1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lại chuyện trọng lượng , trọng lực và cái sai của BBC .

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Le_Viet_Ha_new, 27/04/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguulang9x

    nguulang9x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Xóa dùm cái bài viết này nha
    Được nguulang9x sửa chữa / chuyển vào 17:03 ngày 01/05/2007
  2. khongcoviecgikho

    khongcoviecgikho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Chết cười, được mấy ngày nghỉ ngơi vào đây lại thấy chú Thogiao VLV này trình diễn sự đần độn. Vẫn chưa phân biệt nổi m, P ....và vẫn chưa hiểu bản chất cái cân lò xo à.
    Sự đần độn nhất lên đến đỉnh cáo khi chú viết :
    " - Khi con người rơi từ một độ cao h bất kỳ. khi đó vẫn được xem là rơi tự do nhưng khi đó m của con người được xác định như thế nào? m khi đó vẫn là giá trị khi đứng trên bàn cân vì có m mới gây ra lực hấp dẫn giữa M Trái Đất và m vật."
    Chú VLV thogiao à, chú dốt thì chú phải học lại cơ bản hộ anh, vào đây cắt dán lung tung, chữ nghĩa thì lòe loet to đùng như muốt hét vào mặt người khác, vừa mất thời gian người khác vừa loãng chủ đề, chú tốt nhất nên biến đi cho nước nó trong.
    Cái bài điện chú đã bới đần chưa ?
    vài lời góp vui, dạo này anh ko có nhiều thì giờ chăm sóc chú.
  3. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    xin thưa tôi chả lạ gì mấy đồng chí viết bài cho mục khoa học của VNE
    nói luôn 1 câu: chỉ bioết ngồi dsịch, không biết chữ nào về vật lý là cái chắc
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Vấn đề mà chúng ta đang bàn là phân biệt "trọng lực" và "trọng lượng". Để mô tả 1 quá trình vật lý bạn nên nhìn vấn đề từ 2 góc độ. Góc độ của chính vật thể ấy và góc độ của 1 quan sát viên. Ta cũng nên bàn thêm về câu nói của Anh-tanh "hấp dẫn là 1 thứ cảm giác".
    Về mặt hình thức:
    Mọi chuyển động đều tương đối. Làm thế nào bạn nhận biết rằng bạn đang chuyển động ?
    Nếu bạn là "người trong cuộc" thì tôi nghĩ có các cách sau :
    1. Nhận thức bằng mắt. Ví dụ bạn có thể nhìn quang cảnh xung quanh khi bạn đang trên thang máy.
    2. Bằng xúc giác. Nếu người ta bịt mắt bạn thì bạn có thể ...đưa ngón tay qua khe thang máy. Cọ sát giữa ngón tay bạn và vách tường sẽ giúp bạn nhận biết bạn có chuyển động không.
    3. Do phản xạ. Cơ thể bạn đã quen với trọng lực. Gia tốc của thang máy khi bắt đầu chuyển động hoặc khi ngừng sẽ gia-giảm trọng lực này.
    4.Nếu người ta lại trói cả chân tay bạn thì bạn cũng có thể nhận biết bạn đang chuyển động bằng cách...tưởng tượng. Tiếng động của motơ, tiếng rung của thang máy....
    5. Hơi khôi hài. Đó chính là ...cảm xúc của bạn. Như khi bạn ngồi bên người đẹp.
    Nếu bạn là 1 quan sát viên như trong trường hợp nhà báo đang quan sát S. Hawking qua camera.
    1.Khi máy bay chúc xuống và bắt đầu chuyển động đều, Hawking rời khỏi ghế. Ta nói ông ta mất trọng lượng (chắc chắn hơn ta nên đặt 1 chiếc cân trên ghế của ông ta. Ta sẽ thấy trọng lượng ông ta giảm dần đến không).
    2. Nếu đột nhiên máy bay ....biến mất. Quan sát viên sẽ la lên, S. Hawking đang rơi như 1 quả bom !
    Ấy là ta nói về hình thức và cảm nhận của bạn qua các giác quan.
    Về mặt bản chất :
    Trong thang máy hay trong máy bay ta đều chịu hai lực tác dụng. Trọng lực không đổi và lực quán tính do gia tốc chuyển động. Theo thuyết tương đối rộng thì 2 lực này là tương đương và bản chất của chúng theo quan điểm này đều là lực quán tính.
  5. leduyone

    leduyone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Theo SGK lớp 10 phân ban mới thì định nghĩa đơn giản thế này:
    - Trọng lực là lực của TĐ tác dụng vào 1 vật, là 1 trường hợp riêng của lực hấp dẫn. Ký hiệu P (vectơ)
    - Trọng lượng là độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật. Ký hiệu P (không vectơ), đo bằng lực kế

    Vậy theo SGK Lý 10 trọng lượng bằng 0 thì trọng lực thế nào?
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Như trên tớ đã trình bày. Trọng lực về mặt hình thức chỉ là cảm giác của bạn. Cơ thể của bạn đã quen với trọng lực. Nó kéo chúng ta về tâm quả đất. Nếu đột nhiên bạn mất phương hướng, không biết tựa vào đâu. Bạn sẽ nói "Tôi mất trọng lực!". Do nó tính chất của cảm giác nên ta cũng có thể ...đánh lừa cảm giác.
    Nếu bạn thoát khỏi trọng lực của quả đất bạn sẽ chịu tác dụng trọng lực của mặt trời.....
  7. thogiao

    thogiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    - Vật Lý là bộ môn khoa học, trả lời và chứng minh cho tự nhiên bằng những giá trị và đại lượng. Nay bạn nói bằng cảm giác e sẽ khó tính tóan được sai số. Điều này dẫn đến một hệ quả, làm việc gì cũng sai. Vì chính giác quan lừa dối ta nên => cảm giác sẽ sai.
    - Đôi khi làm việc căn thẳng, hoặc bạn đang bị hôn mê, mặt dù bạn đang đứng, đang nằm trên mặt đất nhưng bạn lại có cảm giác như mình đang rơi xuống một vực sâu, một cảm giác lơ lửng. Như vậy có thể nói cảm giác không thể nào được xét trên phương diện Vật Lý.
    - Mặc khác, chính vì có những người bị rơi vào trạng thái như thế và có cảm giác như mình đang bị lơ lửng, họ mới đưa ra được khái niệm không trọng lượng. Và người đưa ra trạng thái đầu tiên đó được gọi là nhà khoa học. Nhưng có thể chính ông ta cũng không thể giải thích, và chứng minh được trên phương diện đại lượng Vật Lý.
    - Chúng ta thử xới tung lên hết các tài liệu, các đề tài nghiên cứu, các sách bách khoa...v.v..... Xem nơi đâu có định nghĩa về trạng thái không trọng lượng (phi trọng lượng, vô trọng lượng) là gì? Nó được biểu diễn bằng công thức gì? Phương trình chuyển động..v.v...?
    - Khi nào được gọi là m.g = 0?
  8. thogiao

    thogiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    - À, còn bài tóan cân khối lượng con cá đang bơi trong nước cuả tôi thế nào rồi, sao không thấy ai trả lời hết vậy? Nó cũng liên quan đến không trọng lượng đấy.
  9. nguulang9x

    nguulang9x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Vậy đi nha,chúng ta vẫn giữ quan niệm cũ.Chúng ta đaang bàn trong cơ học cổ điển.
    Khi rơi tự do :
    +m=m nghĩ không thể =0
    (Dù cơ học hiện đại cũng thế thôi huống hồ nó còn tăng lên đằng khác)
    + P=0
    (Khi làm bài chúng ta hay nhớ tới chữ P này khác 0 chúng ta đổi lại thành chữ ở dưới cho dễ)
    + F hd =GmM/r^2 =mg
    và thêm cái này là khi đó biểu thức giữa P và Fhd không còn quan hệ nhau nữa.Bài viết của bach khoa toàn thư cũng hình như né nói vấn đề này mặc dù họ đã đưa ra P=F sau đó cho P=0 và F khác 0 hay là họ muốn nói là Fhd=Fli tâm nên nó ,khác 0
    .Việc không dính liếu này cũng dễ chấp nhận thôi.Cũng giống như bên toán chúng ta phải tránh né nhiều con đường để giải một bài giới hạn,hay tìm nghiệm x1 khi biết P=x1x2 và x2 =0 (Viét) ..... và nhiều tyhứ nữa
    Nói chung nghĩ thế cho khỏe cái đầu

    Mình tìm mãi không thấy bài cân cá .Nghe thú vị đấy.
    Được nguulang9x sửa chữa / chuyển vào 17:04 ngày 01/05/2007
  10. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ "trọng lực" hay "trọng lượng" đều hợp lý cả. "Trọng lực" dùng trong trường hợp chủ quan người nói. Ví dụ "Tôi đang trong tình trạng không trọng lực" (G=0). Hoặc khách quan ta nói họ trong trạng thái không trọng lượng (vì họ đang lơ lửng). Thực ra thì máy bay bổ nhào chỉ mô phỏng tình trạng nay, tạo cho con người có cái cảm giác không trọng lực. Theo nguyên lý tương đương của Anh-tanh thì gia tốc và quán tính là tương đương (không chứng minh được cũng không phản bác được), do đó bạn không thể phân biệt được là mình đang rơi (có trọng lực)hay đang lơ lửng trong không gian vũ trụ(không trọng lực). Khoang của máy bay đóng kín cũng tương đương với 1 chiếc thang máy hoặc khoang tàu vũ trụ.
    Vàng 01: phải nói không trọng lượng, nếu nói không trọng lực nghĩa là vật đó không có khối lượng (m). m=0 -> G=0 -> P=0. Nếu không có m thì trái đất lấy gì mà hấp dẫn để có G, có P?
    Khối lượng: đại lượng Vật lý đặc trưng cho mức quán tính của vật.
    Quán tính: đại lượng đặc trưng cho việc cản trở sự thay đổi vận tốc của vật.
    Theo định nghĩa này thì một hòn đá đơn độc trong vũ trụ nó cũng có khối lượng, điều này hiện nay mọi người vẫn đang còn tranh cãi.
    Khối lượng là một số loại hạt nào đó tập trung thành một vật, VD: 01 hộp kẹo, 01 hộp bi sắt...
    01 hộp kẹo nhẹ hơn 01 hộp bi sắt.
    01 hộp kẹo ở chân núi nặng hơn 01 hộp kẹo đỉnh núi.
    01 hộp kẹo ở trái đất nặng hợn 01 hộp kẹo như nó trên mặt trăng
    nhưng
    01 hộp kẹo vẫn có 50 cái kẹo.
    01 hộp bi sắt vẫn có 50 viên bi sắt.
    nghĩa là khối lượng chúng không đổi, trong mỗi viên kẹo hay mỗi bi sắt đó có bao nhiêu "hạt con" thì vẫn thế. Tất nhiên hạt con của kẹo khác và hạt con của bi sắt khác!
    Vàng 02: trong ví dụ thang máy là thang và người đơn độc trong vũ trụ, thang đang tiến với gia tốc a= g, còn đây rõ ràng là hấp dẫn của trái đất.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này