lau kính cho khách sạn H. Nó phải giấu biệt tấm bằng cử nhân đi. Nó lau hết ngày này đến ngày khác, cốt sao để cho những tấm kính tường phải sạch như lau như li thì mới có tiền công. Công việc này chẳng hề có trong giáo trình của bất cứ trường đại học nào. Biết làm sao được. Bị quẳng xuống nước thì cố mà bơi thôi chứ.
    Khổ thân, con bé hết quỳ đến đứng, rồi leo cả lên thang, với tay lau quá đà rồi bị chóng mặt, ngã lăn đùng ra đất. Kết quả là gẫy răng cửa, rạn xương đầu gối. Hôm chúng tôi vào, nhìn nụ cười méo mó, khuyết mấy cái răng cửa của đứa bạn mà không cầm được nước mắt. ừ sao tụi mình khổ thế. Về quê cũng chết mà ở lại thành phố cũng chết. ở đâu cũng đụng hàng sập đơn xin việc. ở đâu cũng cảnh chờ đợi ?ochỉ tiêu?, đợi nghiên cứu và trả lời sau. ?oSau? là khi nào thì đố biết. Mà bất chấp mọi giá để kiếm được việc làm thì không có gan.
    Hết hy vọng này lại nuôi thêm hy vọng mới. Rồi tự an ủi: người ta ở lại Hà Nội khối ra đấy, kiểu gì mà chẳng sống được.
    ở, thì ở.
    Loạng quạng ngoài phố rồi lại gặp nhau, hớt hải, xếch xác.
    Lớp tôi lúc ra trường, còn hứa hẹn: ngày này tháng này họp lớp cho đỡ nhớ nhé. Đến ngày ấy tháng ấy, chẳng thấy ai mọc mũi sủi tăm gì. Lòng dạ nào mà họp với hành. Còn phải chạy đua với công việc. Phải chạy đua mà sống. Những cuộc chạy đua triền miên, cấu xé cả trong những giấc ngủ.

    *

  8. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Vụ ?o đổi gió? của cái Phương kéo dài đến chục ngày. Nó trở về trong bộ dạng mệt mỏi và cáu bẳn. Cả một tuần sau đó nó giam mình trong phòng và ngủ li bì. Chỉ khi nào tôi gọi nó dậy ăn cơm, nó mới uể oải đi ra phòng ngoài. Tôi có hỏi gì nó cũng chỉ ừ hữ trả lời cho xong chuyện.
    Những biểu hiện kỳ quặc của Phương khiến tôi lo lắng. Phải chăng đã có chuyện gì không hay xảy ra với nó? Sao nó không nói gì với tôi? Đã từng ?ovấp? chuyện Phúc nên bây giờ thái độ của Phương khiến tôi bồn chồn, không yên.
    Mặc cho tôi hỏi han, chăm sóc, thái độ của Phương trở nên ương bướng và lạnh lùng. Đôi lúc nó còn tỏ ra cáu kỉnh với tôi.
    Tôi đang làm phiền Phương đấy ư? Không phải tôi thì còn ai khác nữa?
    Tôi tự thấy xấu hổ cho mình.
    Tôi ơi ?" tôi vô tâm và vô tích sự ơi.
    Tôi đang ở giữa ma trận của cuộc bươn chải vô định này.
    Cuộc sống nơi đây không phải dành cho những đứa như tôi đâu.
    Thật đấy.

    *

    Vài bữa, cái Phương lại trở nên vui vẻ. Nó rối rít xin lỗi tôi và hối hận vì cái thói đỏng đảnh của mình đã làm cho tôi mất ăn mất ngủ. Nó cố công làm trò cho tôi vui. Nó tặng tôi một lọ nước hoa Pháp vừa mua trong chuyến ?ocông cán? vừa rồi. Nó líu lo hát hò như một đứa trẻ.
    Sự phấn khích có phần thái quá của nó càng làm cho tôi không thể yên lòng. Trong thẳm sâu lòng mình tôi bắt đầu nhận thấy những sự gượng gạo của mỗi ngày sống trong ngôi nhà sang trọng này.
    Đơn giản ?" vì đây không phải chỗ của tôi.

    *
  9. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    4.
    Kiếm nhà!
    Công việc này ám ảnh tôi cả vào giấc ngủ. Ròng rã suốt mấy tuần, tôi cứ răm rắp một lịch trình: đọc tin cho thuê nhà trên báo rồi lóc cóc theo địa chỉ mà tìm đến, bất kể mưa nắng.
