1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lại chuyện trọng lượng , trọng lực và cái sai của BBC .

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Le_Viet_Ha_new, 27/04/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
  2. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bác về cái ý này.
    Khi vật rơi. Chúng chịu tác dụng của lực cản của không khí và lực hấp dẫn hay chúng ta gọi là trọng lực. Nếu vật quá nặng thì chúng sẽ rơi xuống lúc này trọng lực thắng lực cản k^2. Theo em thì bao giờ trọng lực cũng thắng lực cản k^2.
    Em nói có gì sai mong các bác góp ý
  3. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    Cái này theo em là lực quán tính li tâm. Nhưng nó chỉ là lực ảo do con người thêm vào trong hệ quy chiếu quán tính thôi. Còn hệ phi quán tính thì nó ko có nghĩa
    Được The_Dark_Ranger sửa chữa / chuyển vào 12:13 ngày 30/04/2007
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ui cái này ngày xưa có cãi nhau với VLV rồi, cứ tưởng chỉ có báo chí Việt Nam sai thôi chứ ai dè BBC cũng sai . Àh BBC Việt ngữ thì cũng là Việt Nam ta cả mà .
    Thực chất có nhiều cái sai đã trở nên phổ biến đến mức chằng còn ai biết mình nói sai cả vì ai cũng sai hết .
    Ví dụ bên thiên văn sao bắc cực rất hay bị gọi là sao bắc đẩu kể cả một nhà vật lý thiên văn như Nguyễn Quang Riệu cũng gọi như vậy
  5. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    Phải nói bác cũng gan thật. Mấy ông ý biết anh em ngày lễ ngồi đây nói xấu mấy ông ý thì thể nào cũng ăn đòn
  6. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Tôi sẽ trình bày rõ hơn một chút quan điểm về các lực tác dụng khi rơi.
    Một bạn nói các lực tác động khi rơi bằng 0 mà tại sao ta có gia tốc? Tôi có thể nói như thế này: Lực hút làm ta rơi, nếu ta ở trạng thái tĩnh (không rơi) thì ta chịu lực hút đó tác động, còn khi đang ở trạng thái rơi , tạm thời lực hút bị cân bằng, nó bị chính chuyển động rơi làm triệt tiêu.

    Đầu tiên ta phải thống nhất rằng lực hút của TĐ có tác dụng khá rộng, tới trạm ISS là khoảng 400km gia tốc trọng truờng vẫn còn tới trên 8m/s2. Như vậy ở khoảng bay của máy bay coi như gia tốc trọng trường =constant và = 9.8m/s2
    Tiếp đó, một khi ta chịu lực hút, hay gia tốc g tác động, ta luôn cảm thấy một lực hướng xuống trái đất với điều kiện ta không chuyển động có gia tốc (vì chuyển động có gia tốc sẽ góp phần tạo thêm các lực khác ngoài lực hút). Chỉ có điều lực hút diễn ra thường xuyên và luôn luôn nên đôi khi ta ''quên'' nó đi, nếu ta đang phải đu tay trên xà hay trèo cây trèo cối thì mới cảm thấy nó rõ rệt.
    Bây giờ nói đến các lực tác động do sự chuyển động lên cơ thể ta . Đây không phải lực hút. Nếu ta đang ở trong một hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc, ta luôn chịu một lực ngược lại với hướng của vec tơ quán tính của hệ quy chiếu. Ví dụ
    Trong thang máy, khi bắt đầu chuyển động lên, ta thấy lực này ấn ta xuống sàn, ngược lại, khi thang đang chuyển động lên mà dừng lại, ta thấy người như hơi bị nhấc lên. Trong ví dụ ô tô ở trên, ta không nhìn ra ngoài đường, khi xe tăng tốc, rõ ràng ta bị lực hút về phía ghế sau (ngược hướng đi của xe) và khi xe phanh gấp, ta lại bị dồn về phía trước, vẫn ngược với hướng gia tốc.
    Các bạn có thể nghĩ ra hàng trăm ví dụ về lực tác động trong các hệ chuyển động như vậy.
    Quay lại câu chuyện tạo tình trạng không TL bằng cách bổ nhào máy bay, các bạn ghép 2 ý trên lại thì đương nhiên giải thích được hiện tượng: Lực hút của TĐ luôn hiện hữu và hướng xuống dưới, lực do máy bay chuyển động rơi lại hướng ngược lại và bằng nhau về giá trị.
    Tình trạng KTL khi máy bay bổ nhào là giống với thực tế nhất (trên quỹ đạo) tuy nhiên nó chỉ diễn ra có mấy chục giây và sau đó khi máy bay bay lên để lấy độ cao, hành khách lúc này lại chịu một trọng lực lớn hơn lực hút của TĐ.
    Tôi cũng có biết các phi hành gia khi tập luyện tình trạng KTL, họ phải xuống một cái bể có lực đẩy Acsimet bằng với trọng lượng , nó chỉ tạo cảm giác giống với tình trạng KTL thôi. Vì lực đẩy của nước chỉ tác dụng vào bề mặt bên ngoài cơ thể, trong khi lực hút của TĐ thì tác dụng tới mọi tế bào. Tuy nhiên thí nghiệm này rẻ hơn nhiều so với thí nghiệm máy bay bổ nhào lên người ta vẫn áp dụng.
    Các phân tích trên chỉ là quan điểm của riêng tôi để giải thích một số hiện tượng chuyển động và tôi cảm thấy khá hữu hiệu. Nó cũng kô phải do tôi nghĩ ra mà đọc được trong một số sách. Đành rằng sách đã có, nhưng cảm nhận của mỗi người mỗi khác. Môn vật lý nói chung luôn gây tranh luận nên các bạn thấy ko đồng ý điểm nào thì xin cứ góp ý tự nhiên.
  7. nguulang9x

