1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lại một "tác phẩm" RIP thứ 2 đoạt giải thưởng

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi dom_rocker, 24/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dom_rocker

    dom_rocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2003
    Bài viết:
    946
    Đã được thích:
    0
    Lại một "tác phẩm" RIP thứ 2 đoạt giải thưởng

    Các bạn hiền trong nghề hẳn không ai không biết vụ "Nụ hôn của gió" đã trắng trợn nhận giải thưởng như thế nào. Tiếp sau đây là vụ Rip tranh cực kỳ hoành tráng của sinh viên năm thứ 4 đại học Mỹ thuật Hà Nội. Bức tranh có được một chủ đề, một bố cục, một phong thái giống đến... y chang một bức tranh vẽ về những công nhân lao động của một Hoạ sỹ Liên Xô (cũ). Bức tranh được xếp giải Đồng tại triển lãm Mỹ thuật toàn quốc trước khi được một phóng viên phát hiện ra.
    Mọi người cùng cho ý kiến....
  2. need_jump

    need_jump Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Bài viết:
    331
    Đã được thích:
    0
    Tiêu cực từ nội bộ! Giám khảo toàn hoạ sĩ mà không nhận ra tranh Rip lại để cho ông nhà báo phát hiện ra! Khó hiểu quá
  3. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Mua báo TTVH số ra hôm nay mà đọc, ku này đã giả lại giải thưởng, và trong tờ giấy trình bày có nói xin lỗi là do đồng chí ý bị "ảnh hưởng sâu sắc" quá từ nguyên tác và "phong cách" của tác giả chứ không phải là ku ý ngồi cong lưng chép............ Em Dom cứ đi đổ tội RIP cho ku ý, oan thế...
  4. Meodaugau

    Meodaugau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    0
    "Đạo tranh" vẫn đoạt giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc?
    Đằng sau những giải thưởng mỹ thuật toàn quốc 2005, có không ít ý kiến cho rằng một số tác phẩm không xứng đáng vì chất lượng nghệ thuật kém, thậm chí có tác giả sao chép tranh của hoạ sĩ nước ngoài...
    [​IMG]
    Tác phẩm "Bình minh trên công trường" của Lương Văn Trung

