1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lại chuyện hiểu biết lịch sử Việt Nam của người Việt và dùng lịch sử TQ.

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi NgocLuu, 22/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Văn đưa ra tài liệu người Đa Đảo rất đáng chú ý, không biết người Đa Đảo có liên hệ gì với người Việt không, nhưng họ xuất xứ từ nam TG, họ cũng là dân ở Đông Nam Á di cư lên thời xưa, trước thời Hùng vương. Mà tôi xin đính chính người da đỏ cũng từ châu Á, Xibêri sang, chắc bạn lỡ tay, nhầm với châu Âu. Người Úc châu di cư từ Đông Nam Á sang.
  2. pta911

    pta911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    0
    Văn đưa ra tài liệu người Đa Đảo rất đáng chú ý, không biết người Đa Đảo có liên hệ gì với người Việt không, nhưng họ xuất xứ từ nam TG, họ cũng là dân ở Đông Nam Á di cư lên thời xưa, trước thời Hùng vương. Mà tôi xin đính chính người da đỏ cũng từ châu Á, Xibêri sang, chắc bạn lỡ tay, nhầm với châu Âu. Người Úc châu di cư từ Đông Nam Á sang.
    [/QUOTE]
    Sorry, dạo này hay đánh nhầm châu Á với châu Âu thế nhỉ .
  3. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Người ở đảo ven bờ đông của châu Phi, không nhớ rõ là Madagasca hay những đảo nào, đã được chứng minh là người từ Indonesia di cư sang, từ cái thời xưa xửa xừa xưa rồi.
    Theo lý thuyết thì họ chẳng bơi vượt Ấn Độ Dương bằng thuyền được. Thế mà họ vẫn cứ làm được mới hay chứ, văn nhỉ!
    Theo lý thuyết thì mấy cái đảo ở giữa Thái Bình Dương lẽ ra cũng không có người. Dù nó có ngắn hơn khoảng cách đến Châu Mỹ thì nó cũng là quá xa để mà chèo thuyền bằng tay hay dùng thuyền buồm, văn nhỉ! Mà mấy cái đảo đấy, như Fiji hay Vanuatu, nó bé tẹo. Châu Mỹ thì ít ra cũng to đùng, cứ đi là tới.
  4. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Bạn muốn tôi không đưọc dùng những thư tịch nào? Không có những thư tịch chữ Hán để lại thì khó trả lời câu hỏi của bạn đấy nhưng không phải là không thể.
    Xin mời bạn.
  5. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Theo lý thuyết thì không thể một lúc hàng ngày trên biển mà đi xa được, trên thuyền thức ăn và nước uống thì có hạn, một lúc nào đó sẽ cạn, mà phải tìm chỗ thả neo thuyền để tìm thức ăn và nước uống, và sự lựa chọn đúng đắn là một hòn đảo hay là vùng đá ngầm nào đó, chứ không thể ở mãi trên thuyền, thiếu nước thì chờ mưa xuống, hay thiếu thức ăn thì đánh cá, mà có mà giữa đại dương mênh mông thì chỉ có... câu cá mập .
    không phải một lúc mà đến ngay được Madagasca đâu nhé, cũng như ra đến các đảo ngoài Thái Bình Dương. Lý thuyết là thế này, theo luật "đi đến đâu, tìm thức ăn và nước uống đến đó", quá trình cứ như thế và dần dần tìm đến các đảo, có khi trải qua hàng thế hệ mới đến được các đảo xa xôi nhất.
    Bạn đã biết Thái Bình Dương rộng lớn thế nào chưa? Sức người có hạn, theo lý thì cứ đi mãi sẽ đến châu Mĩ, nhưng phải tính đến thức ăn và nước uống thế nào, mà người xưa đâu có biết châu Mĩ nó thế nào, gần hay xa, mà phải có cơ sở, cứ đi đến đâu gặp phải hòn đảo nào thì cứ phải thả neo cái đã, tính sau...
    Nếu bạn là thuyền trưởng, trong hoàn cảnh thời ấy, tàu thuyền không như bây giờ, lại không có bản đồ, thì bạn cũng chỉ đến các quần đảo Hawai là cùng thôi, mà tính đến chuyện quay lại không phải là dễ .
  6. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Những cổ thư Trung Quốc có thể để tham khảo như Giao Châu Ngoại Vực Ký, Hậu Hán Thư, Sử Ký, Thượng Thư... Những thư tịch này không nói về chuyện Tiên Rồng nhưng có những ghi chép có tính khái quát rất cao. Đây là nhưng ghi chép sớm nhất từ nước ngoài mà ta được biết.
