1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lại chuyện hiểu biết lịch sử Việt Nam của người Việt và dùng lịch sử TQ.

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi NgocLuu, 22/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Nói chung sử TQ gần như liền một mạch, ít bị gián đoạn, do công việc ghi chép sử được chú ý. Tư liệu sử xa xưa nhất của TQ có thể tính từ thời Nghiêu, Thuấn. Trước đó có thể coi là truyền thuyết hay nói đúng hơn là sử truyền miệng rồi được các thế hệ sau ghi chép lại, mang tính nửa huyền thoại nên khó kiểm chứng. Có thể thấy rõ chính sự thời Nghiêu Thuấn qua việc đọc Thượng Thư ( Nghiêu điển, Thuấn điển, Cao Đào mô, v.v. Trong đó ghi chép khá đầy đủ, tất nhiên theo một giọng văn rất cô đọng. Có thể do trình độ văn học thời đó còn ít dùng từ ngữ mở rộng như sau này. Nhưng qua đó ta cũng thấy được đạo đức của vua Nghiêu và vua Thuấn mà sau này được coi là hình mẫu về một vị minh quân của phong kiến TQ. Về sau việc chép sử của TQ có đầu đủ hơn nhưng phải đến thời Xuân Thu -Chiến Quốc mới có thể coi là mang tính sử ký. nếu bạn đọc hay xem phim Đông Chu - Liệt Quốc hay đọc một số phần của Sử ký Tư Mã Thiên sẽ thấy rõ trình độ ghi chép sử của TQ cho đến thời Tiền Hán đã đạt đến mức độ nào (Vì các cuốn trên phải lấy tư liệu được ghi chép thời trước biên soạn khảo cứu lại ) .
    Còn ở VN có lẽ cuốn sách sử quan trọng nhất là Đại Việt Sử Ký toàn thư được soạn vào thời Hậu Lê. Sau này nhà Nguyễn cũng có sử riêng ghi chép về thời chuá Nguyễn , Vua Lê-Chúa Trịnh và cả về Tây Sơn. Một cuốn sách mình thấy cũng rất hay, tuy gọi là sách sử ký thì không đúng lắm là cuốn "Lĩnh Nam chích quái " , tập hợp của nhiều câu truyện bắt đầu từ sự tích Âu cơ- Lạc Long Quân, Thánh gióng, Chử đồng tử v.v. Thời nhà Minh xâm lược VN đã huỷ hoại rất nhiều sách vở của chúng ta. Đầy cũng là thiệt thòi lớn cho ngành sử học VN. Bây giờ để hình dung ra lịch sử dân tộc trước đây ta chỉ có thể dựa vào các cuốn
    sử có từ trước , cộng với việc tìm hiểu các văn bản như sắc phong, văn thơ chưa được tìm hiểu kỹ . Ngoài ra có thể nghiên cưu thêm gia phả các dòng họ, sách sử TQ có liên quan đến VN và cả các câu truyện truyền miệng từ đời trước. Ngay việc đánh giá mức độ tin cậy khách quan của các cuốn sử trước đây cũng rất cần thiết vì các sử gia không phải bao giờ cũng công tâm, nhất là khi bị sức ép từ bên trên. Theo mình cần thiết nhất là nghiên cứu sự kiện để có thể tìm ra lời kết luận còn nếu chỉ căn cứ vào nhận xét của các sử gia trước đây về một nhân vật lịch sử nào đó để coi là đầy đủ thì có lẽ chưa thật đúng đắn.
  2. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    thật quá đi chứ lại!
