1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

lai ban ve anh sang

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi meocungc4hv, 24/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meocungc4hv

    meocungc4hv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    lần trước có một lần tớ cũng đã nói về chủ đề này bây giờ tớ xin nhắc lại nhé

    để hiểu mong các bạn bỏ hết khái niệm về bóng đen đi nhé

    xin hỏi khi ánh sáng chiếu qua một vật thì ánh sáng một là chắn lại hai là được chiếu xuyên qua ( vật thường trong cuộc sống thôi nhé)
    vậy tại sao ánh sáng lại bị chắn lại , và tại sao lại xuyên qua nhũng vật trong suốt khác

    ai tra loi xin gui cho meo con c4hv nhe . câu trả lời tớ dã biết so sánh thử xem nhé .

    chúc may mắn
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Khi cấu tạo vật chất khiến nó không hấp thụ photon có tần số f thì sóng điện từ có tần số f có thể truyền qua vật chất. Nếu cấu tạo vật chất khiến nó hấp thụ photon có tần số f thì sóng đó không thể truyền qua vật chất.
  3. chuong01

    chuong01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2007
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0

    Được chuong01 sửa chữa / chuyển vào 07:33 ngày 01/03/2007
  4. chuong01

    chuong01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2007
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
  5. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Ánh sáng có dạng sóng. Còn vật chất đuợc cấu tạo bởi các nguyên tử. Các nguyên tử này có thể ở dạng hỗn độn, cũng có thể kết tinh trong một mạng tinh thể
    Nếu chúng kết tinh trong một mạng tinh thể thì khoảng cách giữa chúng cũng đều hơn, chúng cách nhau những khoảng không đổi.
    Nếu khoảng cách giữa các nguyên tử có thể tạo ra cộng huởng với độ dài sóng ánh sáng thì vật đó sẽ trong suốt với ánh sáng
    nên thuờng là những chất có kêt tinh mới trong suốt.
    Còn truờng hợp chất lỏng là do các phân tử chất lỏng dao động mạnh, nên khoảng cách giữa chúng khá lớn, và áh sáng có thể xuyên qua đuợc.
    Các chất dẻo trong suốt như polyvinil chẳng hạn, thì do các chất dẻo đuợc tạo bởi sự trùng hợp phân tử, tạo nên các dây và những dây này ít có kết nối ngang nên ánh sáng có thể đi xuyên qua giữa các dây phân tử.
  6. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Các giải thích ở trên có mấy chỗ tôi thấy chưa thuyết phục:
    - chất lỏng thì khoảng cách nguyên tử lớn : chưa chăc. Ví dụ nước và nước đá. Hơn nữa rất nhiều chất lỏng không trong suốt, ví dụ thuỷ ngân, các kim loại nóng chảy.
    - Thuỷ tinh, cả dạng tinh thể và vô định hình đều trong suốt.
    - Các kim loại rắn đều ở dạng tinh thể, nhưng không có kim loại nào trong suốt cả.
  7. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Ánh sáng là sóng điện từ có hai thành phần từ và điện trường. Từ trường sẽ gây dao động cho: cặp lưỡng điện tử (sóng dài), ion (sóng ngắn), orbital electron (sóng rất ngắn, ánh sáng). Sự dao động này lan truyền trong vật chất là nhân tố truyền sóng. Sự dao động này nếu đạt được trạng thái cộng hưởng khiến vật truyền sóng trở thành trong suốt với sóng đó. Nếu gần trạng thái cộng hưởng sẽ thành hơi trong. Còn nếu cách xa vị trí cộng hưởng quá sẽ trở thành vật chắn sóng. Đối với các sóng cực ngắn như tia X, tia gamma, bước sóng nhỏ hơn khoảng cách nguyên tử của vật, sự truyền qua của sóng không giống với các sóng dài như trên.
    Ở kim loại và các vật dẫn điện, các electron tự do trở thành vật cản cho sự dao động của các orbital nên hầu hết đều chắn sáng. Vì vậy việc nghiên cứu các loại polyme trong suốt dẫn điện đều kém phát triển.
  8. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0

    - Chất lỏng có dao động nhiêt mạnh và không bị ràng buộc trong mang tinh thể nên khoảng cách tuơng đối lớn
    - Các ng tử kim loại đuợc nằm sát nhau thành từng lớp có cấu tạo lập phuơng tâm, lập phuơng mặt tâm . nó kết thành 1 khối, và các e- tự do ở trong 1 dải năng luợng chung cho toàn khối, nó không lập thành các mạng tinh thể do các nối cộng hoá trị tạo thành như carbon hay silic do đó không có khoảng trống đều đặn giữa các nguyên tử.
    - Vì KL không kết tinh trong mạng tinh thể nên không trong suốt.
    Truờng hợp của thuỷ ngân là đặc biệt ở thể lỏng trong nhệt độ thuờng nhưng vì khối luợng lớn và các ng tử cũng nằm sát nhau nên ánh sáng không xuyên qua đuợc
  9. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    KTY nói sự truyền qua của as là do cộng hưởng, tôi chưa phản bác lại, nhưng tôi thấy: sóng ánh sáng nhìn thấy là khoảng 400-700nm, lớn hơn rất nhiều lần khoảng cách của các nguyên tử (cỡ vài angstrom), vậy thì nói nó liên quan tới cộng hưởng nghe không hợp lý.
    Hơn nữa một số khí cũng không trong suốt (NOx, hơi Br), liệu có thể dùng cộng hưởng để giải thích không?
  10. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Sự giao động chỉ liên quan đến tần số. Nếu đem cục thuỷ tinh đặt vào trong nước sẽ có tần bước sóng đi vào cục thuỷ tinh ngắn đi nhưng ánh sáng truyền trong thuỷ tinh thì không hề thay đổi so với khi đặt trong không khí.
    Sự cộng hưởng:
    Trước hết nói qua về con lắc: khi bị kích thích bằng ngoại lực dao động tần số f thì con lắc sẽ dao động theo tần số f chứ không phải là tần số riêng f0 của mình nữa. Khi f=f0 sẽ có cộng hưởng. Tuy nhiên khi thay đổi các thông số khác của hệ con lắc, ta sẽ có giá trị Q của hệ con lắc lớn hoặc nhỏ. Q càng nhỏ, vật sẽ trong suốt trong một khoảng rộng với tần số, Q càng lớn vật càng có tính chọn lọc ánh sáng và có màu.
    Electron, ion, phân tử phân cực.... đóng vai trò của con lắc. Các thông số của con lắc này liên quan đến cấu trúc phân tử cũng như tương tác của các phân tử với nhau trong toàn hệ nên muốn giải thích cặn kẽ sự truyền sóng của một chất phải tính toán cụ thể riêng cho chất đó.

Chia sẻ trang này