1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lại một câu chuyện ngày xưa

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi lehuynam, 22/02/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lehuynam

    lehuynam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2005
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    0
    Lại một câu chuyện ngày xưa

    LẠI MỘT CÂU CHUYỆN NGÀY XƯA ( Bài copy từ blog thầy Vied Bi )


    .



    Năm 79, tôi sống nội trú trong ký túc xá của MỸ THUẬT HUẾ. Dân Bắc lèo tèo có mấy thằng: Bộ đội phục viên, xuất ngũ 3, cha mẹ gốc Huế đi tập kết sinh con ngoài bắc rồi quay trở vao 2?còn lại la dân Miền Trung (Miền Trung ở đây được hiểu là từ Vĩnh Linh - Quảng Trị trở vào đến Quy Nhơn ?" Bình Định, cùng với các tỉnh Tây Nguyên: Đắc Lăk,, Gia Lai ?" Kontum?)



    Ngày đó Miền Trung cực kỳ đói khổ. Huế vốn nghèo, (dường như các con sóng dâng trào, với ào ạt cả đống những biến cố xoay vần xáo động vạn vật thế giới chung quanh đều quên không trườn phiến thân nóng bỏng, trần truồng, thô nháp sần sùi, khét lẹt ham hố và nhầy nhụa mồ hôi lên tấm thân khô kiệt đẫ nhuốm ?omàu thời gian? của Huế đang nghẹn ngào nằm đấy, giống như kết cục đau buồn của các cung tần mỹ nữ một triều đại phong kiến Việt nào đấy thưở xưa. Ngượng ngùng nằm lại lãnh cung, khi không còn nhận được ở Nhà Vua chút nào ân sủng?) và buồn não nề, làm người dân mảnh đất hiền lành Miền Trung này đành ngậm ngùi nhìn về quá khứ, tạm bằng lòng ôm lấy niềm kiêu hãnh hoài cổ về một Cố đô An Nam xưa?



    Thức ăn chính của chúng tôi là săn khô độn cơm ?" cơm một, sắn ba, thứ sắn được trồng ở tit vùng cao A Sao, A Lưới, được đào về lột vỏ thái lát trong những bàn tay đen sạm chai sần của đồng bào các dân tộc thiểu số Ca Tu, Vân Kiều. Được phơi khô trên những mảnh sân đất nện hay trên những bãi cỏ úa vàng ngay cạnh nhà sàn lác đác trong gầm gà, lợn, chó , trâu, được cho vào các bao tải ?odứa? thơm nồng mùi nước đái trẻ con mang đi nộp nghĩa vụ lương thực. Về sau, chất độn được thay thế bằng Bobo, một loại hạt giống hạt lúa mỳ không xát đi lớp vỏ lụa bên trong màu nâu nâu. Bát cơm ăn vào thấy no no, lúc sau bụng đã bắt đầu sôi òng ọc, khi phần nhân bên trong phân rã hết, chỉ còn lại một đống vỏ lổn nhổn (tồn tại khi chất dịch của dạ dày đã ?ongả mũ chào thua?) giống như ruột những chiếc gối làm bằng vỏ hạt đậu xanh các cu ta xưa thường hay làm để gối đầu ?ocho mát?. ( Tôi biết rất rõ vì đã bao lần tôi cúi nhìn xuống cái lỗ tròn nho nhỏ trong?nhà xí, cốt để xem xem thật kỹ hình hài ?ocái giốn gì? làm bụng mình cứ sôi lên òng ọc từ trưa?).



    Hoàng Đăng Nhuận là một Hoạ sĩ tự do, ngày ấy Nhuận cùng với Bửu Chỉ vốn là hai người bạn bán được nhiều tranh trong các cuộc triển lãm cá nhân trong nước. Có chút lưng vốn kha khá, sẵn cơn giận ?omụ vợ già lắm điều hay chuyện?, anh mở Café trong khuôn viên Liễu Quán( tài sản của Hội Liên hiệp Văn học nghê thuật Bình - Trị - Thiên ngày xưa. Đi qua cầu Mới Phú Xuân từ bờ Bắc sang Nam, quẹo trái một cái trên đường Lê Lợi, qua bùng binh là đến). Vốn yêu quý nhau vì cùng ngang ngạnh, cóc sợ nói thẳng, anh Nhuận rủ tôi sang chạy bàn café cho anh, đóng cửa quán xong thi dọn dẹp, lau rửa cốc chén rồi cùng đi ăn đêm, cần tiền thì nói anh đưa, ăn xong về lại Liễu Quán, trải hai cái chiếu rách ra đất nằm cà kê nói chuyện với nhau, thằng nào mệt ngủ cứ ngủ, thằng nào thức muốn nói cứ tha hồ thao thao bất tuyệt?