    Nhưng nào có đúng như người ta quảng cáo. Nhà gì mà chỉ là mấy mảnh cót ép quây kín nằm cạnh sông, sực nức mùi bùn rữa. Người qua đường ?oquá đà? thò tay vào là quờ được tới tận giường ngủ. Nói dại chứ, có ai vứt tàn thuốc lá xuống là đi tong như chơi. Có nhà thì nằm trong xóm liều, kim tiêm của dân nghiện vứt đầy dưới chân tường, máu dính vẫn còn tươi ròng. Nhà kha khá thì lại quá khả năng tài chính của tôi. Nhà có thể thuê được thì đã có người đến trước ?oxí chỗ?.
    Tôi ngán ngẩm không để đâu cho hết. Mà chắc vận tôi đen đủi thế nào ấy chứ. Con Oanh chẳng đã có lần trêu tôi ?okhông có số về đất đai nhà cửa? đó hay sao!
    Một hôm, đang lơ vơ đạp xe trên đường thì tôi gặp Nhung. Mặt nó có vẻ hớn hở:
    - Kiếm được nhà cho mày rồi đây. Nhà xịn mà lại ở không mất tiền nhé. Mày đồng ý người ta còn trả tiền cho mày nữa ấy chứ. Đúng là đang buồn ngủ gặp chiếu manh!
    Tôi mệt mỏi:
    - Thôi đi mẹ. Làm gì có chỗ nào bở thế! Mày thấy tao chưa đủ vui hay sao mà còn chọc.
    - Ơ kìa! Học cái thói nghi ngờ đồng đội từ bao giờ thế. Nhìn lại mặt hàng đi! - Nó vênh mặt lên ?" Có chịu mất bữa ăn không thì chị đây nói. Cơm bình dân thôi, không ai ăn hơn của mày đây mà đã tái mặt lại thế.
    - Mày làm tao bực mình quá - Tôi gắt - Nói thì nói toẹt ra, cứ úp úp, mở mở, khó chịu quá. Vụ nhà cửa này làm tao mấy ăn mất ngủ suốt mấy tuần nay rồi. Sốt ruột quá.
    - Thì hôm nay được ăn được ngủ chứ sao - Nhung dài giọng - Gớm đùa tí mà đã cáu rồi. Thôi nghiêm túc nhé. Tao vừa lượn qua mấy chỗ tuyển lao động, gặp được mối này ngon lắm nên xí cho mày. Phải đặt chỗ mất 50.000 đấy mẹ già khó tính ạ. Việc thì đơn giản thôi: có một nhà có vẻ là khá giả lắm, muốn tuyển gia sư cho con. Yêu cầu là gia sư phải ba cùng ?" cùng ở, cùng học, cùng chơi - với con mình, như vậy mới thường xuyên đôn đốc, để mắt đến nó để nó khỏi nhiễm phải thói hư bên ngoài.
    - Thế chắc là con họ cũng đã lớn?
    - Lớn thì còn nói làm gì. Các cụ chẳng đã bảo ?odạy con từ thưở còn thơ hay sao?. Đợi nó lớn, nó hư béng mất rồi thì còn dạy dỗ cái gì nữa.
    Tôi gật gù:
    - Cũng phải. Thôi cụ thể thế nào bà nói luôn đi cho xong.
    Nhung càu nhàu:
    - Thì tại bà không để yên cho người ta nói hết đấy chứ. Thế này: nguyên do là hai vợ chồng nhà này có đứa con trai đang học lớp 4, sang năm lên lớp năm nhưng học hành bí bét lắm. Bố mẹ bận kinh doanh buôn bán nên mọi sự trông cậy ở cô. Cô giáo thì lắm học trò, trông không xuể, mà cô lại đã nhận tiền của phụ huynh nên toàn cho điểm cao vống lên. Hôm vừa rồi, ông nội nó từ thành phố Hồ Chí Minh ra, rỗi rãi nên thử kiểm tra trình độ của cháu đích tôn mới ngã ngửa người: nó cộng còn sai huống hồ là phép nhân. Viết chính tả thì như giun bò, l ?" n cứ là loạn cả lên. Ông nội mới kêu trời : thế này thì không xong. Phải dạy nó từ đầu, không thì hỏng, hỏng hẳn. Ông con hãi quá vội lao đến trung tâm tìm việc làm để kiếm gia sư cho con. Yêu cầu: gia sư là nữ, tính tình mềm mỏng nhưng phải kiên trì, trình độ đại học, có khả năng sư phạm, phải ?oba cùng? với con trai họ. Được cái thằng bé vẫn phải học bán trú lấy lòng cô nên mày chỉ mất công buổi tối thôi. Thế nào, mày có làm được không? Lúc ông bố đến, tông tốc kể truyện, tình cờ tao đang đứng ngay đấy. Thế mới có chuyện hay đãi bạn chứ nhỉ! Mày không biết chứ, ông bố trẻ đi tìm gia sư cho con mà cứ như cháy nhà ấy. Bọn ở văn phòng lao động việc làm được phen cười vỡ bụng. Tao được đà, xộc vào xí chỗ luôn
    Từ nãy đến giờ tôi vẫn nghe như nuốt lấy từng lời của Nhung, trong lòng thấy vui mừng khôn xiết. Làm gì chứ dạy trẻ con thì tôi làm được. Trước đây, hồi còn là sinh viên, tôi đã chẳng đi làm gia sư để có thêm thu nhập đấy hay sao. Nhưng dạy cho một đứa trẻ lớp bốn thì đây mới là lần đầu. Chắc là không khó lắm. Hơn nữa, công việc này lại giúp được cho tôi có nhà để ở - một chỗ ở tử tế, lẽ nào tôi có thể từ chối?
