1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lãi suất của Fed thì ảnh hưởng đến kinh tế TG như thế nào?

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi vnbui, 08/02/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vnbui

    vnbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    1.811
    Đã được thích:
    0
    Lãi suất của Fed thì ảnh hưởng đến kinh tế TG như thế nào?

    Mỗi động thái về tăng lãi suất của Fed, mỗi tuyên bố của Alan Greenspan là lại làm cho TG phải lo lắng. Vậy ảnh hưởng của lãi suất tác động đến kinh tế TG như thế nào? Có phải là lãi suất của Mỹ tăng thì thu hút vốn đấu tư vào Mỹ sẽ tăng không ? Mong các anh chị cho em biết về tác động của việc này.
  2. Arrowheart

    Arrowheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2004
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Mỗi động thái về tăng lãi suất của Fed, mỗi tuyên bố của Alan Greenspan là lại làm cho TG phải lo lắng. Vậy ảnh hưởng của lãi suất tác động đến kinh tế TG như thế nào? Có phải là lãi suất của Mỹ tăng thì thu hút vốn đấu tư vào Mỹ sẽ tăng không ? Mong các anh chị cho em biết về tác động của việc này.
    Chào bạn vnbui!
    Câu hỏi của bạn rất broad, mình chỉ viết lên trong sự hiểu biết của mình thôi. Các bạn khác học về finance hay economy sẽ trả lời chính xác hơn.
    Ngân hàng dự trử liên bang được thành lập vào năm 1913. Trách nhiệm chủ yếu của ngân hànng liên bang là điều chỉnh hệ thống tiền tệ quốc gia và hệ thốngtín dụng giữa người mượn cre*** và nhà bank. Ngân hàng liên bang có tất cả 12 chi nhánh trải dài trên khắp nước Mỹ (Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas San Francisco).
    12 chi nhánh phân phát tiền nhiều nơi nên đồng tiền sẽ không bị mất giá. Lấy thí dụ cả thành phổ ai cũng buôn bán trái cây hết. Khi trái cây được bán đầy đường phố, thì sẽ bị mất giá vì "cung nhiều hơn cầu". Nếu bạn nhìn kỹ trên đống đô la, bạn sẽ biết được tờ tiền đó được phát hành từ chi nhánh nào.
    "Có phải là lãi suất của Mỹ tăng thì thu hút vốn đấu tư vào Mỹ sẽ tăng không?"
    Theo mình biết khi lãi suất tăng sẽ thu hút những người đầu tư ở nước ngoài. Những người có saving nhiều trong account của họ. Cách đây cũng lâu bà giáo của mình nói, Người Nhật là một trong những nước để dành tiền nhiều nhất trên thế giới. Lý do đơn giản, là nhà ở Nhật rất đắt đỏ nên họ phải để dành tiền nhiều hơn những người ở nước khác. Khi lãi xuất ở Mỹ tăng hơn ở Nhật thì đa số người Nhật sẽ mua international bond hay stock để có lời nhiều hơn. Ngân hàng liên bang thấy được điều này nên họ giảm lãi suất xuống gần bằng lãi xuất của Nhật kết quả là người Nhật rút tiền về đầu tư thị trường chứng khoáng của nước họ.
    Ngược lại khi lãi xuất tăng sẽ không thu hút vốn đầu tư ở trong nước Mỹ (short term mortgage). Nếu bạn định mở một cửa hàng. Bạn cần một số vốn đầu tư từ nhà bank chẵng hạn. Nếu lãi suất tăng đồng nghĩa với tiền lời sẽ tăng thì bạn sẽ suy nghĩ lại có nên đầu tư lúc này không.
    Năm nay ngân hàng liên bang đã tăng lãi xuất ngắn hạng rất nhiều lần. Những người mua nhà thì không ảnh hưởng mấy khi lãi xuất ngắn hạng tăng. Nói chung cử động của Ngân hàng liên bang sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, jobs ..etc..
    Một điều đặt biệt khác là Ngân hàng liên bang không chịu ảnh hưởng bởi chínnh sách của tổng thống hay một đảng nào, tuy nhiên tổng thống là người đề cử họ.
    hy vọng sẽ có các bạn học chuyên ngành trả lời chính xác hơn.
    Được arrowheart sửa chữa / chuyển vào 00:48 ngày 09/02/2005
  3. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    1.035
    Đã được thích:
    1
    Câu hỏi của VNBui rất hay. Tôi xin chia sẻ một vài ý kiến giúp vui.
    Có thể nói việc điều chỉnh lãi suất của Mỹ thường có các tác động đến thị trường. Tuy nhiên việc điều chỉnh này lại phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của nền kinh tế Mỹ. Sự mạnh, yếu của nền kinh tế Mỹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thế giới ở hai phương diện - đầu tư và sản xuất. Cụ thể, tiêu dùng của thị trường Mỹ tăng do nền kinh tế mạnh sẽ hút nhiều hàng hoá nhập khẩu hơn - điều này các nước, đặc biệt là các nước xuất khẩu, rất quan tâm. Cũng vậy, nếu các công ty Mỹ làm ăn tốt thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư vào Mỹ nhiều hơn và có nhiều lợi nhuận hơn. Thêm nữa, kinh tế phát triển sẽ đẩy mạnh các giao dịch, điều này sẽ tạo cơ hội cho các giao dịch tài chính, tiền tệ tăng nhanh, điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các đối tượng tham gia thị trường tài chính, đặc biệt là những kẻ đầu cơ và kinh doanh derivatives.
    Vậy chính sách tiền tệ của FED sẽ như thế nào? Đây là vấn đề rất nhiều người quan tâm.
    - Khi nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu về vốn để mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh tăng cao, điều này thúc đẩy việc tăng lãi suất trên thị trường. Thông thường thì cán cân về vốn (capital structure) của các công ty thể hiện khả năng giảm chi phí của đồng vốn đầu tư cũng như hiệu quả sử dụng vốn của họ. Khi mà lãi suất trên thị trường tăng cao do nhu cầu vay tiền của các công ty, người đầu tư sẽ có xu hướng đầu tư vào các công cụ nợ (ví dụ trái phiếu, kỳ phiếu, tiền gửi có kỳ hạn, cho vay) hơn là đầu tư vào các cổ phiếu của các công ty. Chính cái xu thế này sẽ làm cho chi phí vốn của các công ty tăng cao, cản trở khả năng phát triển của họ. Để đối phó lại họ sẽ tăng cường sự tiết kiệm cũng như hoãn trả cổ tức để duy trì cơ cấu vốn tối ưu.
    Nếu FED áp dụng tăng lãi suất cơ bản trong bối cảnh này sẽ có một tác động ngược rất mạnh, nó hãm bớt sự quá nóng của thị trường vì khi lãi suất cao quá thì nhu cầu vay vốn giảm đi. Mặt khác, quyết định của FED sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ hơn. Điều này hạn chế khả năng lạm phát của đồng dollar do tác động tăng lãi suất tự phát của thị trường. Hành động này sẽ ép các công ty phải thu bớt quy mô sản xuất, sa thải bớt lao động và làm nguội lạnh thị trường đi. Chính sách này chỉ có tác dụng khi nền kinh tế hoạt động quá nóng mà thôi.

