1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lại chuyện hiểu biết lịch sử Việt Nam của người Việt và dùng lịch sử TQ.

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi NgocLuu, 22/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Có lẽ bạn chưa hiểu vấn đề chúng ta đang bàn đây .
    Chúng ta không bàn vấn đề "thuần chủng" mà bàn vấn đề đất
    đai ngày xưa của ViệtNam có phái ở tận giữa nước Trung
    Quốc hay vốn chỉ ở dưới TQ như bây giờ mà thôi?
    Còn về vấn đề người Việt, thì cũng chẳng ai nói là thuần chủng
    cả, mà đang tranh luận các cụ tổ ViệtNam có phải anh em ruột
    với cụ tổ TrungQuốc không. Sách sử cổ thì nói đúng là anh em
    ruột, và nhiều người cho rằng sách sử này đúng . Một số người
    trong đó có tôi, thì cho rằng sách sử nói bừa, có thể đúng, có
    thể sai.
    Trừ chuyện "thuần chủng" bạn mới nêu ra, bạn có ý kiến gì về
    đất tổ người Việt và cụ tổ người Việt không? Ý kiến về sách sử
    thế nào? Cứ sách mà càng cổ thì càng đúng, phải không ?
  2. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Bác đùa thế nào chứ mấy cái này cũng là bình mới rượu cũ cả, có gì mà lạ.
    Mấy vấn đề bác đặt ra tớ thấy hơi lùng bùng khó hiểu. Mong bác giải đáp giùm tớ một số vấn đề sau
    + Ngày xưa có cái nước nào gọi là ''Việt Nam'' kô bác? Từ bao giờ mới có sự phân chia Nam-Bắc? Tổ tiên chúng ta là Hùng Vương (được thừa nhận trong sách sử chính thống), thế còn Triệu Đà thì sao hả bác? Cứ tạm gọi tất cả là Việt, thế tớ có chỗ kô rõ cái ''Việt'' của Hùng Vương có liên can gì với cái ''Việt'' của Triệu Đà kô? Nói xa thêm 1 chút nữa, giữa cái Lạc Việt của Hùng Vương với cái Âu Việt của An Dương Vương có liên hệ gì kô?
    + Giả sử chúng ta cho rằng Hùng Vương là ông tổ đích thực của Việt Nam (vầng, con Rồng cháu Tiên, con cháu của Lạc Long Quân với Âu Cơ), vậy An Dương Vương là kẻ tiêu diệt ông tổ của chúng ta, tại sao chúng ta vẫn ca tụng ông này trong lịch sử? Nếu tạm lý giải theo kiểu chảy bửa là bà Âu Cơ họ Âu, chắc là dân nước Âu Việt (), vậy rốt cuộc Triệu Đà là kẻ thù của tổ tiên nước Việt Nam hay cũng là tổ tiên của Việt Nam? Giả sử cho rằng Triệu Đà là kẻ thù tổ tiên người Việt Nam, vậy vùng đất của Triệu Đà phải chăng cũng thuộc tổ tiên của người Việt Nam?
    + Bác có nhắc tới người Hoa, vậy bác định nghĩa thế nào là người Hoa? Giữa người Hoa của mấy ngàn năm trước với người Hoa hiện tại có gì giống và khác nhau?
    Tới đây tớ chợt nghĩ, kô biết dân Mỹ gốc Mễ mà đặt câu hỏi giống các bác thì nước Mỹ sẽ ra sao nhỉ? Chắc sẽ có 1 phong trào đòi trả lại California với Texas cho Mexico.
    Tớ đang đọc cuống Where the Air is Clear của Carlos Fuentes, 1 tác giả Mexico, trong đó có 1 ý được tác giả nhắc tới mà tớ thấy đáng để suy nghĩ
    We are not born to be a Mexican; we are born to become a Mexican.
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn nói là bình cũ, nhưng bạn chưa theo rõi các cuộc tranh
    luận trong box Lịch Sử này . Xin tóm tắt lại đầu đuôi như sau:
    Có 2 phe chính, mà một phe có tôi trong đó, còn phe kia có
    bạn chauphi và bạn explorer trong đó.
    Tôi thì cho rằng dân VN bắt đầu có ý thức về nước từ thời
    Hai Bà Trưng, nhưng đến thời Ngô Quyền mới dựng được
    nước .
    Phe kia thì cho rằng nước VN đã có từ thời vua Hùng, ở miền
    hồ Động Đình giữa TQ, và các đời An Dương Vương, Triệu Đà
    đều là vua ViệtNam, và nước VN trải rộng từ giữa TQ, mà phần
    ở VN bây giờ chỉ là một phần nhỏ.
    Như vậy tôi thuộc phái khiêm tốn, còn phe kia thuộc phái tự hào.
    Phái tự hào thì thông thuộc sử sách Ta và Tàu, còn phái kia
    thì không rành sử sách .
    Bạn có ý kiến phê phán và tán thành những điểm gì của cả 2
    phái vừa kể trên ?
