1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lạc Khoản

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi aqcharles, 29/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn chị Alex. Em cũng đang định post về cách xưng hô.. Bác nào có biết cách đề ngày tháng và cách gọi về ngày tháng khi viết lạc khoản không?
  2. terrorist1812

    terrorist1812 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    0
    Tốt quá, cảm ơn bác.
  3. alex_fsvn

    alex_fsvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Phân loại lạc khoản
    Lạc khoản, hay còn gọi là khoản, là phần viết tên họ, ngày tháng, hiên hiệu.... bên ngoài chính văn. Trước thời Đường người ta không đề lạc khoản, do đó muốn tìm hiểu về tác giả tác phẩm thời đó rất là phiền phức, lại cũng là cơ hội để nhiều người làm giả. Khoản, ngoài cách phân loại theo tự thể và tự hình, nhìn chung có hai loại đơn khoảnsong khoản.
    1. Đơn khoản:
    Cũng gọi là hạ khoản, là phần đề tự nói về tác giả. Một bức thư pháp hoặc thư hoạ sau khi hoàn thành cần đề khoản, một là giữ lễ với người xem, hai là tỏ ý chịu trách nhiệm đối với tác phẩm của mình.
    - Lạc khoản ngắn (đoản khoản): chỉ viết ngắn gọn tên tác giả hoặc ngày tháng, tối đa không quá 10 chữ. Có mấy loại:
    + khoản 1 chữ: trong khoản chỉ có một chữ
    + khoản 2 chữ: chỉ ký tên tác giả, nếu tên là đơn danh thì ký thêm cả họ nữa
    + khoản 3 chữ: đa số viết tên họ, nếu tên họ chỉ có hai chữ thì thêm chữ thư vào
    + khoản 4 chữ: đa phần là 3 chữ tên họ rồi thêm chữ thư; nếu tên họ chỉ có hai chữ thì đề thêm năm theo can chi, vd: kỷ mùi, canh thân, quý dậu....
    + khoản 5 chữ: ngoài 3 chữ tên họ thì đề thêm năm can chi, nếu tên họ chỉ có hai chữ thì ngoài năm can chi đề thêm chữ thư
    + khoản 6 chữ: ngoài 3 chữ tên họ thì đề năm can chi, nếu tên họ chỉ có hai chữ thì đề thêm năm và tháng (cách đề tháng thì rất nhiều)
    + khoản 7 chữ: gồm 3 chữ tên họ và 4 chữ tháng năm, với tên họ hai chữ thì ngoài 4 chữ năm và tháng đề thêm chữ thư
    - Lạc khoản dài (trường khoản): ngoài ngày tháng năm tên họ ra còn chua thêm rất nhiều chữ, một là tạo sự thay đổi, hai là làm cho tác phẩm cân đối, ba là có thể lấp đầy những chỗ trống, bốn là có thể viết ra những tâm tình cảm nghĩ của tác giả. Thường gặp có mấy loại
    + đề thêm tên thư trai
    + đề địa danh tác giả: dùng kim danh, ví dụ Ngô Xương Thạc đời Thanh, người vùng An Cát tỉnhTriết Giang, lạc khoản thường đề An Cát Ngô Thương Thạch.
    + đề thêm tên tự hoặc biệt danh của tác giả, ví dụ Ngô Xương Thạc đời Thanh, nguyên danh Tuấn Khanh, nguyên tự Thương Thạch, thường đề lạc khoản Thương Thạch Ngô Tuấn Khanh
    + đề quan danh: người xưa đề lạc khoản cũng có thể thêm quan hàm của mình, thường thấy nhất là cách đề trên văn bia thời nhà Đường, vd: Âu Dương Tuân Thư Cửu Thành Quan Lễ Tuyền Minh Chi Thự Danh (kiêm Thái Tử Suất Canh Lệnh Bột Hải Nam Thần Âu Dương Tuần Phụng Sắc Thư).
    2. Song khoản
    Là phần đề thêm ngoài đơn khoản, ghi tên họ, ngoại hiệu, quan hàm, kính từ dành cho người nhận
    Nhắc đến danh hiệu của người nhận thì dùng tên tự, tên hiệu để tỏ lòng tôn trọng, những người không có tự thì gọi tên, nhưng không nên đề họ đi kèm với tên. Về quan hàm, người xưa thường dùng: đại nhân, ví dụ Quan sát Đại nhân, Các lão v.v..., người thời nay thường dùng lão sư, hiệu trưởng, giáo sư...
    Xưng hô với người nhận nên chú ý phân biệt nguời trên, người bằng vai, người dưới....
    Kính từ: có các từ như Nhã thuộc, Nhã thưởng, Nhã Chính, Nhã Bình, Nhã Giám, Nhã Giáo....
  4. terrorist1812