    - Còn nữa - Nhung hắng giọng - Mà còn được nhận mỗi tháng 300.000 đồng. Xôm chưa. Đúng là có việc, có chỗ ở, lại có cả tiền nữa. Thế nào cơm trưa duyệt không?
    Tôi nắm chặt tay Nhung, giọng nghèn nghẹn:
    -Bây giờ cậu muốn ăn gì tớ cũng chiều.
    - Thôi đi bà nội, làm gì mà cảm động quá đáng vậy. Đi ăn đi, chiều nay tụi mình quay lại, họ sẽ dẫn mình đến địa chỉ ấy. Cậu vẫn mang theo chứng minh thư và thẻ ?ocựu? sinh viên đấy chứ?
    Tôi gật đầu lia lịa. ơn trời, thế là tôi cũng đã có một lối thoát cho tình cảnh hiện nay, dù chưa biết nó sẽ kéo dài được bao lâu. Nhưng như thế là cũng tốt lắm rồi

    *

    Đó là một ngôi nhà ba tầng bề thế nằm trong khu tập thể Kim Liên. Trước hiên nhà là một giàn hoa giấy sum xuê đang trổ hoa. Những chùm bông đỏ như lửa giăng quanh bờ tường mầu vàng nhạt vẫn còn loang lổ những vệt nước ẩm ướt, dấu vết của trận mưa từ đêm hôm trước.
    Ngay khi tiếng chuông gọi cửa chưa kịp ngắt, cánh cửa nhà đã bật mở. Một người phụ nữ luống tuổi, người khô, gầy, trang phục kỹ kĩ, xuất hiện. Liền ngay sau đó, một con becgiê khổng lồ, mầu hung, hồng hộc chạy ra. Người phụ nữ vừa quát con chó bằng giọng nhỏ, đanh, vừa dè dặt đưa mắt nhìn chúng tôi. Tuy nhiên không cần đợi chúng tôi phải giới thiệu, bà ta dường như đã đoán được những vị khách trước mặt là ai nên nên chậm rãi tiến về phía chiếc cổng. Tôi đoán người phụ nữ này hẳn là người giúp việc cho gia đình.
    - Cậu Hùng đang đợi các cô ở trong nhà - Người phụ nữ nói rất nhẹ khiến cho tôi cứ ngỡ như mình nghe nhầm ai đó vừa nói chứ không phải bà ta.
    Trong lúc người phụ nữ cố sức giằng cổ con chó béc giê to vật vưỡng vào góc sân cho nó khỏi xồ vào chúng tôi thì ngưỡng cửa phòng khách vừa kịp xuất hiện một người đàn ông. Anh ta chừng bốn mươi, trán hói, người béo và hơi thấp:
    - A! Mọi người đây rồi. Tôi không ngờ lại nhanh thế cơ đấy. Mới sáng nay thôi nhỉ.
    Người của trung tâm giới thiệu việc làm - một người phụ nữ khó đoán tuổi, khá loè loẹt trong chiếc áo ren đỏ (làm cho tôi cứ có liên tưởng chị ta với một con vẹt) - nhanh nhẩu cất tiếng:
    - Chỗ chúng em là Trung tâm Nhanh chóng - hiệu quả - uy tín và tin cậy mà anh. Giới thiệu với anh đây là cô Kiều. Chỗ chúng em là không bao giờ để các Thượng đế phải chờ đợi lâu?
    ?oCon vẹt? nói liến thoáng. Chị ta có vẻ rất ?othuộc bài?. Kiểu ?orao hàng? chuyên nghiệp như chị ta thì tôi cũng chỉ là một mặt hàng mà thôi ?" tôi chạnh nghĩ
    - Thôi, mời các cô ta vào nhà rồi nói chuyện. Chứ ai lại để các cô đứng ngoài như thế này. Bà Vi, bà pha cho chúng tôi ấm trà. à không, bà pha cho tôi ba cốc nước cam.