  4. fromantoan

    fromantoan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2003
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    1
    Hôm trước tìm lại trong computer thấy có 1 bài về cổ sự VN do 1 việt kiều là kỹ sư Sagant Phan viết (không rõ là việt kiều ở đâu nhưng có 1 bài về rượu cognac của ông này mình đọc rất lâu rồi nhưng rất khoái vì có nói phân biệt về VS, VSOP, XO khá hay ), chả biết cổ sự thế nào nhưng cứ tạm trích dẫn lên đây, âu cũng là mua vui được vài trống canh. Nói chung VN sử sách cũng lằng nhằng lắm, cũng mất đất chiếm đất , dã tâm nuốt các dân tộc khác lung tung (chứ không đất Qui nhơn ngày nay đã chả có tên là Qui nhơn nữa mà là thủ đô Vijaya của Chăm pa từ thời Chế Mân rồi và ta cũng chẳng có cơ hội bay vào Sài gòn chơi mà không cần dùng hộ chiếu nữa - mình thích cái tên SG hơn cái tên TP HCM nhiều , SG cái tên đơn giản mà lại mang đậm tính thời gian)
    Có Cần Nói Lại Cho Rỏ Cổ Sử Việt Nam Hay Không?
    Kỹ sư Sagant Phan
    Ai ở gần quận 11 Phú Thọ, Saigon đều không biết nhiều thì ít đến cư xá Lữ Gia Phú Thọ. Một khu vực gồm nhiều cư xá rất đẹp, khang trang. Ða số đều dành cho sĩ quan cao cấp Cộng Hòa ở. Chú tôi nhiều lần chỗ tôi đi ngang qua đây, chú ghiền cá ngựa còn tôi thì không, con nít mà, chú chở đi để canh dùm chiếc xe gắn máy mới mua nhờ trúng cá... ngựa kỳ trước chớ có thương yêu gì. Lần nào đi ngang qua cư xá Lữ Gia là tôi thích lắm. Lúc đó chữ Lữ Gia tôi không hiểu là tên của ai. Sau đó thì biết là tên của một Tể Tướng đời Triệu Ai Vương.
    Vào năm 113 trước Tây lịch, vua là Triệu Minh Vương mất, thái tử Hưng lên ngôi, xưng là Triệu Ai Vương (cái tên này nghe không hên rồi, Sầu Ai Khổ Ai là đúng rồi). Lên ngôi được 1 năm thì vua nhà Hán sai tên Thiếu Quí sang dụ Nam Việt về chầu phục nhà Hán. Thiếu Quí là một kép hát hồ quảng (hát bội đó) nguyên là tình nhân của mẹ vua Triệu Ai Vương là bà Cù Thị. Tỉ tê nói với mẹ vua nên cho vua con thần phục nhà Hán thì tốt nhất. Cù Thị chịu liền. Nhưng lúc đó có Tể tướng là Lữ Gia biết chuyện thì ông liền động binh. Vào dinh vua mà giết tên kép hát hồ quảng Thiếu Quí, bà Cù thị thấy tình nhân bị giết nóng lòng liều mạng rồi bị Lữ Gia giết luôn chẳng lẽ để con bình yên nên Lữ Gia sẵn gươm làm thịt luôn vua trẻ mới 10 tuổi, lên ngôi chưa đầy giáp năm.
    Chuyện dừng tại nơi đây mà không nói lý do sâu xa của Lữ Gia, mà sử Việt nói tiếp như sau:
    Tể tướng Lữ Gia tôn con trai trưởng của vua tiền nhân Triệu Minh Vương là công tử Kiến Ðức lên ngôi. Tại sao là công tử trong khi mình là con trai trưởng có nghĩa là mình là Thái Tử sẽ nối ngôi vua mà? Thì ra ông vua già ham chơi bời Triệu Minh Vương là Anh Tề lúc còn ở bên Hán đi ăn chơi xóm bình khang quen được người con gái đẹp làm nghề ca kỷ là Cù Thị rồi có con, trong khi ở tại xứ cũ thì đã có vợ và con trai là Kiến Ðức. Khi về nước Việt chấp chánh thì tôn Cù Thị lên làm chánh hậu rồi gần chết cho con trai tư sinh là Hưng lên ngôi.
    Lữ Gia giết xong gia đình gánh hát Hồ Quảng thì tôn phò trở lại công tử Kiến Ðức lên làm vua nước Việt, lấy tên là Triệu Dương Vương. Vua này lên ngôi cũng chưa đầy giáp năm thì vua nhà Hán là Hán Võ Ðế động binh. Hán Võ Ðế nỗi giận sai Phục Ba Ðại tướng quân đem toàn thể binh lực nhà Hán xuống miền Nam đánh vua Nam Việt là Triệu Dương Vương cùng Lữ Gia. Năm Canh Ngọ (111 trước Tây Lịch) thì vua và tôi bị bắt giết. Phục Ba Ðại Tướng Quân đổi tên nước Việt là Giao Chỉ, chia nước Giao Chỉ làm 9 quận. Cử các quận trưởng là người Hán sang cai trị .Ðây là nước Việt bị phương Bắc đô hộ (nghĩa là vua Tàu cai trị gần một ngàn năm), không cho làm chư hầu với quyền hạn tự trị rộng rãi hơn. Từ đây trở thành kiếp nô lệ, mà người cai trị là người Hán với tập tục, lời ăn tiếng nói khác biệt với người bản xứ, họ bắt học chữ, học nói tiếng Tàu cho người Việt. Sử Việt gọi là Bắc Thuộc Thời Ðại. Thời Ðại này kể từ năm 111 trước tây lịch đến năm 931 sau tây lịch.