    Một tối, anh Nhuận đóng cửa Café Liễu Quán không bán hàng từ sớm. Lúc tôi sang trời đã sập tối, một ngọn đèn vàng leo lắt trong căn phòng mịt mờ khói thuốc lố nhố bóng người?



    Ngó quanh một lượt thấy đủ mặt ?oanh tài xứ Huế?, tôi ngạc nhiên chẳng hiểu vì sao. Kéo ghế cho mình yên vị ở một góc ngồi khiêm tốn trong góc quán, ngửng lên nhìn mới chợt giật mình vì trước mặt là một gương mặt gầy khắc khổ, với cặp kính dày gọng tối đã quá quen qua những tấm hình in trên các tờ báo văn nghệ cách mạng hàng tuần. Chợt nhớ mấy hôm trước Nhuận có một lần nói với giọng vui vẻ, về một nhóm bạn là nhạc sĩ, sẽ ?odu ca? ra Huế một ngày gần?



    Đấy là một gương mặt cả nước đều biết đến, những bài hát của anh từng làm giới trẻ miền Nam ngất ngây say trước ngày thống nhất, trong từng cơn ?otình sầu sỏi đá với mây trời?, từng làm giới trung niên ngậm ngùi ôn lại những kỷ niệm đầu ngày con tim mới thổn thức ?ocơn yêu?. Những bài hát của anh sau này còn vang lên trên môi con trẻ, trong cả những dịp kết nạp đội viên mới hay tiếp khách quốc tế hôm nay có bóng bay, có hoa và hoà bình hữu nghị. Những bài hát của anh ngày ấy cũng đã từng rung lên trên môi tôi, từng ngất ngây say trên đầu ngón tay ngọng nghiụ tôi, lan man lướt trên từng phím cũ cây đàn guitar rẻ tiền cũ kỹ.



    Anh và nhóm bạn nhạc sĩ du ca đủ mặt những người nổi tiếng gần như cả nước ai cũng biết ngồi kia, cũng gần gụi như bao người bạn khác, nhưng trong từng giác quan tôi cảm nhận được một cái gì đó không định hình và không bình thường đang rung lên trong không gian quanh con người ấy.



    Lúc ấy quán toàn đàn ông, toàn những kẻ coi minh là nhất, nhưng lạ kỳ là im lặng như tờ. Họ ngồi nghe như nuốt lấy những điều anh nói, họ cười theo từng tiếng anh cười, như một giàn hợp xướng có người lĩnh xướng. Tôi lẳng lặng ngồi chiêm ngưỡng anh, một con người nổi tiếng. Đến giờ phút ấy trong tôi, anh vẫn như một tấm gương, với sự thán phục thực sự tự đáy lòng, gần với sự ngưỡng mộ dành cho vị thánh...



    Không khí chợt như vỡ òa cùng với sự có mặt của hai cô Sinh viên Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội. Các bạn đi thực tế với áo l quần ka ki túi hộp, với duyên dáng hồn nhiên nhí nhảnh. Như một làn gío mát lạnh các bạn ùa vào. Các bạn mang vào cho Liễu Quán, sự ngỡ ngàng trước bao điều mới mẻ. Vì là nữ, lại trẻ trung, nên người ta ưu tiên nhường chỗ cho các bạn ngồi cạnh anh. Kể từ lúc ấy anh không còn là anh nữa...



    Con người với vẻ chan hòa dung dị đã biến mất lúc nào, anh trở nên hoạt ngôn, trêu chọc, chỉ trích cười đùa ầm ỉ. Trong từng khoảng nhỏ của trạng thái tinh thần, hào quang chung quanh anh chuyển dịch vùn vụt, giần giật ào ào từ xanh sang đỏ?