    Người phụ nữ giúp việc "dạ" rất nhỏ, đoạn đóng sập cửa chuồng, nhốt con béc giê to kềnh vẫn đang còn gầm gừ để đi vào nhà trong.
    - Như đã trao đổi với anh qua điện thoại, em đưa cô Kiều đến để gia đình kiểm tra- ?oCon vẹt? đánh mắt sang phía tôi . Cái đuôi mắt xanh nghét vẽ xếch trên nền phấn qúa đậm của chị ta làm tôi thấy hơi gai người .
    - ấy, sao lại gọi là kiểm tra. Chúng ta cứ nói chuyện xem có hợp tác được với nhau không. Được việc thì tốt, không được việc thì cũng không sao. Cô là Kiều hả - người đàn ông nhìn tôi, xởi lởi - Tôi là Hùng, vợ tôi là Dung, hiện đang trực ngoài công ty. Chúng tôi làm kinh doanh nên bận lắm, thành thử con cái chẳng thể để mắt đến được. Khổ thế đấy.
    - Vâng bây giờ công việc là cứ phải chuyên môn hoá mà anh. Ai kinh doanh cứ lo kinh doanh. Ai dạy học cứ lo dạy học. Mà anh Hùng này - người phụ nữ làm ở Trung tâm giới thiệu việc làm sốt sắng lên tiếng - Hôm nay em dẫn cô Kiều đến đây, anh có thể kiểm tra trình độ. Nếu đồng ý thì hai bên thống nhất công việc với nhau. Nếu anh không đồng ý thì để mai em giới thiệu người khác. Em nghĩ thế này, để tiện cho anh, cô Kiều sẽ giới thiệu sơ qua vài nét về bản thân.
    ?oCon vẹt? cười khanh khách, có vẻ tâm đắc với vai trò ?oem ci? của mình.
    - à ừ, tôi thấy thế cũng được - Ông chủ Hùng khẽ nhíu mày, đoạn quay sang tôi ?" Cô Kiều thấy thế có tiện không ?
    Bà Vi đã bê nước ra. Ông chủ Hùng đưa nước tận tay cho tôi. Thái độ cởi mở của chủ nhà khiến tôi bớt phần dị ứng về ?ocon vẹt? và đỡ e dè hơn:
    - Dạ em vừa tốt nghiệp trường đại học Luật, cũng đang đi kiếm việc. Trước đây em học ở Thái Bình?
    - Thái Bình hả, thế là cùng quê với tôi đấy - ông chủ Hùng có vẻ rất phấn chấn - Đúng là đi đâu cũng gặp người Thái Bình mình nhỉ.Thế em học trường nào?
    - Dạ, em học trường chuyên Thái Bình.
    - Thế cơ đấy. Thời của tôi còn học chưa có tên trường chuyên lớp chọn gì. Đúng là mỗi thời mỗi khác. Thế ngày xưa em học chuyên gì?
    - Dạ em học văn
    - ừ , học văn thì dạy bọn trẻ con chắc khéo lắm đấy. Ngày xưa cô giáo chủ nhiệm tôi cũng dạy văn. Cô ấy rất tâm lý, hay đọc truyện cho chúng tôi nghe. Vì vậy chúng tôi thường háo hức đợi đến tiết văn của cô. Cô ấy tên là Mùi, chắc cô Kiều ở Thái Bình cũng có nghe tiếng?
    - Vâng, nhiều giáo viên ở trường em từng là học trò của cô Mùi. Nhưng khi em vào trường thì cô Mùi đã về hưu
    - Nếu anh cần có thể thử việc vài buổi? ?" ?o Con vẹt? nhanh nhẩu.
    - Có lẽ cũng không cần đâu. Tôi thấy cô Kiều đây có vẻ hợp đấy. Công việc thì đơn giản thế này: thằng Tũn nhà tôi phải cái lì lì, hơi khó bảo. Học hành lỗ mỗ, tiếp thu chậm. Tôi muốn kiếm người kèm nó sát sao, cũng đồng thời trò chuyện làm bạn với nó. Chứ vợ chồng tôi, công việc lu bù, chẳng có thì giờ đâu mà chơi với con, thành thử chỉ sợ nó bị mắc bệnh trầm cảm. Nếu cô Kiều đồng ý thì ngay ngày mai có thể đến đây dạy cháu luôn. Không biết cô Kiều đã sẵn sàng chưa nhỉ?
    - Dạ vâng được ạ - Tôi hồi hộp trả lời.