    Tại sao Lữ Gia động binh giết vua mà không nghĩ gì đến sức mạnh của nhà Hán mà lúc đó Hán Võ Ðế là một ông vua khoái đánh giặc nhất, đánh đâu thắng đó? Cái thua trận với 5 lộ quân do Phục Ba tướng quân làm cho nước Việt bị xáp nhập vào nhà Hán luôn. Nếu không giết Cù Thị thì có thể nước Việt vẫn là chư hầu nhà Hán, còn nay là bị xáp nhập luôn. Sử Việt không luận đến chuyện hay dở của Lư Gia này.
    Nhưng điều này gây thắc mắc cho những người ham nghiên cứu sử Việt thời cổ đại. Câu chuyện Lữ Gia / Cù Thị thì sử Việt có ghi tới, còn trước đó thì không. Nhưng sử Việt lại ghi quá ít, hầu như ai muốn hiểu sao thì hiểu. Hiểu nghĩa là Nam Việt trước đó là người Tàu thuộc nhóm dân tộc thiểu số miền sơn cước, hiểu nghĩa là trước đó dân Việt đã là dân Việt rồi, bị nhà Hán xua quân cai trị. Cho tới một lúc nào đó thì chuyện bí mật này được khui ra.
    Việt là tiếng chỉ chung cho những cư dân thuộc tộc Việt ở rãi rác những vùng thuộc duyên hải phía Ðông Nam của Trung Quốc. Thời kỳ Tần Thủy Hoàng thì không có nhóm này, vì vua Tần đao xóa sạch Lục Quốc (nghĩa là 6 nước lớn nhất thời bấy giờ), nước lớn không có thì nước nhỏ làm sao có được. Rồi khi nhà Tần suy vong thì những nước này rục rịch ngóc đầu lên. Rồi trong thời kỳ Hán Võ Ðế thì nhóm này được sử sách lúc đó chia ra làm 3 phần mạnh nhất miền Nam, họ thuộc giống dân thiểu số. Ba nhóm đó là: Ðông Âu, Mân Việt và chót là Nam Việt. Riêng 2 nhóm trên thì triều đình nhà Hán không chú ý lắm vì họ dễ dạy, riêng nhóm Nam Việt thì họ xem... khó dạy nhất. Ðông Âu và Mân Việt là hậu duệ của Việt Vương Câu Tiễn. Nhóm này có người con gái đẹp ngàn năm là Tây Thi gái nước Việt. Không hiểu nhóm Nam Việt có ảnh hưởng di truyền cái đẹp của Tây Thi này không? Riêng tôi tin là... có phải không? Lúc đời Tần thì nhóm này bị lập ra quận Mân Trung. Cuối Tần thì những nhóm này rục rịch khởi nghĩa chống Tần, do sự thống lãnh của 2 người cách mạng là Vô Chư và Dao Toàn cháu đích tôn của Việt Vương Câu Tiễn, toàn thể 3 nhóm này theo cuộc khởi loạn của Ngô Nhuế mà chống Tần. Nhà Hán do Hán Cao Tổ (Lưu Bang) thành lập phong cho Vô Chư làm Mân Việt Vương, coi đất Mân Trung, lập đô thị tại Trị Trung (nay là quận Hiếu Quan, tỉnh Phúc Kiến bên Tàu), phong Dao Toàn làm Ðông Hải Vương, đóng đô tại Ðông Âu. Nên sử gọi là Ðông Âu Vương. Ðời vua Hán Cảnh Ðế, Ngô Vương Lưu Tỵ gây loạn "7 Nước" lúc đó Ðông Âu tham dự chuyện này chống Hán Cảnh Ðế, rồi Lưu Tỵ bị thua chạy đến Ðông Âu để ẩn nấp thì bị vua này trở mặt, giết chết. Dâng thủ cấp Lưu Tỵ cho Hán Cảnh Ðế để mà xóa công chuộc tội, vua Hán tha cho vua Âu Việt. Còn con trai Lưu Tỵ chạy đến Mân Việt xin trả thù cho cha mà đánh vua Âu. Mân Việt động binh đánh Âu Việt. Vua Âu Việt bị thua chạy đến nhà Hán xin cầu cứu. Lúc đó vua Võ Ðế còn nhỏ tuổi 8 tuổi liền hỏi cậu là Võ An hầu Ðiền Phần. Võ An Hầu tâu rằng: "Người Việt đánh nhau là chuyện rất thường tình như cơm bữa, bệ hạ không cần nhọc binh ngày kia thiên hạ sẽ về bệ hạ hết. Người Việt đánh nhau hoài thì mình càng lợi". NHưng Võ Ðế là vị vua có tài, ông ta ra lệnh cho Thái Thú quận Cối Kê (nơi phát tích nước Việt) đem quân đánh Mân Việt. Quân chưa tới thì Mân Việt xin đầu hàng. Quân nhà Hán rút về, rồi 6 năm sau Mân Việt động binh đánh thị oai xứ Nam Việt. Nam Việt cầu cứu nhà Hán. Võ Ðế sai hai đạo quân đến đánh. Quân Hán chưa tới thì nước Mân Việt có đảo chánh giết vua. Võ Ðế lập cháu Vô Gia là Dao Quân làm Việt Dao Vương, lập Dư Thiện làm Ðông Việt Vương. Như vậy từ đó nước Mân Việt bị chia làm hai, kể luôn Nam Việt là 3 nhóm. Vua Võ Ðế xuống lệnh cho Nam Việt phải tuân phục nhà Hán.