    Ánh mắt anh sáng lòe như chớp, tia nhìn anh lấn lướt đảo điên, lướt lên trượt xuống trên hai vòng số đo, nơi đó to ít hay nhiều là dấu hiệu biểu hiện ít hay nhiều nữ tính. Cục yết hầu ở cổ anh trồi lên trụt xuống, giọng nói anh biến dạng, mỗi âm tiết từ miệng anh phát ra đều như đã phải bơi qua bơ lại nhiều lần trong bể nước dãi nhầy nhầy. Ngực ưỡn, lưng thẳng, anh ngửng cao đầu, Anh nhìn xuống đám trẻ chúng tôi với cái nhìn của một Đức Chúa Trời ngó nhìn bầy cừu hạ giới. Với thái độ lạnh lùng phũ phàng, bằng một giọng chứa đầy nước bọt, anh đột ngột kết thúc câu chuyện, anh hối hả đuổi lũ trẻ chúng tôi về.



    Khi tôi chầm chậm đứng dậy, tia mắt đỏ rực của anh đốt cháy tôi với vẻ đe dọa và giận dữ không cần dấu giếm, khiến tôi dù cứng đầu cũng phải rung lên khắp châu thân. Lúc ấy anh chẳng còn là anh, người nghệ sĩ tài hoa thánh thiện đượm chất thiền được mọi người yêu mến... Anh chỉ còn là một Con Đực say mồi hồng hộc thở, háo hức trút bỏ nhanh đến mức tôi đa bộ da lốm đốm ngụy trang nặng nề hàng ngày vẫn gắng gượng khóac trên người.



    Tôi lủi thủi lê bước trên Phú Xuân cầu Mới, lòng tái tê nghĩ về sự đổ vỡ của một hình tượng mà tôi và cả đống bạn bè thường vẫn đem ra kể cho nhau nghe, những đêm nằm trên thềm đã vắt tay lên trán ngắm trăng vàng lướt dần qua mái ngói của Ngọ Môn vắng lặng xộc xệch những ngày đầu thống nhất. Tôi căm thù anh, ?oNgười viết nhạc Thiền? tài hoa, đã nhẫn tâm tước đi trong tâm hồn tôi một phần khối ngọc. Cả một tuần tôi không ngủ được.



    Tôi không ăn không uống, người gầy rọc đi trong cơn shock căng thẳng. Với mấy cái bút chì và tập giấy vẽ, tôi chui vào những góc sâu ẩm ướt đầy mùi mốc nhung nhúc *** giòi trong The Miếu hoang tàn. Một mình với trí tưởng tượng điên rồ, tôi vẽ như điên dại, trong tranh tôi luôn luôn có anh, với vẻ ham hố dải nhớt lòng thòng của Con Đực đầy cuồng say trong cơn điên nhục dục. Bạn bè lo cho tôi, Anh Sáng (thầy, mà cũng là bạn tôi) cố làm tôi tỉnh táo. Anh trách tôi đã quá đề cao vị thế của một con người. Anh nhắc tôi, người nghệ sĩ tài hoa ấy cũng giống tôi, giống anh chỉ là một con người, với chất ngất những thói hư tật xấu, đừng thần thánh hóa anh ta lên như thế. Anh nói tôi không được đổ lỗi cho người khác, lỗi là chính do tự bản thân tôi, với con mắt lệch lạc nhìn vạn vật qua lăng kính đục màu huyễn hoặc.



    Mãi rồi tôi cũng nguôi ngoai, nhưng trong thâm tâm tôi không bao giờ chấp nhận. Tôi bịt tai không nghe nhạc anh nữa. Mỗi lần ai đó trong buổi tụ tập nghêu ngao câu hat của anh, là tôi vội lủi nhanh ra chỗ khác. Nhưng ngày ấy, chỗ nào người ta không hát nhạc của anh? Tôi đành chấp nhận quen với ý nghĩ về một người tầm thường viết nhạc, nhưng lại mang trong đầu ca từ thiên bẩm của một vĩ nhân.



    Nói thì nói thế, nhưng cảm giác trong tôi khi nghĩ về anh không bao giờ còn được như trước nũa...



    Bẵng đi một thời gian rất lâu sau khi ra trường, một lần vào Sài Gòn tôi có gặp lại anh. Thật lạ là anh nhận ngay ra tôi., anh chạy ra chào tôi, hỏi han tôi ra chiều thân mật. Nhưng sâu thẳm trong đáy mắt anh nhìn tôi hôm ấy, không hiểu sao vẫn sàn sạn một vẻ gì gượng gạo không xác định được tên. Chắc có lẽ ánh mắt tôi nhìn anh năm ấy trên thềm Liễu Quán, một lúc nào còn đọng lại vấn vương sau vầng trán anh cao và rộng...