    Nếu FED áp dụng giảm lãi suất trong trường hợp này thì tác động của chính sách này sẽ là tích cực. Nó giống như cho thêm củi vào lửa. Nó kích thích người đầu tư dồn tiền vào đầu tư cổ phiếu. Các công ty có thể phát triển nhanh và mạnh. Tuy vậy, việc làm này se làm cho đồng dollar yếu đi, khả năng tăng lạm phát sẽ cao lên, hoạt động của cả nền kinh tế sẽ nóng lên, các rủi ro sẽ nhiều lên.
    - Khi nền kinh tế Mỹ bị suy thoái (ví dụ như giai đoạn từ cuối năm 1999 - nay). FED phải thay đổi chính sách theo hướng giảm lãi suất để hâm nóng thị trường. Việc giảm lãi suất giúp các công ty giảm chi phí vốn, tăng khả năng tồn tại và phát triển. Đồng thời, khi chi phí vốn giảm xuống đến chừng mực cho phép, các công ty sẽ thôi sa thải nhân công và có thêm các cơ hội mới. Tuy vậy, nếu chỉ đơn phương giảm lãi suất mà không tăng chi phí của chính phủ để kích cầu thì hiệu quả của chính sách tiền tệ sẽ rất chậm. Chính vì lý do đó mà việc Mỹ đánh Afgan, Iraq, đã giúp Greenspan hâm nóng nền kinh tế có hiệu quả hơn. Khi nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu nóng dẫn lên thì việc thắt chặt tiền tệ là cần thiết. Chính vì lý do đó mà FED sẽ có xu hướng tăng lãi suất trong thời gian tới.
    Một điều mà chúng ta cần lưu ý đó là việc phát triển nhanh chóng của điện toán. Chính hệ thống máy tính hiện đại ngày nay đã giúp các chuyên gia thu thập nhiều thông tin thị trường một cách kịp thời và phân tích các dữ liệu chính xác hơn. Có thể nói hệ thống điện toán đã chuẩn bị tất cả, điều quan tâm nhất chính là các động thái của FED cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô khác mà thôi. Chính lẽ đó mà khi có một quyết định nào từ FED hay chính phủ thi mọi chuyện coi như đã an bài, vấn đề chỉ là thời gian.
    Một lý do nữa các nhà đầu tư cũng như chính phủ các nước quan tâm đó là việc điều chỉnh lãi suất sẽ làm thay đổi sức mạnh của đồng dollar, ảnh hưởng đế tỷ giá, và gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng xuất - nhập khẩu, hút đầu tư của Mỹ và các nước. Mặc dù một số nhà kinh tế cho rằng năng lực cạnh tranh không giải quyết vấn đề gì cả đến sự tăng trưởng cũng như thâm hụt thương mại của Mỹ, tuy vậy, đối với các nước hướng về xuất khẩu thì đây là một vấn đề rất quan trọng bởi nền kinh tế của họ phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Mọi động thái của Mỹ sẽ làm cho các nước quan tâm lo lắng. Ở một khía cạnh nào đó, sự phụ thuộc này đã tạo ra sự mát bình đẳng trong kinh tế đối ngoại giữa Mỹ và các nước.
    Hy vọng mấy ý kiến nhỏ có thể trả lời phần nào câu hỏi của VNbui.
    Chúc mọi người một năm mới an khang thịnh vượng.
    ATB,
  4. vnbui

    vnbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    1.811
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên xin chúc anh 1 năm mới sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.
    Cám ơn bài viết của anh và anh Arrowheart đã giúp em hiểu nhiều điều về sự luân chuyển của 1 nền kinh tế, và ảnh hưởng của các chính sách tiền tệ , và về kinh tế Mỹ.
    Nhưng ở chỗ này chả lẽ Mỹ cứ phải kích cầu bằng cách này???, hay là em chưa hiểu chỗ nào đó nhỉ? Mong anh giải thích!!!!!.

Chia sẻ trang này