  3. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Nghiêu, Thuấn đều là những ông vua rất có đạo đức của TQ. Có thể nói người Trung Quốc coi hai ông là kết tinh của những gì tinh tuý nhất của đạo đức con người. Dùng đức để cảm hoá là đặc điểm của thời Nghiêu, Thuấn. Tuy vậy xã hội dựa trên cơ sở sự tích tụ đạo đức của một số người không bền vững qua các triều đại. Khi những người đó mất đi xã hội lại có thể rơi vào tình trạng suy thoái bởi vì lấy đạo đức của một số cá nhân làm nền tảng cho xã hội không phải là giải pháp toàn diện và đầy đủ. Cái ác không bị mất đi mà nó chỉ tạm thời xẹp xuống chờ cơ hội để sinh sôi phát triển. Cái quan trọng mà con người hướng tới là một cuộc sống hạnh phúc mà trog đó đạo đức là một yếu tố quan trọng nhưng không phải duy nhất. Dù sống đạo đức nhưng xã hội ít phát triển cũng là không đầy đủ. Và ngay sự không đầy đủ đó sẽ làm đạo đức sa sút. Và khi đó người ta lại phải dẹp vấn đề đạo đức sang một bên để lo về sự sinh tồn. Dù rằng đạo đức theo quan niệm dưới thời Nghiêu Thuấn bao gồm cả tài năng nhưng tài năng vẫn bị xem nhẹ . Nếu ai đọc về quan niệm đạo đức trong Cao đào mô thì sẽ thấy rõ nhất là định nghĩa về cửu đức thấy nói ít đến tài năng mà chú trọng quá nhiều đến cách hành xử và nhân cách của cá nhân. Có thể nói Bá Vũ ( thuỷ tổ nhà Hạ ) là một người chú trọng khá nhiều đến vấn đề tài năng vì bản thân ông là một người đầy tài năng đã trị thuỷ thành công. Trong những năm đó ông đã ba lần đi qua cổng nhà mà không vào, một tấm gương về đạo đức. Tuy vậy ông vẫn bị cái bóng của các vua trước như Nghiêu , Thuấn che lấp. Nếu đọc Cao đào mô có thể thấy Cao đào và Vũ đôi khi còn phải nhắc nhở Thuấn về một số việc và ta có cảm giác một sự không hoàn thiện nào đó ở Thuấn. Nhưng nếu nhìn về cả quá trình thử thách mà vua Nghiêu đặt ra cho Thuấn ta thấy ở ông một nhân cách đạo đức lớn. Sau ba năm thử thách ông đã được vua Nghiêu mời kế tục ngai vàng nhưng ông từ chối mà chỉ nhận làm nhiếp chính. Sau khi vua Nghiêu mất ( khi Thuấn nhiếp chính 28 năm ) ông đã để tang ba năm rồi mới lên ngôi vua. Sau này các triều đại phong kiến TQ và ngay cả ở VN cũng lấy thời đại Đường Nghiêu, Ngu Thuấn làm mẫu mực.
  4. nguyenlytk21

    nguyenlytk21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Theo Sử chính thức của Trung Quốc thì Nghiêu, Thuấn không thực sự là dân Hán hiện nay. Nghiêu & Thuấn thuộc loại "huyền sử", có trước khi Hán đặt quyền toàn trị tại Trung Nguyên. Theo nhiều tài liệu Sử Thế Giới, Địa Văn Hóa, thì Nghiêu & Thuấn thuộc văn minh nông nghiệp phía Nam sông Dương Tử, cách xử thế rất hài hòa, Trọng Nhân, Quý Dân, chứ không phải lối cư xử hách dịch coi trời bằng vung như các Con Trời sau này, ảnh hưởng tính du mục quen cướp phá và thống trị từ phương Bắc xuống.
    Sử Trung quốc chép thời Xuân Thu, Chiến quôc, trong các thời này vẫn còn ít nhất 6 nước chia nhau vùng đất Trung Nguyên. Cho đến khi Tần Thủy Hoàng dùng bạo lực thống trị Trung quốc, thì lòng dân mọi nơi vẫn không phục, các nước vẫn tìm cách chung sức diệt nhà Tần. Sang thời Hán Sở tranh hùng, thì Hán và Sở vẫn còn là tâp hợp khác biệt, chưa thống nhất. Cho đến hôm nay, Trung quốc vẫn còn là một khối đa dân tộc với văn hóa nông nghiệp bị chèn ép và thống trị bởi thiểu số bạo quyền nắm thế lực.