    - Thế thì tốt. Trên tầng 3 nhà chúng tôi có hai phòng, một phòng của thằng Tũn, một phòng khách nay để làm phòng cho cô giáo . à quên, Tũn là tên gọi ở nhà của cháu, cháu tên thât là Trần Quang Vinh. ăn uống, sinh hoạt, cô Kiều cứ coi như người trong nhà. Mỗi tháng chúng tôi trả cho cô 300.000. Tiền nong thì chúng tôi không thiếu, chỉ mong sao cô giúp thằng Tũn nhà chúng tôi?
    - Anh chị đây thật rộng rãi quá - Người phụ nữ của Trung tâm việc làm xuýt xoa - Thế cô Kiều có ý kiến gì không?
    Tôi thấy phấn chấn khôn xiết. Mọi thứ đến với tôi lúc này như trong mơ vậy
    - Dạ, mai em sẽ đến nhận công việc luôn
    - Mai cô đến đây, bà Vi sẽ chỉ dẫn mọi thứ cần thiết cho cô. Sớm mai vợ chồng tôi phải bay vào thành phố Hồ Chí Minh nên không ở nhà được. Cô Kiều cố gắng giúp cho. Có gì cô cứ hỏi bà Vi.
    Ông chủ Hùng chỉ tay ra cửa. Bà giúp việc đang đứng thập thò ngoài đó, nửa muốn vào, nửa muốn quay ra.
    - Mai có gì bà chỉ dẫn cho cô giáo nhé.
    - Dạ, vâng, thưa cậu ?" bà Vi lạnh nhạt đáp.
    - Thôi thế tụi em xin phép ra về ?" người phụ nữ đi cùng tôi nhanh nhẩu đứng lên.
    Ông chủ Hùng tiễn chúng tôi ra tận cổng. Bà giúp việc lấp ló đằng sau. ánh mắt mầu cùi nhãn của người phụ nữ ấy khiến tôi rùng mình. Không hiểu sao ngay từ lúc mới đến, người phụ nữ ấy để lại trong tôi những ấn tượng thật lạ.
    Tôi đi xe chầm chậm ra phía đường Chùa Bộc. Người phụ nữ của Trung tâm giới thiệu việc làm đi trước có ý như muốn chờ tôi. Hình như chị ta còn có điều gì đó muốn trao đổi. Tôi đạp dấn lên. Chị ta cũng vừa kịp dừng xe lại, giọng lạnh lùng:
    - Em trả cho chị 300.000 đồng.
    Tôi ngỡ như mình nghe nhầm:
    - Sao cơ ạ?
    - 300.000 đồng. Thế là giá hữu nghị đấy.
    - Nhưng?
    - Thì là tiền môi giới chứ sao. Cái cô này cứ như người trên trời xuống vậy. Theo luật là cô phải trả cho chúng tôi tiền bằng hai tháng lương đầu tiên. Nay tôi chỉ lấy có một, còn kêu ca gì nữa. Không làm để mai tôi giới thiệu người khác. Cô tưởng cô đã nhận được việc ngay đấy à. Chỉ cần một cú điện thoại của chúng tôi là cô cuốn chiếu.
    - Nhưng bạn em đã nộp hộ em 50.000 đồng tiền dịch vụ rồi còn gì.
    - Đấy là tiền ưu tiên nhận hồ sơ. Chúng tôi có tiếp nhận hồ sơ cho cô thì mới có công việc để giới thiệu cho cô chứ. Chứ cứ ngồi một chỗ chờ hồ sơ đến lượt thì có mà gặm xương. Sao được chỗ ngon thế này hả em gái?
    Người phụ nữ khiến tôi hơi chóng mặt bởi kiểu nói chuyện chợ búa của chị ta. Tôi thần than: ?oTrời đấy ạ, còn có cả thứ luật này nữa ư??
    - Nhưng nếu tôi chỉ làm nửa tháng rồi nghỉ thì làm sao chị thu tiền cả tháng lương của tôi được?- "Máu nghề nghiệp" nổi lên, tôi cố nói cứng
    - Việc đấy là việc của cô. Chúng tôi cứ nắm đằng chuôi. Ai hơi đây mà chạy theo các cô được. Này, thôi không lằng nhằng nữa, con ranh. ?" Người phụ nữ đổi tông giọng, mặt đanh quắt lại - Làm thì nộp tiền, không thì phắn. Mẹ kiếp! Làm cho bà mệt cả người.
    Mặt tôi nóng bừng lên, phẫn nộ.
    Nhưng rồi rất nhanh, một ý nghĩ hiển hiện lên trong đầu: Làm hay thôi đây? Tôi đang rất cần có một chỗ ở, có một công việc và có thu nhập. Tất cả những điều ấy đang có sẵn, chỉ chờ tôi quyết định. Lẽ nào vì chút tự ái cá nhân mà tôi vứt bỏ tất cả? Tôi cố nuốt cục nghẹn đang dâng lên trong cổ họng:
    - Tôi sẽ nộp.