    (Ðây là phần nhập đề của sử Việt nước ta là Lữ Gia giết Cù Thị / Ai Vương mà chống lại Võ Ðế).
    Sách Tàu nói về nước Nam Việt như sau :
    ...Nam Việt là một vùng đất phì nhiêu hướng Nam, gần biển giáp với 2 tỉnh Quảng Ðông và Quảng Tây ngày nay. Lúc Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ đã lập tại đây 3 quận: Quận Quế Lâm, quận Nam Hải và Tượng Quận. Vua Tần cho những người Trung Quốc phần Mông Cổ xuống sinh sống tại khu vực này. Ðây cũng là một phần chứng minh là họ Trần của chúng ta phát xuất từ Mông Cổ bên Tàu (xin xem lại toàn tập dã sử của Trần đại Sỹ, hiện xuất bản khá rộng rãi tại Hoa Kỳ. Toàn bộ trường thiên dã sử dầy trên dưới 6000 trang, chia là 8 bộ. Chính vị Bác sỹ Trần đại Sỹ này có duyên đến tận nước Tàu, nghiên cứu vừa công vừa tư tại đây trên 5,6 năm trường. Ông biết đọc và viết chữ Hán thuộc loại cổ. Chính ông xác nhận tổ nhà Trần nhánh lớn của ông có liên quan đến Trần Hưng Ðạo đều có gốc phát ra từ Mông Cổ. Hiện nay ông hành nghề tại Paris/France). Ðến cuối đời Tần, quận trưởng Nam Hải tên là Nhâm Ngao lâm bệnh, trước khi mất ông truyền chức cho Triệu Ðà (lúc đó Triệu Ðà đang làm huyện trưởng huyện Long Xuyên, thuộc quận Nam Hải). Triệu Ðà gốc người Chân Ðịnh (nay thuộc tỉnh Hà Bắc gần Hồ Ðộng Ðình bên Tàu). Sau khi nước Tần mất, lợi dụng thời cơ T.Ðà liền đem quân đánh lấy luôn quận Quế Lâm và Tượng Quận, nghĩa là thôn tính hết toàn thể giống dân Việt đang cư ngụ tại 3 xứ đó. Triệu Ðà tự xưng là Nam Việt Võ Vương. Nhà Hán mới thành hình, không muốn đánh giặc nữa, nên sai Lục Giã người tài giỏi biện thuyết thì Triệu Ðà chịu thần phục nhà Hán. Sau đó Lữ Hậu vợ vua Cao Tổ giết hại Hàn Tín và tỏ ra hống hách chuyên quyền thì Triệu Ðà động binh không muốn thần phục nhà Hán mà muốn đánh luôn triều đình nhà Hán. Khi vua Hán Văn đế lên ngôi thì lại phái Lục Giã đi thương thuyết một lần nữa và ban cho Triệu đà nhiều quyền rộng rãi hơn lúc trước, dĩ nhiên Triệu Ðà đồng ý lần nữa. Sau này Triệu Ðà về già nhường ngôi cho con là Triệu Hồ. Lúc này nhà Hán rất mạnh và họ có một chiến thuật mới là không muốn cho các chư hầu có dịp phản loạn nên họ dùng chính sách giữ con tin của các chư hầu. Nước Nam Việt không thoát khỏi vụ đó. Sứ giả nhà Hán đến nước Việt khuyên Triệu Hồ cho con trai trưởng là Triệu Anh Tề sang nhà Hán mà học tập phong tục cùng nền văn minh. Ðó là năm 135 trước tây lịch, Thái tử Anh Tề từ một nước nhỏ cực nam Trung quốc, đến thành đô phố hội thì chuyện học đầu tiên là ăn chơi nhảy đầm (y hệt như chuyện vua Bảo Ðại lúc qua Pháp du học vậy). Rồi Thái tử Anh Tề quen được cô gái... điếm tên là Hàm Ðăng Cù Thị (ta gọi là Cù Thị), rồi Anh Tề ăn ở với cô gái phong trần này có đứa con tên là Hưng. Khi nghe tin vua cha là Triệu Hồ chết thì vua Hán Võ Ðế cho thái tử về cố quận mà nối ngôi cha, nhớ nàng kỷ nữ bên nước Hán, vua Việt trẻ tuổi bèn gọi Cù Thị về nước phong làm Hoàng hậu (đây là một phần sai lạc với cổ sử nước Việt ta là thái tử Anh tề trước khi qua nhà Hán thì đã có vợ và con tại nhà rồi, sau đó vua mê... gái điếm bên Tàu là Cù Thị rồi có con). Vua ăn chơi Anh Tề bệnh chết, chắc trúng gió quá, thì con là Hưng lên nối ngôi vua trẻ phong mẹ mình làm Hoàng Thái hậu.