    terrorist1812 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    0
    Có phải cậu hỏi cái này không:
    Cách dùng các tháng như sau:
    Tháng Giêng: Chính nguyệt - Mạnh xuân ?" Sơ xuân ?" Khai tuế - Phương tuế
    Tháng Hai: Trọng xuân - Hạnh nguyệt - Lệ nguyệt ?" Hoa triều ?" Trung xuân
    Tháng Ba: Quý xuân - Mộ xuân ?" Đào nguyệt ?" Đào lãng ?" Tằm nguyệt
    Tháng Tư: Mạnh hạ - Hoè nguyệt - Mạch nguyệt - Mạch nguyệt - Mạch thu ?" Thanh hoà nguyệt
    Tháng Năm : Trọng hạ - Lưu nguyệt - Bồ nguyệt ?" Trung hạ - Thiên trung
    Tháng Sáu: Quý hạ - Mộ hạ - Hà nguyệt ?" Thư nguyệt - Nhục thử
    Tháng Bảy: Mạnh thu ?" Qua nguyệt ?" Lương nguyệt ?" Lan nguyệt ?" Lan thu
    Tháng Tám: Trọng thu - Quế nguyệt ?" Chính thu - Sảng nguyệt - Quế thu
    Tháng Chín: Quý thu - Mộ thu ?" Cúc nguyệt - Vịnh nguyệt ?" Cú thu
    Tháng Mười: Mạnh đông - Sở đông ?" Lương nguyệt ?" Khai đông ?" Cát nguyệt
    Tháng Một: Trọng đông ?" Sương nguyệt ?" Trung đông - Tuyết nguyệt ?" Hàn nguyệt
    Tháng Chạp: Quý đông ?" Tàn đông - Tịch nguyệt ?" Băng nguyệt - Mộ đông
    Mùa Xuân: gọi là Sơ xuân - Tảo xuân ?" Dương xuân ?" Phương xuân - Mộ xuân
    Mùa Hạ: gọi là Sơ hạ - Trung hạ - Hạ mộ - Cửu hạ - Thịnh hạ
    Mùa Thu: gọi là Sơ thu ?" Kim thu ?" Tam thu - Mộ thu ?" Trung thu
    Mùa Đông: gọi là Sơ đông ?" Hàn đông - Cửu đông ?" Trung đông
    Mỗi tháng từ mồng 1 đến mồng 10 thì gọi là thượng hoán
    Mõi tháng từ ngày 11 đến ngày 20 thì gọi là trung hoán
    Mỗi tháng từ ngày 21 đến ngày 30 thì gọi là hạ hoán
    (vì xưa cứ 10 ngày lại cho nghỉ 1 ngày để tắm giặt, một tháng 3 lần gọi là Thượng hoán ?" Trung hoán - Hạ hoán)
    Ví dụ: Giáp tý niên quế nguyệt thượng hoán
    ------------
    Cái này trích trong tài liệu "Phép bố cục hành và thảo thư" của Dương Tái Xuân, có nói về các kiểu bố cục, đề lạc khoản,...có thời gian tôi sẽ đưa lên sau
  5. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Chính nó đấy rồi. Nếu bác không hiềm tôi được Lũng vọng Thục, bác đánh nốt cái chữ Hán lên thì may quá.
  6. terrorist1812

    terrorist1812 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    0
    Mỗ mà có thì đã đưa lên rồi chả cần cậu phải hỏi. Mà đến bộ gõ tiếng Trung còn không có cơ. Cậu nào có thì thử vào google search Dương Tái Xuân + bố cục + lạc khoản bằng chữ Hán có khi ra đấy !
  7. terrorist1812

    terrorist1812 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    0
    Đây rồi đây rồi. Cảm ơn Vinhattieu Hình như cái này chính là tài liệu mà alex đang đưa lên thì phải
    MỘT
    Chính nguyệt 正o^, mạnh xuân Y~, sơ xuân ^~, khai tuế -o^, h.n nguyệt 'o^, long tiềm nguyệt 龍>o^.

    CHẠP
    Quý đông 季?, t.n đông ~?, lạp nguyệt .So^, băng nguyệt ?o^, mộ đông s?.
    Được terrorist1812 sửa chữa / chuyển vào 15:38 ngày 11/12/2004
  8. terrorist1812

    terrorist1812 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    0
    Một số ngày đặc biệt:
    Mồng một tháng giêng: Nguyên nhật .f-, đoan nhật 端-.
    Mồng bảy tháng giêng: Nhân nhật 人-.
    Rằm tháng giêng: Thượng nguyên S.f, nguyên tiêu nhật .fo"-.
    Rằm tháng bảy: Trung nguyên 中.f.
    Rằm tháng mười: Hạ nguyên -.
    30 mỗi tháng: Hối nhật T-.

    Được terrorist1812 sửa chữa / chuyển vào 15:43 ngày 11/12/2004

Chia sẻ trang này