    Tôi lục trong túi xách. Chỉ có vỏn vẹn 265.200 đồng. Tôi chợt đỏ bừng mặt, tự xấu hổ vì sự nghèo túng của mình, nhất là trong lúc này. Tôi sẽ phải xin chị ta hay về nhà lấy cho đủ? Trong lúc tôi còn đang tần ngần, người phụ nữ đã lên tiếng kẻ cả:
    - Thế nào, không đủ tiền chứ gì. Nhìn cô tôi biết ngay mà. Thôi được rồi, có bao nhiêu cứ đưa hết đây, tôi nhận. Đúng là gặp cô tôi đến xúi quẩy. Dân tỉnh lẻ các người toàn là loại sĩ hão, tiền thì không có mà cứ lắm chuyện. Cứ tưởng mình cao sang, danh giá lắm đấy. Người như cô ở thành phố này có mà đuổi cả ngày không hết.
    Tôi giận cứng cả người. Người phụ nữ loè loẹt nọ vừa giật nắm tiền trong tay tôi vừa nhấn đề cho máy nổ rồi phóng xe vọt đi. Không biết nếu cô ta còn nấn ná ở lại, đai đỉa thêm vài câu, tôi có đủ sức tung hê tất cả không?
    Tôi cũng không biết nữa. Chỉ thấy trong lòng bị tổn thương ghê gớm.
    Đây không phải là lần đầu tiên tôi nghe người ta kê kích dân tỉnh lẻ đến làm ăn, sinh sống ở các thành phố lớn. Nhưng đây lại là lần đầu tiên tôi bị người ta nói vỗ vào mặt như vậy. Mà tôi dám chắc chị ta không phải là người gốc Hà Nội. Một hộ khẩu Hà Nội do chạy chọt? Một ông chồng người Hà Nội? Và thế là có những hạng người như chị ta sẵn sàng nhận vơ vào mình một cái danh hão, để tha hồ quay lại xỉ vả những người vốn cùng xuất xứ với mình.
    Cổ họng tôi nghẹn đắng. Tôi đạp xe thật nhanh qua các đường phố hối hả người xe. Ngỡ như có hàng nghìn con mắt đang xoi mói nhìn mình mà chỉ trỏ, cười cợt.

    *

  10. lyenson

    lyenson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    3.005
    Đã được thích:
    0
    Hôm sau cả Phương và Nhung cùng đưa tôi đến chỗ ở mới.
    -Bây giờ thì mày yên tâm rồi nhé -Phương động viên tôi - Gớm cả tháng trời cô nàng cứ phấp phỏng bồn chồn làm cho người ta cũng phát sốt cả ruột. Gắng mà làm việc cho tốt. Biết đâu người ta lại thưởng thêm tiền ấy chứ. Thế là hết phải lo lắng cho mệt người.
    - Con dở hơi này - Nhung gắt - Học đại học xong để đi làm bảo mẫu cho con nít mà mày bảo thế là yên tâm được rồi à? Chưa chi đã an phận thế thì bao giờ mới làm được việc gì ra hồn?
    - Gớm, mẹ già này, sao khó tính thế. Bắt ne bắt nẹt người khác phát kinh lên được. Động viên nhau tí thôi mà. Lấy ngắn nuôi dài, cũng tốt chứ sao.
    - ừ nói thế, nghe còn được- Nhung ra giọng đàn chị.
    Cả chặng đường từ Ngọc Khánh đến Kim Liên, tôi chẳng buồn nói câu nào, cứ im lặng nghe hai đứa bạn chí choé với nhau. Câu chuyện hôm qua với người phụ nữ của Trung tâm giới thiệu việc làm vẫn còn ám ảnh tôi. Lòng tôi nặng trĩu những ấm ức và mặc cảm. Tôi không dám kể cho Nhung nghe, chỉ sợ nó cục tính, lại đến đó làm ầm ĩ lên.
    Đến đầu lối rẽ vào nhà ông chủ Hùng, tôi dừng xe lại:
    - Thôi các cậu về đi. Nhà tớ đến ở kia kìa. Nhưng thôi đừng vào. Lần đầu tiên đến, cũng không nên kéo bầu đàn thê tử, kẻo người ta lại khó chịu. Ban ngày không phải dạy học, tớ sẽ vẫn cùng đi tìm việc với Nhung. Chỗ hẹn vẫn là ngã tư Thái Hà như mọi khi. Bọn mình sẽ vẫn gặp nhau thường xuyên nhé.