  5. fromantoan

    fromantoan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2003
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    1

    Kẹt một điều là lúc này triều đình Nam Việt quyền hành năm bởi tay Tể Tướng sắt máu Lữ Gia. Tể tướng Lữ Gia rất ghét bà mẹ vua gốc người ca kỷ Cù Thị này nhưng chưa có dịp xuống tay. Trở lại triều đình Hán Võ đế, sau khi ký hòa ước bất động binh với Hung Nô, muốn gỡ thể diện với bá quan thì Võ đế nghĩ một cách là thị uy với chư hầu. Võ Ðế liền thị uy với Nam Việt trước vì nước này đang có ấu chúa khù khờ. Vua bèn phái An Quốc Thiếu Quý cùng đoàn tùy tòng xuống phương Nam, để ngừa chuyện hậu sự vua ra lệnh luôn Phục Ba Ðại tướng quân là Vệ U¨y Lộ Bác Ðức chuyển đại binh từ Cối Kê xuống Quế Dương chờ lệnh.
    Trở lại chuyện Thiếu Quý là cái gì trong đoàn sứ giã rần rộ này về phương Nam. Anh ta là một tên kép hát đẹp trai tại thành đô, là người tình cũ của Cù Thị lúc còn trong phấn trang lầu hồng kỷ viện, anh ta rất đẹp trai chuyên sống sau gấu quần đàn bà, có nghĩa anh này là một loại Casanova tương tự như điếm đực vậy. Ðoàn xuống phương nam Nam Việt thì được Cù Thị chờ đó nhiều ngày rồi. Tình xưa trở lại, chàng Thiếu Quý liền trổ tài riêng Casanova của mình cho nàng Cù Thị xem còn nhớ nghề xưa chăng? Chuyện này làm nực... ***g ngực của lão tướng già khó tánh Lữ Gia. Tối ngày cứ thấy cặp điếm đàng ẹo tới ẹo luôn trong sân rồng rồi sau hậu cung nữa thì Lữ Gia điên tiết. Rồi đến một ngày sau khi nghe vua nhỏ Triệu Việt Vương định dâng nước Việt cho nhà Hán rồi bỏ tên Nam Việt luôn. Nên Lữ Gia liền động binh Thảo Căn Trảm Xà. Lữ Gia truyển hịch kể tội dâm loàn của Cù Thị cùng hành động bán nước của vua nhỏ. Ðoàn sứ giả vua Tàu liền đem dũng sĩ định bắt Lữ Gia, Lữ Gia ra tay trước, rồi giết luôn cặp điếm đàng Cù Thị và Thiếu Quý đang ngủ say trong cung điện. Lữ Gia diệt sạch dòng họ điếm đàng rồi tôn con trai trưởng của vua trước lên ngôi. Lữ Gia đánh bại một đạo quân tiền sát nhà Hán. Lúc này Hán Võ đế tức giận ra lệnh thêm 4 cánh quân nữa cùng một cánh quân sẵn của Phục Ba Tướng Quân, tổng cộng là 5 đạo quân. Ðạo quân thứ nhất là của Phục Ba Tướng Quân đang đóng từ Quế Dương, đạo quân thứ nhì là Dương Bộc từ Dự Chương xuống Kinh Thủy, đạo thứ ba do Nghiêm Ðạo từ Linh lăng xuống Ly Thủy, đạo thứ tư do hạ lại Giáp dùng bộ binh rồi thêm thủy quân xuống sông Tường Kha Giang chờ lệnh.
    Có nghĩa là dụng binh đa số là thủy binh, tại sao vậy? Tại vì Nam Việt có Hồ Ðộng Ðình bát ngát muôn dặm, giỏi thủy chiến. Năm đạo quân hướng về thủ đô của Nam Việt là Phiên Ngung (tôi còn nhớ ngày xưa rất thích đọc truyện Lửa Cháy Thành Phiên Ngung, rồi sau đó hình như gánh hát Hoa Sen hay Ðoàn hát Dạ Lý Hương gì đó đóng trọn vở tuồng Lửa Cháy Thành Phiên Ngung. Lúc nhỏ tôi rất thích tuồng này, tôi cũng tưởng là tuồng tích của Tàu y như tuồng Tôn Tẩn giả điên hay là Triệu Khuông Dẫn dát thượng tướng. Nào dè chuyện tuồng tích Lửa cháy thành Phiên Ngung là chuyện của dân Việt, có nghĩa là dân của tôi cơ đấy... nhưng trận chiến thì nằm ở chỗ nào mà tôi coi bản đồ nước Việt Nam từ Hải Phòng xuống Cà Mau thì không tìm thấy thành Phiên Ngung, tên thành nghe như thuộc dân Hồ tộc vậy. Vì chữ Phiên hay chữ Hồ Chiêu quân cống Hồ. Nay gần 45 năm trôi qua thì nước Việt ta lại có tên mới là thành Hồ, lấy ra từ chữ Saigon hay gọi văn chương là thành phố Hồ hay Hồ thành cũng vậy. Ðúng là lịch sử lập lại cùng một tên.)
