1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lại chuyện trọng lượng , trọng lực và cái sai của BBC .

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Le_Viet_Ha_new, 27/04/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thogiao

    thogiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%8Dng_l%C6%B0%E1%BB%A3ng_bi%E1%BB%83u_ki%E1%BA%BFn
  2. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Kể cũng khó hình dung. Thôi , tưởng tượng chút nhé. Cái cân lò so ta cân được là phải dựa vào lực hút của TĐ. Nếu bạn cầm cái cân đó, cân một vật nặng 1kg khi đang đứng dưới mặt đất, kết quả là 1kg. Đó là trọng lực tác dụng vào vật và kéo căng dây lò so tới mức cân bằng. Nếu đang ở trạng thái máy bay bổ nhào (không TL), bạn cũng cân với cùng cái cân và vật cân đó, chắc chắn cân sẽ chỉ zero. Đó chính là vì các lực tác động lên vật cân so với hệ quy chiếu chuyển động đã bị triệt tiêu.
    Bạn có thể làm thí nghiệm này khi đứng trong thang máy và cân một vật bất kỳ bằng cân lò so. Khi thang tăng tốc lên phía trên, chỉ số cân sẽ tăng, và ngược lại khi thang bắt đầu đi xuống dưới. Các thang máy chất lượng cao được thiết kế sao cho sự phát sinh lực này đồng đều và nhỏ nhất để người đi đỡ bị khó chịu.
  3. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0

    Đúng, xích ma F=0 khối tâm không dời khỏi điểm đó. Tôi đồng ý. Nhưng điểm đó nằm trên một hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc. Vậy Trong không gian cái máy bay, mọi thứ đứng yên so với máy bay, nhưng so với mặt đất, chúng đang rơi.
    Một ví dụ nữa. Một giọt nước khi ở dưói đất, nó sẽ có dạng của vật chứa hay loang ra trên mặt sàn, đó là do tác dụng của trọng lực. Nếu giọt nước đang ở trạng thái rơi, bỏ qua ảnh hưởng của không khí, nó sẽ có dạng hình cầu (như ở trên tầu con thoi). Đó là bởi vì các lực tác động lên các phàn tử nước của giọt nước bị triệt tiêu (so với hệ quy chiếu là chính giọt nước đang rơi)
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi nghĩ "trọng lực" hay "trọng lượng" đều hợp lý cả. "Trọng lực" dùng trong trường hợp chủ quan người nói. Ví dụ "Tôi đang trong tình trạng không trọng lực" (G=0). Hoặc khách quan ta nói họ trong trạng thái không trọng lượng (vì họ đang lơ lửng ). Thực ra thì máy bay bổ nhào chỉ mô phỏng tình trạng nay, tạo cho con người có cái cảm giác không trọng lực. Theo nguyên lý tương đương của Anh-tanh thì gia tốc và quán tính là tương đương (không chứng minh được cũng không phản bác được), do đó bạn không thể phân biệt được là mình đang rơi (có trọng lực)hay đang lơ lửng trong không gian vũ trụ(không trọng lực). Khoang của máy bay đóng kín cũng tương đương với 1 chiếc thang máy hoặc khoang tàu vũ trụ.
    Câu nói của Anh-tanh "hấp dẫn chỉ là 1 cảm giác"
    Được Tran_Thang sửa chữa / chuyển vào 20:24 ngày 30/04/2007
  5. thogiao

    thogiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    - Chung quy lại: rất dễ bị tẩu hỏa nhập ma khi cố phân biệt giữa F và P:
    - Phân biệt giữa gia tốc chuyển động agia tốc trọng trường g (gia tốc rơi) cũng có phần hơi phức tạp.
    - Mấu chốt vấn đề vẫn chỉ la do phiên dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, và khoa học ngày càng tiến bộ thì ngữ nghĩa phải rõ ràng để tránh hiểu lầm. Chính vì những hiểu lầm này đã dẫn đến những khái niệm mà chính người đã viết ra nó còn không thể giải thích được nên những người đi sau phải có trách nhiệm định nghĩa rõ hơn. Càng nhiều định nghĩa thì vấn đề càng thêm phức tạp. mặc dù công thức tính thì rất là đơn giản và biểu hiện qua dấu =.
    - Công thức được biểu diễn qua dấu = nhưng không được hiểu là nó bằng nhau. Mà nó chỉ là tương đương nhau. Vì cái này = 0 nhưng cái kia thì vẫn không thay đổi. Không có gì là tuyệt đối nên: Trạng thái không trọng luợng = 0 nhưng lực hút vẫn có và F = mg = GMm / R2. Đôi khi lại sử dụng P = F = mg = GMm/ R2
    - Dựa theo định nghĩa trên thì ta thấy rõ rằng: Mặc dù P = 0 nhưng Lực hấp dẫn vẫn không thay đổi. Và có thể hiểu Trọng lực chính là lực hút Trái Đất hay lực hấp dẫn. Điều này chính là sự phân biệt rạch ròi giữa trọng lựơng và trọng lực khi chúng có cùng giá trị là m.g
    - Dù thế nào đi nữa thì F = P = mKg/s2 = N (Newton)
    [​IMG]
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Không phải "có phần hơi phức tạp" mà là không thể.. Nếu bạn phân biệt được thì thuyết tương đối rộng... sụp đổ.
    Gia tốc chuyển động = quán tính.
    Gia tốc trọng trường = hấp dẫn.
  7. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng cho rằng lực hấp dẫn và lực gây ra do hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc khác nhau về bản chất, nhưng xét về thể hiện thì giữa 2 lực này có nhiều điểm chung:
    1. Cả 2 lực đều tác dụng vào mọi phần tử của khối vật chất, miễn là khối lượng các phần tử đó khác không. Điều này khác với các lực nén ép hay lực đấy Acsimet.
    2.Cả hai lực trên đều tăng tỷ lệ thuận với khối lượng của vật được khảo sát.
    3. Cả gia tốc của hệ chuyển động và gia tốc trọng trường (lực hấp dẫn) đều có cùng đơn vị = đơn vị gia tốc m/s^2.
    3 điểm trên chỉ là thể hiện ra bên ngoài, có thể sử dụng để giải một số vấn đề liên quan. Còn bản của lực hấp dẫn thì tôi chưa dám bàn. Các bạn trên diễn đàn vật lý cũng thảo luận về vấn đề này nhiều rồi.
    Được haidelft sửa chữa / chuyển vào 21:11 ngày 30/04/2007
  8. thogiao

    thogiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    - Đứng trên phương diện cá nhân theo như VLV nói:
    ****ndish dùng định luật 2 Newton để nói đến sự liên kết giữa P và F: Trọng lực chẳng qua là lực hấp dẫn giữa Trái Đất tác động lên vật. P = F = m.g = GMm / R2.
    - Nay khi mổ xẻ đến vấn đề không trọng lượng hay không trọng lực, nó vạch ra cho ta một vấn đề khó có thể trả lời chính xác:
    Tại sao không trọng lượng mà lực hấp dẫn vẫn còn khi P = F = m.g = GMm / R2.
    - Vậy thì có nên hay không nhắc đến vấn đề mà VLV bấy lâu nay vẫn làm ồn ào trên Box Vật Lý này đó chính là "liệu có tồn tại lực hấp dẫn không".?
    - Cũng nhắc lại khái niệm khi ****ndish tìm hằng số hấp dẫn G bởi P = F =m.g = GMm / R2. Tại sao Newton là người đưa ra lực hấp dẫn nhưng không tính được hằng số hấp dẫn G?
    - Newton phát biểu: Giữa hai vật sẽ tồn tại một lực hấp dẫn tỷ lệ thuận với tích 2 khối lượng và tỷ lệ nghịch với bình phương khỏan cách giữa chúng:
    F = GMm / (r+h)2
    - Đặt giả sử khi phát biểu Newton không có phát biểu đến G. Nhưng khi Newton cân bằng thứ nguyên, Newton nhận thấy sự sai lệch về thứ nguyên, nên có thể Newton đã tiên đóan về một hằng số hấp dẫn sẽ tồn tại và Newton không thể tính ra được nó.
    - Đặt P = m.g có đơn vị là mKg/s2 (N: Newton). Nhưng F = Mm/(r+h)2 cũng có đơn vị là N (Newton). Phải chăng từ đây Newton và ****ndish liên tưởng đến P = F.
    - Vậy thì F = Mm/ (r+h)2 thứ nguyên là Kg2/m2 để đưa nó về dạng mkg/s2 chỉ có một điều kiện duy nhất là tồn tại 1 giá trị. Mà nó liên quan đến hấp dẫn nên đặt nó là 1 hằng số hấp dẫn.
    - Sự ra đời của hằng số hấp dẫn G chỉ là để cân bằng thứ nguyên cho công thức Vạn Vật Hấp Dẫn.
    - Vậy từ đâu chúng ta có thêm khái niệm Trọng Lượng Biểu Kiến?
    - Có lẽ nó xuất phát từ việc chúng ta rơi từ trên cao xuống trong một cái giỏ bị đứt dây (giống như thang máy, vì ngày xưa không có thang máy), cho đến rơi máy bay, và bay ra vũ trụ?
    - Vậy nếu xét trên phương diện cơ học Newton theo thời hiện đại, Newton không đúng hòan tòan. Mà Newton chỉ đúng với những hệ quả mà lý thuyết của ông ta mang lại.
    - Dựa theo định luật 2 của Newton: xét thả rơi một vật với độ cao h (dưới 1Km), h quá nhỏ nên bỏ qua h khi đó chỉ còn R (bán kính Trái Đất). Khi thả rơi vật như vậy ****ndish đã lập luận : Trọng lực chẳng qua là lực hấp dẫn Trái Đất tác động lên vật và có giá trị P = F = mg = GMm/ (r+h)2. Vì h quá nhỏ nên P = F = GMm/ R2
    - Đôi khi dùng Pđôi khi dùng F. vậy tai sao không dùng hẳn F = m.g = GMm/R2
    - Đến khi lực hướng tâm lại dùng tiếp F ht = Fhd = m.a = GMm / R2
    =>F hd = GMm/ R2 = P = m.g = Fht = m.a
    => a = g
    Vì là chuyển động rơi từ trên cao xuống nên g có khái niệm là gia tốc rơi tự do, được gây ra bởi lực hút Trái Đất nên nó còn được gọi là gia tốc trọng trường.?
    - Khi không có trọng lượng P = 0 thì Fhd và Fht sẽ bằng 0?
    - Trên trạm ISS các phi hành gia cũng trong môi trường gọi là không trọng lượng. Nhưng lại có trọng lực vì trọng lực chính là lực hấp dẫn và vẫn có lực hướng tâm, vì lực hướng tâm là tác nhân giữ cho ISS quay quanh quỹ đạo.
    - Giữa m = 0 và g = 0 thì khi nào gọi là không trọng lượng và không trọng lực?
    - Dù m =0 (không xác định được m) hay g = 0. Thì mối liên hệ giữa lực hấp dẫn và lực hướng tâm vẫn chịu sự thay đổi bởi m và g (gia tốc).
    - Ai sẽ là người chứng minh thật rõ khái niệm không trọng lượng nhưng vẫn tồn tại trọng lực (lực hấp dẫn) P = F = m.g = 0 = GMm/R2. Hay Ftl = Fhd = m.g = GMm/ R2?
    - Lực hấp dẫn vẫn tồn tại để m.g= 0 gây ra hiện tượng không trọng lượng?
    - Vậy thì khoa học cần phải định nghĩa lại thế nào là không trọng lượng hay không trọng lực (theo tiếng Việt). Nói khác đi thế nào là m.g = 0?
    Được thogiao sửa chữa / chuyển vào 22:37 ngày 30/04/2007
  9. thogiao

    thogiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    - Trong không khí con người có cân nặng dựa theo cân lò xo (lực kế) về khối lượng m = A
    - Khi vào môi trường nước,con người nổi, không thể cân được khối lượng m của con người bằng cân lò xo (lực kế). Khi đó có thể đưa khái niệm m = 0 (không xác định được khối lượng A>0) => Không trọng lượng mặc dù trên phương diện tính tóan vẫn có gia tốc trọng trường g hướng xuống và gia tốc g lực đẩy hướng lên.
    - Khi con người đứng trên một cái cân bên trong 1 thang máy, khi thang máy đứng yên cân chỉ giá trị m = B. Đứt dây, thang rơi tự do, cân chỉ giá trị m = 0. Có thể xem đây là hiện tượng gây ra không trọng lượng vì m = 0 => P = 0?
    - Khi con người rơi từ một độ cao h bất kỳ. khi đó vẫn được xem là rơi tự do nhưng khi đó m của con người được xác định như thế nào? m khi đó vẫn là giá trị khi đứng trên bàn cân vì có m mới gây ra lực hấp dẫn giữa M Trái Đất và m vật.
    - Vấn đề nằm ở chổ, tại sao khi rơi bên ngòai không khí m không thay đổi. Còn khi rơi trong thang máy m sẽ thay đổi?
    - Khi một người có khối lượng m'' = B đứng yên trong thang máy. Tổng khối lượng của con người lẫn thang máy m = C. Chính m với khối lượng Trái Đất gây ra một lực hấp dẫn khiến cho m rơi tự do. Nhưng khi m rơi tự do. m sẽ thay đổi một giá trị là:
    m = C - B. Vì khi đó B là không trọng lượng.
    - Tại sao khi rơi tự do chỉ có m'' = B là thay đổi để trở thành không trọng lượng?
    - Vậy khi con người rơi tự do tất cả các tế bào, nội tạng..v.v.... Bên trong cơ thể của con người sẽ rơi vào trạng thái không trọng lượng! Khi đó khối lượng con người có thay đổi như Tháng Máy không?
    - Vấn đề thực tế nữa: Khi rơi, con người và vật bất kỳ có chung một trạng thái rơi: Phần nào nặng hơn sẽ quay ngược xuống dưới. Vậy thì khái niệm lực hấp dẫn tác động lên từng chất điểm mang những khối lượng cực nhỏ có trong vật hay lực hấp dẫn tác động theo từng vùng trên vật?
    - Khái niệm khi rơi tự do là không trọng lượng gây ra bởi m = 0 hay g = 0.?
    - P hay F = m.g . Có m vật mới rơi gây ra một gia tốc g có giá trị là 10 m/s2. Hay vật m chỉ rơi bởi một gia tốc g có trước đó?
    - Trong chân không có thể trả lời: Vật m chỉ rơi bởi một gia tốc g có trước đó.
    - Nhưng trong một môi trường nào đó. Có m mới gây ra một gia tốc rơi g. Nếu D vật nhẹ hơn D môi trường sẽ không tính được gia tốc rơi g.
    - Mặt khác trong môi trường một vật đang tự quay quanh trục. Gia tốc rơi tự do g còn bị ảnh hưởng bởi vĩ tuyến của vật đó.
    - Nếu có gì sai, mọi người cùng nhau thảo luận.
    Được thogiao sửa chữa / chuyển vào 23:43 ngày 30/04/2007
  10. nguulang9x

    nguulang9x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Vậy đi nha,chúng ta vẫn giữ quan niệm cũ.Chúng ta đaang bàn trong cơ học cổ điển.
    Khi rơi tự do :
    +m=m nghĩ không thể =0
    (Dù cơ học hiện đại cũng thế thôi huống hồ nó còn tăng lên đằng khác)
    + P=0
    (Khi làm bài chúng ta hay nhớ tới chữ P này khác 0 chúng ta đổi lại thành chữ ở dưới cho dễ)
    + F hd =GmM/r^2 =mg
    và thêm cái này là khi đó biểu thức giữa P và Fhd không còn quan hệ nhau nữa.Bài viết của bach khoa toàn thư cũng hình như né nói vấn đề này mặc dù họ đã đưa ra P=F sau đó cho P=0 và F khác 0 hay là họ muốn nói là Fhd=Fli tâm nên nó ,khác 0
    .Việc không dính liếu này cũng dễ chấp nhận thôi.Cũng giống như bên toán chúng ta phải tránh né nhiều con đường để giải một bài giới hạn,hay tìm nghiệm x1 khi biết P=x1x2 và x2 =0 (Viét) ..... và nhiều tyhứ nữa
    Nói chung nghĩ thế cho khỏe cái đầu


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này