    - Thế bà tưởng bà thoát được bọn này rồi chắc? - Phương nguýt tôi
    Nhung chị cả nghiêm mặt lại dặn dò:
    - ở nhà người ta, phải để ý lời ăn tiếng nói, để ý nếp sinh hoạt mà theo nhé. Đi đâu cũng phải thông báo cho người ta cho đàng hoàng, không được tuỳ tiện đâu đấy.
    Tôi đang buồn mà phải bật cười:
    - Mẹ trẻ ơi, con có phải là con nít đâu!
    Phương cũng phì cười:
    - Bà dặn tôi hay dặn con Oanh thế còn nghe được. Chứ cái Kiều có mà đố dám quậy phá.à mà để ý quan hệ giữa vợ chồng nhà chủ đấy. Con Li lớp Kinh tế D ngày trước cũng làm gia sư rồi chẳng hiểu sao bố của học trò mê lăn mê lóc. Bà vợ tức khí đóng cửa nhốt nó lại để đánh ghen. Một trận tơi bời nhé. May mà hàng xóm sang kịp không thì tan xác pháo. Nó phải ?obỏ của chạy lấy người? đấy.
    - ừ đấy thấy chưa. Tưởng là đơn giản nhưng cũng nhiều chuyện phức tạp lắm. Phải chú ý. Ai biết đâu được . Thôi được rồi, mày vào đi. Nói nhiều thì lại bảo là lên lớp. Bọn tao về đây.
    Tôi đợi cho hai đứa đi khuất cuối đường mới chầm chậm đạp xe về phía cổng nhà ông chủ Hùng.

    *

    Con becgiê to kềnh càng vừa nhác thấy bóng tôi đã sủa inh ỏi. Hai chân trước của nó thoắt cái đã chặn lên cái then cài nằm lưng chừng cổng. Con chó vừa thở hồng hộc vừa nhìn tôi với ánh mắt dữ tợn. Tôi nép sang bên, dè dặt ấn chuông. Gần như ngay lập tức, cánh cửa nhà bật mở. Bà Vi cầm chìa khoá đi ra, và vẫn động tác ghì cổ con chó hung tợn để tôi đi vào nhà - giống hệt như hôm qua.
    Chưa kịp để tôi hỏi chuyện bà đã lên tiếng, vẫn cái giọng nhẹ như gió thoảng, thực thực, hư hư:
    - Ông bà chủ đi vắng, dặn tôi ở nhà đón cô. Để tôi đưa cô lên trên phòng.
    Giọng người phụ nữ ấy rất nhẹ đến nỗi tôi cứ phải cố căng tai ra nghe, chỉ sợ mình bỏ sót một điều gì đó trong những lời nói ấy.
    Ngôi nhà rộng, nhiều phòng với đầy những đồ đạc đắt tiền, nhưng không hiểu sao tôi cứ có cảm giác sờ sợ bởi bầu không khí lạnh lẽo, âm âm quanh quất bên mình. Giữa ban ngày mà trong ngôi nhà khá tối. Có thể bởi các cửa sổ và cửa ra vào đều không được mở. Bà Vi bật ngọn đèn cạnh cầu thang có mầu vàng nhờ nhợ để dẫn tôi đi lên tầng trên.
    Phòng của tôi ở trên tầng ba, chừng 12m2. Trên tầng ba còn hai phòng nữa. Theo như sự chỉ dẫn của bà Vi thì phòng đối diện với phòng của tôi là "tổ" của thằng cu Tũn, còn căn phòng hẹp cạnh cầu thang là nhà kho. Kề ngay đó là một nhà vệ sinh.
    - Tôi đang bận việc dưới nhà, cô cứ tự nhiên thu xếp đồ đạc. Cô có thể vào phòng của cậu Tũn để làm quen dần. Có gì không hiểu thì cứ hỏi tôi .
    Chưa kịp nghe hết lời cảm ơn của tôi, bà Vi đã thoăn thoắt đi xuống nhà dưới, không để lại bất kỳ một tiếng động nào. Ngọn đèn vàng cạnh cầu thang cũng tắt ngấm khiến cho phần dưới của ngôi nhà trở nên tối hun hút và âm âm gió . Cả ngôi nhà thốt nhiên trở nên vắng lặng đến ngột ngạt.
    Tôi bước vào căn phòng dành cho mình, tiến đến chiếc cửa sổ, đẩy cánh cửa ra cho thoáng. Dường như đã lâu lắm cánh cửa không được mở nên cái bản lề đã đóng rỉ và rít lên kèn kẹt khi bị cưỡng bức đẩy ra. Nhưng vừa lúc ánh sáng ngoài trời lọt vào phòng thì lập tức một mùi chua chua như nước gạo ủ lâu ngày cũng xộc vào theo. Hoá ra chiếc cửa sổ này nhìn ra mặt sau của một khu nhà tập thể năm tầng mầu xi măng cũ kĩ. Dưới chân dãy nhà già nua ấy là rãnh thoát nước và nơi vứt rác thải vô tội vạ. Hèn chi? Tôi vội vàng đóng cửa sổ lại rồi ngắm nghía căn phòng ?ocủa mình?.