    Nghĩa là nhà Hán dùng Thủy binh mà đánh thủ đô Nam Việt là Phiên Ngung. Như vậy thành phố này xung quanh là có sông lớn bao quanh, điều này cũng chứng tỏ là Hai bà Trưng cũng có trận chiến kinh hồn đẫm máu trên sông nước. Bà thua nên nhảy xuống sông tự vận. Lật lại bản đồ nước trung Hoa thời đó hay hôm nay, hồ Ðộng Ðình là có đủ khả năng địch thủ dùng thủy quân mà đánh. Trở lại phần trên nhà Hán dùng 5 lộ quân, mà 4 lộ quân đều là thủy quân, nghĩa là họ dùng 4 đường sông nước mà chuyển quân. Sông phải lớn rộng hơn sông Hồng của Hà Nội nữa nên quân mới đủ chỗ chèo chống mà tiến quân. Bốn lộ thủy quân cùng về Phiên Ngung. Ðêm đó lửa cháy rần trời, thuyền đánh nhau bằng tên lửa, nỏ tên v.v... kéo dài đến khuya thì thành Phiên Ngung bị thất thủ. Tể tướng Lữ Gia liền phò vua Nam Việt Triệu kiến Ðức chạy trốn. Nhưng bị đạo quân bộ binh thứ năm đang rình sẵn của Phục Ba tướng quân bắt sống. Nhà Hán diệt nước Việt, chia nước Việt ra làm 9 quận. Ðồng thời nước Ðông Việt lợi dụng thời cơ tiếp tay nhà Hán mà đánh Nam Việt, thấy binh sĩ nhà Hán mệt mỏi thì vua nước Ðông Việt Dư Thiện định phản Hán mà chiếm luôn đất Nam Việt. Quân sĩ Hán sau một thời gia thua chạy, thì trong triều dình nước Ðông Việt có cách mạng lật đổ nhà vua mà thần phục nhà Hán. Hán Võ Ðế ra lệnh chiếm luôn nước Mân Việt. Như vậy vào năm niên hiệu Nguyên Phong (109 trước Tây Lịch) nhà Hán xóa sổ danh từ 3 nước, mà sử sách gọi là Tam Việt (Mân Việt, Ðông Việt, Nam Việt). Vua Võ Ðế ra lệnh lưu đày tất cả những thành phần trai tráng từ 16 đến 35 tuổi vào đất Giang Hoài. Rồi cho quân lính nhà Hán được quyền tự do lấy gái Việt, sanh con đẻ cái càng nhiều càng tốt. Phong tục, ngôn ngữ giao thiệp, thư từ công văn, mở trường dạy học do các thầy giáo từ nhà Hán gởi xuống.
    Một điều nên nhớ lại danh từ Nam Việt vẫn còn dược dùng cho đến đời vua Gia Long gần đây, vua Gia Long sau khi thống nhất sơn hà từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, thì vua xin nhà Thanh phong chức vương (thua chữ Hoàng Ðế một bực) tên nước là Nam Việt. Sau một thời gian dài suy nghĩ vua nhà Thanh hơi ớn chữ Nam Việt vì từ đó đến giờ dân xứ này (Nam Việt) đều dạy một bài học cho vua Tàu hết. Ðời vua nào cũng đều học bài học của dân nước Nam Việt. Suy nghĩ như vậy nên vua nhà Thanh cho sửa chữ Nam Việt thành Việt Nam.
    Từ đó đến giờ, từ vua Gia Long thì dân Việt mới sử dụng chữ Việt Nam. Trở lại trong giấy tờ nhà nước gởi đến vua Thanh Càn Long thời vua Tây Sơn Nguyễn Huệ, đều dùng chữ Nam Việt mà vua Thanh Càn Long không thấy có gì trở ngại, đồng ý cho xài chữ Nam Việt tiếp.
    Ngày hôm nay chúng ta thấy hai cụm từ Nam Việt và Việt Nam không có gì khó chịu phải không? Nhưng nếu rành về chữ Hán Nôm thì hai cụm từ này rất xa nhau một trời một vực.