    nguulang9x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Sau này ghi dài cắt bài vụn ra nha.Nhìn là thấy mún xỉu ùi chứ nói chi đọc.
  8. nguulang9x

    nguulang9x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Mà bạn noí lực bị triệt tiêu thấy sao sao ấy.Đơn giản là vì F=ma và Xích ma F=0 <=> khối tâm vật không rời khỏi điểm đó.
    Còn nếu mà bạn cho rằng lúc rơi xuống có lực gì cân bằng thì nó là gì.Đừng lấy con người làm ví dụ nữa.Mà lấy ví dụ là vật đi.Chẳng hạn thí nghiệm của Newton với cái lông ngõng và hình như hòn bi?Ý nmình muốn noí là cho nó rơi trong chân không lí tưởng để chúng ta bỏ đi cái lực cản không khí đi.
    Được nguulang9x sửa chữa / chuyển vào 15:09 ngày 30/04/2007
  9. thogiao

    thogiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    - Theo giới chuyên gia trong lĩnh vực Vật Lý: Môi trường chính là tác nhân ảnh hưởng đến lực hấp dẫn. Vì môi trường gây ra ma sát, cản, lực đẩy..v.v....
    - Khi trong chân không, có nghĩa là môi trường nơi đó gần như không có vật chất, hoặc có nhưng rất ít không gây ảnh hưởng nhiều đến ma sát.
    - Nên khi xét về mặt lực hấp dẫn và tổng hợp lực, ta chỉ có thể xét khi có điều kiện môi trường. Khi không có môi trường ta không dùng tổng hợp lực mà khi đó nó chỉ có F = GMm / R2 (Chính xác hơn là dùng tích phân 3 lớp).
    - Tại sao rơi bên trong một chiếc máy bay đang rơi gọi là trạng thái Không trọng lượng? Vì người hoặc vật bên trong máy bay sẽ không bị tác động bởi lực ma sát, cản...v.v..... Mà chỉ có chiếc máy bay là bị tác động (bên ngòai lớp vỏ bị ma sát).
    - VD: Lấy 1 miếng giấy và 1 viên bi bỏ vào chiếc bình, đậy nắp thật kín. Thả rơi chiếc bình, quan sát sẽ thấy viên bi và miếng giấy rơi đều nhau. Nhưng nếu thả rơi miếng giấy và viên bi ra ngòai không khí, viên bi sẽ rơi nhanh hơn.
    - Trạng thái không trọng lượng, tức là không có P hay P = 0. Nhưng vẫn có lực hấp dẫn xảy ra. Tức là P = 0 nhưng F = GMm / R2. Vào lúc này, P không bằng F. Đây là một điều trớ trêu trong Vật Lý khi P = F = mg = GMm / R2.
    - Vậy đáng lẽ trạng thái không trọng lượng cũng sẽ không có lực hấp dẫn vì P = 0 => F = 0. Nhưng trong thực tế phải có lực hấp dẫn xảy ra mới có điều kiện không trọng lượng (thí nghiệm rơi của Newton và rơi trong máy bay mà Hawking vừa trải qua).
    - Trong một giả thuyết rất thực tế khác nói về môi trường. Khi chúng ta vào môi trường nước, chúng ta trở nên nhẹ hơn khó có thể cân được khối lượng của chúng ta trong môi trường nước. Tức là do lực đẩy của nước mạnh nên làm chúng ta giảm khối lượng trong môi trường nước (ngòai không khí khối lượng vẫn không thay đổi). Vì tổng hợp lực.
    - Kết luận theo tính logic, tùy vào môi trường mà xét tổng hợp lực, và cũng tùy vào môi trường mà khối lượng con người sẽ lớn hoặc nhỏ. VD: F = P + Fđẩy. Lực đẩy là tác nhân gây nên việc vật giảm khối lượng. Khi trong môi trường chân không, lực đẩy không còn, F = P vậy khối lượng của con người và của vật khi đó sẽ nhẹ hơn hay nặng hơn?
    - Câu trả lời theo lý thuyết Vật Lý thì khối lượng của con người và của vật sẽ không thay đổi. F = P = m g => m = P / g.
    - Tuy nhiên có một sự thật, đến nay vẫn chưa ai đo được P của một vật khi Trái Đất mất đi Khí Quyển, mà chỉ tính được P của vật trong điều kiện một căn phòng rút chân không.
    - Có một câu hỏi như vầy: Một con cá đang bơi trong nước, làm sao có thể cân được khối lượng của nó khi không được bắt nó ra ngòai không khí?
    - Câu trả lời rất dễ, ai có thể trả lời?
    Được thogiao sửa chữa / chuyển vào 18:14 ngày 30/04/2007
  10. thogiao

    thogiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    F = mg (gọi là trọng lực)
    P = mg ( gọi là trọng lượng)
    m = P /g (gọi là khối lượng)
    - Nói tóm lại F và P là 1 và cái gì mà tích với g được gọi là trọng, Hay nói khác đi, khi nói đến đại lượng nào mà có trọng thì chắc chắn đại đa số sẽ có tích với g . Khái niệm lực hay lượng la do phiên dịch ra tiếng Việt để dễ phân biệt giữa F và P. Chung quy lại nó vẫn chỉ là m.g
    - Cái chén, hay cái bát cũng chỉ nói về một vật nhỏ hơn cái tô.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này