1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lại chuyện trọng lượng , trọng lực và cái sai của BBC .

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Le_Viet_Ha_new, 27/04/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Sao các cậu (và cả các bác nữa) lại kém tưởng tượng đến thế. Định nghĩa của SGK Việt Nam chúng ta là hoàn logic. Nếu vật có trọng lượng thì nó phải có trọng lực tác dụng. Còn nếu vật có trọng lực tác dụng thì cũng hoàn toàn có trọng lượng. Chỉ có điều ta làm sao nhận biết tức làm sao cân đong nó. Muốn cân đong nó thì còn tùy nó chịu tác dụng trọng lực của vật nào (cũng là hệ qui chiếu)
    Bất kỳ vật nào xung quanh chúng ta đều chịu khoảng 3 loại trọng lực sau :
    -Trọng lực A : Của trái đất. Chiếc cân của bạn phải đặt trên qmặt đất.
    - Trọng lực B : của mặt trăng. Cân của bạn phải để trên mặt trăng.
    - Trọng lực G :của mặt trời. Cân của bạn phải đặt trên ...mặt trời.
    Khoa hoc kỹ thuật hoàn thiện để sao ta không còn có thể nhận biết hay cân đong (như cân đong ông SHawking đang lơ lửng vậy)
    @Thongay : Ngay cả trên trạm không gian như ISS nhà du hành vẫn chịu tác đụng của các loại trọng lực trên Chính vẫn là trọng lực A, gia tốc g và lực ly tâm của trạm, gia tốc a. Tổng hợp 2 vectơ này (nên nhớ lực luôn là 1 vectơ ) thì nhà du hành sẽ luôn bay tại 1 ví trí tiếp tuyến cách xa trái đất 200 km.
  2. thogiao

    thogiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    - Theo tôi thấy thì ngay chính Le_Viet_Ha là người mở ra topic này. Le_Viet_Ha cũng đã bàn rất nhiều về vấn đề trọng lượng hay trọng lực.
    - Nay Le_Viet_Ha lại nói: Học sinh ở Pháp và ở Đức hiểu rất rõ về khái niệm này. Nó rất đơn giản, đơn giản đến mức độ không cần phải đưa ra hình vẽ đâu Le_Viet_Ha.
    - Để tôi giải thích thử xem thế nào là trọng lượng dựa theo wikipedia nhé.
    W = N
    Trọng lượng theo độ lớn sẽ bằng với phản lực sàn: W = l - N l
    Trọng lượng = - Phản lực sàn.
    Mà F = m.a
    Tổng hợp lực F xét khi vật đứng yên gồm có:
    F = P + N (Tổng lực = trọng lực + Phản lực)
    => m.a = m.g + N
    => N = m.a - m.g
    => N = m . (a-g)
    Trong đó Trọng lượng: W = - N
    => W = - m. (a-g)
    Khi vật đứng yên không chuyển động => không có gia tốc a, nói khác đi là gia tốc a = 0
    => W = - m.(-g)
    => W = m.g
    - Từ đây ta có Trọng Lượng có cùng đơn vị và thứ nguyên với trọng lực. Chúng không bằng nhau mà chỉ là tương đương nhau vì: m.g khác m.(a-g)
    - Không trọng lực là g=0
    - Không trọng lượng là a-g = 0. Điều này có nghĩa khi vật chuyển động với một gia tốc a tương đương với gia tốc trọng trường, sẽ sinh ra hiện tượng không trọng lượng.
    - Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với khi vật rơi tự do, không hẳn đúng với vật khi chuyển động theo phương nằm ngang.
    Le_Viet_Ha thấy thế nào? Giải thích có cần phải đến hình học không hay chỉ cần phân tích công thức?
    - Chính Le_Viet_Ha qua rất nhiều bài còn chưa thể giải thích được chi tiết để phân biệt giữa trọng lực và trọng lượng thì đừng nên dùng câu nói có phần ngạo mạn: "bạn nên học từng bước cơ bản trước khi muốn viết về cái gì to lớn hơn để khỏi mất thì giờ và làm rối topic"
    - Theo tôi đó chính là định nghĩa chính xác nhất thế nào là trọng lượng và thế nào là không trọng lượng!. Từ nay sách giáo khoa Việt Nam cũng nên phân biệt khi nào thì trọng lực khi nào thì trọng lượng vì chúng nó có cùng mkg/s2 cả đấy. Và bộ giáo dục cũng cần phải viết rõ ra ngay cả trình độ đại học. Chứ nếu không thì các em nhỏ hỏi hòai mà người lớn đã học đại học cũng không biết đường giải thích. Lũ nhỏ sẽ thế này này -->> thối cả đầu.
    Được thogiao sửa chữa / chuyển vào 20:09 ngày 02/05/2007
  3. thogiao

    thogiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    - Chấm dứt vấn đề này ở đây được chưa? Hay còn ai muốn gân cổ lên cải nữa?
    - Nhiều khi ngồi ngẫm nghĩ về câu nói: Bộ óc con người như một căn phòng trống. Người khôn đặt vào đó những gì họ cần, còn người ngu đặt vào những gì họ có (khoe của). Có phần cũng đúng, có phần cũng sai, mà đúng nhiều hơn là sai
  4. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    tất nhiên là không vì khi đó không có điểm tựa cho xà đơn
    Thế nghĩa là cái xà đơn và ta rất nhẹ (không trọng lượng) gió không thổi bay ta đi vì còn có trọng lưc?
    Một nhà du hành ngoài không gian vũ trụ (không trọng lượng) khi đẩy 01 viên bi sắt thì lực đẩy có lớn hơn khi đẩy 01 viên bi nhựa không?
    Không trọng lực là: g=0 => G=m.0 = 0 mkg/s2
    g là gia tốc rơi tự do của một vật trên trái đất, khi vật không trọng lực (G=0 -> m=0) thì g chẳng có ý nghĩa gì vì vật đâu có tồn tại mà rơi?
    Vậy rơi như thế nào để xuất hiện W = m.(g-a)
    Không chắc lắm nhưng thả một viên đạn rơi tự do (ban đầu v=0), khác với bắn nó ra từ một nòng súng.
    Mình nghĩ trọng lựơng là trọng lực đã được cân bằng với lực quán tính của nó.
    Cái này thì ngày xưa đến Newton cũng đã toát mồ hôi khi mọi người hỏi: khi f=GMm/r2 thì tại sao một viên bi sắt và một viên bi gỗ lại rơi xuống đất cùng một lúc khi thả chúng ở cùng một độ cao?
    m1 khối lượng bi sắt, m2 khối lượng bi gỗ, m1>m2 -> f1>f2
    NT trả lời: do khối lượng câng bằng với mức quán tính của vật. Nghĩa là trái đất hút nó một lực lớn chừng nào quán tính giữ nó lại chừng ấy.
    Đúng là như bạn nói: vậy tại sao nó lại rơi? Quán tính (sức ì) ko phải là một lực, nó là một tính chất, vô hướng. Nó luôn có xu hướng cản lại sự thay đổi vận tốc của vật. Nó chỉ xuất hiện khi có lực tác dụng vào vật. Khi khối lượng m=0 thì nó cũng bằng không (=0). Quán tính luôn có kể cả khi vật đang rơi tự do, bạn muốn đẩy nó rơi với a>g thì quán tính của vật cũng cản lại lực của bạn, nó luôn có xu hướng giữ vật ở vận tốc hiện tại vật đang có. Tôi đang cố gắng thống nhất cái này vào trong chỉ một sự giải thích mà nghe đang bị: tẩu hoả...
    Điều đó lí giải cho hiện tượng nhẹ đòn gánh của mấy chị bán buôn.
    Nhẹ đi là do lúc đó vai không nâng (tức thì). Sau đó lại nặng hơn bình thường.
  5. thogiao

    thogiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    - Phần giải thích bên trên của Haidelft là một giải thích sai hòan tòan.
    - Không hề có một lực nào hướng ngược lại cả Haidelft à. Mà nó sẽ như thế này này.
    - Theo Newton: Trái Đất hấp dẫn một vật bằng chính khối lượng của vật đó với khối lượng trái đất. Trong điều kiện chân không (không có ma sát, không có cản). Mọi vật có khối lượng bất kỳ rơi đều như nhau và có g = 10 mkg/s2.
    - Khi đứng trong thang máy, chân tác động lên sàn gây ra một phản lực N.
    - Khi thang máy đứng im: Ta có trọng lượng là W = m.g (gia tốc a =0)
    - Khi thang máy đi xuống gây ra một gia tốc a. Khi đó trọng lượng của chúng ta từ:
    W = m.g chuyển thành W = m.(g-a)
    - Khi đó W = m.(g-a) < W = m.g => Chúng ta có cảm giác nhẹ hơn vì trọng lượng giảm đi theo gia tốc chuyển động a.
    - Thang máy chuyển động càng nhanh a càng tăng thì cảm giác càng nhẹ đi vì W càng giảm.
    - Đến khi thang máy rơi với gia tốc a = g sẽ có cảm giác lơ lửng hòan tòan.
    - Nếu thang máy rơi có gia tốc a > g. Chúng ta sẽ đụng nóc thang máy.
    - Ngược lại nếu thang máy đi lên thì khi đó W = m. (g+a). Vận tốc lên càng lớn thì a càng lớn => W càng lớn. Cảm thấy càng nặng. Nếu lấy cân ra đo hay lực kế cũng sẽ như vậy thôi.
    - Đơn giản vậy thôi thế mà cứ ầm ỉ ì xèo cả lên.
    - Dám đến đây có người lại hỏi vì sao mà W = m.(g+a) lắm. Nếu thật vậy thì tôi cũng Pó tay.
    - @ Tran_thang đúng thật là đáng nhận lấy giải IG Nobel vì dùng cảm giác (lý tính) để chứng minh. Mặc dù dùng công thức tính chính xác và đơn giản hơn nhiều.
    - Nói chung là ngay từ bài kéo vật vào lỗ cho đến bài này thì rõ thấy khổ cái Box này như thế nào rồi. Và thật sự khi nghe VLV nói tôi cũng đáng ngờ không tin lắm. Vào đây mới biết và chứng kiến hết sự thật........ Khá phủ phàng cho trình độ của sinh viên Việt Nam.
  6. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    To VLV : Nói chung chịu khó học hỏi thêm vào, tập trích của người khác và tập tự suy nghĩ như thế sẽ khá dần thôi.
    Biết cậu còn trẻ nên tính tình còn non nớt lắm nên LVH khuyên thẳng thắn ( đừng để tự ái che mất sự thành tâm )
    Khuyên về đọc lại sách là câu nói cửa miệng của bất cứ giáo sư hay học sinh nào ở nền giáo dục nước ngoài, đây là câu nói dân chủ bậc nhất của nền giáo dục các nước tiên tiến.
    Ở các trường đại học Đức khi sinh viên hỏi mà giáo sư không trả lời ngay được , họ cũng nói : "để tôi về xem lại tài liệu"
    Khi họ không biết , họ trả lời ngay "không biết". "không thạo" và đề nghị sinh viên của mình nghiên cứu thêm về vấn đề ấy.
    Các bậc đồng môn cũng vậy, khuyên về xem lại sách là câu nói bình thường và đừng lấy thế làm tự ái, ở môi trường giáo dục như vậy họ tiến rất nhanh vì quan hệ thầy trò , trò - trò rất dân chủ và thẳng thắn.
    Ở VN có hiện tượng giấu dốt , ngại hỏi và giáo viên thì đạo mạo không dám bàn sâu về vấn đề ...lại cứ thích mình là giỏi nhất , bảo người khác "đừng gân cổ cãi nữa ..."
    Đó là thái độ vô cùng dở, có thể xem như là người VN xấu xí ...làm chậm sự phát triển chính họ và cộng đồng .
    Riêng VLV : hồi trước nhớ dạo cậu hỏi và tìm hiểu về lực quán tính thấy tính nết còn nhu mì nên LVH chỉ cho cặn kẽ, bây giờ cậu được học mỗi người một chút thì lại thay đổi tính tình và trở nên hỗn hào. Như thế không hay tí nào.
    Để một người nói người ta chưa thấy khách quan và công bằng cho cậu, nhưng để nhiều người nhăn mặt thì cậu phải xem lại chính mình.
    Chắc cậu bằng tuổi cô em út nhà mình.