    Sang thời tự chủ, từ thế kỉ 13, nước ta bắt đầu viết sử với bộ Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu nhưng không ghi chép về thời Hùng vương. Đến thế kỷ 14, những câu chuyện truyền thuyết về thời Hùng vương đã được viết thành sách như là Lĩnh Nam Chích Quái, Việt Điện U Linh, song song đó là các cuốn Việt Sử Lược, Đại Việt Sử Lược, An Nam Chí Lược lại không có các câu chuyện truyền thuyết trên, sau này trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có ghi chép về thời Hùng vương là dựa vào Lĩnh Nam Chích Quái và các thư tịch khác, tuy nhiên có vẻ nghi ngờ.
    Một điều không thể không nhắc đến nhưng thần tích thần phả còn ở Phú Thọ và các vùng lân cận và ở đó hiện nay còn có đền thờ Hùng vương.
    Lịch sử thời này quả là không đơn giản chút nào.
    Nếu bạn chỉ dựa vào cổ thư Trung Quốc và hoặc là kết hợp cả Việt Nam nữa thì bạn sẽ nghĩ thế nào, tất nhiên là dựa thêm vào khảo cổ, ngôn ngữ, nhân chủng học...
  7. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Vầng!
    Theo lý thuyết, khi người ta cứ lần lần đi như thế, thì người ta sẽ để lại dấu vết trên đường đi. Dấu vết theo cái kiểu đi hết vài thế hệ như văn dạy là những đám con cháu để lại dọc theo đường đi, tại các điểm dừng.
    Thế mà từ Indonesia tới Madagasca, người ta lại không tìm thấy dấu vết gì của người Indonesia ở giữa cái chặng ấy cả, tính theo bất kỳ hướng đi nào.
    Thế mới lạ, văn nhỉ!
    Vầng!
    Người xưa đâu có biết mấy cái đảo nhỏ xíu đấy nó thế nào, gần hay xa đâu. Mà nó nhỏ quá, có tới rồi muốn quay lại tìm nó còn khó. Kệ, cứ tính sau văn nhỉ.
    Bây giờ nhờ cái hình vệ tinh tớ mới thấy cái Thái Bình Dương nó to. Ngày xưa các cụ có khi bơi thuyền từ bờ ra đến đảo Cồn Cỏ chắc cũng thấy xa như mình bây giờ đi từ bờ Đông sang bờ Tây Thái Bình Dương nhỉ văn nhỉ. Ngày xưa mà bắt tớ bơi thuyền, chắc cũng chỉ đi được tới cái đảo Mai An Tiêm bị đi đầy thôi.
  8. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0

    Ý tôi nói là dùng thuyền thời ấy chỉ có hạn thôi, muốn đi nhanh thì phải có thuyền lớn với buồm lớn, hoặc là đi đúng dòng hải lưu và gió đủ lớn để có thể đẩy thuyền đi với tốc độ nhanh nhất có thể. Người xưa không có bản đồ và la bàn nên xác định phương hướng thường là dựa vào thiên nhiên như là ban ngày là dựa vào hướng Mặt Trời mọc và lặn, ban đêm thì nhìn thiên văn như xem chòm sao Bắc Đẩu, hoặc là dựa vào kinh nghiệm của thuyền nhân.
    Có thể sau nhiều thế hệ mới có người đến các hải đảo xa xôi đấy, thông thường người đi biển dài ngày thời xưa là vì tỵ nạn, hoặc là đi tìm vùng đất mới, buôn bán chở hàng hoá, chứ không phải để phiêu lưu như Magienlan thế kỷ 15 sau này.
    Người từ Indonesia đến Madagasca, nếu đi một mạch đến ngay thì khó có thể tin nổi văn ơi, theo tôi thế này, nguời ta phải cập bến ở Ấn Độ hoặc là các quần đảo ở phía nam Ấn Độ trước như là Sâysen, Manđivơ, Xrilanca... rồi từ đây mới đi đến Madagasca. Mà nếu đúng như văn nói, thì cũng có thể dựa đúng vào dòng hải lưu, hướng gió mạnh (không mạnh thành bão) và có thuyền lớn, buồm lớn, thức ăn nước uống dồi dào thì may ra.
    Về chuyện châu Mỹ, văn tin là người từ Đông Nam Á vượt qua Thái Bình Dương mà đến thật à.
    Mà châu Mĩ cách châu Âu bởi Đại Tây Dương cũng không lớn lắm, nếu đi thì chỉ có đường này là nhanh hơn, chỉ sau con đường qua eo biển Bêring, hoặc là thời này ta biết là từ châu Nam Cực có thể đến miền nam châu Mĩ.
  9. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Hầy a, lại sang chuyện bơi thuyền rồi, cái này nhà em biết , hồi bé tí nhà em đã đọc "Hành trình Côn Tiki" rồi, lớn hơn tí thì được biết về tất cả các cuộc hải hành của To Heieđan, người đã thực hiện cuộc hành trình đó, lại lớn hơn tí nữa thì được ra biển và biết bão biển nó là thế nào.
