1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lạc Khoản

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi aqcharles, 29/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Cái phần chính văn kiểu một chữ đại tự, sau đó chua thêm vai chữ giải thích, người Việt là thịnh nhất. Không biết nên xếp vào đâu, tạm gọi là lạc khoản cũng được. Bài tới tôi xin post vài dòng về lạc khoản thư pháp Hán để chư huynh muội cùng thưởng lãm.
  2. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Mạo muội hỏi rổ sề muội lại giống tay hôm bên box Tiếng Việt phải về nhà vác sách ra tra đã à?? ớ mà muội lên mạng ở nhà cơ mà? chắc là không phải. So zi nhé
    To : Bác nguội bình thường (thỉnh thoảng Bác cũng phải nóng bất thường tý bác ạ, đời mà) Bác học chuyên nghành gì ấy nhẩy?
    Còn không Chị té ồ dít ơi ??(tên chị cũng khó gọi vậy mờ) chữ mục thì nghe chừng ổn ổn : mục hoà thượng hạ còn đấu thì sao ạ?? mà hôm trước chém phăng tiên sinh dạy thế nào ấy nhẩy? quên rồi. lại phai tra lại cái. . . .
  3. nguoibinhthuong_2011

    nguoibinhthuong_2011 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    hơ hơ..dạ em là em dân ngoại đạo thui bác ạ..Em học sư phạm I, khoa văn, có cái môn chuyên ngành gọi là môn Hán Nôm học, thế là em cũng đì đẹt học mót theo thui ạ,chứ thư pháp gì cái ngữ em..he he... Ờ, mà em cũng đọc nhiều bài của bác rùi, cũng kính nể ghê...hôm nào qua box Tiếng Trung chào một câu cho phải phép vậy^^
  4. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Đây là cái dòng loằng ngoằng (xin lỗi phải gọi như thế này) bổ nghĩa cho chữ MỤC mà tiên sinh Changfeng dạy :
    HOÀ LẠC THẢ THẦM
    Tiên sinh có thể oánh chữ Hán ra giùm không? Mà cái mức độ hoà mục là thế nào hở tiên sinh? Mong tiên sinh bớt chút thời giờ vàng ngọc (******* ít thôi) để cho tiểu sinh chút ánh sáng .
    Kính
    Được aqcharles sửa chữa / chuyển vào 16:56 ngày 09/11/2004
  5. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Nhớ lời hưa với AQ huynh, hôm nay tiểu muội bắt đầu chuyển dịch một số kiến thức về lạc khoản lên NTTP. Còn gì sai sót mong chư huynh đệ bổ chính cho.
    Lạc khoản (đề khoản)
    Mỗi bức thư pháp hoàn chỉnh đều có phần lạc khoản. Cái gọi là lạc khoản, chỉ phần văn tự ngoài chính văn, các nội dung chủ yếu như sau: Đối tượng viết tặng và cách xưng hô với đối tượng đó, xuất xứ phần chính văn, thời gian, địa điểm và nguyên do viết, danh hiệu của tác giả, và các lời đề bạt khác ..... (lời đề bạt chính là cái phần chú của anh AQ hỏi)
    Thế nào là lạc khoản, nó có những yêu cầu gì, điều này hàm chứa nhiều vấn đề về học thuật, không thể xem nhẹ. Giáo sư Lý Chí Mẫn trường Đại học Bắc Kinh đã viết trong tác phẩm "Thư luận" như sau: " Thư chi chương pháp, vụ cầu viên mãn, Lạc khoản xứ vưu kiến công lực. Tuy vi tiết ngoại chi chi, đản hào phát quan hồ toàn cục. Tự chi đại tiểu, đa thiểu, cao đê, thành quy nan ngôn. Yếu tại dữ chỉnh bức tương xứng, quan liên nhưng tại khí viên." (chương pháp của thư pháp, cần phải hoàn bị, phần lạc khoản càng cho thấy rõ công lực nông sâu. Tuy chỉ như cành của đốt trúc, nhưng nhỏ mà có liên quan tới toàn cục. Chữ to hay nhỏ, nhiều hay ít, cao hay thấp như thế nào, nói thành lời không dễ. Quan trọng là tương xứng với toàn bức, cốt yếu vẫn là sự cân chỉnh). Câu đó rất đúng, nói rõ được ý nghĩa của lạc khoản. Có người viết chính văn rất cẩn thận, khi viết tới lạc khoản lại rất đại khái, kết quả là không thể có được một bức thư pháp thành công, chỉ vì phần khoản viết không đúng mà cả hỏng cả bức.
    Như lời Lý Chí Mẫn tiên sinh, nói cho chính xác quy phạm của lạc khoản rất khó. Nhưng, những yêu cầu cơ bản thì có thể liệt kê ra đây như sau:
    Một là, lời văn phải hết sức cao nhã, không dung tục, tức là có thể sử dụng lời dân dã nhưng trong đó phải chứa đựng được cái "nhã". Bởi lẽ thư pháp là tác phẩm nghệ thuật, chỉ có sự cao nhã mới tạo được mỹ cảm. VD: bức thư pháp tặng bạn, không thích hợp trực tiếp xưng hô chức vụ, mà thường là : tiên sinh, đạo hữu, đồng chí hoặc biệt hiệu để được nhã nhặn.
    Hai là, chữ của lạc khoản phải bé hơn chính văn để phân biệt với chính văn, như thể lá xanh ôm lấy hoa đỏ (lục diệp hộ hồng hoa), đồng thời tạo ra cái đẹp trong sự so sánh giữa to và nhỏ.
    Ba là, thể chữ của lạc khoản có thể thống nhất hoặc không thống nhất với chính văn. Ví như, chính văn dùng triện thư, lệ thư hoặc khải thư, phần khoản có thể cũng dùng các thể chữ đó hoặc dùng hành thư, làm cho toàn bức sinh động. Nhưng, những tác phẩm hành thư hoặc thảo thư lại không thể dùng triện, lệ hoặc khải đề khoản.
    (còn tiếp)
    Được rosered sửa chữa / chuyển vào 22:52 ngày 13/11/2004
  6. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Cứ bổ túc thế này dăm hôm chắc mình cũng thủng ra khối thứ !! Tiếc là Chém tiên sinh độnày bận bịu quá không đăng đàn được. Thấm thía câu của tiên sinh quá : BÁT CƠM CHAN ĐẦY NƯỚC MẮT !!! Đành vậy thôi, Chí sỹ bao đời đều thế cả. Bát Cơm Manh Áo tiên sinh ơi. Hy Vọng Tiên Sinh chân cứng đá mềm và dăm hôm thì đăng đàn 1 đận để bớt nỗi nhớ tiên sinh. . . . . .
  7. alex_fsvn