    Trong phòng có một chiếc giường mét hai, một tủ quần áo và một bàn làm việc. Tất cả đối với tôi thật quá tốt vào lúc này. Tôi xếp mấy bộ quần áo của mình vào tủ. Thực ra phần lớn đồ đạc tôi vẫn để ở nhà Phương. Khi nào cần thì chạy đến lấy. Vả lại tôi cũng chỉ xác định làm tạm vài tháng ở đây, đến lúc kiếm được công việc tử tế thì sẽ kết thúc vai trò làm ?obảo mẫu? bất đắc dĩ này.
    Mà đứa trẻ tôi sắp dạy như thế nào nhỉ? Một đứa trẻ tinh nghịch, hiếu động hay một cậu ấm nhà giầu quen thói muốn gì được nấy? Tôi tò mò bước sang phòng của "cậu" Tũn - đứa học trò mà đến giờ tôi vẫn chưa biết mặt.
    Bày ra trước mắt tôi là ngổn ngang đồ chơi các loại và sách vở vứt la liệt từ trên gường xuống dưới đất. Tịnh không có một tấm ảnh chân dung cỡ lớn treo tường nào như tôi suy đoán. Thay vào đó, tường nhà được ?otrang trí? bằng các hình vẽ vằn vện với đủ các loại mầu sáp và mực viết. Chưa hết, những vệt mực tím còn chạy loang lổ từ trên bàn học xuống tận nền nhà. Tôi nhẩn nha ngồi xếp đặt lại các đồ đạc cho ngăn nắp, trong lòng vẫn không ngớt nghĩ ngợi.
    - Cô xuống nhà ăn cơm.
    Tôi giật mình quay lại. Bà Vi đã đến sau lưng tôi từ lúc nào. Tôi cố nhìn vào mắt người phụ nữ gày gò ấy, hy vọng đọc được điều gì trong đó, ít ra là một ánh nhìn thân thiện.
    - Chiều nay mấy giờ cu Tũn về hả bác?
    - Bốn rưỡi chiều tôi sẽ dẫn cô ra trường để đón cậu Tũn. Từ ngày mai bảy giờ sáng và bốn rưỡi chiều cô sẽ đi đưa đón cậu Tũn. Trường gần nhà nên cô có thể đi bộ. Các ngày thứ năm và chủ nhật cậu Tũn được nghỉ học. Cô phải trông cậu cả ngày.
    Bà giúp việc trả lời như một cái máy, đôi mắt mầu cùi nhãn toả ra cái nhìn lạnh lẽo.
    Tôi định hỏi thêm vài điều về cậu học sinh mới của mình nhưng bà Vi đã xoay người đi xuống nhà dưới nhanh và nhẹ như một con mèo. Tôi đành im lặng bước theo sau người phu nữ khó hiểu ấy.
    Bữa cơm trưa của chúng tôi diễn ra trong im lặng. Bà Vi không hề đưa mắt nhìn tôi. Mấy lần định hỏi chuyện bà cho không khí đỡ tù đọng nhưng trước thái độ lạnh nhạt ấy, tôi lại thôi.
    Ăn được hai lưng bát, bà Vi buông đũa đứng dậy. Tôi cũng nhanh chóng kết thúc bữa ăn và định thu dọn mâm bát đi rửa thì bà Vi đã chặn lại:
    - Ai có việc của người ấy. Cô không phải lo.
    - Cháu chỉ định?
    Bà Vi giằng lại nắm đũa trên tay tôi, đoạn thoăn thoắt bê mâm bát vào bồn rửa, không bận tâm đến thái độ của tôi, khiến tôi chưng hửng, đứng đực ra.
    - Cháu chỉ muốn giúp bác. Làm hai người cho vui mà bác.
    - Ai có việc của người ấy. Cô không phải lo.
    Bà Vi lặp lại như một cái máy.
    Không có bất kỳ một cảm xúc nào được biểu lộ trên khuôn mặt xương xương, lạnh lùng của người phụ nữ ấy. Tự nhiên tôi thấy mình trở nên vô duyên và lạc lõng trong ngôi nhà mà mọi thứ đều xa lạ và đông kín thông tin.
    Điều này khiến tôi có phần hồi hộp, phấp phỏng với công việc sắp tới

    *

Chia sẻ trang này