    Tác phẩm "Đội lao động" của Cuznhexov

    Tiếp xúc với hoạ sĩ M, anh bức xúc: "Triển lãm mỹ thuật toàn quốc là nơi "phô" ra "bộ mặt" của cả nền mỹ thuật VN đương đại. Vậy mà không hiểu sao vẫn lọt vào được những tác phẩm yếu kém, thậm chí là "đạo tranh" của người khác mà hội đồng nghệ thuật không hay biết...".
    Trong số những tác phẩm đoạt giải, tác phẩm "Bình minh trên công trường" của Lương Văn Trung đoạt Huy chương đồng giống hệt với tác phẩm Brigada (Đội lao động) của hoạ sĩ Nga M.C.Ombưs - Cuznhexov sáng tác năm 1981.
    Tác phẩm "Tan ca" của hoạ sĩ Nguyễn Quốc Huy đoạt HCV tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2005, thì cách đây chưa lâu đã tham gia và nhận giải thưởng Philip Morris (5.000USD) với một cái tên khác: "Đường giải phóng"...
    Ở đây, rõ ràng có một tác phẩm nghệ thuật giống hệt một tác phẩm đã từng "trình làng" trước đó của một hoạ sĩ khá nổi tiếng chứ không phải loại "vô danh tiểu tốt", một tác phẩm thì "thâm canh" theo kiểu "một buồng chuối bán nhiều lần"... Vấn đề mà dư luận đặt ra ở đây là tác giả Lương Văn Trung chép tranh của hoạ sĩ Cuznhexov và tác giả Nguyễn Quốc Huy chỉ một tác phẩm nhưng tham gia nhiều giải thưởng khác nhau làm sao có thể qua mặt được hội đồng nghệ thuật, hơn nữa còn nhận được giải thưởng cao?
    Nếu tác giả Lương Văn Trung chép tranh của hoạ sĩ Cuznhexov thì anh phải tuân thủ một nguyên tắc mang tính bắt buộc, đó là đề rõ vào tác phẩm đây là bản sao chép chứ không phải là bản gốc và anh cũng không có quyền ký tên mình vào bức tranh. Như vậy thì tác phẩm trên không đủ điều kiện để tham gia Triển lãm mỹ thuật toàn quốc và hội đồng nghệ thuật cũng không có lý do gì để trao giải cho tác phẩm đó.
    Tác phẩm "Bình minh trên công trường" được tác giả Lương Văn Trung coi là tác phẩm của mình. Làm sao lại có sự trùng lặp ngẫu nhiên đến kinh ngạc trong sáng tạo nghệ thuật của hai hoạ sĩ cách nhau... về địa lý cũng như năm sáng tác đến thế? Bức tranh "Brigada" của hoạ sĩ Cuznhexov và bức "Bình minh trên công trường" của Lương Văn Trung đều vẽ bằng sơn dầu và giống nhau từ bố cục, màu sắc đến đề tài và cách thể hiện?
    Cũng phải nói thêm là trong thời gian qua, có rất nhiều tác phẩm của các hoạ sĩ nổi tiếng, có tranh bán chạy trên thị trường bị sao chép và bày bán ngang nhiên tại các gallery trên thị trường Hà Nội và TPHCM... Dư luận nói chung và giới mỹ thuật nói riêng đều lên tiếng về việc này từ lâu, nhưng chưa có cơ quan nào vào cuộc để chấn chỉnh tình trạng trên.
    Đã đến lúc những hành vi "ăn cắp" một cách trắng trợn và "thâm canh" bằng cách thay tên tác phẩm như trên cần bị dư luận xã hội lên án và bị xử lý một cách nghiêm khắc. Có như vậy mới nâng nền mỹ thuật nước ta lên một tầm cao mới, đồng thời mới cải thiện được cái nhìn không mấy thiện cảm của khách quốc tế đối với nền mỹ thuật đương đại VN.
    Sẽ thu hồi giải thưởng
    "Phải thu hồi giải thưởng!" - đó là câu trả lời của hoạ sĩ Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật, Phó BTC triển lãm - khi nghe chúng tôi đặt câu hỏi quan điểm của ông về việc Báo Lao Động nêu.
    Ông còn cho biết thêm: Việc này sẽ phải xử lý nghiêm vì Quốc hội vừa thông qua Luật Sở hữu trí tuệ. Và luật này sẽ là cơ sở để có chế tài xử lý những vụ vi phạm bản quyền nói chung và tình trạng sao chép tranh.
    Còn đối với việc tác phẩm "Tan ca" (HCV) của tác giả Nguyễn Quốc Huy, trước đó đã tham dự và đoạt giải Philip Morris, thì theo quan điểm riêng của hoạ sĩ Khánh Chương là hết sức bình thường. Điều này cũng tương tự như việc có rất nhiều bộ phim, thậm chí đã đi dự rất nhiều giải quốc tế khác nhau rồi về mới dự giải trong nước.
    Phó Giáo sư Lê Anh Vân - Hiệu phó Trường ĐH Mỹ thuật HN, thành viên Hội đồng nghệ thuật - cũng cùng chung quan điểm với hoạ sĩ Trần Khánh Chương về tác phẩm "Tan ca" của tác giả Nguyễn Quốc Huy. Theo ông, mỗi một giải thưởng có các tiêu chí khác nhau. Có thể tác phẩm này đã đoạt được giải thưởng nào đó rồi, nhưng tác giả vẫn chưa thấy thật hài lòng với tác phẩm và có chỉnh sửa để tham dự giải khác.
    Còn với "Bình minh trên công trường", ông Lê Anh Vân cho biết: Khi chấm giải, tôi thấy tác phẩm này có cách tạo hình gần giống với thời kỳ Xôviết, nhưng chúng tôi cho rằng trong sáng tác, việc bị ảnh hưởng một phong cách nào đó là chuyện dễ xảy ra, mặt khác, tác phẩm có đề tài tốt. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng khác với sự ăn cắp, photocopy. Theo tôi phải thu hồi giải thưởng, gỡ ngay bức tranh khỏi triển lãm và có biện pháp giáo dục với tác giả này - nếu là sinh viên của trường chuyên nghiệp.
    Bình tĩnh hơn, hoạ sĩ Vi Kiến Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Mỹ thuật và Nhiếp ảnh, thành viên BTC - cho biết: Đây là sự việc rất đáng tiếc và sáng nay (20.12), Vụ Mỹ thuật đã họp bàn phương hướng giải quyết. BTC TLMTTQ sẽ có buổi làm việc trong một vài ngày tới và đưa ra quyết định thu hồi giải thưởng với tác phẩm này, thông báo rộng rãi và có thể Lương Văn Trung còn phải xin lỗi trên công luận, bởi trong quy chế dự giải ghi rõ: Tác giả phải chịu trách nhiệm về việc bản quyền đối với tác phẩm của mình. Việc sao chép này đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp - yếu tố làm nên nhân cách nghệ sĩ.
    ´ Thưa ông, làm thế nào để đừng bao giờ xảy ra những điều đáng tiếc như vậy nữa? Thời gian gần đây, trong các cuộc thi nghệ thuật nói chung và của giới mỹ thuật nói riêng, dư luận hay đặt vấn đề về hội đồng thẩm định nghệ thuật. Sự sao chép ý tưởng và cách thể hiện tác phẩm trong hội hoạ và điêu khắc hay bị rơi vào các tác phẩm đoạt giải thưởng, đó có phải là sự thiếu cập nhật thông tin của các thành viên HĐNT?
    - Bao giờ xã hội và trong giới mỹ thuật cũng đặt kỳ vọng vào HĐNT - những người có chuyên môn, uy tín, kinh nghiệm. Nhưng họ không phải là những người "trên thông thiên văn, dưới tường địa lý" và do đó không thể yêu cầu họ tuyệt đối không có sai sót được. Biện pháp lâu dài và triệt để để thanh toán được nạn sao chép trong mỹ thuật - mà theo tôi, không chỉ ảnh hưởng trong nước - là cần đưa chương trình giáo dục về bản quyền vào các trường nghệ thuật.
    Ngoài ra, cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra. Tại không ít gallery tranh hiện nay vẫn công khai bày các tranh sao chép mà hầu như không bị xử phạt bao giờ.
    Dù chưa đưa ra quyết định chính thức, nhưng có thể nói, giải thưởng đối với tác phẩm "Bình minh trên công trường" sẽ bị BTC thu hồi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn băn khoăn: Giá như các thành viên của HĐNT nhạy bén hơn, chu đáo hơn (bằng cách nếu thấy ngờ ngợ thì có thể (ai đó) nhấc điện thoại nhắc lại tác giả về trách nhiệm bản quyền) thì có lẽ đã không có điều đáng tiếc này xảy ra và sẽ không gây thiệt thòi cho cả các tác giả khác lẫn công chúng.
    Được Meodaugau sửa chữa / chuyển vào 12:51 ngày 28/12/2005
  5. Meodaugau