    Một ngày ở Hà Nội, ngồi sau xe máy ông "cọc chèo" già ngoa ngoắt, trên đường Trần Xuân Soạn, nghe ông ấy mắng một ông lão bảy mươi đi xe đạp lỡ tạt ngang đàu rồi lạng quang trước mũi xe suýt ngã:" Đi đứng thế à? Mấy tuổi rồi? Biết chữ chưa mà đi như thế?". Chẳng hiểu tại sao tim tôi chợt nhói lên xót xa khi nghĩ đến anh, và tâm hồn tôi chợt trở nên nhẹ nhõm! Tôi đã tự giải phóng được tôi ra khỏi đống xích xiềng chất ngất, với đầy thù hằn tôi tự dựng quanh mình. Tự nhủ lòng mình hãy sống khoan dung, hãy đặt mình đặt người vào đúng chỗ đứng cần phải đứng...



    Anh đã mất cách đây hơn năm, để lại tiếng đập nức nở trong tim ối người...










    Bài này, tôi copy lại từ blog........> thầy Vied Bi

    Bạn nào muốn đọc bản gốc đầy đủ hơn,

    hãy..... > vào ghé thăm blog của thầy Vied Bi tại đây
    http://blog.360.yahoo.com/blog-abl09f0ncqO0VXgfwYfLCym2dBbFEZ0-?cq=1&p=146
  2. Nguyet-ca

    Nguyet-ca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    2.646
    Đã được thích:
    0
    Blog entry đc viết vào năm 2006, trong đó viết "Anh đã mất cách đây hơn năm..".
    Tin hay không, không bàn đến. Vấn đề là người chứng kiến câu chuyện có vẻ đã tự huyễn hoặc mình về một sự hoàn hảo không bao giờ có ở con người.
  3. lehuynam

    lehuynam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2005
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    0
    Bác naỳu kinh nhỉ! Biết viết từ năm 2006 cơ à.Tuổi trẻ ai chả thế hả bác gái! Em lại thấy mấy bác trong box này thay tự huyễn hoặc về thần tượng đấy
  4. windblowup

    windblowup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Thực tế trong mỗi chúng ta đều luôn có phần CON và phần NGƯỜI song song. Nhưng cách chúng ta thể hiện phần nào ra và tuân theo những quy tắc ứng xử đạo đức như thế nào sẽ biểu hiện trình độ văn hoá- đẳng cấp của mỗi người. Đọc bài viết này, điều tôi cảm thấy ngay là một giọng văn rẻ tiền quen quen, giống như một số cây bút viết về đề tài *** theo lối thu hút sự tò mò của người đọc trong mấy năm bùng nổ văn học mạng vừa rồi. Mượn ý của Trang Hạ, tôi muốn nói với người viết bài này rằng, những lời văn viết ra, nếu ko mang trong mình một chữ TÂM đi cùng hơi thở thời đại, thì sẽ là rác thải của cuộc sống.
  5. YeuCaiDep

    YeuCaiDep Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/08/2004
    Bài viết:
    2.104
    Đã được thích:
    0
    Cuồng điên yêu thương ... chả phải là dục sao ?
    Thiền và dục ấy, nó có đối nghịch nhau thì mới đích thực người được. Chỉ có dục vọng thì là con thú mà chỉ thiền thôi thì là ông sư.
  6. ic_chinh

    ic_chinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2007
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    thứ nhất ...xin chia buồn vì thần tượng vĩ đại của ai đó đã sụp đổ , và đã mất
    thứ hai....có NGƯỜI đã nói ở đâu đó ...CHỨC PHẬN CỦA CON NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ VĨ ĐẠI , ANH HÙNG ..(.lượng thứ vì trí nhớ kém ).
    riêng tôi thì chăng sùng bái chi cả , có chăng chỉ đơn giản là YÊU và KÍNH TRỌNG MỘT AI ĐÓ .
    ...TỪ ĐÓ TÔI HẰNG BIẾNG VUI CHƠI .
    Được ic_chinh sửa chữa / chuyển vào 20:06 ngày 23/02/2007

Chia sẻ trang này