    Danh từ riêng Nam Việt Vương nghe mạnh hơn nhiều nó có nghĩa là một Vì Vương ở phương Nam, còn phương Bắc thì thuộc vua khác, còn phương Nam phải là ta đây. Nghe như vậy có oai không? Nó có nghĩa là phương Trời nào cũng có một vị anh hùng đang chống gươm chờ bạn hiền đến chơi. Phương Bắc thuộc vua Tàu thắt tóc bím, chạy lạch xạch như con vịt Tàu vậy, còn phương Nam ta có voi đi rung rinh cả Trời Ðất không oai sao. Vua Tàu cưỡi ngựa xích thố chạy ngàn dặm nhanh như cơn lốc nhưng gặp voi của ta thì khớp vó, hất chủ té xuống đất cái đụi, rồi bị trói luôn. Voi trận cao gần bằng nhà hai tầng, tiếng hét của voi nghe rùng rợn lắm. Hiện giờ có nhiều người, kể luôn tác giả, vào sở thú chỉ nhìn voi chớ chưa dám ôm voi mà chụp hình, nó to con quá. Xứ Việt ta có voi rất nhiều, chỉ thua xứ Ai Lao Vạn Tượng mà thôi, nhưng chúng ta dạy được voi ra trận mà đánh giặc rất giỏi. Còn bên Ai Lao ông tổ dạy voi ra trận chính là Thượng tướng Phạm ngũ Lão. Tướng Phạm ngũ Lão dạy đàn voi cho vua Ai Lao đánh giặc, dạy voi nghe tiếng AiLao những chữ Ai Lao là quẹo trái, quẹo phãi, tiến lên, nhào tới... nhưng có một chữ Việt là tướng Phạm ngũ Lão không chịu dạy quân sĩ Ai Lao. Tiếng đó là QUỲ XUỐNG. Thành thử ngày kia Phạm ngũ Lão về nước, rồi ngày kia quân sĩ Ai Lao xua quân tiến đánh nước Việt, thế mạnh như chẻ tre, khi Thượng tướng Phạm ngũ Laõ ra trận, ông chỉ hét một tiếng trước ngàn voi Vạn Tượng hai chữ QUỲ XUỐNG thì ngàn voi lật đật quỳ xuống hết, hất cả chủ lẫn thợ nài voi xuống đất cái ịch, quân ta tà tà tiến lên trói cả chủ lẫn thợ lại. Thế là xong. Trở lại tiếp phần trên, danh từ Nam Việt nghe oai hơn, còn danh từ Việt Nam do vua nhà Thanh phong cho nghe yếu đi một chút, nó có nghĩa là người Việt ở phương Nam. Chính vua Gia Long xin Hoàng đế nhà Thanh sắc phong cho chữ Nam Việt, Hoàng Ðế nhà Thanh không thuận, mà ban cho chữ ngược lại là ViệtNam.
    Bảo đảm là vua Gia Long bực mình lắm, nhưng làm gì hơn khi mình xin xỏ người ta mà?
    Phần câu chuyện Lửa cháy Thành Phiên Ngung thì lịch sử ta không nhắc đến, nhưng trong tuồng cải lương tại Saigon thì có nhắc đến. Cho dù các vua Tàu đều không trọng dân mình, họ xem mình như phiên di ngoại quốc, văn hóa còn thua kém họ, hàng năm phải triều cống họ. Nhưng người Việt chúng ta có một loại Gen DNA là sắc đẹp. Gene DNA này khắp nơi trên thế giới, cùng lịch sử trên thế giới cũng công nhận. Ðó là Tây Thi gái nước Việt mà. Thử nhìn một cô gái Việt thướt tha trong tà áo dài trước gió Xuân hay gió Thu, đẹp hơn người con gái Tàu yểu diệu trong tà áo Sườn Xám đưa hai cái giò ra làm chi vậy?
    Sagant Phan
  6. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Người mình vốn lấy tên có chữ VIỆT làm tên nước, nguyên là từ cái tên VIỆT THƯỜNG tương truyền là từ thời HÙNG VƯƠNG mà ra.
    Thời Triệu là NAM VIỆT. Thời Đinh là ĐẠI CỒ VIỆT. Thời Lý, Trần, Lê là ĐẠI VIỆT. Thời Nguyễn thì là VIỆT NAM, tồn tại cho đến hôm nay.
    Ngày nay, cái danh từ VIỆT NAM có từ thời Nguyễn là nói đến một quốc gia nhỏ bé ở cực nam Trung Hoa, là một quốc gia chậm tiến. Nó có tên tiếng Anh hiện tại là VIETNAM.
    Tôi cũng thích tên NAM VIỆT (nghĩa là nước VIỆT ở phương NAM/hoặc là nước ở phía NAM vùng VIỆT) có lịch sử oai hùng và lâu đời hơn so với cái tên VIỆT NAM.
    Hơn nữa, cái tên NAM VIỆT còn có nghĩa nước NAM VIỆT thời vua Triệu là bao gồm cả vùng Lĩnh Nam, nằm ở phía Nam nước Việt ở Cối Kê thời Câu Tiễn, cũng là ở phía Nam các nước Việt anh em khác như là Âu Việt, Mân Việt.