    Meodaugau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    0
    Tác giả Lương Văn Trung (sinh năm 1981) nói gì?
    ´ Trung có đọc báo Lao Động hôm nay không?
    - Không, tôi rất bận nên không có thời gian đọc báo.
    ´ Đã có bằng chứng tác phẩm đoạt HCĐ của Trung là sự sao chép tranh của hoạ sĩ Cuznhexov, Trung nghĩ sao?
    - Trước khi tham dự TLMTTQ, tôi đã xem rất nhiều tác phẩm về đề tài công nhân (đề tài mà tôi thích) và do đó, nếu có bị ảnh hưởng giống ai đó thì cũng là chuyện bình thường. Tôi cũng chẳng biết ông Cuznhexov là ai cả.
    ´ Có thể ảnh hưởng phong cách, nhưng ý tưởng và cách thể hiện phải là của từng hoạ sĩ. Tranh của Trung và của ông Cuznhexov giống nhau đến 95%...
    - Thế nếu đề tài là "Tả thực chân dung con người" thì chị có phải vẽ để người ta thấy đấy là con người không?
    ´ Trung đang học hay làm việc ở đâu?
    - Tôi đang học ở Trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội.
    Những câu trả lời của Lương Văn Trung chắc không cần bình luận gì thêm.
  6. Meodaugau