    Trước hết xin nói về Mr. To. Đại khái là ta cũng như tây phần lớn các nhà nghiên cứu lịch sử là ngồi trên bàn giấy, đặt ra các giả thuyết rồi cãi nhau, bảo vệ giả thuyết của mình bằng mồm và bằng giấy. Đối với những cuộc di dân trên biển thì cách này là có lý vì biển cả đã nuốt đi gần như tất cả những bằng chứng về các cuộc di dân (luôn tiện nhắn bác Chauphi là các cuộc di dân trên bộ dễ tìm bằng chứng hơn, thế mà chả có bằng chứng rõ ràng nào về cuộc di dân từ Động Đình Hồ về Phong Châu ). Mr. To ngồi nghe thiên hạ cãi nhau chán quá vì mãi chả đi đến đâu bèn quyết định tự mình dùng những phương pháp đúng như của những người cổ xưa đi thử xem có được ko? Kết quả là ông ấy đi được gần như toàn bộ, kể cả ko đến được đích thì ông ấy cũng chứng minh được cho tất cả thấy là nếu may mắn hơn 1 chút thì vẫn đi được, mà may mắn thì luôn là điều cần thiết với những người đi biển. 1 trong những đặc điểm chung trong các chuyến đi của Mr. To là lượng lương thực nước uống mang theo dự trữ rất ít bị đụng đến vì các thuỷ thủ cố gắng chỉ xơi cá tự đánh và uống nước ép từ thân cá nhờ 2 phiến đá hoặc 2 xúc gỗ. Việc đánh bắt cũng chỉ làm theo các phương pháp cổ xưa mà số lượng vẫn thừa mứa, biển cả là cái nôi của sự sống mà.
    Bây giờ là đến chuyện của nhà em. Nhà em ko có đủ độ liều như Mr. To để đặt chân lên 1 cái mảng gỗ hoặc cây sậy papyrus mà là trên những con tàu thép trọng tải hàng vạn tấn. Vậy mà các con tàu này hễ gặp bão là phải tránh chứ nêu sui ko tránh được thì chỉ cần chạm vào rìa cơn bão là thể nào cũng bị nó quật đi lệch khỏi đường hàng chục, hàng trăm hải lý là bình thường. Đặt trường hợp mấy cái thuyền bé tí của người xưa, dự báo bão chỉ bằng mắt thường thì có khi ở ngay cạnh bờ cũng bị bão nó cuốn ra đến giữa biển. Ở giữa biển người ta sẽ cảm thấy thế nào là mất phương hướng, 4 phương 8 hướng chỉ là mặt nước xanh lè tiếp giáp với bầu trời cũng xanh lè. Các bác có thể bảo rằng định hướng theo sao và mặt trời để quay về, nhưng đó là trường hợp ta biết ta đang ở đâu chứ sau 1 cơn bão thì có biết nó cuốn ta đến đâu đâu, người xưa thì làm gì có hệ thống định vị toàn cầu. Thí dụ nó cuốn ta ra khu vực Hoàng Sa chẳng hạn thì cứ theo cách bình thường nhằm hướng Tây là về được nhà, nhưng nếu nó cuốn ta đến khu vực Phú Quốc mà cứ hướng Tây quay về thì chúng ta sẽ tìm ra châu Mỹ 1 lần nữa
    Kết hợp câu chuyện của Mr. To và câu chuyện của nhà em, các bác có thể thấy rằng vào 1 ngày xa xưa nào đó, 1 gia đình cà răng căng tai trên 1 con thuyền độc mộc đang vui vẻ đánh cá gần bờ thì bị 1 cơn bão cuốn phăng ra biển. Do thuyền của họ bằng gỗ hoặc vật liệu nhẹ rất khó chìm và dụng cụ đánh cá vẫn còn nên họ cứ thế vừa tự nuôi sống bản thân vừa tìm đường về. Kết quả là họ ko về đến nhà mà lại đặt chân lên 1 dải đất lạ hoắc. 5000 năm sau vài nhà sử gia bàn giấy gặp được những con cháu của họ và cãi nhau loạn xà bần là làm sao họ có thể đến đây vì theo quan niệm của các sử gia bàn giấy, muốn đến được họ phải có tàu sắt vài vạn tấn, thiết bị định vị toàn cầu, giữa đường phải có trạm cung cấp gà rán KFC, Coca Cola và những thứ tương tự. Hẹ hẹ, kính mời các sử gia bàn giấy tiếp tục cãi nhau đi nhé !
    Chào thân ái và quyết thắng!
  10. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    1
    Sao tui đọc mấy tài liệu nói dân Hawaii rất gần gũi về mặt chủng tộc với người Việt....mà dân này thuộc dân Đa Đảo. Kết quả là do bọn Mỹ công bố chứ ko phải VN tự bịa ra đâu đấy. Mà nghe cũng có lý 1 chút, dân đều sống gắn bó với nước, hình ảnh con thuyền rất đậm nét, có tục ăn trầu, xăm mình....nữa. Không biết đó có phải là những gì rơi rớt còn bảo tồn lại ko nhỉ ?

Chia sẻ trang này