    Cái tên là rất quan trọng. Tôi từng có ý dùng từ tiếng Anh là SOUTH VIỆTđể chỉ về quốc gia VIỆT NAM/NAM VIỆT. Nó cũng giống như là SOUTH AFRICA để chỉ quốc gia NAM PHI vậy. Mọi người thấy có được không?
    Được chauphihwangza sửa chữa / chuyển vào 17:20 ngày 19/10/2006
  7. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Người mình vốn lấy tên có chữ VIỆT làm tên nước, nguyên là từ cái tên VIỆT THƯỜNG tương truyền là từ thời HÙNG VƯƠNG mà ra.
    Thời Triệu là NAM VIỆT. Thời Đinh là ĐẠI CỒ VIỆT. Thời Lý, Trần, Lê là ĐẠI VIỆT. Thời Nguyễn thì là VIỆT NAM, tồn tại cho đến hôm nay.
    Ngày nay, cái danh từ VIỆT NAM có từ thời Nguyễn là nói đến một quốc gia nhỏ bé ở cực nam Trung Hoa, là một quốc gia chậm tiến. Nó có tên tiếng Anh hiện tại là VIETNAM.
    Tôi cũng thích tên NAM VIỆT (nghĩa là nước VIỆT ở phương NAM/hoặc là nước ở phía NAM vùng VIỆT) có lịch sử oai hùng và lâu đời hơn so với cái tên VIỆT NAM.
    Hơn nữa, cái tên NAM VIỆT còn có nghĩa nước NAM VIỆT thời vua Triệu là bao gồm cả vùng Lĩnh Nam, nằm ở phía Nam nước Việt ở Cối Kê thời Câu Tiễn, cũng là ở phía Nam các nước Việt anh em khác như là Âu Việt, Mân Việt.
    Cái tên là rất quan trọng. Tôi từng có ý dùng từ tiếng Anh là SOUTH VIỆTđể chỉ về quốc gia VIỆT NAM/NAM VIỆT. Nó cũng giống như là SOUTH AFRICA để chỉ quốc gia NAM PHI vậy. Mọi người thấy có được không?
    [/QUOTE]
    Nam Việt là Nam Việt, chứ South Việt thì không nên. Bản thân tên này đã rất gần gũi với chúng ta (Nước Nam, Trời Nam, Người Nam...)
    Khi đó tham gia các đại hội QT đoàn của chúng ta sẽ không phải xuất hiện ở nhóm sau cùng... đỡ mỏi chân
  8. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0

    Việt Nam là quốc hiệu từ thời nhà Nguyễn, nó vốn là nhà Thanh phong cho, chứ thực ra vua Nguyễn Gia Long lúc đầu có ý đặt tên là Nam Việt kia đấy. Bất đắc gĩ mới nhận. Vua Nguyễn Minh Mạng sau này lại cải lại thành Đại Nam.
    À tôi xin đính chính lại về chữ SOUTH VIỆT, lúc đó tôi lỡ tay, ý tôi viết là SOUTH VIET.
  9. hung178

    hung178 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2003
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    0
    Gia long được vua nhà Thanh phòng làm Việt Nam quốc vương chứ không phải vương.
    Ngày trước học lịch sử thấy sách dạy rằng việc đức Gia Long đặt tên nước là Việt Nam thể hiện việc quỵ luỵ nhà Thanh.
    Nhiều "học giả" còn sỉ vả ngài vì việc này.
    Nhưng sét cho cùng chức Việt Nam quốc vương vẫn oai chán so với chức An Nam quốc vương mà các vị hoàng đế đất Việt vẫn nhận từ phương bắc, đấy là những lúc êm thấm, chứ không so với Giao Chỉ quận vương, tiết độ sứ, vua Mạc và các vua, chúa đầu đời Lê Trung Hưng, chúa Trịnh chỉ được phong chức nhỏ tí tương ứng tri phủ bên Tầu thì phải.
    Quang Trung là được phong và dùng chữ An Nam quốc vương nhá.
  10. explorer

    explorer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/06/2001
    Bài viết:
    391
    Đã được thích:
    0
    Trên VCTV7 đang chiếu Hán võ đế, tập vừa rồi có nói đến hán võ đế quyết định đem quân đánh Mân Việt để giúp Đông Âu , trong phim dịch lời các quần thần tấu rằng nên đánh Mân việt vì Đông âu là nước nhỏ, Hán là nước lớn, đông âu là nước có quan hệ giao hảo với nhà hán nên cần giúp Đông âu đánh Mân Việt. Hán võ đế sai quan khâm sai đến vùng cối kê để điều động binh vùng ấy , bắt thái thú nơi ấy xuất binh, lúc bấy giờ vùng đất cối kê được coi là nơi biên ải xa xôi hẻo lánh của nhà Hán.
    Điều đó cũng góp phần minh chứng vùng lưỡng quảng thời xưa không hề thuộc Hán.
    Chuyện này trùng với nội dung fromantoan vừa post cách đây không lâu
    Được explorer sửa chữa / chuyển vào 21:26 ngày 19/10/2006

Chia sẻ trang này