    Được le_viet_ha_new sửa chữa / chuyển vào 23:03 ngày 02/05/2007
  7. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Em cũng có quan điểm giống bác. Ngày xưa cũng quý cậu VLV lắm cơ. Cũng nên trách một số " người lớn " đã không làm đúng vai trò.
  8. Mrboy1989

    Mrboy1989 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    các bac cãi nhau mãi vậy định nghĩa theo wiki có đúng không , ai có nguồn chính xác thì post lên để dẫn chứng chứ .
  9. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Chú đừng nói thế, người ta học từ sách, giả như sách có sai thì họ
    sai thì đó là điều bình thường, chú phải từ từ nói người ta hiểu.
    Sao lại báng nhau thế, người ta khổ thân lại không nhiệt tình vào
    dđ trao đổi nữa... Vả lại trong này còn có người này người khác.
    Nói đúng với công thức thì dđ đâu còn vui nữa, về mua sách đọc là
    xong. Ở đây người ta nói sai đi với công thức phần vì người ta chưa
    hiểu, phần vì người ta nghi ngờ, nghi ngờ đi chứng minh lòng vòng
    rồi lại thấy công thức đúng , phải thôi vì nó được xây dựng bởi
    bao nhiêu bộ óc trong những cái đầu hói.
    Người nào post từ hàng net thì cố đọc một chút trước khi post, còn
    người post ở nhà thì chụp sách cho anh em tham khảo. Bài trên anh đã
    cố nói nhẹ nhàng để chú đọc rồi hiểu mà chú không hiểu ý anh: Làm gì
    có g=0, g=9,8 m/s2 cơ mà, đó là một hằng số chứ? Sao lại bảo 9,8 = 0?
    Chỉ có m=0 thôi, vật không tồn tại. Và a=0 khi vật chuyển động thẳng
    đều (không thay đổi vận tốc) mà thôi.
    - Từ đây ta có Trọng Lượng có cùng đơn vị và thứ nguyên với trọng
    lực. Chúng không bằng nhau mà chỉ là tương đương nhau vì: m.g khác m.
    (a-g)
    - Không trọng lực là g=0
    - Không trọng lượng là a-g = 0. Điều này có nghĩa khi vật chuyển động
    với một gia tốc a tương đương với gia tốc trọng trường, sẽ sinh ra
    hiện tượng không trọng lượng.
  10. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Wiki là trang web mở ai vào làm gì cũng được, có sai có đúng và có thiếu sót .
    Định nghĩa hiện tại của Wiki về trọng lượng không sai nhưng là thiếu sót khi không xét đến hệ là dây treo ( lúc đó không có phản lực N mà chỉ có sức căng T )
    Sách giáo khoa vật lý ở các nước tiên tiến như châu Âu ngày nay đều định nghĩa :
    Trọng lượng là độ lớn của lực mà vật khối lượng m tác dụng lên giá đỡ (hoặc dây treo) không chuyển động tương đối so với vật nó là đại lượng vô hướng và có giá trị W = N ( N là phản lực hoặc lực căng dây do vật m tác động lên sàn hoặc dây treo )
    Đã nói đến định nghĩa thì chỉ cần viết thế là đủ.
    Cậu VLV không hiểu thế nào là định nghĩa thế nào là ví dụ nên đi lạc sang một ví dụ phân tích, ở nước ngoài đề ra sao thì yêu cầu làm đúng vậy, thừa hay thiếu ( dù đúng ) bị trừ điểm ngay vì các giáo sư coi như không hiểu vấn đề .
    Theo LVH được biết thì năm 2002 BGD được Viện khoa học giáo dục Pháp tài trợ cho một chương trình cải cách sách giáo khoa trong đó có vấn đề viết lại các sách khoa học theo hướng hiện đại ( tuyển tập Basic of Physics của David Halliday , Robert Resnick , Jearl Walker nằm trong chương trình này ) . Ngoài ra "Vật lý học đại cương" của Đại học quốc gia Hà Nội cũng cải cách theo hướng này - định nghĩa trọng lượng có thể sẽ được viết theo lối định nghĩa trên )
    Cuốn "The law of physics" của Simone & Root dùng làm sách giáo khoa ngoại khóa ở Đức cách nay cũng 8 năm, có nhiều ví dụ và phân tích rất sinh động mà nếu BGD VN dịch ra sẽ bổ ích nhiều cho học sinh sinh viên VN
    Những cuốn sách Vật lý ngoại văn - Việt văn kể trên giúp loại bỏ hẳn sự mơ hồ và lẫn lộn của rất nhiều thế hệ học sinh - sinh viên Việt Nam về một và nhiều khái niệm căn bản.

    Được le_viet_ha_new sửa chữa / chuyển vào 23:32 ngày 02/05/2007
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này