1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lại chuyện trọng lượng , trọng lực và cái sai của BBC .

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Le_Viet_Ha_new, 27/04/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Lại chuyện trọng lượng , trọng lực và cái sai của BBC .

    BBC mới có một bản tin và VN Express dịch lại

    Hai thuật ngữ "trọng lượng" và "trọng lực" xem ra không chỉ học sinh phổ thông VN gặp khó khăn mà ngay cả nước ngoài cũng nhiều người gặp khó khăn trong việc phân biệt.

    ( Sách GK vật lý VN lớp 10 trước đây và thậm chí sách cải cách ngày nay định nghĩa rất mơ hồ về trọng lượng , sách cải cách của bậc đại học là chính xác nhất )

    Bản tin tại đây :
    http://www9.ttvnol.com/forum/baochi/692260/trang-37.ttvn
  2. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    Nhiều lúc tin trong VN Express dịch ko chuẩn đâu. Bác đừng tin nó hoàn toan
    hết chuyện bi giờ ngồi chọc đểu
    Được The_Dark_Ranger sửa chữa / chuyển vào 17:42 ngày 28/04/2007
  3. josephvn12

    josephvn12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Vnexpress không sai, BBC càng không sai!
    Kiến thức của bạn đã cũ rồi, bồi dưỡng thêm đi!
  4. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Rất hân hạnh nếu được biết chỗ "cũ" và "sai"
    Bạn có thể qua đường link kia phân tích và chúng ta cùng trao đổi thêm hoặc ngay tại link này .
    Thực tế ở Anh - Mỹ cụm từ "Zero gravity " có nghĩa ( dân dã ) tương đương "Weightless" tức "không trọng lượng" . Nhưng cách dùng dân dã theo thói quen của người Anh như vậy là sai với khoa học. Các nhà khoa học Anh - Mỹ có sự phân biệt rạch ròi giữa 2 cụm từ này như đã nêu trên.
    Do đó các phóng viên cần chú ý trong các bài viết mang tính phổ thông dân dã : khi lỡ gặp một bài báo tiếng Anh dùng "Zero gravity " thì chúng ta buộc phải dịch là "không trọng lượng" chứ đừng dịch là "không trọng lực" như VNE đã phạm phải.
    Khi viết các bài viết khoa học và các bài viết phổ thông. Từ ngữ luôn là một sự đắn đo đối với người viết vì nếu không sẽ phạm sai lầm .
    Đầu tiên phải xác định viết trong môi trường nào và nghĩa thực của nó ra sao .
    Lấy thí dụ các bài viết phổ thông Anh Mỹ chúng ta có thể viết :
    "Trọng lượng anh ta là 400 pounds"
    Ở VN có thể viết :
    "Trọng lượng anh ta là 50kg"
    Nhưng các bài viết mang tính khoa học thì không được phép . Bắt buộc phải viết trọng lượng anh ta là 500 N. Khối lượng anh ta là 50 kg.
    Do đó tùy ngữ cảnh , khung cảnh và đối tượng , người viết báo lẫn người viết bài mang tính khoa học phải cân nhắc để dịch sao cho đúng và chính xác .
    Có một vấn đề là hiện nay ở VN , đến 60% học sinh phổ thông không phân biệt nổi trọng lượng và trọng lực. Số còn lại thì hiều sự khác nhau nhưng giải thích một cách rất lơ mơ. Không tin các bạn thử khảo sát một lớp 12 mà xem .
  5. nguulang9x

    nguulang9x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Ùh! Mình cũng thấy trên mấy hộp bánh ghi trọng lượng với đơn vị là Kg.Thấy cũng rất mắc cười.
    Và mình thấy "không trọng lượng" thì đúng hơn đơn giản là vì N=P-ma nếu cho N là trọng lượng thì wá đúng khi rớt,đứng trên mặt đất,hay bay lên.Còn việc dùng từ" không trọng lực "thì thấy hơi sao sao vì nếu thế thì mấy người nhảy lầu không thể chết đơn giản là vị họ không bị trái đất kéo xuống.Nhưng khi ngoài không gian nơi mà chúng ta công nhận là không chịu sự hấp dẫn của các hành tinh,thì có lẻ các tử đó đều có thể sử dụng như nhau vì rõ ràng lực hấp dẩn lúc đó bằng 0 Newton, và trọng lượng N cũng bằng 0 Newton.(P=0,a=0) .Do mới học 11 nếu có gì sai xin thỉnh giáo
  6. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Nhận xét của bạn chính xác.
    Cảm giác "nặng" "nhẹ" mà chúng ta cảm nhận được chính là nhờ trọng lượng ( Weight) , còn trọng lực ( Gravity ) chỉ là nguyên nhân.
    Chả cần phải leo lên máy bay bổ nhào như Hawking ,khi chúng ta chui vào một cái ống chân không và rơi tự do là chúng ta đang ở trạng thái không trọng lượng ( trọng lực làm ta rơi xuống )
    Khi chúng ta đứng trên mặt sàn , mặt sàn tác động vào ta phản lực N nên chúng ta cảm giác được sức nặng.
    Tháo cái sàn đó ra ta rơi tiếp xuống mặt đất thì lại trở về trạng thái không trọng lượng , nhưng dĩ nhiên trường trọng lực vẫn bao quanh ta và tác động vào ta một lực G=mg.
    Rơi tự do trong không khí có thể xem như gần ở trạng thái không trọng lượng, sức cản của không khí đập vào thân thể khiến ta có cảm giác chút ít về sức "nặng"
  7. nguulang9x

    nguulang9x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Mình vẫn thắc mắc tại sao chúng ta lại mất trọng lực biết rằng toán học chứng minh được .Cũng giống như nhiều người vẫn hoài nghi việc Stephen Hawking chứng minh là chúng ta không thể quay về quá khứ bằng toán học vậy.
    Được nguulang9x sửa chữa / chuyển vào 17:10 ngày 29/04/2007
  8. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Chính lực G là nguyên nhân tạo nên gia tốc bạn ạ ( chứ không phải gia tốc tạo nên lực G ) , chỉ có điều khi rơi thì chúng ta ....không trọng lượng vì không có phản lực nào tác động vào ta !
    Chỉ khi nào làm cái "bịch" xuống mặt đất và nằm ổn định thì trọng lượng sẽ xuất hiện ngay.
    W( trọng lượng ) =G( trọng lực ) =N( phản lực ) =mg ( giá trị tuyệt đối )
    Chỉ cần chú ý là quá trình rơi và quá trình nằm trên mặt đất , trọng lực G luôn tồn tại , chỉ có trọng lượng W là lúc không lúc có .
    Được le_viet_ha_new sửa chữa / chuyển vào 17:17 ngày 29/04/2007
  9. nguulang9x

    nguulang9x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Theo bạn nghĩ trọng lượng đây là phản lực,hay lực căng dây? Thế thì trên mặt phẳng nghiêng .N >< P (N là phản lực) ,mà P là trọng lực = trọng lượng(W) .Àh !vậy là lúc đó trọng lượng không phải là =P =mg nữa mà là W=mgSina.
  10. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Trọng lượng W là phản lực hay lực căng dây thì phải xét tùy hệ : vật trên sàn hay bị treo lên móc .
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này