    Tinh thần Trọng Nhân, Quý Dân của Nghiêu Thuấn vẫn còn bị đàn áp nặng nề tại Trung quốc.
    Trong thời Mao Trạch Đông vừa qua, trên 80 triệu dân Trung Quốc đã bị thảm sát không tiếng vang.
    Thật đáng tiếc cho một nền văn hóa nông nghiệp phía Nam sông Dương Tử đã bị vùi dập quá lâu.
  5. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ 1000 năm nô lệ thời Bắc thuộc là nỗi nhục lớn nhất mà con người VN đã từng phải nếm trải và cho đến bây giờ đó vẫn là một nỗi nhục nhã của lịch sử VN mà không biết đến bao giờ chúng ta mới có thể rửa sạch được. Ít có dân tộc nào phải sống gần như liên tục 1000 năm dưới ách đô hộ của ngoại bang như VN. Không biết là vì sao : hèn nhát hay là do nguyên nhân nào ?
  6. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Nói như vậy thì cũng không hẳn. Các dân tộc khác bị Hán hoá trong lòng Trung Quốc ngày nay thì sao? Họ không chỉ bị "Bắc thuộc" 1000 năm mà thực ra là bị "Bắc thuộc" cho đến tận bây giờ. Vậy đó phải chăng là nỗi nhục lớn của họ? Hay đặt vấn đề một cách khác: Giả sử người Việt mình không chống nổi sự đồng hoá, không giành nổi độc lập sau 1000 năm Bắc thuộc, thì bây giờ mình sẽ là người Trung Quốc, và phải chẳng như vậy sẽ không "nhục" nữa?
    Và nếu gọi đó là "hèn nhát" thì phải chăng dân tộc Trung Quốc phần đông là những kẻ "hèn nhát" cho nên họ mới có thể "chinh phục" và "thống nhất" lẫn nhau?
  7. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Ái yà... Cái biển lớn ở phía đông nước ta, nơi đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của ta (nhưng ta ko kiểm soát hết), cái biển đó gọi là biển Nam thì đúng quá rồi. Nam quốc sơn hà Nam đế cư, nước là nước Nam, người dân thời xưa dùng chữ Nam (chữ Nôm), thì biển cũng là biển Nam chứ còn gì nữa... Chữ Nam không phải để chỉ phương hướng so với đất liền, mà chỉ vùng địa lý mà biển đó phụ thuộc. Nước ta thời xưa là nước An Nam, về sau có gọi là đế quốc Đại Nam (1838 - 1945), và ngày nay là nước Việt Nam, vậy cứ gọi cái biển dó là "Nam Hải" hoặc "biển Nam" cũng tốt...
    Tại hạ đang nghĩ làm sao để vận động đổi tên biển đó thành "South Sea" thôi, thay vì "South China Sea", chắc người Trung Quốc sẽ ko phản đối, vì chính họ cũng chỉ gọi biển đó là "Nam Hải", và từ "South Sea" sẽ dịch sát hơn từ "Nam Hải". Vả lại hiện nay hình như trên thế giới hiện nay cũng đang dùng chữ "South Sea" như một tên ko chính thức cho "South China Sea" rồi... Chẳng hay đồng đạo giang hồ có cao kiến hay đê kiến gì có thể góp ý cho vấn đề này chăng?
    À thêm cái link đọc chơi:
    http://en.wikipedia.org/wiki/South_Sea
    Được Liv sửa chữa / chuyển vào 11:49 ngày 08/07/2006
  8. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    Tôi không biết bác Codep có nhận định kia từ đâu nhưng tôi nghĩ chắc không phải từ người Việt sống trong nước.