    alex_fsvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi vì hỏi một cái hơi ngoài lề, nhưng xem ra chỗ này thích hợp hơn cả. Tren văn bia có phần chính văn viết rất nhiều chữ, bên trái nó viết những cột nhò nhỏ ghi ngày thángnăm dựng bia, tập thể lập bia, học vị danh hiệu và danh tính người viết lời bia... có phải cũng gọi là lạc khoản không ạ?
  8. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    đúng vậy! Dòng này thường ghi niên đại (năm tháng), người soạn, người viết chữ để khác bia; thậm chí có bia còn ghi cả người khắc chữ nữa. Nhưng cũng có bia chẳng ghi lạc khoản. gặp loại này xác định niên đại rất khổ.
  9. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Râu rét , xin tiếp đi chứ ...
  10. alex_fsvn

    alex_fsvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Những từ thường dùng trong lạc khoản
    1. Xưng hô
    - Người trên: Ngô sư , Đạo trưởng, Học trưởng, Tiên sinh, Nữ sỹ (Tiểu thư)
    - Bằng vai (hoặc nhỏ hơn một vai): Huynh, Đệ, Nhân huynh, Tôn huynh, Đại huynh, Hiền huynh (đệ), Học huynh (đệ), Đạo huynh, Đạo hữu, Học hữu, Phương gia, Tiên sinh, Tiểu thư, Pháp gia (đối với người chuyên về thư hoạ hoặc một lĩnh vực nào đó)
    - Quan hệ thân thiết: Học (nhân) đệ, Ngô huynh (đệ)
    - Thầy giáo đối với học trò: Học (nhân) đệ, Học (nhân) lệ, Hiền khế, Hiền đệ
    - Bạn học: Học trưởng, Học huynh, Đồng song, Đồng nghiễn, Đồng tịch
    2. Lời khách sáo hoặc kính từ ở thượng khoản
    Nhã thuộc, Nhã thưởng, Nhã chính, Nhã bình, Nhã giám, Nhã giáo, Nhã tồn,
    Trân tồn,
    Huệ tồn,
    Thanh giám, Thanh lãm, Thanh phẩm, Thanh thuộc, Thanh thưởng, Thanh chính, Thanh cập, Thanh giáo, Thanh ngoan,
    Giám khả, Giám chính, Xao chính, Huệ chính, Tứ chính, Phủ chính, Pháp chính, Pháp giám, Bác giám, Tôn giám, Tràng giám,
    Pháp giáo, Bác giáo, Đại giáo, Đại nhã, Bổ bích
    Hồ bích, Thị chính, Giáo chính, Giảng chính, Sát chính, Thỉnh chính, Lưỡng chính, Tựu chính, Tức chính, Chỉ chính
    Giám chi, Chính chi, Sẩn chính, Tiếu chính, Giáo chi, Chính oản, Chính cử, Tồn niệm, Thuộc sán, Nhất sán, Sán chính,
    Nhất tiếu, Tiếu tiếu, Tiếu tồn, Tiếu giám,
    Thuộc, Giám, Ngoan
    3. Lời khách sáo hoặc kính từ ở hạ khoản
    - Dùng cho thư pháp: Kính thư, Bái thư, Cẩn thư, Đốn thủ, Chúc thư, Tuý thư, Tuý bút, Mạn bút, Hí thư, Tiết lâm, Thư, Lục, Đề, Bút, Tả, Lâm, Triện
    - Dùng cho hội hoạ: Kính nật, Kính tặng, Đặc tặng, Hoạ chúc, Tả chúc, Tả phụng, Đốn thủ, Đề, Hí đề, Đề thức, Đề cú, Kính thức, Ký, Đề ký, Cẩn ký, Tịnh đề, Bạt, Đề bạt, Bái quan, Lục, Tịnh lục, Tán, Tự tán, Đề tán, Tự trào, Thủ bút, Tuỳ bút, Hí mặc, Mạn đồ, Suất đề, Hoạ, Tả, Cẩn tả, Kính tả, Phỏng
    - Dùng cho triện khắc: Khắc tác, Ký, Chế, Trị thạch, Triện khắc

Chia sẻ trang này