    Meodaugau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    0
    Cá nhân tôi thấy chuyện này nghiêm trọng, đáng buồn và đáng xấu hổ. Triển lãm đã khai mạc, tranh đã treo, sách lưu niệm đã in và tặng khắp trong nước ngoài nước. Thử nghĩ xem, các nước sẽ nghĩ gì khi thấy chềnh ềnh ở những trang đầu quyển sách giới thiệu triển lãm, lại là một cái tranh đi chép!

    Bức tranh này cũng do một hoạ sỹ (tên M. - như trong bài báo) phát hiện chứ phóng viên tôi nghĩ khó có thể biết nhiều tranh như thế được. Cũng không nên đổ hết tội cho hội đồng nghệ thuật, trách nhiệm phải là ở cậu Trung kia kìa. Bạn ấy không ý thức được đạo đức nghề nghiệp, hoặc là đã thiếu dũng cảm khi thấy tranh được lọt vào vòng loại đã không dám lên tiếng.

    Dù sao thì chuyện cũng rất đáng xấu hổ. Có lẽ nên đưa các kiến thức về đạo đức nghề nghiệp và bản quyền vào chương trình học nghệ thuật đi thôi.
  7. dom_rocker

    dom_rocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2003
    Bài viết:
    946
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn Meodaugau đã cho những thông tin chi tiết hơn về sự kiện nghệ thuật đáng xấu hổ ( nhất) trong năm đói kếm ( Ất Dậu) vừa qua. Thời kỳ nhập nhằng sáng tối khó mà tìm một cái giải pháp nào có tên là "hữu hiệu". Việc đưa luật bản quyền vào học trong nhà trường cũng chỉ là một cái biện pháp quá nhỏ bằng cái chân con muỗi để đạp vào cái bệnh thành tích vốn đã to oành, dầy cộp như tấm da trâu căng mặt trống đã từ rất lâu rồi....
  8. TDA_TEDI

    TDA_TEDI Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    426
    Đã được thích:
    0
    [[​IMG]
    Tác phẩm "Bình minh trên công trường" của Lương Văn Trung

    Tác phẩm "Đội lao động" của Cuznhexov

    Không giống lắm !
    Công nhân lao động Việt Nam nom "đói & kém" hơn Công nhân lao động Liên Xô (cũ).
  9. harryportervn

    harryportervn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Tôi không phải dân Mỹ thuật nhưng cũng được nghe đến sự kiện này, hôm nay, lần đầu tiên vào đây thấy mọi người bàn luận về sự kiện này.
    Tôi cảm thấy, ở VN, không có khái niệm bản quyền tác giả. Ở rất nhiều lĩnh vực chứ không riêng gì nghệ thuật, những nghệ sĩ, cử nhân, kỹ sư, ... của VN đã đi sao chép một cách thiếu tôn trọng lao động chất xám, nghệ thuật và sáng tạo của những người khác, có thể kể ra đây như sự kiện cúp vàng Trí tuệ VN (sao chép mã nguồn mở trên mạng nhưng không khai báo), rồi sự kiện đạo nhạc trong giới nhạc trẻ VN, đến bây giờ là sự kiện đạo tranh. Bó tay rồi, mãi cũng chỉ nhìn thấy cái vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo khi mà không biết tôn trọng sức lao động của người khác
  10. zz0zz

    zz0zz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2005
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    uhm bạn nói đúng lắm, tiếc thay * sigh * ..... mong là họ sẽ hiểu hơn và tôn trọng luật bản quyền, chứ không chỉ tặc lưỡi "biết rồi khổ lắm nói mãi"

Chia sẻ trang này