    Tôi đã từng nếm trải 12 năm chương trình phổ thông lịch sử thế nhưng tôi cũng như các bạn chúng tôi chưa bao giờ nhầm lẫn những thứ như thế.
    Chỉ có chuyện 4000 năm lịch sử thì suốt ngày cứ ra rả nên tất nhiên là nằm lòng, coi như sai đi. Nhưng chẳng học sinh phổ thông nào lại nhầm rằng người Việt có nguồn gốc Trung Quốc cả. Cũng như không mấy người nghĩ Bách Việt là tổ tiên của Việt Nam. Sgk lớp 6 đã giảng giải rất rõ Việt Nam bắt nguồn từ 15 bộ lạc, rồi hợp thành nước Văn Lang, chẳng có dòng nào kể đến chuyện Việt Nam và Bách Việt cả.
    Rồi lại nói thêm, chẳng mấy học sinh phổ thông rảnh mà đọc Đại Việt Sử Kí Toàn Thư.
    p/s: tôi đồng ý quan điểm xem trọng Trung Quốc vì dù sao đó cũng là 1 nền văn minh lớn của thế giới. Việt Nam không thể nào bì được, điều đó không ai chối cãi. Vấn đề chỉ là sao học sinh Việt Nam thích sử Trung Quốc hơn thôi, suốt ngày xem phim kiếm hiệp, phim lịch sử Trung Quốc.
    Mà đừng nói đến Trung Quốc. Gần đây giới trẻ chơi game riết nên còn rành rẻ lịch sử Nhật Bản hơn lịch sử Việt Nam.
    Nhật Bản nhỏ bé kia, với nền văn minh chẳng thể sánh nổi Trung Quốc, mà ta còn không thể "quảng cáo văn hóa" bằng thì có gì mà so với Trung Quốc?
  9. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Số người thuộc sử nước nhà và nhớ các mốc lịch sử quan trọng ít hơn những người chỉ nhớ đại khái (thậm chí chả nhớ gì hết), tôi nghĩ chuyện đó cũng bình thường thôi - cũng hơi tương tự như chuyện những người người hiểu nhạc cổ điển luôn là một thiểu số trong xã hội vậy (ở nước nào cũng thế thôi).
    Như hồi kháng chiến chống Pháp chẳng hạn, tôi cho rằng có lẽ 99% các anh bộ đội trong đội quân cách mạng nếu được hỏi sẽ không thể liệt kê được các sự kiện quan trọng trong lịch sử nước nhà, nhưng họ vẫn sẵn sàng chiến đấu hi sinh để tiếp nối dòng lịch sử dân tộc!
    Nói thế không có nghĩa là tôi cho rằng không cần học sử Việt, nhưng vì lý do này lý do khác, nếu chuyện đó chưa được như mong muốn của các nhà giáo dục thì cũng không phải khủng hoảng lắm! Nói đâu xa, ngay như lời quốc ca "Tiến quân ca" hát suốt 60 năm nay, tôi nghĩ vẫn đầy người không thuộc hết
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Ngày xưa thuở còn đi học, tôi học lịch sử rất kém, chẳng nhớ
    vua nào trước, vua nào sau . Người Việtnam nói chung cũng
    đâu học lịch sử như học sinh, mà chắc rằng cũng hiểu biết
    lõm bõm lich sử mà thôi .
    Điều đáng nói ở đây là một số người tưởng rằng mình giỏI
    sử lắm, nên mới ra sức tuyên truyền cho những giả thuyết
    sai lầm tôi đã kể trên . Thà họ cứ im đi thì không có chuyện .
    Còn biển Đông là tên các cụ nhà ta đã gọi từ xưa, ai còn đi
    học cái tên biển Nam của người Trung Hoa làm gì ? Tôi đã
    nói có ngành có ngọn ở trên, mà bạn còn chưa hiểu sao ?

Chia sẻ trang này